Bìu Tinh Hoàn Có Những Chức Năng Như Thế Nào?
Nội dung bài viết
- Bìu tinh hoàn là gì?
- Cấu trúc của bìu
- Mạch máu và thần kinh của bìu tinh hoàn
- Chức năng của bìu
- Những bệnh lý thường xảy ra ở bìu tinh hoàn
- Một số điều cần lưu ý
Bìu tinh hoàn là một bộ phận thuộc hệ sinh dục nam. Bộ phận này có chức năng bảo vệ tinh hoàn – nhà máy sản xuất tinh trùng. Nói chung, bìu có cấu trúc khá phức tạp. Những bệnh lý ở bìu sẽ có sự ảnh hưởng nhất định đến chức năng sinh dục của nam giới. Qua bài viết sau đây, Bác sĩ Phan Văn Giáo sẽ trình bày chi tiết hơn về cấu trúc và chức năng của bìu để bạn đọc tham khảo.
Bìu tinh hoàn là gì?
Bìu tinh hoàn là cấu trúc nâng đỡ hai tinh hoàn của nam giới. Đây là một túi có cấu trúc lỏng lẻo, bên trong chứa tinh hoàn. Bìu được treo vào gốc của dương vật. Nhìn về phương diện tổng quát, bìu là một túi da nhăn nheo, có một gờ nổi lên ở giữa. Bên trong bìu có một vách phân chia thành hai túi riêng biệt, mỗi túi có chứa một tinh hoàn.
Bìu nằm ngay phía dưới dương vật và phía trước hậu môn. Cấu trúc này được tạo thành do các lớp của thành bụng trĩu xuống. Nó nằm tiếp giáp với da vùng bụng dưới. Bộ phận tương đương với bìu ở nữ giới chính là môi lớn. Bìu rất dễ bị viêm nhiễm nếu không được giữ vệ sinh đúng cách.
Cấu trúc của bìu
Từ ngoài vào trong, bìu tinh hoàn gồm bảy lớp tương ứng với các lớp của thành bụng:
- Da bìu có lông, màu sậm, không có lớp mỡ dưới da, có nhiều tuyến mồ hôi và tuyến bã. Có một đường giữa đi từ lỗ niệu đạo đến hậu môn. Dưới đường giữa này, bìu được chia thành 2 ngăn nhờ 1 vách ngăn.
- Lớp cơ bám da liên tục với các cân Cottes và cơ bám da của dương vật. Nhờ sự co của lớp cơ bám da này mà da bìu có thể do lại được.
- Lớp tế bào dưới da. Đây là lớp mỡ và tế bào nhão dưới da.
- Lớp mạc nông hay mạc tinh ngoài. Đây là lớp liên tục với mạc tinh ngoài của thừng tinh. Nó xuất phát từ cân cơ chéo ngoài và bám chặt vào mép lỗ bẹn ngoài.
- Lớp cơ bìu. Hình thành do cơ chéo trong trĩu xuống trong quá trình di chuyển xuống của tinh hoàn. Cơ này có tác dụng nâng tinh hoàn lên.
- Lớp mạc sâu hay mạc tinh trong là một phần của mạc ngang.
- Lớp tinh mạc. Đây là lớp được tạo thành do phúc mạc bị kéo xuống trong quá trình tinh hoàn di chuyển xuống. Nó gồm có lá thành và lá tạng.
Mạch máu và thần kinh của bìu tinh hoàn
Động mạch của bìu tinh hoàn xuất phát từ các động mạch đùi, động mạch thẹn và động mạch thượng vị dưới. Thành trước của bìu được động mạch thẹn ngoài cung cấp máu. Nơi đây có các nhánh của dây thần kinh chậu – bẹn và thần kinh sinh dục – đùi.
Các mạch máu và thần kinh chạy song song với nếp ngang của bìu, đồng thời không vượt qua đường giữa. Vì vậy để mở bìu, đường rạch da ngang nên thực hiện bìu hoặc theo đường giữa bìu.
Mặt sau của bìu được các nhánh sau bìu của mạch máu đáy chậu cung cấp máu. Vị trí này có các nhánh của thần kinh đáy chậu. Bên cạnh đó, thần kinh bì đùi sau chia thành nhiều nhánh đáy chậu cho mặt sau bìu và khu vực đáy chậu.
Tinh trùng khỏe mạnh là một yếu tố quan trọng trong khả năng sinh sản của nam giới. Nếu bạn đang cố gắng có em bé, vấn đề này sẽ càng được quan tâm hơn nữa. Bạn có thể tham khảo bài viết những thực phẩm tốt cho tinh trùng mà nam giới cần quan tâm.
Các mạc tinh được những mạch máu cơ bìu, ống dẫn tinh và tinh hoàn cung cấp máu, không giống với thành bìu. Các tĩnh mạch thường đi song song với các động mạch. Bạch mạch sẽ dẫn lưu bạch huyết vào những hạch bẹn nông.
Chức năng của bìu
Bìu tinh hoàn không chỉ có chức năng nâng đỡ tinh hoàn mà còn có vai trò điều hòa nhiệt độ. Bìu giữ cho nhiệt độ tại tinh hoàn luôn thấp hơn nhiệt độ của cơ thể. Chính vì vậy, bìu luôn nằm bên ngoài cơ thể.
Nếu nhiệt độ môi trường bên ngoài lạnh thì tinh hoàn sẽ được cơ bìu kéo lên gần ổ bụng. Nếu nhiệt độ môi trường nóng thì tinh hoàn sẽ được hạ thấp xuống. Nhiệt độ để tinh dịch được tồn trữ ổn định lý tưởng nhất là 34,40C. Nhiệt độ cao hơn 36,7°C sẽ làm giảm đáng kể số lượng của tinh trùng được sản xuất.
Những bệnh lý thường xảy ra ở bìu tinh hoàn
1. Hội chứng bìu cấp
Những nguyên nhân gây nên hội chứng bìu cấp bao gồm:
- Viêm tinh hoàn, viêm mào tinh.
- Chấn thương tinh hoàn.
- Thoát vị bẹn.
- Xoắn phần phụ tinh hoàn.
- Tràn dịch tinh mạc cấp.Giãn tĩnh mạch thừng tinh.
- Xoắn thừng tinh.
- Bướu tinh hoàn.
- Phù nề bìu không rõ nguyên nhân.
- Hội chứng Henoch – Scholein.
Những triệu chứng điển hình của hội chứng bìu cấp bao gồm:
- Đau đột ngột và dữ dội ở vùng bẹn, bìu.
- Bìu tinh hoàn bị sưng to.
- Sốt, tiểu đau, tiểu lắt nhắt.
- Xuất hiện một khối u ở tinh hoàn, sờ nắn có cảm giác đau nhiều.
- Da bìu mất phản xạ,…
2. Chàm bìu
Những nốt mụn nước nhỏ li ti nổi lên thành từng đám trên da bìu. Tình trạng này khiến cho người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Đồng thời, động tác gãi nhiều có thể gây vỡ mun nước, chảy dịch và lan sang những vị trí khác.
Chàm bìu không phải là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân là vì cảm giác ngứa có thể kéo dài hàng tháng, hàng năm. Triệu chứng ngứa xuất hiện nhiều về đêm làm cho người bệnh mất ngủ.
3. Nấm bìu
Nấm bìu là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên ngứa bìu tinh hoàn. Bệnh thường khởi phát tại đùi, bẹn. Sau đó, nấm lan đến vùng bìu tinh hoàn, khu vực đáy chậu, sau mông, cơ quan sinh dục,…
Khi bị nấm bìu, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy liên tục ở vùng da bìu. Ngứa nhiều lúc ra mồ hôi. Những cơn ngứa do nấm bìu làm cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu.
4. Bệnh ghẻ
Bệnh này thường xảy ra ở trẻ em. Tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn. Nguyên nhân là do mặc chung quần áo, sử dụng chung mền, gối, khăn tắm,… với người bị bệnh ghẻ.
Khi bị ghẻ ở bìu tinh hoàn, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy ngứa. Đó chính là lúc cái ghẻ đào hang để đẻ trứng trong da. Động tác cào gãi nhiều có thể gây tổn thương da và dẫn đến bội nhiễm.
5. Bệnh lây qua đường tình dục
Đây là nhóm bệnh khá phổ biến, có thể xuất hiện ở vị trí bìu tinh hoàn. Nhóm bệnh này bao gồm những bệnh điển hình như: lậu, giang mai, mụn rộp sinh dục, sùi mào gà.
Tùy theo từng bệnh lý cụ thể mà sang thương có thể là:
- Mụn nước.
- Săng cứng.
- Loét da.
- U sùi,…
Nhóm bệnh lây qua đường tình dục có thể gây nhiều biến chứng rất phức tạp. Vì vậy, người bệnh cần đi khám ngay khi có những biểu hiện bất thường ở vùng bìu. Cũng như xuất hiện những sang thương ở bộ phận sinh dục.
Một số điều cần lưu ý
Vệ sinh sạch sẽ bìu tinh hoàn
Nam giới cần vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên bộ phận sinh dục. Đặc biệt cần chú ý đến vùng bìu và bao quy đầu. Cần làm sạch những vị trí này thật kỹ càng. Bởi vì đây là những vị trí mà chất cặn bã xuất tiết thường xuyên ứ đọng. Chất cặn bã tích tụ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự viêm nhiễm. Đồng thời gây mùi hôi rất khó chịu.
Tự khám bộ phận sinh dục tại nhà
Ngoài ra, các bạn nam nên tự khám bộ phận sinh dục thường xuyên. Mục đích là để phát hiện sớm những bất thường và được chữa trị kịp thời. Một số thao tác chính:
- Sau khi tắm bằng nước ấm, nên kiểm tra bìu, dương vật và tinh hoàn.
- Sờ nắn và ấn nhẹ hai tinh hoàn.
- Kiểm tra da bên ngoài dương vật.
- Tuột bao quy đầu ra để kiểm tra phần bên trong ở đầu dương vật.
- Có thể kết hợp kiểm tra vùng da ở bộ phận sinh dục và những vị trí lân cận như đùi, bẹn.
- Khi có cảm giác hoặc phát hiện bất cứ dấu hiệu nào bất thường, bạn nên đến bác sĩ để được khám ngay. Không nên để tình trạng ấy kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp. Thậm chí là nhiễm trùng máu, vô sinh.
Hy vọng bài viết sẽ là nguồn kiến thức cần thiết cho bạn đọc về bìu tinh hoàn. Nói chung, bìu giữ một vai trò rất quan trọng để bảo vệ bộ máy sinh sản của người đàn ông. Việc các bạn nên làm là giữ vệ sinh vùng bìu cũng như cơ quan sinh dục. Đồng thời đi khám ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường để được điều trị kịp thời.
Từ khóa » Da Bìu Bị Nhăn
-
Cấu Tạo Và Chức Năng Của Bìu - Vinmec
-
Bệnh Chàm Bìu Có Nguy Hiểm Không? - Vinmec
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Nam Giới Có Thể Bị Vô Sinh - Báo Nghệ An
-
Giãn Tinh Hoàn Là Gì, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả?
-
Nguyên Nhân Khiến Da Bìu Chảy Xệ. - Giới Tính Sức Khỏe
-
Bệnh Chàm Bìu Có Nguy Hiểm Không Và Cách điều Trị Như Thế Nào?
-
Giúp Nam Giới Khắc Phục Tình Trạng Tinh Hoàn Chảy Xệ - Medlatec
-
Top 9 Nguyên Nhân Tinh Hoàn Chảy Xệ Và Mềm Nhũng Là Do đâu?
-
Da Bìu Bị Khô Bong Tróc Phải Làm Sao để Khắc Phục ?
-
Chàm Bìu - Bệnh Viện Da Liễu Trung ương
-
Da Bìu Màu đỏ Và Chảy Xệ Là Bệnh Gì?
-
Bệnh Chàm Bìu: Hình ảnh Nhận Biết Và Cách Chữa Trị
-
Bìu Nổi Hột Là Bệnh Gì? Điều Trị Bằng Thuốc Có Khỏi?
-
Tinh Hoàn ẩn: Bệnh Lý Bẩm Sinh Gây Vô Sinh Cao