Blockchain Là Gì? Blockchain Hoạt động Như Thế Nào? - HRchannels
Có thể bạn quan tâm
Blockchain hiện đang thu hút sự quan tâm của nhiều người bởi tiềm năng ứng dụng rất lớn trong nhiều lĩnh vực và hoạt động đầu tư. Vậy, Blockchain là gì? Blockchain hoạt động như thế nào? Hãy cùng Ms Uptalent tìm hiểu qua bài viết sau nhé. MỤC LỤC 1- Blockchain là gì? 2- Phân loại và các thế hệ phiên bản của Blockchain 2.1- Phân loại Blockchain 2.2- Các phiên bản của công nghệ Blockchain 3- Công nghệ Blockchain hoạt động như thế nào? 4- Ưu nhược điểm của blockchain là gì? 4.1- Ưu điểm của blockchain 4.2- Nhược điểm của blockchain
1- Công nghệ Blockchain là gì?
Blockchain được hiểu là một cơ sở dữ liệu phân cấp dùng để lưu trữ thông tin. Cơ sở dữ liệu này sẽ lưu thông tin trong các khối (block), các khối này sẽ được liên kết với nhau bằng mã hóa và có thể mở rộng theo thời gian để tạo thành chuỗi (chain).
Mỗi một khối thông tin trong Blockchain sẽ chứa thông tin về thời gian khởi tạo của khối, dữ liệu giao dịch kèm theo một mã thời gian và được liên kết với khối trước đó.
Bạn có thể hiểu đơn giản Blockchain chính là một cuốn sổ cái kỹ thuật số phân tán. Cuốn sổ cái này sẽ lưu trữ tất cả các loại thông tin giao dịch và được sao chép thành nhiều bản đặt tại nhiều máy tính khác nhau.
Tất cả thông tin trên Blockchain đều phải được xác nhận bởi các máy tính kết nối vào mạng lưới. Người ta gọi điều này là cơ chế đồng thuận. Đồng thời cũng bởi cơ chế này mà một khi dữ liệu đã được chấp nhận và ghi vào Blockchain sẽ không thể thay đổi được, cũng không thể viết đè lên hay xóa bỏ.
Không giống như các cơ sở dữ liệu thông thường, blockchain là cơ sở dữ liệu phi tập trung. Tức là blockchain không được đặt tại một vị trí và chịu sự quản lý của một quản trị viên. Thay vào đó, nó được sao chép thành nhiều bản và được lưu trên các máy tính riêng lẻ gọi là nút.
>>>> Xem thêm: Ngành Blockchain có thực sự là một ngành HOT như lời đồn?
2- Phân loại và các thế hệ phiên bản của Blockchain
2.1- Phân loại Blockchain
Những việc làm hấp dẫn
Blockchain được chia thành 3 loại chính:
+ Public: với hình thức này tất cả mọi người đều có thể đọc và ghi dữ liệu vào hệ thống. Quá trình xác thực giao dịch cần có sự xác nhận của rất nhiều nút. Vì vậy các ý định tấn công vào hệ thống gần như là không thể vì quá tốn kém chi phí. Ví dụ điển hình của loại Blockchain này là Bitcoin.
+ Private: trong hệ thống Blockchain Private, người dùng chỉ có quyền đọc, không có quyền ghi dữ liệu. Trong một số trường hợp các tổ chức thứ ba có thể giới hạn quyền đọc dữ liệu. Ưu điểm của loại Blockchain này là thời gian xác nhận giao dịch nhanh vì số lượng thiết bị xác thực giao dịch không nhiều. Một trong những Private Blockchain phổ biến là Ripple.
+ Permissioned (hay Consortium): đây là một dạng Private Blockchain nhưng có bổ sung thêm một số tính năng khác. Nói cách khác Permissioned là sự kết hợp giữa Public và Private. Ví dụ như hệ thống Blockchain trong các ngân hàng hay tổ chức tài chính liên doanh.
2.2- Các phiên bản của công nghệ Blockchain
Công nghệ Blockchain có 4 phiên bản:
Thứ nhất, Blockchain 1.0 – Tiền tệ và thanh toán
Đây là phiên bản đầu tiên của Blockchain. Ứng dụng chính của phiên bản này là tiền kỹ thuật số với ví dụ điển hình là Bitcoin.
Các hoạt động chính trên Blockchain 1.0 gồm có chuyển đổi tiền tệ, kiều hối và tạo lập hệ thống thanh toán kỹ thuật số. Với bản chất là một cuốn sổ cái phân tán nên các giao dịch diễn ra trên Blockchain được xử lý rất nhanh và minh bạch.
Thứ hai, Blockchain 2.0 – Tài chính và thị trường
Tại phiên bản này, Blockchain được ứng dụng vào việc xử lý các giao dịch tài chính và ngân hàng như các giao dịch về cổ phiếu, chi phiếu, nợ, quyền sở hữu và bất kỳ điều gì có liên quan đến thỏa thuận hay hợp đồng.
Blockchain 2.0 được nâng cấp thêm tính năng hợp đồng thông minh (hay Smart Contract). Với khả năng tự vận hành, phi tập trung, phi trung gian, Smart Contract loại bỏ hoàn toàn yếu tố cảm tính hay đạo đức vốn thường gặp khi làm việc với con người và các nguy cơ bị kẻ xấu xâm nhập. Nhờ vậy có thể làm giảm các chi phí xác thực, vận hành, chống gian lận và tăng tính minh bạch. >>>> Bạn xem thêm: Blockchain là gì? Tất tần tật về công nghệ chuỗi khối
Thứ ba, Blockchain 3.0 - Ứng dụng phi tập trung (Dapp)
Blockchain 3.0 là sự kết hợp giữa Smart Contract và ứng dụng phân tán (Dapp). Trong đó Dapp (Decentralized Application) là các phần mềm được triển khai độc lập không nằm trên một máy chủ duy nhất. Các dữ liệu người dùng sẽ được lưu trữ phân tán trên các kho lưu trữ phi tập trung và có thể được viết bằng bất kỳ ngôn ngữ nào.
Hầu hết Dapp có mã nguồn chạy trên các mạng lưới ngang hàng P2P (Peer-to-Peer). Điều này đi ngược lại các ứng dụng truyền thống chỉ chạy trên một hệ thống tập trung duy nhất.
Tương tự như các phần mềm bình thường, một Dapp có thể có phần front-end được viết bằng bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào, miễn là nó có thể giao tiếp với back-end. Nhưng Dapp cũng có thể host phần front-end của mình tại các nơi lưu trữ phi tập trung như Ethereum Swarm.
Bạn có thể hiểu đơn giản Dapp = front-end + Smart Contract.
Thứ tư, Blockchain 4.0 – Ứng dụng vào doanh nghiệp
Đây là phiên bản Blockchain mới nhất. Phiên bản này áp dụng tất cả những ứng dụng từ phiên bản 1 đến 3 vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Blockchain 4.0 được phát triển theo hướng tập trung giải quyết các nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp. Các nhà phát triển sẽ dựa vào nền tảng Blockchain 4.0 để tạo ra và chạy các ứng dụng giao dịch một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Ưu điểm lớn nhất là ngay cả các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm vẫn có thể phát triển các ứng dụng dựa trên nền tảng này.
Cụ thể, doanh nghiệp có thể quyết định các dữ liệu mà một tài khoản có thể xem, trong khi đó vẫn đảm bảo tính bảo mật, không thể sửa đổi thông tin và khả năng lưu trữ tự động khi thanh toán cũng như thực hiện giao dịch trong ứng dụng.
3- Cách công nghệ Blockchain hoạt động
Để hiểu được cơ chế hoạt động của Blockchain là gì bạn cần hiểu được cấu trúc của Blockchain và cấu trúc của khối.
Cấu trúc của Blockchain
Đúng như tên gọi Blockchain, cấu trúc của nó bao gồm Block và Chain. Tức là mạng lưới Blockchain được tạo thành bởi rất nhiều khối (Block) và những khối này liên kết lại với nhau tạo thành chuỗi (Chain).
Cấu trúc của một khối
Mỗi một khối sẽ bao gồm 3 thành phần: dữ liệu (Data), mã hàm băm (Hash) và mã Hash của khối trước nó. Trong đó:
+ Data: là các bản ghi dữ liệu được xác thực qua cơ chế đồng thuận và đã được bảo vệ bởi thuật toán mã hoá phù hợp với từng Blockchain.
+ Hash: là một chuỗi bao gồm các ký tự và số được tạo một cách ngẫu nhiên và không giống nhau. Mỗi block sẽ có một Hash riêng và nó được mã hoá bằng thuật toán mã hoá. Tác dụng của mã Hash là để phát hiện các thay đổi trong các khối.
+ Previous Hash: hay mã hàm băm của khối trước đó. Previous Hash được dùng để nhận biết vị trí trước sau của các khối liền kề và liên kết với nhau. >>>> Xem thêm: Nghề lập trình Blockchain và những điều cần biết
Cách hoạt động của công nghệ Blockchain
Về cơ bản, công nghệ Blockchain sẽ hoạt động như sau:
+ Bước 1: các thông tin giao dịch sẽ được hệ thống ghi lại tạo thành bản ghi (record).
+ Bước 2: bản ghi sẽ được xác thực là có giá trị hay không bởi các máy tính tham gia vào hệ thống dựa trên thuật toán đồng thuận của Blockchain. Ví dụ, bản ghi thể hiện bạn muốn bán 2 bitcoin. Nếu trong ví điện tử của bạn có 2 bitcoin, bản ghi được xác nhận là có giá trị. Nếu trong ví điện tử của bạn chỉ có 1 bitcoin, bản ghi vô hiệu lực.
+ Bước 3: bản ghi đã được xác thực giá trị sẽ được xếp chung với các bản ghi đã xác thực trong những giao dịch trước đó và được xếp vào một khối thông tin.
+ Bước 4: khối vừa được tạo ra sẽ được thêm vào chuỗi. Bằng cách thực hiện việc kết nối Previous Hash của khối cần thêm vào với mã hash của khối trước đó để tạo thành một chuỗi khối.
Khối đầu tiên được gọi là khối nguyên thủy hay Genesis Block. Do không có khối nào đứng phía trước khối đầu tiên nên mã Hash của nó sẽ là một chuỗi số 0.
Khi đã hiểu được cơ chế hoạt động của Blockchain là gì, bạn sẽ hiểu được vì sao lại gọi là công nghệ Blockchain mà không phải là một cái tên khác. Đơn giản là vì Blockchain chính là một “chuỗi” được tạo tạo thành từ các “khối” dữ liệu riêng lẻ.
4- Ưu nhược điểm của blockchain là gì?
4.1- Ưu điểm của blockchain
Một số ưu điểm nổi bật của Blockchain có thể kể đến như:
+ Độ chính xác cao hơn
Độ chính xác các giao dịch trên Blockchain cao hơn là vì các giao dịch đều phải được xác minh bởi rất nhiều nút là các máy tính riêng lẻ tham gia vào hệ thống. Hơn nữa, phương thức xác minh này còn góp phần giảm thiểu đáng kể các lỗi có thể xảy ra.
+ Không phải qua trung gian
Các giao dịch trên Blockchain có thể được thực hiện trực tiếp giữa hai bên mà không phải thông qua bên thứ ba. Nhờ vậy, chủ thể thực hiện giao dịch có thể tiết kiệm thời gian và chi phí phải trả cho các bên trung gian, như là ngân hàng trong các giao dịch thanh toán.
+ Bảo mật cao
Trên lý thuyết, Blockchain là một mạng lưới phi tập trung nên không ai có thể thực hiện các giao dịch gian lận trên mạng lưới này. Nếu muốn thực hiện các giao dịch xấu, họ sẽ phải hack toàn bộ các nút và thay đổi tất cả dữ liệu trên sổ cái.
+ Chuyển tiền hiệu quả hơn
Hệ thống Blockchain hoạt động 24/7 nên bạn có chuyển tiền và các tài sản có giá trị hiệu quả hơn rất nhiều, nhất là khi bạn cần chuyển tiền trên phạm vi quốc tế. Với Blockchain bạn sẽ không còn phải chờ đợi sự xác nhận thủ công của các bên thứ ba như ngân hàng hay cơ quan chính phủ. >>>> Bạn xem thêm: 9 gương mặt lãnh đạo nổi bật ngành Blockchain
4.2- Nhược điểm của blockchain
Bên cạnh các ưu điểm thì Blockchain cũng tồn tại những nhược điểm như:
+ Giới hạn giao dịch mỗi giây
Các giao dịch trên Blockchain cần được phê duyệt bởi một mạng lưới lớn nên sẽ có giới hạn về tốc độ phê duyệt. Ví dụ, Bitcoin chỉ có thể xử lý 4 đến 6 giao dịch mỗi giây.
+ Tốn kém năng lượng
Để tất cả các nút trên Blockchain có thể cùng hoạt động để xác minh giao dịch sẽ phải tiêu tốn nhiều điện năng hơn việc vận hành một cơ sở dữ liệu đơn lẻ. Điều này khiến các giao dịch trên Blockchain đắt đỏ hơn và gây ra gánh nặng cho môi trường.
+ Khả năng mất mát tài sản vĩnh viễn
Một số tài sản kỹ thuật số được đảm bảo quyền sử dụng bằng một khoá mật mã, ví dụ như cryptocurrency. Nên một khi chủ sở hữu đánh mất mã riêng tư này họ sẽ không thể truy cập vào tài sản của mình. Điều này sẽ khiến họ gặp nguy cơ đánh mất tài sản đó vĩnh viễn vì hiện tại không có cách nào khôi phục lại mật mã đó.
+ Nguy cơ xảy ra các giao dịch bất hợp pháp
Tính phân quyền trong Blockchain đã gia tăng thêm quyền riêng tư và bảo mật cho mạng lưới này. Thật không may điều này trở thành lỗ hổng để các loại tội phạm nguy hiểm thực hiện các giao dịch bất hợp pháp.
Nguyên nhân là vì các giao dịch trên Blockchain sẽ được bảo mật danh tính. Trong khi đó giao dịch qua ngân hàng sẽ gắn liền với một danh tính cụ thể.
Mặc dù có những nhược điểm nhất định nhưng Blockchain vẫn là công nghệ được nhiều người trông đợi vì khả năng ứng dụng của công nghệ này trong cuộc sống.
Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này của Ms Uptalent đã giúp bạn đọc hiểu được Blockchain là gì và cách hoạt động của Blockchain. Nhìn chung, Blockchain là một “siêu” công nghệ với tiềm năng ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Trong vài năm tới chúng ta sẽ có thể thấy được những ứng dụng to lớn của công nghệ này trong thực tiễn.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet
HRchannels
HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.
Từ khóa » Blockchain ưu Nhược điểm
-
Ưu Và Nhược điểm Của Blockchain - 200lab Education
-
Ưu Và Nhược Điểm Của Công Nghệ Blockchain - Binance Academy
-
Những ưu điểm Nổi Bật Nhất Của Công Nghệ Blockchain - Viblo
-
Blockchain Là Gì? Ưu điểm Và Nhược điểm Của Blockchain
-
Nhược Điểm Không Đáng Có Của Công Nghệ Blockchain - FinFan
-
Nhược điểm Của Blockchain | TopDev
-
BLOCKCHAIN LÀ GÌ? ƯU ĐIỂM & NHƯỢC ĐIỂM CỦA BLOCKCHAIN
-
Blockchain Là Gì? Ưu, Nhược điểm Của Blockchain?
-
Công Nghệ Blockchain Là Gì | Ưu Và Nhược điểm Khi Sử Dụng ...
-
Blockchain Là Gì? Ưu Và Nhược điểm Khi Sử Dụng Công Nghệ ...
-
Blockchain Là Gì? Ưu Và Nhược điểm Của Blockchain
-
Blockchain Wallet Là Gì? Ưu Và Nhược điểm Của Blockchain Wallet?
-
Blockchain Là Gì? Ưu Nhược điểm Và ứng Dụng Của ... - Livestream
-
Blockchain Là Gì? Cách Hoạt động, ưu Nhược điểm Của Blockchain
-
Blockchain Là Gì? Ưu Và Nhược điểm Của Blockchain
-
Blockchain Là Gì? Hoạt động Như Thế Nào? Ưu, Nhược điểm?
-
Blockchain Là Gì? Nghề Lập Trình Blockchain Là Nghề “hốt Bạc”? - ITviec