Blockchain Là Gì ? Nó Hoạt động Như Thế Nào - Dntech

Hiểu về Blockchain

Blockchain là gì?

Blockchain là một sổ cái kỹ thuật số được phân chia. Hiểu đơn giản là một cuốn sổ ghi ghép lại mọi thứ sinh ra và mất đi, sau đó cuốn sổ đó được sao chép cho mỗi người tham gia vào mạng giữ một bản. Điều này cho thấy rằng trong toàn bộ hệ thống không phải chỉ có một vị trí duy nhất, một tài liệu có thể làm căn cứ đáng tin (authority) duy nhất, vì những lần sao chép cùng một phiên bản sổ cái được đặt ở nhiều nơi.

Tất cả các bản sao này được cập nhật khi dữ liệu hoặc giao dịch mới được ghi vào blockchain thông qua sự đồng thuận của tất cả mọi người tham gia. Một số người trong hệ thống có trách nhiệm phê duyệt các giao dịch và giám sát mạng bằng cách giải quyết các công thức tinh vi với sự trợ giúp của máy tính hoặc nắm giữ một số lượng lớn token. Nó là một hệ thống ngang hàng P2P, loại bỏ tất cả mọi khâu trung gian, làm tăng cường an ninh, minh bạch và sự ổn định cũng như giảm thiểu chi phí và lỗi do con người gây ra. (Mô hình tương tự như download torrent)

Bằng cách cho phép phân chia dữ liệu cho số đông khiến cho chúng không thể bị chỉnh sửa, phá hoại hay thao túng, công nghệ blockchain đã tạo ra xương sống cho một loại hình Internet mới.

Trong cuốn sách Blockchain Revolution (2016), Don & Alex Tapscott đã nhận định rằng: “Blockchain là một sổ cái kỹ thuật số không thể bị phá hỏng của các giao dịch kinh tế, có thể được lập trình để ghi lại không chỉ những giao dịch tài chính mà có thể ghi lại tất cả mọi thứ có giá trị”.

Blockchain dùng để làm gì?

Blockchain được dùng để lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau. Nó được quản lý bởi tất cả mọi người tham gia hệ thống.

Thay vì một bên thứ 3 riêng lẻ như nhà nước hay ngân hàng trung ương. Đồng thời cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn bằng một hệ thống mã hóa phức tạp, và được mở rộng theo thời gian.

Hơn nữa, công nghệ này được tạo ra để chống lại sự thay đổi dữ liệu trong hệ thống. Nó cũng có một tính năng rất đặc biệt đó là việc truyền tải dữ liệu không đòi hỏi một trung gian nào để xác nhận thông tin.

Bởi vì trong hệ thống Blockchain tồn tại rất nhiều nút hoạt động độc lập có khả năng xác thực các thông tin trong hệ thống mà không đòi hỏi “dấu hiệu của niềm tin”.

Thông tin khi được nhập vào trong chuỗi khối blockchain thì sẽ không thể thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự chấp thuận của tất cả mọi người trong hệ thống.

Đây là một hệ thống đảm bảo sự an toàn rất cao cho các dữ liệu trước các nguy cơ bị đánh cắp.

Nhất là các dữ liệu nhạy cảm như tài khoản ngân hàng online, tài khoản thẻ thanh toán… Ngay cả khi nếu một phần của hệ thống blockchain bị tấn công, thì các phần khác không bị ảnh hưởng và vẫn tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin

Blockchain hoạt động như thế nào ?

Ứng dụng được biết đến và thảo luận nhiều nhất về công nghệ Blockchain chính là đồng tiền điện tử. Bitcoin là một đơn vị tiền tệ kỹ thuật số với mã là BTC, cũng giống như đô la Mỹ bản thân nó không mang giá trị, nó chỉ có giá trị bởi vì có một cộng đồng đồng ý sử dụng nó làm đơn vị giao dịch hàng hóa và dịch vụ.

Để theo dõi số lượng Bitcoin mà mỗi người sở hữu trong các tài khoản nhất định và theo dõi các giao dịch phát sinh từ đó thì chúng ta cần đến một cuốn sổ kế toán, trong trường hợp này nó chính là Blockchain và đây thực tế là một tệp kỹ thuật số theo dõi tất cả các giao dịch Bitcoin.

Blockchain là gì ? Nó hoạt động như thế nào !

Tệp sổ cái này không được lưu trữ trong một máy chủ trung tâm, như trong một ngân hàng hoặc trong một trung tâm dữ liệu mà ngược lại nó được phân phối trên toàn thế giới thông qua một mạng lưới các máy tính ngang hàng với vai trò lưu trữ dữ liệu và thực thi các tính toán. Mỗi máy tính này đại diện cho một “nút” của mạng lưới Blockchain và mỗi nút đều có một bản sao của tệp sổ cái này.

Một ví dụ dễ hiểu về giao thức chuyển tiền điện tử

Nếu David muốn gửi Bitcoin cho Sandra, anh ta sẽ phát một thông báo tới mạng lưới và cho biết số lượng Bitcoin trong tài khoản của mình sẽ giảm 5 BTC và số lượng Bitcoin trong tài khoản của Sandra sẽ tăng lên tương ứng. Mỗi nút trong mạng sau đó sẽ nhận được thông báo này và ánh sạ giao dịch được yêu cầu vào bản sao sổ cái kế toán của họ, và theo đó số dư tài khoản của cả hai bên đều được cập nhật.

Nếu David muốn gửi Bitcoin cho Sandra, anh ta sẽ phát một thông báo tới mạng lưới và cho biết số lượng Bitcoin trong tài khoản của mình sẽ giảm 5 BTC và số lượng Bitcoin trong tài khoản của Sandra sẽ tăng lên tương ứng. Mỗi nút trong mạng sau đó sẽ nhận được thông báo này và ánh sạ giao dịch được yêu cầu vào bản sao sổ cái kế toán của họ, và theo đó số dư tài khoản của cả hai bên đều được cập nhật.

Nguyên lý mã hoá

Blockchain là gì ? Nó hoạt động như thế nào !

Trên thực tế, cuốn sổ cái luôn được duy trì bởi các máy tính trong mạng ngang hàng được kết nối với nhau. Vì thế, nó sẽ có một số điểm khác biệt:

  • Trong hệ thống ngân hàng, chúng ta chỉ biết các giao dịch và số dư tài khoản của riêng mình thì trên Blockchain của bitcoin bạn có thể xem các giao dịch của tất cả mọi người.​
  • Mạng lưới Bitcoin là mạng lưới phân tán không cần bên thứ ba đóng vai trò trung gian xử lý giao dịch.​
  • Hệ thống Blockchain được thiết kế theo cách không yêu cầu sự tin cậy và bảo đảm bởi độ tin cậy có được thông qua các hàm mã hóa toán học đặc biệt.​

Để có thể thực hiện các giao dịch trên Blockchain, bạn cần một phần mềm sẽ cho phép bạn lưu trữ và trao đổi các đồng Bitcoin của bạn gọi là ví tiền điện tử. Ví tiền điện tử này sẽ được bảo vệ bằng một phương pháp mã hóa đặc biệt đó là sử dụng một cặp khóa bảo mật duy nhất: khóa riêng tư (private key) và khóa công khai (public key).

Nếu một thông điệp được mã hóa bằng một khóa công khai cụ thể thì chỉ chủ sở hữu của khóa riêng tư là một cặp với khóa công khai này mới có thể giải mã và đọc nội dung thông điệp.

Khi mã hóa một yêu cầu giao dịch bằng khóa riêng tư, có nghĩa là bạn đang tạo ra một chữ ký điện tử được các máy tính trong mạng lưới Blockchain sử dụng để kiểm tra chủ thể gửi và tính xác thực của giao dịch. Chữ ký này là một chuỗi văn bản và là sự kết hợp của yêu cầu giao dịch và khóa riêng tư của bạn.

Nếu một ký tự đơn trong thông điệp yêu cầu giao dịch này bị thay đổi thì chữ ký điện tử sẽ thay đổi theo. Vì thế, hacker khó có thể thay đổi yêu cầu giao dịch của bạn hoặc thay đổi số lượng Bitcoin mà bạn đang gửi.

Để gửi Bitcoin (BTC), bạn cần chứng minh rằng bạn sở hữu khóa riêng tư của một chiếc ví điện tử cụ thể bởi bạn cần sử dụng nó để mã hóa thông điệp yêu cầu giao dịch. Sau khi tin nhắn của bạn đã được gửi đi và được mã hóa thì bạn không cần phải tiết lộ khóa riêng tư của bạn nữa.

Quy tắc của sổ cái

Mỗi nút trong Blockchain đều đang lưu giữ một bản sao của sổ kế toán. Do vậy, mỗi nút đều biết số dư tài khoản của bạn là bao nhiêu. Hệ thống Blockchain chỉ ghi lại mỗi giao dịch được yêu cầu chứ không hề theo dõi số dư tài khoản của bạn.

Để biết số dư trên ví điện tử của mình thì bạn cần xác thực và xác nhận tất cả các giao dịch đã diễn ra trên mạng lưới mà có liên quan tới ví điện tử của bạn.

Việc xác minh “số dư” này được thực hiện nhờ các tính toán dựa vào liên kết đến các giao dịch trước đó. Nhìn vào hình trên, để gửi 10 BTC cho John, Mary cần tạo yêu cầu giao dịch bao gồm các liên kết đến các giao dịch đã diễn ra trước đó với tổng số dư bằng hoặc vượt quá 10 BTC.

Blockchain là gì ? Nó hoạt động như thế nào !

Các liên kết này được xem như là giá trị đầu vào, các nút trong mạng lưới sẽ xác minh xem tổng số tiền của các giao dịch này bằng hoặc vượt quá 10 BTC không. Tất cả điều này được thực hiện tự động trong ví điện tử của Mary và được kiểm tra bởi các nút trên mạng lưới Bitcoin, Mary chỉ gửi một giao dịch 10 bitcoin tới ví của John bằng khóa công khai của John.

Blockchain là gì ? Nó hoạt động như thế nào !

Thực tế là các nút sẽ kiểm tra tất cả các giao dịch có liên quan đến ví tiền điện tử bạn sử dụng trước đó để gửi Bitcoin (BTC) thông qua việc tham chiếu các lịch sử giao dịch. Có một bản ghi sẽ lưu trữ số BTC chưa được dùng và được các nút mạng lưu giữ giúp đơn giản hóa và tăng tốc quá trình xác minh. Vì thế, các ví tiền điện tử tránh được tình trạng chi tiêu đúp giao dịch.

Mã nguồn trên mạng lưới Bitcoin là nguồn mở, có nghĩa là bất kỳ ai có máy tính kết nối được internet đều có thể tham gia vào mạng lưới và thực hiện giao dịch.

Tuy nhiên, nếu có bất kỳ một lỗi nào trong mã nguồn được sử dụng để phát thông báo yêu cầu giao dịch thì các Bitcoin liên quan sẽ bị mất vĩnh viễn.

Hãy nhớ rằng, sẽ không có bộ phận hỗ trợ khách hàng hoặc không hề có bất cứ ai có thể giúp bạn khôi phục lại một giao dịch bị mất hoặc quên mật khẩu ví tiền điện tử của bạn vì đây là mạng phân tán. Vì thế, bạn cần phải lưu trữ mật khẩu hoặc khóa riêng tư của ví của bạn cực kỳ cẩn thận và an toàn.

Nguyên lý tạo khối

Các giao dịch sau khi được gửi lên trên mạng lưới Blockchain sẽ được nhóm vào các khối và các giao dịch trong cùng 1 khối (block) được coi là đã xảy ra cùng thời điểm. Các giao dịch chưa được thực hiện trong 1 khối được coi là chưa được xác nhận.

Blockchain là gì ? Nó hoạt động như thế nào !

Mỗi nút có thể nhóm các giao dịch với nhau thành một khối và gửi nó vào mạng lưới như một hàm ý cho các khối tiếp theo được gắn vào sau đó. Bất kỳ nút nào cũng có thể tạo ra một khối mới. Vậy, câu hỏi đặt ra là: hệ thống sẽ đồng thuận với khối nào? khối nào sẽ là khối tiếp theo?

Để được thêm vào Blockchain, mỗi khối phải chứa một đoạn mã đóng vai trò như một đáp án cho một vấn đề toán học phức tạp được tạo ra bằng hàm mã hóa băm không thể đảo ngược.

Cách duy nhất để giải quyết vấn đề toán học như vậy là đoán các số ngẫu nhiên, những số khi mà kết hợp với nội dung khối trước tạo ra một kết quả đã được hệ thống định nghĩa. Điều này nhiều khi có thể mất khoảng một năm cho một máy tính điển hình với một cấu hình cơ bản có thể đoán đúng các con số đáp án của vấn đề toán học này.

Blockchain là gì ? Nó hoạt động như thế nào !

Mạng lưới quy định mỗi khối được tạo ra sau một quãng thời gian là 10 phút một lần, bởi vì trong mạng lưới luôn có một số lượng lớn các máy tính đều tập trung vào việc đoán ra dãy số này. Nút nào giải quyết được vấn đề toán học như vậy sẽ được quyền gắn khối tiếp theo lên trên chuỗi và gửi nó tới toàn bộ mạng lưới.

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu hai nút giải quyết cùng một vấn đề cùng một lúc và truyền các khối kết quả của chúng đồng thời lên mạng lưới? Trong trường hợp này, cả hai khối được gửi lên mạng lưới và mỗi nút sẽ xây dựng các khối kế tiếp trên khối mà nó nhận được trước tiên.

Tuy nhiên, hệ thống Blockchain luôn yêu cầu mỗi nút phải xây dựng trên chuỗi khối dài nhất mà nó nhận được. Vì vậy, nếu có sự mơ hồ về việc block nào là khối cuối cùng thì ngay sau khi khối tiếp theo được giải quyết thì mỗi nút sẽ áp dụng vào chuỗi dài nhất.

Blockchain là gì ? Nó hoạt động như thế nào !

Do xác suất việc xây dựng các block đồng thời là rất thấp nên hầu như không có trường hợp nhiều khối được giải quyết cùng một lúc và nhiều lần tạo ra các khối nối đuôi khác nhau. Do đó, toàn bộ chuỗi-khối sẽ nhanh chóng ổn định và hợp nhất lại khi mà mọi nút đều đồng thuận.

Các loại Blockchain và các phiên bản công nghệ Blockchain

Hệ thống công nghệ Blockchain chia thành 3 loại chính:

- Public: Ai cũng có quyền đọc, ghi dữ liệu. Quá trình xác thực giao dịch đòi hỏi phải có hàng nghìn hay hàng vạn nút tham gia. Do đó tấn công vào hệ thống Blockchain này là điều không thể vì chi phi khá cao. Ví như: Bitcoin.

- Private: Người dùng chỉ có quyền đọc dữ liệu. Tổ chức này có thể hoặc không cho phép người dùng đọc dữ liệu trong một số trường hợp. Vì đây là một Private Blockchain, cho nên thời gian xác nhận giao dịch khá nhanh vì chỉ cần một lượng nhỏ thiết bị tham gia xác thực giao dịch.

- Permissioned: Một dạng của private nhưng bổ sung thêm một số tính năng nhất định.

Phiên bản của công nghệ Blockchain:

- Bản 1.0 – Tiền tệ, thanh toán: gồm chuyển đổi tiền tệ, lập hệ thống thanh toán kỹ thuật số.

- Bản 2.0 – Tài chính, thị trường: xử lý tài chính và ngân hàng: mở rộng quy mô của Blockchain, đưa vào các ứng dụng tài chính và thị trường. Các tài sản: cổ phiếu, chi phiếu, nợ, quyền sở hữu và các điều liên quan đến thỏa thuận/hợp đồng.

- Bản 3.0 – Thiết kế, giám sát: Đưa Blockchain đi vào các lĩnh vực như giáo dục, chính phủ, y tế và nghệ thuật

Nền tảng công nghệ Blockchain có thể bị Hack không ?

Blockchain là gì ? Nó hoạt động như thế nào !

Trong một thời gian, trên các phương tiện truyền thông xuất hiện đầy rẫy những tin tức về lừa đảo, những vụ hack và sự không chắc chắn liên quan đến blockchain và các thực thể liên quan của nó. Thật vô ích khi hầu hết mọi người không biết tới hoặc hiểu sai về công nghệ này và khái quát hóa việc lạm dụng nó, đặc biệt là ở khía cạnh tiền điện tử, dẫn đến việc từ chối hoàn toàn việc sử dụng blockchain.

Nếu bạn đang đọc bài này, rất có thể bạn đã từng nghe nói về blockchain hoặc Bitcoin từ một người quen và tò mò tìm hiểu thêm trong khi bạn đang ở thế trung lập về chủ đề này. Nhắc đến bảo mật, câu hỏi “Blockchain có thể bị hack không?” vẫn là mối quan tâm của những người mới tham gia.

Về cơ bản, Blockchain là phi tập trung. Khi bạn loại bỏ đi các trung gian và phân phối quyền hạn hoặc chức năng của một cơ quan trung tâm trên một mạng lớn, điều đó sẽ mang đến sự minh bạch cao hơn trong toàn hệ thống, cho phép hiệu quả cao hơn, nhiều niềm tin hơn và chi phí thấp hơn. Ngoài việc phân cấp, blockchain cũng được bảo mật bằng các thuật toán mã hóa.

Cách mà thứ này hoạt động là khi một giao dịch diễn ra và được xử lý trên chuỗi để được xác minh. Một khi được xác minh, nó sẽ được nhóm với các giao dịch mới được xác minh khác và được niêm phong bằng mật mã với nhau, còn được gọi là ‘băm’ (hashing), trong một khối dữ liệu có kích thước khối cố định. Điều này diễn ra theo chu kỳ để cập nhật blockchain liên tục và tất cả các khối dữ liệu được lưu trữ theo phương pháp thời gian và tuyến tính. Mỗi khối dữ liệu mới được tạo sẽ chứa chi tiết thông tin được băm, ví dụ: dấu thời gian, dấu vết của các khối trước nó và dữ liệu giao dịch. Danh sách ngày càng tăng của các khối dữ liệu hoặc bản ghi được liên kết bởi mật mã là lý do tại sao công nghệ này có tên như vậy: Block-chain hay Chuỗi-khối. Vì vậy, đối với bất kỳ tài sản nhất định nào được giao dịch trên blockchain, bạn có thể biết được ai sở hữu nó tại bất kỳ thời điểm nào và các sự kiện xảy ra trong suốt cuộc đời của nó.

Blockchain được thiết kế để có khả năng chống lại việc sửa đổi dữ liệu. Nói cách khác, một khi khối dữ liệu được hoàn thành trên chuỗi, nó không thể bị thay đổi và các giao dịch có trong đó là bất biến. Đối với một người, vì việc mã hóa có liên quan, hầu như không thể đảo ngược lại hàm băm của một khối dữ liệu. Các thuật toán băm được thiết kế đặc biệt cho các hoạt động một chiều để đưa ra một kết quả không thể (dễ dàng) tính toán ngược. Để cho ra một đầu ra băm, số lượng dữ liệu đầu vào có thể là vô hạn.

Thực hiện một phép toán đơn giản như phép cộng, thứ cần 2 dữ liệu đầu vào để tạo một đầu ra.

Cho sẵn 2 dữ liệu đầu vào, ta dễ dàng tính được đầu ra:

50 + 50 = 100

Nhưng khi cho sẵn dữ liệu đầu ra, sẽ có vô số tổ hợp 2 dữ liệu đầu vào có thể xảy ra:

1 + 99, 2 + 98, …

Một hàm băm hoạt động theo cách thức cực kỳ phức tạp và cường độ cao hơn so với minh họa ở trên, vì vậy bạn có thể hiểu tại sao kỹ thuật đảo ngược hàm băm là một lệnh cao cấp tốn nhiều thời gian so với mức độ sức mạnh tính toán hiện tại mà chúng ta có.

Ngay cả khi ai đó thực hiện đảo ngược một hàm băm duy nhất và thay đổi nội dung của một khối dữ liệu bằng cách nào đó, các chi tiết được đóng dấu sẽ không đồng ý với thông tin băm của phần còn lại trên block trail được liên kết và hệ thống sẽ tự động từ chối khối dữ liệu sai. Để thay đổi thành công và triển khai một khối duy nhất, một hacker sẽ cần thay đổi mọi khối riêng lẻ trên blockchain sau đó. Việc tính toán lại tất cả các giá trị băm đó chắc chắn sẽ cần một lượng sức mạnh tính toán khổng lồ và gần như không thể thực hiện được.

Hơn nữa, quá trình ‘đồng thuận’ giúp lọc ra các giao dịch không chính xác hoặc có khả năng gian lận khỏi cơ sở dữ liệu. Được phân cấp có nghĩa là nhiều máy tính hoặc nút trên mạng giữ một bản sao của sổ cái blockchain. Để sửa đổi thông tin trên blockchain, phải có 51% sự đồng ý hoặc đồng thuận từ toàn bộ mạng lưới các nút nhận thấy và xác minh sự thay đổi.

Người ta có thể tranh luận về một kịch bản giả thuyết, theo đó một nhân vật xấu giành quyền kiểm soát hơn 50% công suất máy tính của mạng, hay thường được biết đến trong ngành với cái tên ‘cuộc tấn công 51%’. May mắn thay, các mạng blockchain được thiết lập như của Bitcoin và Ethereum có vô số người tham gia nên việc chiếm được 51% mạng là vô cùng khó khăn. Đối với các blockchain dựa vào ‘việc khai thác’, người phạm tội phải mua rất nhiều phần cứng để cung cấp 51% sức mạnh tính toán của mạng. Đối với các blockchain dựa vào ‘đặt cọc’, người phạm tội phải mua tất cả thanh khoản ra khỏi các sàn giao dịch để có được 51% token được đặt cọc trên mạng lưới, điều này trớ trêu thay lại là sự phá hoại lợi ích của chính họ. Trong một sự kiện hack mang tính giả thuyết bất kỳ nào thuộc một trong hai ví dụ kể trên, việc chiếm quyền điều khiển mạng trở nên cực kỳ thiếu hấp dẫn và do đó rất khó xảy ra.

Nhiều người nhầm lẫn giữa việc hack các sàn giao dịch tiền điện tử hoặc ví trực tuyến với sự tấn công vào các blockchain, với các tin tức tiêu đề tập trung vào các trang website sàn giao dịch nơi mọi người giao dịch và giữ tiền điện tử. (* Lưu ý rằng blockchain không tương đương với tiền điện tử, thứ có chức năng như tài nguyên trên mạng blockchain liên quan đến việc sử dụng token. Ví dụ: Ether là tiền điện tử có nguồn gốc từ blockchain Ethereum.) Hầu hết những vụ hack này có thể bị đổ lỗi do việc kém thực tiễn bảo mật cơ bản, hoặc thất bại ở cấp độ người dùng cuối hay mô hình tập trung của chính tổ chức. Chẳng hạn, tin tặc có thể có quyền truy cập vào tiền điện tử được giữ trên một sàn giao dịch trong ví người dùng bằng cách đánh cắp thông tin xác thực cần thiết dùng cho giao dịch, trước khi chuyển tiền bị đánh cắp vào ví của mình. Tuy nhiên đây là tất cả những lời chỉ trích tiềm năng tới hệ thống tiền điện tử chứ không phải tới sự bảo mật của công nghệ blockchain.

Với việc giải thích công nghệ blockchain ở cấp độ cơ bản hơn và lý giải các vụ hack mà công chúng nghe thấy trên phương tiện truyền thông, liệu chúng ta có thể kết luận rằng blockchain hoàn toàn an toàn với các vụ tấn công?

Mặt khác.

Một cuộc tấn công 51% đã xảy ra trước đây và tiền điện tử vẫn còn khá mẫn cảm với nó; mọi người cũng đang phát hiện ra những lỗ hổng bảo mật và điểm yếu, chẳng hạn như lỗi trên các hợp đồng/chương trình thông minh. Tuy nhiên, blockchain vẫn tương đối an toàn, bảo mật, và được ưa chuộng hơn các phương thức giao dịch hiện có khác hiện nay; khi mọi người thực sự hiểu được giá trị của tính minh bạch, bất biến và một số ưu điểm mà blockchain có thể cung cấp cho người tiêu dùng; khi nó được sử dụng đúng cách so với các phương pháp truyền thống mà chúng ta đã quá quen với. Công nghệ blockchain thực ra bao gồm một nhóm các công nghệ khác nhau được kết hợp và tùy chỉnh cho các nhu cầu khác nhau, và sẽ tiếp tục được phát triển và cải tiến cho vô số ứng dụng có thể có trong thế giới thực.

Các ứng dụng của Blockchain trong thực tế

Tính bảo mật và phi tập trung đã khiến blockchain phù hợp để thực hiện các bản ghi dữ liệu sự kiện, hồ sơ y tế, quản lý hộ tịch, quản lý giao dịch, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, hay trong các cuộc bầu cử bỏ phiếu.

Đối với sản xuất:

Nếu doanh nghiệp sản xuất sữa ứng dụng Blockchain vào quản lý chất lượng sản phẩm thì nhà quản lý & người tiêu dùng có thể truy xuất được các thông tin.

Nhà sản xuất có thể thống kê và lưu trữ toàn bộ sữa đó trên thị trường, biết được số lượng sữa được tiêu thụ, số lượng sữa còn hạn & đã hết hạn.

Đối với người tiêu dùng:

Người tiêu dùng có thể ứng dụng Blockchain để kiểm tra thông tin hộp sữa có phải hàng chính hãng hay không nhằm ngăn chặn sản phẩm nhái trên thị trường.

Walmart – nhà bán lẻ tại Mỹ là một trong những doanh nghiệp tiên phong sử dụng Blockchain. Hiện tại, thương hiệu đã sử dụng Blockchain để theo dõi nguồn thịt lợn nhập từ Trung Quốc.

Đối với lĩnh vực y tế:

Khi người bệnh đi khám hay xét nghiệm, mọi kết quả khám bệnh của họ sẽ được lưu trữ. Việc sử dụng công nghệ Blockchain sẽ giúp người bệnh bảo mật toàn bộ thông tin và chỉ số xét nghiệm của mình. Trong trường hợp người bệnh có nhu cầu chuyển sang bệnh viện khác ở bất kỳ đâu, họ chỉ cần kết chuyển thông tin trên chuỗi Blockchain cho dù hai bệnh viện (nơi khám ban đầu và nơi chữa bệnh mới) không cùng ngôn ngữ hay sử dụng phần mềm khác nhau.

Đối với ngành tài chính:

Nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính khác đã nghiên cứu, áp dụng công nghệ Blockchain vào các hoạt động nghiệp vụ của mình.

Tại Châu Á, OCBC Bank là ngân hàng đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ Blockchain trong dịch vụ chuyển tiền nội địa và quốc tế. Điều này đã làm tăng hiệu suất, sự minh bạch, giảm chi phí và cải thiện trải nghiệm khách hàng.

Công nghệ Blockchain được xem là phương pháp cắt giảm chi phí và thời gian thanh toán bù trừ giao dịch liên ngân hàng cũng như tạo ra hệ thống an toàn hơn. Điều đặc biệt là nhiều tổ chức tài chính đã hình thành các liên minh để thương mại hóa công nghệ Blockchain: Ví như liên minh R3 của 3 ngân hàng lớn nhất của nước Úc bao gồm Westpac, Commonwealth, NAB cùng với 40 ngân hàng và nhiều tổ chức tài chính khác trên toàn thế giới.

Và Bitcoin chính là ứng dụng đầu tiên của Blockchain, một đồng tiền phân cấp ngang hàng trên mạng máy tính đã làm “mưa làm gió” thị trường tài chính Việt Nam.

Tại Việt Nam, công nghệ Blockchain được ứng dụng chủ yếu trong các lĩnh vực: dịch vụ tài chính (hơn 83%), chuỗi cung ứng (40%), dịch vụ công cộng (30%), năng lượng (30%), giáo dục (30%),... Cho đến hiện tại, phần lớn startup sử dụng Blockchain trong lĩnh vực tài chính như VBTC.

Blockchain là kho tàng quý giá hay chỉ là phế phẩm tùy thuộc vào cách sử dụng của mỗi doanh nghiệp. Tận dụng tốt, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng vươn lên dẫn đầu trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thi trường.

Xem thêm về các ứng dụng của công nghệ Blockchain tại thời điểm hiện tại >>>

Xem thêm về các giải pháp công nghệ mới nhất hiện nay >>>

Từ khóa » Sổ Cái Blockchain Là Gì