Blockchain ở Việt Nam: Vì Sao Chỉ Mới được Hiểu Là Tiền Mã Hóa?

Vậy thế giới đang ứng dụng công nghệ Blockchain như thế nào? Ở Việt Nam, những lĩnh vực gì có thể nhanh chóng ứng dụng Blockchain?

Lịch sử về Blockchain

"Về mặt lịch sử, Blockchain là quan điểm về công nghệ, được hình thành từ trên giấy trước 10 năm khi Bitcoin ra đời. Và khi Bitcoin ra đời người ta cũng chưa định nghĩa được đấy có phải là Blockchain hay không.

Đến nay, 10 năm tiếp theo tính từ thời điểm có Bitcoin, công nghệ này mới ảnh hưởng tới tài chính một cách mạnh mẽ nên chúng ta mới giật mình. Như vậy, Blockchain mất khoảng 20 năm, bao gồm 10 năm hoàn thiện về mặt lý thuyết và 10 năm hoàn thiện về mặt sản phẩm mới tác động đầu tiên rõ rệt là lĩnh vực tài chính".

Người ta nhầm tưởng toàn bộ (công nghệ Blockchain) là dùng cho tài chính. Thực ra ngành tài chính là ngành chấp nhận công nghệ, ứng dụng công nghệ nhanh, và tác động vào lợi ích giá trị nên chúng ta cảm nhận được ngay.

Cách Blockchain ứng dụng vào tùy theo sự tưởng tượng cái gì là giá trị trong không gian thông tin. Tưởng tượng đó lúc đầu xuất phát từ nhóm làm tech (công nghệ) vì người ta không biết chắc chắn cái gì là có giá trị, nhưng dễ hiểu nhất ai cũng biết là tiền bạc và thế là người ta tập trung hết vào tiền bạc (hay gọi tắt là finance – tài chính).

Cho tới 10 năm Blockchain mới hoàn thiện được những giá trị cơ bản nhất của ngành gọi là fintech - tức ngành ứng dụng tài chính, ứng dụng công nghệ trong tài chính, và vì vậy Blockchain, Crypto là một nhánh của fintech. Hiện nhánh này chưa được công nhận một cách chính thống đồng thuận ở các quốc gia vì nó là ngành lai giữa công nghệ với ngành khác. Tuy nhiên không ai cản được và cứ thế nó mọc lên.

Năm 2022 đã tách ra một xu hướng rất rõ là các hoạt động kinh doanh ứng dụng Blockchain. Lúc đầu, xuất phát của Blockchain là công nghệ, mà công nghệ cần sản phẩm (sản phẩm ở đây là các token). Tuy nhiên, hiện nay, ở rất nhiều nước, các sản phẩm Blockchain được đưa vào các công ty truyền thống như những sản phẩm B2B do vậy người dùng sẽ không nhận thấy sự xuất hiện của các khái niệm Blockchain/Crypto.

Blockchain nền tảng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.

Trên thực tế, công nghệ Blockchain ứng dụng được đến hơn 50 lĩnh vực hoạt động kinh tế dịch vụ khác nhau. Và đã ứng dụng thì sẽ cần ngân sách. Ngân sách này sẽ tuỳ thuộc vào chiến lược phát triển của từng doanh nghiệp. Với doanh nghiệp nhỏ ngân sách này sẽ là một hạn chế để doanh nghiệp tiếp cận công nghệ.

Do vậy, việc ứng dụng công nghệ nền tảng Blockchain thì, một là doanh nghiệp đủ lớn cần chấp nhận rủi ro có thể có, và hai là cần dựa trên hành lang pháp lý đủ tốt để tiến trình ứng dụng không vướng.

Khi Hiệp hội Blockchain Việt Nam ra đời vào ngày 17/5/2022, các chuyên gia chia sẻ chính công nghệ Blockchain đã được đưa vào để phân tích dữ liệu Covid và thành quả chính là vaccine nhanh như bây giờ. Vậy người ta ứng dụng bằng cách nào? Đó là, để có dữ liệu y tế thì người ta phải thu thập dữ liệu, khi đó trước khi nói đến AI, cần phân tích được dữ liệu đúng, sai. Tức khi có một bệnh nhân Covid có mẫu thử, phải xử lý qua xác thực, xác nhận đúng sai bằng công nghệ Blockchain. Sau đó, xong ứng dụng lâm sàng, chuyển đổi thuốc thử nghiệm, rồi lại thu thập thông tin… toàn bộ tiến trình ứng dụng Blockchain sẽ tạo ra chi phí xác thực thấp.

Cuộc đua pháp lý tại Việt Nam

Việt Nam lại là 1 trong 5 quốc gia đi đầu công nghệ này, tỉ lệ chấp nhận công nghệ mới cao gấp 5 lần so với Mỹ. Với vị thế khơi mào xu hướng và cơ hội rộng mở, đáng lẽ Việt Nam đã có thể tận dụng thị trường blockchain để thu lợi ích đáng kể cho mình.

Thực tế, chính phủ Việt Nam cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của blockchain trong thời đại mới. Tiềm năng của nó có thể ví như trí tuệ nhân tạo (AI), đều là những mũi nhọn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống của mỗi quốc gia. Bộ Khoa học và Công nghệ đã có Quyết định số 2813-QĐ-BKHCN, nhận định rõ blockchain và AI là hai ngành công nghệ trọng điểm. Gần đây, tổ chức chính thức đầu tiên của Việt Nam là Liên minh Blockchain đã được thành lập. Đây là những tín hiệu tích cực cho sự phát triển của cộng đồng blockchain, dù chưa có một bộ chính sách rõ ràng để công nhận và quản lí.

Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn chưa đưa ra văn pháp luật chính thức nào về công nghệ blockchain, dẫn đến tâm lý e ngại của cả nhà đầu tư lẫn doanh nghiệp. Khi khung pháp lý chưa hoàn thiện, nhiều doanh nghiệp đành lựa chọn phương án thành lập ở nước ngoài rồi kinh doanh xuyên biên giới về Việt Nam.

Cơ hội để các doanh nghiệp bứt phá.

Nếu nhanh tay nắm bắt cơ hội từ ứng dụng của Blockchain, doanh nghiệp trong nước sẽ có cơ hội để trở mình tăng trưởng nhanh chóng. Công ty Cổ phần PGT Holdings đang đẩy mạnh mũi nhọn vào M&A – ngành Mua bán và Sáp, cùng với đó là những dự án ấp ủ về Blockchain trong thời gian tới ắt hẳn là một doanh nghiệp đầy tiềm năng để các nhà đầu tư tìm hiểu

PGT Holdings (HNX: PGT) tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.

Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.

Những dự án công nghệ nền tảng số đang gặt hái nhiều thành quả

Ngày 23/5/2022, Công ty cổ phần PGT HOLDINGS công bố ký kết hợp đồng với CÔNG TY TNHH IT-COMMUNICATIONS Việt Nam và chính thức trở thành thành đối tác chiến lược quan trọng về các giải pháp làm việc từ xa.

IT-COMMUNICATIONS Việt Nam (https://www.itcom21.com.vn/), với tư cách là một doanh nghiệp tổng đài, không đơn thuần chỉ là cung cấp thông tin đến với khách hàng mà chúng tôi còn là đơn vị cung cấp hệ thống call center đa kênh, tích hợp nhiều kênh khác nhau tạo thành một màn hình và một hệ thống. Cụ thể Cyber-Telephony là hệ thống Call center chuyên biệt, giúp hỗ trợ khách hàng làm việc từ xa và đạt được hiệu quả cao nhất.

Trong sự hợp tác này, bằng cách cung cấp Cyber-Telephony của IT-COMMUNICATIONS Việt Nam cho các công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam, sẽ tiên phong trong việc khai thác kinh doanh tại Nhật Bản cũng như phát triển hiệu quả dịch vụ chăm sóc khách hàng và thực hiện các công việc hỗ trợ.

Thông qua sự hợp tác của 2 công ty, góp phần tích cực bắt nhịp với xu thế quản lý và phát triển doanh nghiệp trong giai đoạn số hoá mới của các công ty Việt Nam và công ty nước ngoài.

Trong tháng 6/2022, PGT Holdings còn ký hợp tác với Công ty Cổ phần Cloud Circus cung cấp công cụ MA "BowNow" thị phần cung cấp số 1 Nhật Bản tại Việt Nam.

photo-1656600942787

Tính năng chính của "BowNow" là việc khách hàng (công ty người dùng) có thể bắt đầu ở mức tối thiểu bằng cách sử dụng danh sách khách hàng tiềm năng đang sở hữu, mà không cần tăng số lượng nhân sự hay sửa đổi trang web. Bằng cách phổ biến "BowNow", PGT Holdings sẽ hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số kinh doanh và dịch vụ cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Thêm vào đó ngày 16/6/2022, PGT Holdings vừa thông báo tới quý cổ đông và các nhà đầu tư thông tin: PGT sẽ bắt đầu thực hiện hỗ trợ niêm yết lên Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq ở Hoa Kỳ. PGT sẽ hợp tác với các sở giao dịch chứng khoán và các công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và tư vấn niêm yết cho các công ty của Việt Nam.tôi tin chắc rằng PGT sẽ có thể giúp các công ty Việt Nam và các công ty Nhật tại Việt Nam phát triển hơn nữa.

Cung cấp các dịch vụ niêm yết công ty cổ phần có nhu cầu niêm yết trên sàn chứng khoán trong và ngoài nước.

photo-1656600946396

Đối với thị trường trong nước, PGT với tư cách là nhà tư vấn tài chính doanh nghiệp chiến lược sẽ liên kết với các công ty chứng khoán , công ty luật, cũng như công ty kiểm toán chuyên về lĩnh vực hỗ trợ các công ty phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).

Ngoài ra, đối với thị trường nước ngoài, PGT tập trung vào thị trường Mỹ (Nasdaq), và PGT có đội ngũ chuyên gia am hiểu thị trường này nên có thể hỗ trợ chính sách vốn bằng nguồn vốn nước ngoài, từ đó cấp vốn cho các công ty Việt Nam. Chúng tôi hỗ trợ các mối quan hệ với các nhà đầu tư thông qua IR, PR, v.v.."

Quay lại với thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 30/6/2022, VN-Index giảm 20,49 điểm (1,68%) còn 1.197,6 điểm, HNX-Index giảm 4,66 điểm (1,65%) còn 277,68 điểm, UPCoM-Index giảm 0,3 điểm (0,34%) xuống 88,58 điểm. Lực bán dâng cao và chỉ số chính sàn HOSE rơi khỏi mốc 1.200 điểm trong phiên cuối cùng của tháng 6.

Khép lại phiên giao dịch ngày 30/6, mã PGT đóng cửa với mức giá 6,000 VNĐ. Dưới cái nhìn khách quan của các chuyên gia, tuy có giảm điểm so với phiên hôm ngày 29/6/2022 (mã PGT có giá 6,400 VNĐ), nhưng theo quan điểm chia sẻ của các nhà đầu tư điều đó lại là cơ hội tốt để gia tăng tỷ trọng mã PGT. Vì vậy thời điểm hiện tại với giá tốt trên thị trường và so với các doanh nghiệp cùng ngành, cổ phiếu PGT đang rất hấp dẫn để đầu tư sinh lời dài hạn.

Từ khóa » Các Công Ty Blockchain ở Việt Nam