BMI Là Gì? Cách Tính Chỉ Số BMI Cho Trẻ - Vinlac

Chỉ số BMI ở trẻ em là thước đo quan trọng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ. Bố mẹ nên nắm được cách tính chỉ số BMI cho trẻ để có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp giúp con phát triển khỏe mạnh nhất. Vậy chỉ số này là gì và cách tính có khó không, bố mẹ hãy cùng Vinlac tìm hiểu nhé!

Nội dung chính

Chỉ số BMI là gì?

Ý nghĩa của chỉ số BMI trẻ em

Cách tính BMI cho trẻ

Bảng chỉ số BMI cho trẻ em

Cách để giữ chỉ số BMI ở phạm vi khoẻ mạnh

Chỉ số BMI là gì?

Chỉ số BMI là viết tắt của Body Mass Index hay còn được biết đến là chỉ số khối cơ thể hoặc chỉ số thể trọng. Nó là một công cụ thường được sử dụng để đo lượng mỡ có trong cơ thể con người. Người phát minh ra công thức tính chỉ số này là Adolphe Quetelet - một nhà khoa học người Bỉ có tên là Adolphe Quetelet.

Chỉ số BMI là cách tính dựa vào các thông tin chi tiết về hình dáng, cân nặng, chiều cao để đưa ra kết quả cuối cùng, từ đó xác định người đó có bị thừa cân, béo phì, suy dinh dưỡng hay không.

bmi-la-gi

BMI là chỉ số quan trọng ba mẹ nên biết về con trẻ

Ý nghĩa của chỉ số BMI trẻ em

Chỉ số BMI của trẻ em được tính toán và lưu ý riêng bởi nó có ý nghĩa đặc biệt đối với sức khoẻ và sự phát triển của trẻ

  • Chỉ số BMI của trẻ cho biết trẻ có đang gặp phải các vấn đề sức khỏe như thừa/ thiếu cân hay phát triển sớm hay không.

  • Chỉ số BMI trẻ em giúp đánh giá xem trẻ có đang nằm trong phạm vi cân nặng phù hợp hay không, có đang phát triển đều hay không. Chỉ số BMI của trẻ cũng cho thấy mối quan hệ giữa cân nặng với chiều cao có phù hợp với sức khỏe của trẻ hay không. Từ đó, bố mẹ sẽ có những thay đổi, điều chỉnh để trẻ có tầm vóc đẹp và khoẻ mạnh.

  • Đo chỉ số BMI cho trẻ em bước đầu có vẻ không khác lắm so với cách tính chỉ số BMI của người lớn. Cả hai đều dựa vào chiều cao và cân nặng. Tuy nhiên đối với trẻ em thì việc đánh giá BMI không đơn giản như người lớn. Lý do là trẻ em vẫn đang trong thời kỳ phát triển, BMI của trẻ sẽ thay đổi theo độ tuổi và giới tính khi chúng trưởng thành và lớn lên.

Trẻ em cần phải so sánh chỉ số BMI của trẻ với một biểu đồ BMI riêng theo tuổi và giới tính của chúng. Bạn cũng có thể tham khảo biểu đồ chỉ số BMI trẻ em để từ đó có thể so sánh, kiểm tra và đánh giá kết quả tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

Cách tính BMI cho trẻ

Bước 1: Công thức tính chỉ số BMI cho trẻ em

BMI = W/ [(H)2]

Trong đó:

  • BMI đơn vị thường dùng là kg/m2
  • W là cân nặng (kg)
  • H là chiều cao (m)

Bước 2: So sánh và đối chiếu kết quả nhận được với bảng chỉ số BMI cho trẻ em theo chuẩn WHO

Ví dụ: Trẻ 3 tuổi có cân nặng và chiều cao lần lượt là 17kg và 110cm. Theo công thức, BMI = 17/[1,1x1,1]=14.05

bmi-la-gi

Cách tính chỉ số BMI

Bảng chỉ số BMI cho trẻ em

Để có thể tính chỉ số BMI chuẩn cho bé, mẹ cần phải dựa trên chiều cao, cân nặng của con theo đúng chuẩn WHO. Dưới đây là bảng chỉ số BMI (hay còn gọi là bảng cân nặng chiều cao của trẻ) theo chuẩn Y tế Thế giới mà mẹ có thể tham khảo để tính được BMI chuẩn cho cả bé trai và bé gái. Chỉ số BMI chuẩn khi nó nằm trong ngưỡng TB cân nặng của trẻ theo từng giai đoạn.

Bé trai Bé gái
Cân nặng (kg) Chiều cao (cm) Tháng tuổi Cân nặng (kg) Chiều cao (cm)
-2SD TB +2SD -2SD TB +2SD -2SD TB +2SD -2SD TB +2SD
2.5 3.3 4.4 46.1 49.9 53.7 Sơ sinh 2.4 3.2 4.2 45.4 49.1 52.9
3.4 4.5 5.8 50.8 54.7 58.6 1 Tháng 3.2 4.2 5.5 49.8 53.7 57.6
4.3 5.6 7.1 54.4 58.4 62.4 2 Tháng 3.9 5.1 6.6 53 57.1 61.1
5 6.4 8 57.3 61.4 65.5 3 Tháng 4.5 5.8 7.5 55.6 59.8 64
5.6 7 8.7 59.7 63.9 68 4 Tháng 5 6.4 8.2 57.8 62.1 66.4
6 7.5 9.3 61.7 65.9 70.1 5 Tháng 5.4 6.9 8.8 59.6 64 68.5
6.4 7.9 9.8 63.3 67.6 71.9 6 Tháng 5.7 7.3 9.3 61.2 65.7 70.3
6.7 8.3 10.3 64.8 69.2 73.5 7 Tháng 6 7.6 9.8 62.7 67.3 71.9
6.9 8.6 10.7 66.2 70.6 75 8 Tháng 6.3 7.9 10.2 64 68.7 73.5
7.1 8.9 11 67.5 72 76.5 9 Tháng 6.5 8.2 10.5 65.3 70.1 75
7.4 9.2 11.4 68.7 73.3 77.9 10 Tháng 6.7 8.5 10.9 66.5 71.5 76.4
7.6 9.4 11.7 69.9 74.5 79.2 11 Tháng 6.9 8.7 11.2 67.7 72.8 77.8
7.7 9.6 12 71 75.7 80.5 12 Tháng 7 8.9 11.5 68.9 74 79.2
8.3 10.3 12.8 74.1 79.1 84.2 15 Tháng 7.6 9.6 12.4 72 77.5 83
8.8 10.9 13.7 76.9 82.3 87.7 18 Tháng 8.1 10.2 13.2 74.9 80.7 86.5
9.2 11.5 14.5 79.4 85.1 90.9 21 Tháng 8.6 10.9 14 77.5 83.7 89.8
9.7 12.2 15.3 81 87.1 93.2 24 Tháng 9 11.5 14.8 80 86.4 92.9
10.5 13.3 16.9 85.1 91.9 98.7 2.5 Tuổi 10 12.7 16.5 83.6 90.7 97.7
11.3 14.3 18.3 88.7 96.1 103.5 3 Tuổi 10.8 13.9 18.1 87.4 95.1 102.7
12 15.3 19.7 91.9 99.9 107.8 3.5 Tuổi 11.6 15 19.8 90.9 99 107.2
12.7 16.3 21.2 94.9 103.3 111.7 4 Tuổi 12.3 16.1 21.5 94.1 102.7 111.3
13.4 17.3 22.7 97.8 106.7 115.5 4.5 Tuổi 13 17.2 23.2 97.1 106.2 115.2
14.1 18.3 24.2 100.7 110 119.2 5 Tuổi 13.7 18.2 24.9 99.9 109.4 118.9
15 19.4 25.5 103.4 112.9 122.4 5.5 Tuổi 14.6 19.1 26.2 102.3 112.2 122
15.9 20.5 27.1 106.1 116 125.8 6 Tuổi 15.3 20.2 27.8 104.9 115.1 125.4
16.8 21.7 28.9 108.7 118.9 129.1 6.5 Tuổi 16 21.2 29.6 107.4 118 128.6
17.7 22.9 30.7 111.2 121.7 132.3 7 Tuổi 16.8 22.4 31.4 109.9 120.8 131.7
18.6 24.1 32.6 113.6 124.5 135.5 7.5 Tuổi 17.6 23.6 33.5 112.4 123.7 134.9
19.5 25.4 34.7 116 127.3 138.6 8 Tuổi 18.6 25 35.8 115 126.6 138.2
20.4 26.7 37 118.3 129.9 141.6 8.5 Tuổi 19.6 26.6 38.3 117.6 129.5 141.4
21.3 28.1 39.4 120.5 132.6 144.6 9 Tuổi 20.8 28.2 41 120.3 132.5 144.7
22.2 29.6 42.1 122.8 135.2 147.6 9.5 Tuổi 20 30 43.8 123 135.5 148.1
23.2 31.2 45 125 137.8 150.5 10 Tuổi 23.3 31.9 46.9 125.8 138.6 151.4

Bảng chỉ số BMI cho trẻ em

Trong đó:

  • TB (Trung bình): Trẻ vẫn đang ở mức phát triển bình thường theo chuẩn của Tổ chức Y tế WHO.

  • Kết quả dưới -2SD: Trẻ đang gặp tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu cân.

  • Kết quả trên +2SD: Trẻ mắc chứng béo phì hoặc quá cao so với chuẩn chung, tiềm ẩn các nguy cơ về sức khỏe

Quay lại ví dụ phía trên, tra biểu đồ BMI cho bé 3 tuổi như sau:

BMI có giá trị 14.05 sẽ nên trẻ có dinh dưỡng phù hợp và chỉ số đạt.

Tuy nhiên, chỉ số BMI không phải là cơ sở duy nhất và đúng nhất đối với tình hình sức khoẻ của bé. Ngoài việc tính chỉ số BMI dựa trên bảng cân nặng và chiều cao của trẻ, bố mẹ cần theo dõi những tiêu chuẩn khác để theo dõi tình hình sức khoẻ của bé. Ở mỗi độ tuổi nhất định, chiều cao và cân nặng của trẻ nhỏ lại có lưu ý riêng mà bố mẹ cần quan tâm.

Trẻ suy dinh dưỡng ăn gì để tăng cân?

Cách để giữ chỉ số BMI ở phạm vi khoẻ mạnh

Trẻ em ở mọi lứa tuổi nên phát triển đều đặn và khỏe mạnh ở phạm vi cân nặng trong tầm kiểm soát cùng chiều cao phù hợp. Để giữ được sức khoẻ của trẻ ở mức ổn định, cần lưu ý:

  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đặc biệt rau và trái cây mỗi ngày cho trẻ. Ngay cả khi trẻ không thích ăn rau thì vẫn cần cung cấp chất dinh dưỡng, tạo thói quen cho trẻ. Phụ huynh cần đưa thêm trái cây và rau xanh trong mỗi bữa ăn của trẻ, kể cả bữa ăn nhẹ hoặc bữa ăn chính.

  • Tập thể dục, thể thao đều đặn. Mỗi ngày, trẻ nên dành ít nhất 1 giờ cho các hoạt động thể dục thể thao. Bắt đầu với thời lượng ít, với những động tác cơ bản và tiếp tục tăng thời gian và độ khó nếu cần.

  • Không nên cho trẻ dùng các đồ uống có đường, nước ngọt, các chất kích thích như trà và cà phê. Để có thể giữ được lối sống khỏe mạnh thì trẻ cần phải cảnh giác với chúng.

  • Tránh trẻ ăn thức ăn nhanh, đồ chiên nhiều dầu mỡ dù đây là những món khoái khẩu của trẻ nhỏ.

Để trẻ có thể khỏe mạnh, phát triển tốt thì trẻ cần được trang bị một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ rất dễ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng. Từ đó sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần.

Một số thắc mắc thường gặp về chỉ số BMI của trẻ

Mẹ thường nghe nhiều tới bảng cân nặng và chiều cao của trẻ nhưng lại khá xa lạ với chỉ số BMI. Chính vì vậy, khi nghe tới BMI, nhiều mẹ phân vân không biết liệu chỉ số này có phản ánh chính xác tình trạng phát triển của bé hay không. Dưới đây là câu trả lời cho những vấn đề mà các mẹ thường quan tâm.

Kết quả chỉ số BMI có đáng tin cậy không?

Chỉ số BMI dựa trên cân nặng, chiều cao chuẩn của trẻ theo từng độ tuổi nên có thể phản ánh tương đối chính xác chỉ số thể trọng của cơ thể. Tuy nhiên, BMI rất khó để chỉ ra sự khác nhau giữa lượng mỡ, cơ và xương trong cơ thể. Do đó, bên cạnh chỉ số BMI, mẹ nên sử dụng thêm các phương pháp khác, đưa trẻ đến khám bác sĩ để có kết quả chính xác nhất về tình trạng cân nặng của con có nằm trong chuẩn cho phép hay không.

BMI cao có thể mắc những bệnh gì ở trẻ?

Kết quả chỉ số BMI > +2SD cân nặng tiêu chuẩn sẽ dẫn tới các bệnh:

  • Thừa cân, béo phì.

  • bệnh tim mạnh.

  • Bệnh tiểu đường.

  • Bệnh về túi mật.

  • Chứng ngưng thở khi ngủ.

  • Bệnh về khớp.

Nguy hiểm hơn, nếu chỉ số BMI của trẻ luôn giữ ở mức cao có thể dẫn đến biến chứng, gây ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú, đại tràng và túi mật. Với các bé gái, chỉ số BMI cao còn ảnh hưởng tới buồng trứng cũng như khả năng sinh sản.

BMI thấp có thể dẫn tới nguy hiểm gì đối với sức khỏe của bé?

Chỉ số BMI quá thấp so với cân nặng tiêu chuẩn là dấu hiệu cảnh báo của một số vấn đề về sức khỏe như:

  • Suy dinh dưỡng.

  • Hạ huyết áp.

  • Loãng xương.

  • Hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu.

  • Thiếu hụt vitamin, dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể .

Như vậy, Vinlac đã chia sẻ với bố mẹ BMI là gì, ý nghĩa và cách tính chỉ số BMI cho trẻ em đơn giản và dễ dàng nhất. Bố mẹ có thể áp dụng vào và theo dõi xem bé nhà mình có đạt chuẩn BMI hay không, từ đó có những giải pháp nuôi dưỡng, chăm sóc con thật hợp lý.

Chia sẻ

Từ khóa » Cách Tính Chỉ Số Bmi Cho Bé Gái