Bộ 15 đề Thi Học Sinh Giỏi Văn 7 (Có đáp án)
Có thể bạn quan tâm
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 7 gồm 40 đề thi có đáp án giải chi tiết. Qua đề thi HSG Văn 7nhằm đưa đến cho các bạn một lượng kiến thức lớn để thử thách trước các kỳ thi. Làm quen với các dạng ra đề, cũng như kiểm tra trình độ hiện tại của mình. Với đáp án kèm theo sẽ giúp các bạn so sánh được kết quả sau khi hoàn thành các đề thi.
TOP 40 Đề thi HSG Ngữ văn 7 sẽ hỗ trợ các bạn lớp 7 rất nhiều trong ôn thi học sinh giỏi. Bộ đề thi học sinh giỏi Văn 7 cung cấp các dạng đề rất chi tiết đọc hiểu đến phần làm văn. Qua tài liệu này bạn sẽ nhận được rất nhiều sự tự tin và đạt kết quả cao khi bước vào kì thi học sinh giỏi. Vậy sau đây là TOP 40 Đề thi học sinh giỏi Văn 7 mời các bạn cùng đón đọc nhé.
Bộ đề thi học sinh giỏi Văn 7 có đáp án
- Đề thi HSG Văn 7 - Đề 1
- Đề thi HSG Văn 7 - Đề 2
- Đề thi HSG Văn 7 - Đề 3
- Đề thi HSG Văn 7 - Đề 4
- Đề thi học sinh giỏi Văn 7 - Đề 5
- Đề thi học sinh giỏi Văn 7 - Đề 6
- Đề thi học sinh giỏi Văn 7 - Đề 7
- Đề thi học sinh giỏi Văn 7 - Đề 8
- Đề thi học sinh giỏi Văn 7 - Đề 9
- Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn 7 - Đề 10
Đề thi HSG Văn 7 - Đề 1
ĐỀ BÀI
Câu 1 (3 điểm).
Chỉ ra và phân tích ý nghĩa của những quan hệ từ trong những câu thơ sau:
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặnMà em vẫn giữ tấm lòng son”.
( Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương)
Câu 2: (7 điểm).
Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
“Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ. … Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước”.
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
Câu 3 (10 điểm).
Có ý kiến đã nhận xét rằng:
"Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta."
Dựa vào những câu tục ngữ, ca dao mà em đã được học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
ĐÁP ÁN
Câu 1 (3 điểm)
* Yêu cầu 1 (1,0 điểm):
Chỉ ra những quan hệ từ: Mặc dầu, mà.
* Cho điểm:
Chỉ đúng mỗi từ cho 0,5 điểm.
* Yêu cầu 2: Phân tích được ý nghĩa của việc sử dụng quan hệ từ (2,0 điểm):
- Việc sử dụng các quan hệ từ mặc dầu, mà chỉ sự đối lập giữa bề ngoài của chiếc bánh trôi nước với cái nhân của nó, chiếc bánh trôi có thể rắn hay nát, khô hay nhão là do tay người nặn nhưng dù thể rắn hay nát, khô hay nhão thì bên trong cũng có nhân màu hồng son, ngọt lịm.
- Đó cũng là sự đối lập giữa hoàn cảnh xã hội với việc giữ gìn tấm lòng son sắt của người phụ nữ.
- Việc sử dụng cặp quan hệ từ trên tạo nên một cách dõng dạc và dứt khoát thể hiện rõ thái độ quyết tâm bảo vệ giữ gìn nhân phẩm của người phụ nữ trong bất cứ hoàn cảnh nào.
- Việc dùng cặp quan hệ từ trên cũng đã thể hiện thái độ đề cao, bênh vực người phụ nữ của Hồ Xuân Hương.
Câu 2 (7 điểm)
* Yêu cầu:
- Đoạn văn nói về tinh thần yêu nước của nhân dân trong văn bản nghị luận về Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh.
- Đoạn văn đã sử dụng phép lập luận chứng minh, cách lập luận rất rõ ràng theo quan hệ Tổng - Phân - Hợp giàu sức thuyết phục:
+ Câu mở đoạn nêu luận điểm: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước để giới thiệu tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay đồng thời còn có sự so sánh đối chiếu với tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày trước để bày tỏ thái độ ngợi ca, trân trọng.
+ Các câu 2, 3, 4 liệt kê một loạt dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, toàn diện để chứng minh làm sáng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay nêu ra ở câu nêu luận điểm: các cụ già … các cháu thiếu niên nhi đồng; các kiều bào … đồng bào vùng bị tạm chiếm; nhân dân miền ngược … miền xuôi; những chiến sĩ ngoài mặt trận … các công chức ở hậu phương; những phụ nữ … bà mẹ; nam nữ công nhân và nông dân … những đồng bào điền chủ …
Cùng với những dẫn chứng tác giả trình bày chi tiết, tỉ mỉ những hành động, biểu hiện của tấm lòng yêu nước của những con người này: Ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc, … nhịn đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, … nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, … khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, … săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình, … thi đua tăng gia sản xuất, … không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, … quyên đất ruộng cho chính phủ…
Kiểu câu “Từ …. đến” tạo ra lối điệp kiểu câu, cùng với điệp từ những, các và phép liệt kê rất tự nhiên, sinh động vừa đảm bảo tính toàn diện vừa giữ được mạch văn trôi chảy thông thoáng cuốn hút người đọc, người nghe. Tác giả đã làm nổi bật tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến rất đa dạng, phong phú ở các lứa tuổi, tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp, địa bàn, hành động, việc làm.
+ Cuối đoạn văn khẳng định: Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước.
- Với cách lập luận chặt chẽ, tác giả ca ngợi tấm lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta từ đó kích thích động viên mọi người phát huy cao độ tinh thần yêu nước ấy trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Câu 3 (10 điểm).
1. Yêu cầu về kĩ năng và hình thức:
- Xác định đúng kiểu bài chứng minh nhận định về văn học dân gian (tục ngữ, ca dao).
- Viết bài phải có bố cục rõ ràng, có luận điểm, luận cứ, luận chứng.
- Trình bày sạch đẹp, câu chữ rõ ràng, hành văn giàu cảm xúc và trôi chảy.
2. Yêu cầu về nội dung:
a) Mở bài:
- Dẫn dắt được vào vấn đề hợp lí.
- Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh giá khái quát vấn đề.
b) Thân bài:
* Thơ ca dân gian là gì? (thuộc phương thức biểu đạt trữ tình của văn học dân gian gồm tục ngữ, dân ca, ca dao…; thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau, đa dạng và phong phú xuất phát từ những trái tim lao động của nhân dân; là cách nói giản dị, mộc mạc, chân thành nhưng thể hiện những tình cảm to lớn, cụ thể; "ca dao là thơ của vạn nhà" - Xuân Diệu; là suối nguồn của tình yêu thương, là bến bờ của những trái tim biết chia sẻ.).
* Tại sao thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động (lập luận): Thể hiện những tư tưởng, tình cảm, khát vọng, ước mơ.. của người lao động.
* Thơ ca dân gian "thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta":
- Tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên (dẫn chứng).
- Tình cảm cộng đồng (dẫn chứng: "Dù ai đi… mùng mười tháng ba; Bầu ơi thương … một giàn; Nhiễu điều phủ lấy ... nhau cùng; máu chảy ruột mềm, Môi hở răng lạnh.. ").
- Tình cảm gia đình:
+ Tình cảm của con cháu đối với tổ tiên, ông bà (dẫn chứng: Con người có tổ .. có nguồn; Ngó lên nuộc lạt.. bấy nhiêu; …).
+ Tình cảm của con cái đối với cha mẹ (dẫn chứng: Công cha như … là đạo con; Ơn cha … cưu mang; Chiều chiều ra đứng … chín chiều; Mẹ già như .. đường mía lau…).
+ Tình cảm anh em huynh đệ ruột thịt (dẫn chứng: Anh em như chân … đỡ đần; Anh thuận em hoà là nhà có phúc; Chị ngã em nâng…).
+ Tình cảm vợ chồng (dẫn chứng: Râu tôm … khen ngon; Lấy anh thì sướng hơn vua… càng hơn vua; Thuận vợ thuận … cạn…).
- Tình bằng hữu bạn bè thân thiết, tình làng xóm thân thương (dẫn chứng: Bạn về có nhớ… nhớ trời; Cái cò cái vạc… giăng ca; …).
- Tình thầy trò (dẫn chứng: Muốn sang thì bắc… lấy thầy…).
- Tình yêu đôi lứa (dẫn chứng: Qua đình… bấy nhiêu; Yêu nhau cởi… gió bay; Gần nhà mà …làm cầu; Ước gì sông … sang chơi….).
c) Kết bài:
- Đánh giá khái quát lại vấn đề.
- Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa làm sáng tỏ.
Đề thi HSG Văn 7 - Đề 2
ĐỀ BÀI
Câu 1 (5 điểm): Chỉ ra những cái hay, cái đẹp và hiệu quả diễn đạt của nó được sử dụng trong đoạn thơ sau:
...Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi!Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt.Nắng chói Sông Lô hò ô tiếng hát,Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca....
(Tố Hữu)
Câu 2 (5 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
“Tôi yêu Sài Gòn da diết. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. Nếu cho là cường điệu, xin thưa:
“Yêu nhau yêu cả đường điGhét nhau ghét cả tông chi, họ hàng”.
(Sài Gòn tôi yêu - Minh Hương)
Câu 3 (10 điểm)
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Rằm tháng giêng” của nhà thơ Hồ Chí Minh”
ĐÁP ÁN
Câu 1 ( 5 điểm):
* Yêu cầu về hình thức: Viết thành bài văn ngắn, có bố cục rõ ràng, mạch lạc; diễn đạt tốt, trong sáng; câu chữ và viết đoạn chặt chẽ, chọn lọc, chính xác.
* Yêu cầu về nội dung cần làm nổi bật các ý cơ bản sau:
- Cái đẹp (nghệ thuật của đoạn thơ):
+ Cách gieo vần “a” (câu 1, 4) và “át” (câu 2,3) làm cho khổ thơ giàu tính nhạc điệu.
+ Đảo trật tự cú pháp và dùng câu cảm thán ở câu thơ thứ nhất đã nhấn mạnh cảm xúc ngợi ca.
+ Âm thanh tiếng hát điệu hò tạo cảm giác mênh mông khoáng đạt.
+ Cách ngắt nhịp cân đối 4/4.
+ Đoạn thơ có màu sắc chói chang của nắng, có cái bát ngát tốt tươi của rừng cọ, đồi chè, nương lúa.
+ Có đường nét sơn thuỷ hữu tình - một vẻ đẹp trong thi ca cổ - trên là núi đồi in bóng xuống dòng sông sóng vỗ với những chuyến phà ngang dọc qua sông.
- Cái hay (nội dung của đoạn thơ): Đoạn thơ vẽ lên một bức tranh đẹp, rực rỡ tươi sáng về thiên nhiên đất nước; tạo cho lòng người niềm tự hào vô bờ bến về Tổ quốc tươi đẹp tràn đầy sức sống.
Câu 2 (5 điểm):
* Yêu cầu:
Đây là đoạn văn biểu cảm tình yêu Sài Gòn của nhân vật trữ tình trong tuỳ bút Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương.
- Câu mở đầu đoạn văn bộc lộ tình cảm một cách khái quát, những câu sau bộc lộ tình yêu Sài Gòn một cách cụ thể của tôi. Với những hình ảnh đối lập, sự liệt kê cho thấy tôi yêu sài Gòn da diết, yêu rất nhiều thứ, nhiều lúc, nhiều nơi: Yêu thiên nhiên yêu nắng, yêu mưa, yêu sớm, yêu chiều, yêu đêm, yêu ngày, yêu nhịp sống của phố phường lúc tĩnh lặng, yêu cả những lúc phố phường náo động, dập dìu, yêu những lúc thời tiết đẹp trời, rồi yêu cả những lúc thời tiết trái chứng trở trời. Và cuối cùng tác giả lí giải cho cái tình cảm của mình bằng một câu ca dao càng làm nổi bật tình yêu sâu sắc đối với quê hương. Thông qua tình yêu của tác giả ta cảm nhận được nét đẹp riêng, độc đáo của thiên nhiên, khí hậu và phố phường Sài Gòn.
- Điệp ngữ tôi yêu nhắc đi nhắc lại nhiều lần cùng với hình ảnh gợi cảm nắng ngọt ngào, gió nhớ thương, cây mưa nhiệt đới bất ngờ, trời ui ui buồn bã,… ta như cảm thấy nhân vật trữ tình huy động tất cả các giác quan để cảm nhận một cách tinh tế thiên nhiên, phố phường Sài Gòn để bộc lộ tình yêu Sài Gòn sâu nặng, thiết tha.
- Đoạn văn gợi nhắc mọi người về tình yêu đối với quê hương, đất nước.
Câu 3:
* Mở bài:(1 điểm)
- Giới thiệu vài nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ (0.5 điểm)
- Nêu được những ấn tượng và cảm xúc về bài thơ : Bài thơ viết về một đêm trăng đẹp ở chiến khu Việt Bắc, qua đó cho ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn Bác: tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung, lạc quan; tâm hồn nghệ sĩ hoà hợp với cốt cách người chiến sĩ….(0.5 điểm)
* Thân bài (5 điểm)
- Học sinh có thể trình bày cảm nhận, suy nghĩ của bản thân theo dàn ý dưới đây:
- Hai câu mở đầu ( cảnh đẹp của đêm trăng rằm tháng giêng):
+ Hai câu đầu là cảnh đẹp tràn đầy sắc xuân của đêm trăng rằm tháng riêng.Trên cao, vầng trăng đang độ trò(“nguyệt chính viên”) toả ánh vàng mát dịu đến muôn nơi. ánh trăng chiếu sáng làm cho mọi cảnh vật đều mang vẻ đẹp hữu tình, cả đất trời bát ngát màu xanh. Điệp từ “xuân” trong câu thơ thứ hai đã làm nổi bật cái thần của nhân vật, sông nước, đất trời khi vào xuân.
+ Đọc hai câu thơ, chúng ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp viên mãn, đầy sức xuân của non sông, đất nước trong đêm trăng nguyên tiêu mà còn cảm nhận được lòng yêu thiên nhiên, lòng tự hào, sự rung động của tâm hồn Bác trước một đêm trăng đẹp, một đêm trăng mà đất nước đang trong cuộc kháng chiến anh dũng trước thời kỳ chống thực dân Pháp.(1 điểm)
+ Hai câu thơ cuối ( cảnh đẹp của dòng sông, khói sóng, con thuyền và vẻ đẹp tâm hồn Bác):
- Trăng nguyên tiêu là đêm trăng rằm đầu tiên của một năm mới. Mọi người thưởng trăng với bao niềm hào hứng, đợi chờ, với bao niềm hi vọng và tình cảm nồng hậu. Khác với mọi người, Bác Hồ ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt: trong khói sóng, nơi bí mật trên dòng sông giữa núi rừng Việt Bắc. thực ra, ở đây người đang bàn bạc việc quân với mọi người để tìm cách lãnh đạo nhân dân kháng chiến giành độc lập tự do cho dân tộc.
Đề thi HSG Văn 7 - Đề 3
Câu 1. (3 điểm)
Hãy lí giải hành động “ngẩng đầu” và “cúi đầu” của tác giả Lí Bạch trong bài thơ “Tĩnh dạ tứ”
Câu 2. (5 điểm)
Đọc bài ca dao sau:
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn,Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn,Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
Trình bày suy nghĩ của em về câu hỏi cuối bài thơ ?
Câu 3. (10 điểm)
Cảm nhận của em về bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.
ĐÁP ÁN
Câu 1: (3 điểm)
* Yêu cầu về nội dung:
Hai hành động liền nhau thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả:
+ Hành động “ngẩng đầu”: kiểm nghiệm cảm giác mơ hồ của tác giả sương hay trăng ? Từ không gian hẹp tác giả hướng ra không gian rộng (0,5 điểm).
+ Hành động “cúi đầu” → Thể hiện sự liền mạch trong cảm xúc của nhân vật trữ tình: Nhìn thấy vầng trăng, tác giả chạm vào nỗi nhớ nhà, không muốn đối diện với nỗi buồn quá lâu → Cúi đầu xuống để tránh nỗi buồn nhưng lập tức nỗi nhớ quê hương tràn về trong tâm tưởng (1,0 điểm).
* Yêu cầu về hình thức: (0,5 điểm)
Học sinh viết hoàn chỉnh một văn bản ngắn có đủ ba phần, diễn đạt tốt, kết cấu mạch lạc.
Câu 2: (5 điểm)
* Yêu cầu về nội dung:
Bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp của một địa danh được coi là “biểu tượng thu nhỏ” của Đất nước Việt Nam: Cảnh Hồ Gươm với các nét đặc sắc mang trong mình âm vang lịch sử và văn hoá.
Những ý tình gợi lên từ câu hỏi cuối bài ca dao:
+ Đây là câu hỏi rất tự nhiên, âm điệu nhắn nhủ, tâm tình. Đây là dòng thơ xúc động, sâu lắng nhất trong bài ca dao, tác động trực tiếp vào tình cảm của người đọc, người nghe (1,0 điểm)
+ Câu hỏi nhưng để khẳng định và nhắc nhở công lao xây dựng non nước của ông cha ta qua nhiều thế hệ. Cảnh Kiếm Hồ và những cảnh trí khác của Hồ Gươm trong bài được nâng lên tầm non nước, tượng trưng cho non nước. (1,0 điểm)
+ Câu hỏi còn hàm ý nhắc nhở các thế hệ con cháu phải biết giữ gìn, xây dựng non nước cho xứng đáng với truyền thống cha ông. (0,5 điểm)
* Yêu cầu về hình thức: (0,5 điểm)
Học sinh viết hoàn chỉnh một văn bản ngắn có đủ ba phần, diễn đạt tốt, kết cấu mạch lạc.
Câu 3: (10 điểm)
* Bài làm cần đảm bảo các ý sau:
Đây là bài thơ “tả cảnh ngụ tình” rất đặc sắc thể hiện phong cách thơ hết sức điêu luyện, trang nhã của Bà Huyện Thanh Quan, tác giả mượn cảnh vật để kín đáo kí thác những nỗi niềm tâm sự của mình: Nỗi buồn cô đơn trước thực tại, nhớ về dĩ vãng để trang trải nỗi lòng:
+ Hai câu đề:
- Một không gian, thời gian gợi buồn, đó là “Đèo Ngang” với “bóng xế tà”: Không gian mênh mông, thời gian chiều tà gợi trong lòng người lữ khách một nỗi buồn man mác
- Nét chung về phong cảnh: nhà thơ gợi một nét về thiên nhiên hoang dã nơi Đèo Ngang (Cỏ, đá, cây, hoa), phân tích cái hay của điệp từ “chen” → Thiên nhiên rậm rạp, đua nhau trong một không gian sinh tồn. Chỉ có ba sự vật nhưng ta có cảm giác rất nhiều.
→ Miêu tả cận cảnh Đèo Ngang với một vài nét chấm phá: từ không gian, thời gian, thiên nhiên đều gợi nét buồn
+ Bốn câu thực luận: Tả cụ thể hơn cảnh Đèo Ngang
- Phép đảo ngữ, đối rất cân xứng đã khắc hoạ được sự ít ỏi, nhỏ nhoi của cảnh vật nơi đây, chú ý tập trung vào các từ láy gợi hình: lom khom, lác đác. Có sự xuất hiện của con người nhưng không làm bức tranh vui lên mà gợi trong lòng người lữ khách một nỗi buồn trĩu nặng.
- Những âm thanh hoang dã nơi Đèo Ngang qua phép đảo ngữ, đối, chơi chữ rất khéo léo, trang nhã của tác giả đã gợi nỗi niềm tâm sự kín đáo, da diết của tác giả: nhớ nước, thương nhà → niềm hoài cổ (học sinh phải liên hệ tới hoàn cảnh sáng tác để rõ hơn ý này).
→ Bốn câu thơ đầu tác giả thiên về tả cảnh bằng vài nét phác hoạ, chấm phá mà khá đậm nét, người đọc nhận ra tình cảm của thi nhân trong từng đường nét của cảnh vật (vì mục đích ngụ tình nên tác giả chỉ lựa chọn vài nét hoang vắng, lưa thưa, nhỏ bé của Đèo Ngang), từ câu luận, cảnh thực đã chìm xuống, nhường chỗ cho tâm cảnh. Đi liền với điều đó là sự liền mạch của cảm xúc: từ buồn man mác → Trĩu nặng → Da diết, khắc khoải. Tác giả đẫ chuẩn bị ý tình để hạ hai câu kết:
+ Hai câu kết: thâu tóm cảnh và tình mà thực chất là tình của bài thơ
- Thủ pháp đối lâp: không gian rộng lớn > < con ngưòi nhỏ bé → nỗi cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả: cách dùng từ đặc sắc “mảnh tình” → nỗi buồn như kết đọng thành hình khối trong tiếng thở dài “ta với ta” → Khao khát đuợc chứng giám và trang trải nỗi lòng của tác giả
* Cho điểm:
+ Phân tích tốt từng cặp câu thơ theo cấu trúc, kết hợp giữa nội dung và nghệ thuật (mỗi cặp câu cho 3,0 điểm)
+ Tổng: 4 cặp câu × 3,0 điểm = 12,0 điểm
+ Mở bài: 1,0 điểm
+ Kết bài:1,0 điểm
+ Chữ viết sạch đẹp, bố cục cân đối, kết cấu chặt chẽ, liên hệ hợp lí: 1,0 điểm
(Chú ý: cần lưu ý giữa định tính và định lượng, cần xem xét mối quan hệ giữa ý và việc triển khai, sự liền mạch trong cảm nhận, cách diễn đạt…Không đếm ý cho điểm; nếu bài viết chỉ diễn xuôi bài thơ thì không cho quá 6,0 điểm).
Đề thi HSG Văn 7 - Đề 4
Câu 1 ( 5,0 điểm): Cho đoạn văn sau:
… “ Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần tuý phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ của một người dân quê Việt Nam. Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị. Làm thơ, Người thích lối ca dao vì ca dao việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười vàng….”
(Hồ Chủ Tịch - “Hình ảnh của dân tộc” của Phạm Văn Đồng)
a. Đoạn văn trên sử dụng những phép tu từ nào? tác dụng?
b. Chuyển đổi câu: “ Người khéo dùng từ ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị. ” thành câu bị động rồi rút gọn đến mức có thể mà ít làm tổn hại đến ý chính của câu.
Câu 2 ( 5,0 điểm):
Viết đoạn văn ( không quá 15 dòng) làm rõ tình cảm bà cháu trong bài thơ “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh ( Ngữ Văn 7 tập 1).
Câu 3 ( 10 điểm):
Chứng minh rằng: Ca dao luôn bồi đắp cho tuổi thơ chúng ta tỡnh yờu tha thiết đối với đất nước, quê hương .
ĐÁP ÁN
Câu 1: (5 điểm)
a. Các phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn
+ So sánh: - Ngôn ngữ của Người….như ngôn ngữ người dân…
- Ca dao là Việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười.
+ Liệt kê: - Phong độ, ngôn ngữ, tính tình
- Phong phú, ý vị
=> Tác dụng: Góp phần làm nổi bật sự giản dị của Bác trong lối sống, trong lời nói và trong bài viết của mình.
b. Chuyển thành câu bị động
- Tục ngữ, nói ví, châm biếm kín đáo và thú vị ….được Người hay sử dụng trong lời ăn tiếng nói của mình.
- Rút gọn: Lời nói của Người đậm chất dân gian
Câu 2: (5 điểm)
* Yêu cầu: - Hình thức không quá 15 dòng
- Nội dung: Đảm bảo làm rõ tình bà cháu được thể hiện qua nỗi nhớ của cháu về bà.
+ Nhớ lời trách mắng suồng sã, thân yêu của bà.
+ Nhớ hình ảnh bàn tay già nua nhăn nheo của bà chắt chiu soi trứng cho gà ấp.
+ Nhớ khuôn mặt và đôi mắt đục mờ của bà nhìn trời mà lo cho đàn gà- mong trời đừng rét để bán gà may quần áo mới cho cháu.
+ Tình bà cháu làm phong phú tình yêu quê hương đất nước.
Đề thi học sinh giỏi Văn 7 - Đề 5
Thời gian làm bài: 120 phút (không tính thời gian giao đề)
Câu 1 (5 điểm): Chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:
“Trên đường hành quân xaDừng chân bên xóm nhỏTiếng gà ai nhảy ổ:“Cục... cục tác cục ta”Nghe xao động nắng trưaNghe bàn chân đỡ mỏiNghe gọi về tuổi thơ”
(Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh, SGK Ngữ Văn 7, tập I)
Câu 2 (5 điểm): Cảm nghĩ của em về khổ thơ sau:
“Việt Nam, ôi Tổ quốc thương yêu!Trong khổ đau , người đẹp hơn nhiều,Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng,Nhẫn nại nuôi con, suốt đời im lặng”.
(“Chào xuân 67” – Tố Hữu)
Câu 3 (5.0 điểm): Tục ngữ có câu: “Thương người như thể thương thân”, đó cũng chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Em hãy làm sáng tỏ vấn đề đó.
ĐÁP ÁN
Câu 1 (5 điểm):
Yêu cầu:
* Hình thức: Viết thành đoạn văn.
* Nội dung: Học sinh chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ:
Cả khổ thơ là những rung cảm ban đầu của người lính trên đường hành quân khi nghe tiếng gà trưa.
- Dòng thứ tư “Cục ... cục tác cục ta” với việc lặp âm và những dấu chấm lửng đã mô phỏng sát đúng tiếng gà làm cho chuyện kể như được lồng vào một bức tranh nổi có tiếng gà vang vọng trong không gian.
- Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho cảm giác (thấy) và điệp ngữ “nghe” lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ có tác dụng đem lại ấn tượng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và xao động lòng người.
- Trật tự đảo của kết cấu so sánh: Nghe xao động nắng trưa (nổi bật nghĩa bóng) với Nghe nắng trưa xao động (nổi bật nghĩa đen) xen vào những trật tự đảo của câu trước và câu sau, làm cho âm điệu câu thơ thay đổi, tránh được sự nhàm chán và diễn tả được sự bồi hồi, xao xuyến của tâm hồn.
Câu 2 ( 5 điểm)
* Mở bài: Giới thiệu về khổ thơ và nêu cảm nhận chung của mình (0.25 điểm)
* Thân bài:
- Khổ thơ ca ngợi Tổ quốc Việt Nam thương yêu, trải qua bao mưa bom , bão đạn, bao thăng trầm vẫn bình thản ngẩng cao đầu, đẹp một cách lạ kỳ. (1 điểm)
- Càng qua thử thách, sức sống của dân tộc càng mãnh liệt, càng tỏ ngời vẻ đẹp (0.5 điểm)
- Hình ảnh so sánh (Tổ quốc – Bà mẹ), là hình ảnh gợi cảm, giản dị mà ý nghĩa, sâu sắc. Tổ quốc cũng như là mẹ nhẫn nại, lam lũ, hy sinh, bao bọc cho các con mình, suốt đời vất vả mà vẫn bình thản ..... (1 điểm)
* Kết bài: (0.25 điểm) Cảm nghĩ chung về khổ thơ.
Câu 3 (10 điểm)
* Mở bài: (0.5 điểm)
Dẫn dắt giới thiệu được câu tục ngữ, truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta. Nêu ngắn gọn vấn đề nghị luận.
* Thân bài: Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ, điều đó thể hiện trong truyền thống của người Việt Nam. Chứng minh làm sáng tỏ vấn đề.
- Câu tục ngữ nói đến truyền thống tương thân, tương ái, giúp đỡ, bao bọc, thương yêu những con người xung quanh ta như chính bản thân mình. (0.75 điểm).
- Truyền thống quý báu đó được biểu hiện qua hành động, việc làm của nhân dân ta từ xưa đến nay ( như giúp đỡ kẻ khó, những người sa cơ, lỡ vận, đồng bào bị thiên tai .....) (2 điểm):
+ Nêu lên các việc làm cụ thể
+ Liên hệ đến các câu tục ngữ khác.
- Chính truyền thống ấy đã tạo sự đoàn kết của mội người với nhau để vượt qua những khó khăn, thử thách, tạo thành sức mạnh cộng đồng, tạo nên truyền thống tốt đẹp của dân tộc. (0.75 điểm)
- Câu tục ngữ chính là bài học làm người cho mỗi chúng ta. ngày nay chúng ta cần phát huy nhiều hơn nữa tinh thần tốt đẹp đó. (Liên hệ bản thân và mọi người xung quanh em) (0.5 điểm)
* Kết luận: (0.5 điểm)
Khẳng định vấn đề.
Đề thi học sinh giỏi Văn 7 - Đề 6
Câu 1 (5 điểm)
Chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:
“A! cuộc sống thật là đáng sốngĐời yêu tôi. Tôi lại yêu đờiTất cả cùng tôi. Tôi với muôn ngườiChỉ là một. Nên cũng là vô số!”
(“Một nhành xuân” – Tố Hữu)
Câu 2 (5 điểm): Viết đoạn văn khoảng 15 câu nói lên cảm nghĩ của em về bài ca dao sau:
Gió đưa cành trúc la đàTiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.Mịt mù khói tỏa ngàn sương,Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Câu 3 (10 điểm)
Phát biểu cảm nghĩ của em về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ trong hai bài thơ: “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh (Trong chương trình Ngữ văn 7).
ĐÁP ÁN
Câu 1 ( 5 điểm)
- Chỉ ra được biện pháp điệp ngữ : sống, đời, tôi.
- Phân tích giá trị nghệ thuật:
+ Các từ ngữ: “ cuộc sống, đời, tôi” được điệp lại hai lần để diễn tả mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa tác giả với cuộc sống.
+ Đó là sự gắn kết giữa nhà thơ với Đảng, Đất nước và Nhân dân bằng một tình yêu lớn .
Tình cảm thiết tha, yêu đời mãnh liệt, muốn cống hiến tất cả cho cuộc đời (0.5 điểm)
Câu 2 (5 điểm):
* Nội dung: nói lên cảm nghĩ của em về bài ca dao.
Cảnh sáng sớm mùa thu nơi kinh thành Thăng Long thưở trước. Mỗi câu ca dao là một cảnh đẹp được vẽ bằng hai nét chấm phá, tả ít mà gợi nhiều. Cái hồn của cảnh vật mang vẻ đẹp màu sắc cổ điển.
- Câu thứ nhất tả gió và trúc: chữ “đưa” gợi làn gió thu thổi nhè nhẹ làm đung đưa những cành trúc rậm rạp, lá sum sê đang “la đà”.
- Câu thứ hai nói về tiếng chuông đền Trấn Vũ và tiếng gà tàn canh báo sáng từ làng Thọ Xương vọng tới. lấy xa để nói gần, lấy động để tả tĩnh, nhà thơ dân gian đã thể hiện được cuộc sống êm đềm, yên vui, thanh bình nơi Kinh thành xưa.
- Câu thơ thứ ba bức tranh xương khói mùa thu: đảo ngữ “Mịt mù khói tỏa” trên ngàn sương bao la mênh mông đã làm cho cảnh vật trở nên mịt mờ huyền ảo và tĩnh lặng...
- Câu thơ thứ tư: trời sắp sáng, tiếng chày giã dó từ làng Yên Thái làm giấy vang lên dồn dập. Nhịp sống lao động sôi nổi nói lên một sức sống mạnh mẽ chốn cố đô ngày xưa. Hình ảnh “mặt gương Tây Hồ” là hình ảnh trung tâm, một tứ thơ đẹp tỏa sáng toàn bài ca dao.
- Tác giả (khuyết danh) phải là một con người tài hoa và có tâm hồn trong sáng tuyệt đẹp.
Câu 3 (10 điểm)
A- Mở bài ( 1điểm)
* Yêu cầu:
Giới thiệu cảm xúc về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ qua “Bài ca
Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh.
B- Thân bài (8 điểm)
- Trình bày những cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng và suy ngẫm của mình về cảnh sắc thiên nhiên ở bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh:
+ Đọc bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi ta như lạc vào Côn Sơn một nơi thiên nhiên đẹp đẽ, nên thơ, khoáng đạt, dịu mát, cảnh đẹp như một bức tranh sơn thuỷ hữu tình; ta như được thưởng thức âm thanh trầm bổng du dương của tiếng đàn cầm là tiếng suối chảy rì rầm, bất tận ngày đêm không ngớt. ta như được ngồi trên chiếu thảm rêu phơi trên đá, êm đềm, dịu mát. Dưới bạt ngàn rừng thông, , rừng trúc, ta tìm nơi mát mẻ ta nằm chơi, ngâm thơ nhàn nhã … Cảnh Côn Sơn thiên nhiên kì thú, nên thơ làm sao. Cảnh sắc thiên nhiên là suối, đá, thông, trúc nhưng sao ta thấy gần gũi và thân thương đến thế. Nó là tiếng đàn muôn điệu, là nơi con người gần gũi, giao hoà, là nơi con người thả hồn mình cùng những vần thơ.
+ Đến với bài thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh. ta cũng đến với đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng cảnh cũng thật đẹp tươi, thơ mộng. Ta cũng được thưởng thức cảnh đêm trăng xuân đầy sức sống. Nó cũng làm cho tâm hồn ta thư thái. Cảnh không lạnh lẽo, vắng vẻ nữa. Cảnh núi rừng ở đây không có đá, rêu, thông trúc nhưng ta được thưởng ngoạn ánh trăng mênh mang từ sông nước đến trời mây. Cảnh đêm khuya giữa núi rừng Việt Bắc mà thật thơ mộng, quyến rũ hồn người. Nhưng nổi bật trong cảnh đêm xuân thơ mộng ấy là cảnh con người - những người chiến sĩ đang toạ đàm quân sự. Thiên nhiên ở đây không chỉ làm cho con người thư thái, thảnh thơi như trong “Bài ca Côn Sơn” mà là làm đẹp cho những người chiến sĩ đang hoạt động vì dân, vì nước mà tiêu biểu là Bác Hồ. Chính vì vậy người đọc không thể quên được hình ảnh ánh trăng ngân đầy thuyền, một hình ảnh đầy chất lãng mạn càng làm cho cảnh và con người đẹp hơn.
- Trình bày những cảm xúc, liên tưởng, tượng tượng và suy ngẫm của mình về tâm hồn của các nhà thơ ở hai bài thơ này:
+ Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về tâm hồn của nhà thơ, nhà thi sĩ Nguyễn Trãi trong bài “bài ca Côn Sơn” đã chủ động đến với thiên nhiên hoà mình vào thiên nhiên và yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng đầy khí phách, bản lĩnh kiên cường, phong thái ung dung, tự tại. Ta trân trọng tâm hồn thanh cao, trong sạch, ngay thẳng, kiên cường qua cách xưng hô, giọng điệu, hành động và những hình ảnh thiên nhiên.
+ Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về tâm hồn của nhà thơ, nhà chiến sĩ Hồ Chí Minh trong bài “ Rằm tháng giêng”: Cảm mến trước tâm hồn nhạy cảm yêu cảnh thiên nhiên, tâm hồn nghệ sĩ, yêu vẻ đẹp đầy chất quyến rũ của đêm trăng sông nước nơi chiến khu. Với tình yêu ấy, nhà thơ đã thổi hồn vào cảnh khuya của núi rừng Việt Bắc, làm cho nó hiện lên thật gần gũi, sống động, thân thương. Đó cũng chính là lòng yêu quê hương, đất nước tha thiết, nó thể hiện chất nghệ sĩ của tâm hồn Hồ Chí Minh. Nhưng cái đẹp trong tâm hồn Người không phải chỉ là tâm hồn thanh cao, trong sạch của một ẩn sĩ với thú lâm tuyền như Nguyễn Trãi mà càng say mê yêu mến cảnh Việt Bắc bao nhiêu thì Người càng lo lắng việc quân sự, sự nghiệp kháng chiến bấy nhiêu. Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác thể hiện sự hài hoà giữa tâm hồn nghệ sĩ và người chiến sĩ. ánh trăng ngân đầy thuyền như ngân lên tình yêu quê hương, đất nước của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh.
C- Kết bài (1 điểm): Nhấn mạnh lại cảm xúc và suy ngẫm của mình về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ.
Bộ đề thi học sinh giỏi Văn 7 có đáp án kèm theo giúp các bạn đạt được kết quả thi học sinh giỏi môn Ngữ văn tốt nhất.
TOP 55 Đề thi HSG Văn lớp 7 chính là bộ đề bồi dưỡng học sinh giỏi qua các kì thi chuyên đề lí luận văn học. Đây là tài liệu tham khảo văn học để đáp ứng nhu cầu của các em cũng như giáo viên trong việc bồi dưỡng học sinh khá, giỏi môn ngữ văn 7 và các bạn có nhu cầu được tiếp xúc, rèn luyện với những dạng đề thi cơ bản và nâng cao trong các kì thi học sinh giỏi cấp quận, huyện, thành phố. Vậy sau đây là TOP 55 Đề thi học sinh giỏi Văn 7 mời các bạn cùng đón đọc nhé.
Đề thi học sinh giỏi Văn 7 - Đề 7
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
(1)Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. (2)Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa.(3) Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. (4) Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói, "Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn". (5) Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. (6) Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. (7) Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. (8) Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực.
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
Câu 2: Xác định chủ đề chính của đoạn trích?
Câu 3: Tại sao tác giả lại nói: … “thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống”…
Câu 4: Em hiểu như thế nào về lời khuyên: “Hãy thất bại một cách tích cực”
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: Người thành công luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn. Kẻ thất bại luôn thấy khó khăn trong mọi cơ hội.
Câu 2: (10.0 điểm)
Khi đánh giá về thơ Xuân Quỳnh, có người đã nhận định:
“Xuân Quỳnh khai thác cảm xúc từ những điều gần gũi, bình dị, những kỷ niệm của chính mình để từ đó góp phần vào tình cản chung của thời đại.”
Bằng cảm nhận qua bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh ( Ngữ văn 7, tập I), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM
CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM | |
I | ĐỌC HIỂU | 6.0 | |
1 | Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận | 1.0 | |
2 | Xác định chủ đề chính của đoạn trích? Chủ đề chính của đoạn trích là nói về sự tất yếu của thành công và thất bại trong cuộc sống của con người. | 1.0 | |
3 | Tại sao tác giả lại nói: … “thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống” +“Lẽ tự nhiên” hay “phần tất yếu” tức là điều khách quan, ngoài ý muốn con người và con người không thể thay đổi. + Bởi vì trong cuộc sống không ai là không gặp thất bại. Có người thấy bại nhiều, thấy bại lớn. Có người thất bại ít, thất bại nhỏ. Vì đó là điều tất yếu nên ta đừng thất vọng và chán nản. Hãy dũng cảm đối mặt và vượt qua. | 2.0 | |
4 | Em hiểu như thế nào về lời khuyên: “Hãy thất bại một cách tích cực” Thất bại một cách tích cực được hiểu theo những ý nghĩa sau: + nghĩa là thất bại nhưng không bi quan, chán nản + nghĩa là thất bại nhưng hiểu được nguyên nhân vì sao mình thất bại + thất bại nhưng biết tự mình đứng lên, rút ra bài học và tiếp tục hành động. | 2.0 | |
II | TẠO LẬP VĂN BẢN | 14.0 | |
1 | * Yêu cầu về kĩ năng - Biết làm một bài văn nghị luận xã hội: Hệ thống luận điểm rõ ràng,chặt chẽ, hành văn trong sáng giàu cảm xúc hình ảnh. - Biết kết hợp các thao tác lập luận, bố cục chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. | 1 | |
* Yêu cầu về kiến thức. 1. Giải thích: Người thành công là người đạt được mục đích mà mình đặt ra sau một quá trình nỗ lực, cố gắng. Kẻ thất bại là người không thực hiện được những mong muốn, dự định đã đặt ra. Cơ hội: hoàn cảnh thuận tiện gặp được để làm việc gì mình mong ước. Về thực chất, câu nói khẳng định sự thành bại của mỗi người phụ thuộc vào cách người ấy đón nhận và xử thế trước những vấn đề của đời sống. 2. Bình luận - Thành và bại luôn song hành như một thực thể khách quan. Không ai không từng gặp thất bại, ngay cả những người thành công. (dẫn chứng) - Sự thành bại của mỗi người không chỉ phụ thuộc vào tài năng hay cơ hội mà còn ở thái độ của người đó trước những khó khăn trong cuộc sống: + Với những người giàu nghị lực, mỗi khó khăn là cơ hội để tích lũy kinh nghiệm, kiểm chứng năng lực của bản thân. Và như thế, họ sẽ luôn tìm thấy cơ hội trong mỗi khó khăn để thành công. + Với những người bi quan, lười biếng khi gặp khó khăn thử thách vội chán nản, tự tìm thấy lí do để thoái thác công việc, từ bỏ ước mơ. Không vượt qua khó khăn càng khiến họ mất hết niềm tin để rồi chỉ thấy khó khăn trong mọi cơ hội. Và chắc chắn họ sẽ luôn thất bại. Cuộc sống rất khắc nghiệt nhưng luôn ẩn giấu nhiều cơ hội mà mọi người cần nắm bắt. Sự thành bại ở một giai đoạn không có ý nghĩa trong suốt cả cuộc đời. Mọi người cần có cách ứng xử trước mọi thành bại để đạt được những điều mình mong ước. Thành công chỉ có được sau quá trình học tập, tích lũy, nỗ lực, rèn luyện lâu dài Phê phán thái độ sống hèn nhát, lười biếng, dễ gục ngã, mất niềm tin sau những lần thất bại. 3. Dẫn chứng - Lấy dẫn chứng một số nhà khoa học như acximet hàng trăm lần thất bại, Nhiều nhà kinh tế thành công cũng trải qua không biết bao lần thất bại. - Để đi được bằng hai chân, để đạp được xe…ai cũng đã từng thất bại… 4. Bài học nhận thức và hành động - Cần phải có niềm tin, nghị lực lớn để vượt qua những thử thách khó khăn trong cuộc sống, để luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn. - Không ngại đối mặt với khó khăn. Coi khó khăn, thử thách như một phần tất yếu của cuộc sống. - Luôn hành động mạnh mẽ, quyết đoán để khắc phục khó khăn… 5. Mở rộng - Cuộc sống vẫn sẽ còn thất bài và thành công, tuy nhiên đừng gục ngã trước thất bài, đừng tự mãn trước thành công. Tuy nhiên xung quanh ta vẫn còn biết bao nhiêu người đã gục ngã dù thật bại chỉ mới bắt đầu và thành công chỉ mới chớm nở. Đó là biểu hiện của sự kiện về ý chí, đầu hàng, gục ngã. | 3 | ||
2 | 1. Yêu cầu về kỹ năng trình bày: Đảm bảo một bài văn có bố cục rõ ràng, sắp xếp ý hợp lý, hành văn trôi chảy, mạch lạc, văn viết giầu cảm xúc, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, ít sai lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt. | 1 | |
2.Yêu cầu về nội dung: a.Mở bài: Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần suy nghĩ. b. Thân bài: Giải thích, bàn luận, chứng minh vấn đề gồm các ý sau: - Giải thích: + Những điều gần gũi, bình dị của chính mình đó chính là những kỉ niệm riêng của bản thân nhà thơ về tuổi thơ sống bên bà thấm đượm tình bà cháu. + Tình cảm chung của thời đại: tình cảm gia đình, quê hương, tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, dân tộc trong những năm kháng chiến chống Mĩ. - Bàn luận, chứng minh vấn đề: + Những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà của tác giả biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một em nhỏ, tình cảm trân trọng, yêu quý và biết ơn đối với bà của đứa cháu.(dẫn chứng về kỉ niệm, niềm vui và mong ước tuổi thơ sống bên bà) +Trong dòng kỉ niệm tuổi thơ in đậm nét hình ảnh người bà và tình bà cháu sâu nặng, thắm thiết. Bà tần tảo, chắt chiu trong cảnh nghèo. ( phân tích những từ ngữ, hình ảnh “tay bà khum soi trứng, dành từng quả chắt chiu”,“Bà lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối”). Dành trọn tình yêu thương chăm lo cho cháu (dành dụm chi chút để cuối năm bán gà, may cho cháu quần áo mới). Bảo ban nhắc nhở cháu ngay cả khi có trách mắng thì cũng là vì tình yêu thương cháu. +Từ những kỉ niệm tuổi thơ thấm đẫm tình bà cháu, cảm hứng thơ mở rộng hướng tới tình yêu đất nước, nhắc nhở, giục giã những người chiến sĩ trong đó có nhà thơ Xuân Quỳnh – chắc tay súng chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ gia đình, làng xóm quê hương. “Tiếng gà trưa” trở thành tiếng nói của quê hương, của những người ruột thịt, của cả dân tộc và đất nước ta lúc bấy giờ, mang hơi thở những tình cảm chung của thời đại. c. Kết bài: Đánh giá khái quát. Xuân Quỳnh viết về những điều bình dị, gần gũi trong đời sống thường nhật trong gia đình để thể hiện những suy ngẫm sâu sắc, những cảm xúc thật cao đẹp. Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm của tuổi thơ thơ mộng và tình bà cháu đậm đà thắm thiết để góp phần làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước, nhắc nhở chúng ta tinh thần trách nhiệm đối với đất nước. | 9 1 7 1 |
Đề thi học sinh giỏi Văn 7 - Đề 8
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
Khi nói về sống tử tế, giáo sư Đặng Cảnh Khang đã kể câu chuyện sau:
Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng ra mặt, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười.
(Báo Gia đình và xã hội – Xuân Đinh Dậu 2017, trang 16)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong câu chuyện trên.
Câu 2: Câu “xe chạy” là câu đơn hay câu đặc biệt?
Câu 3: Tại sao cô gái không trực tiếp đưa tiền cho ông già mà phải lặng lẽ nhét vào túi quần?
Câu 4: Câu chuyện gợi cho em cảm xúc gì?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm)
Câu 1: (4.0 điểm)
Ngạn ngữ Hi Lạp có câu: “ Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào.
Em hiểu ý nghĩa trên như thế nào? Hãy nói rõ quan niệm của em về vấn đề này.
Câu 2. (10.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay”, Phạm Duy Tốn đã xây dựng thành công hai bức tranh đời tương phản. Em hãy làm sáng tỏ.
HƯỚNG DẪN CHẤM
CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM |
I | ĐỌC HIỂU | 6.0 |
1 | Phương thức biểu đạt chính trong câu chuyện trên :Tự sự | 1.0 |
2 | Câu “xe chạy” là câu đơn | 1.0 |
3 | Cô gái không trực tiếp đưa tiền cho ông già mà phải lặng lẽ nhét vào túi quần vì cô gái tôn trọng và muốn giữ thể diện cho ông già | 2.0 |
4 | Câu chuyện gợi lòng xúc động trước việc làm của cô gái. Việc là tuy nhỏ nhưng thể hiện ý nghĩa lớn. Đó là lòng cảm thông chia sẻ, là cách sống nhân văn, sống đẹp | 2.0 |
II | TẠO LẬP VĂN BẢN | 14.0 |
1 | Về hình thức: - Bố cục bài viết rõ ràng, kết cấu mạch lạc, ngắn gọn. - Văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt… | 1 |
Về nội dung: Thí sinh có thể viết bài theo nhiều cách, dưới đây là những gợi ý định hướng chấm bài. Trong lịch sử phát triển của thế giới suốt mấy ngàn năm qua, ở bất cứ quốc gia nào, dân tộc nào cũng có những tài năng xuất chúng, những học giả uyên bác đã cống hiến cho đời nhiều điều đem lại lợi ích lớn lao, làm thay đổi cơ bản cuộc sống vật chất và tinh thần của xã hội loài người. Đó là kết quả của quá trình rèn luyện và không ngừng học tập vì thế ngạn ngữ Hy Lạp có câu "Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào". Giải thích học vấn là gì? Học vấn thường được hiểu là trình độ hiểu biết của người có học. Trình độ hiểu biết này được nâng cao dần dần qua từng cấp và quá trình tự học kéo dài suốt cả cuộc đời. Học vấn của một con người không chỉ hạn chế trong một lĩnh vực nào đó mà có thể mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác nhau. Học vấn đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người. Ông cha ta xưa cũng đã từng giáo huấn con cháu: Bộ lông làm đẹp con công, Học vấn làm đẹp con người , nhân bất học bất tri lí Học vấn có vai trò quan trọng ra sao trong đời sống con người? Học học vấn, con người mới có điều kiện làm chủ thiên nhiên , xã hội, nhất là làm chủ vận mệnh của mình. Trên cơ sở ấy, đời sống vật chất và tinh thần mới được nâng cao. Học vấn cần thiết đối với mỗi con người như vậy, nhưng con người đến với học vấn quả là gian nan, vất vả. Việc tích lũy và nâng cao tri thức không phải là chuyện ngày một ngày hai mà là chuyện cả đời người. Con đường học tập là con đường gian nan, khổ ải nhưng cuối con đường là ánh sáng, là tương lai.: Bể học không bờ (Khổng tử); Học, học nữa, học mãi (Lê-nin). Muốn có học vấn, chúng ta phải có ý chí và nghị lực phấn đấu rất cao. Hãy nhìn con kiến tha mồi, con ong làm mật. Việc tích lũy kiến thức của con người giống như Kiến tha lâu cũng đầy tổ (tục ngữ). Nếu cố gắng học hành thì đến một ngày nào đó, chúng ta có được một trình độ học vấn vững vàng, phong phú. (Lí lẽ, lập luận bằng cách so sánh) Thực tế lịch sử cho thấy những người nổi tiếng, uyên bác đều trải qua quá trình học tập, nghiên cứu lâu dài, lao tâm khổ trí; phải nếm trải không ít vị đắng cay của thất bại; thậm trí cả sự nguy hiểm đối với mạng sống của mình. Nhưng với lòng đam mê hiểu biết và khát vọng chinh phục, họ đã vượt qua tất cả để đi đến thành công. Trong quá trình tích lũy, nâng cao học vấn, chúng ta thấy rất ít người có đầy đủ điều kiện học tập mà phần lớn là gặp khó khăn. Khó khăn khách quan như thiếu tài liệu , như bài giảng khó hiểu, bài tập khó hay những vấn đề phức tạp trong quá trình học tập và nghiên cứu... Bên cạnh đó là những khó khăn chủ quan như gia đình nghèo túng, bản thân phải vừa học vừa làm thêm để kiếm sống... Tất cả những cái đó ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình học tập của mỗi người, đòi hỏi chúng ta phải biết vượt lên để đi tới đích. - Mở rộng, phản đề. Liên hệ bản thân: Việc học hành vô cùng quan trọng. Nó chi phối và có tác dụng quyết định đến cả đời người. Những đắng cay trên bước đường nâng cao học vấn giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách và biết quý trọng hơn những hoa quả ngọt ngào mà học vấn mang lại cho cuộc sống. Tiếc rằng trong cuộc sống chúng ta vẫn còn nhiều bạn trẻ chưa nhận thức đúng đắn vai trò của học vấn, thái độ thơ ơ trước việc học, thậm chí ỉ vào cha mẹ…thái độ đó chúng ta không những không học tập mà còn phải phê phán. Bản thân khi đang ngồi trên ghế nhà trường, mỗi người chúng ta cần nhận thức đúng vai trò của việc học đồng thời không ngừng tu dưỡng, rèn luyện để trau dồi kiến thức, chuyên môn góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước như Bác đã từng mong ước. Phải biết vượt qua khó khăn thử thách bởi vì trên con đường chinh phục đỉnh cao trí tuệ nhân loại, mỗi người phải đối mắt với muôn vàn khó khăn, nếu không lường trướdc được chúng ta dễ bị gục ngã. Ý nghĩa của câu ngạn ngữ Hy Lạp: Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào đã trở thành chân lí trong mọi thời đại, nhất là trong thời đại hiện nay - nền kinh tế tri thức đang là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Vì thế mỗi người cần nhận thức rằng: vẻ đẹp của nhan sắc dù lộng lẫy đến mấy cũng tàn phai theo thời gian nhưng vẻ đẹp trí tuệ, tâm hồn thì luôn thách thức với thời gian. Và ngân ngữ phương Đông có câu: “người không học như ngọc không mài”. | 3 | |
2 | Yêu cầu chung: - Bài viết có bố cục chặt chẽ, đủ ba phần; dẫn chứng chính xác; văn viết trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt; trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng. - Học sinh biết lựa chọn bài ca dao phù hợp. | 1 |
Yêu cầu về nội dung. a. Mở bài: Phạm Duy Tốn là một trong những người có công đầu trong sự hình thành và phát triển thể loại truyện ngắn và nền văn xuôi Việt Nam hiện đại nước ta. Truyện ngắn của ông thường thiên về phản ánh xã hội theo cảm hứng hiện thực chủ nghĩa. Trong số đó, phải kể đến tác phẩm “Sống chết mặc bay”. Trong tác phẩm này, tác giả đã xây dựng hai bức tranh đời đối lập, tương phản gay gắt, khiến người đọc phải suy ngẫm. b. Thân bài: Luận điểm 1: Trước hết đó là sự đối lập giữa địa thế quan ở với thế đê bảo vệ dân làng. + Người dân phải đối diện với thế đê vô cùng nguy khốn: Nước sông Nhị Hà lên to quá, khúc đê làng X, phủ ích xem chừng núng thế lắm, vài ban đoạn nước đã thấm vào tận ruộng. Con đê đang đứng trước nguy cơ bị vỡ, sinh mạng của hàng ngàn người dân đang bị đe dọa nghiêm trọng. + Cảnh quan trong đình, nơi địa thế cao, vững chãi, đê vỡ cũng không sao Luận điểm 2: Bức tranh đối lập còn thể hiện giữa người dân hoảng loạn, kiệt sức trong mưa gió, bùn ngập với tên quan phủ thì lo ăn chơi xa hoa, vô trách nhiệm. - Người dân hoảng loạn, kiệt sức trong mưa gió, bùn ngập , tình thế hết sức hiểm nghèo. + Truyện ngắn được mở đầu với thời gian ”Gần một giờ đêm”. Đó là thời gian khuya khắt, khi mà bình thường mọi người đang ngủ say. Xác định thời gian ấy, nhà văn muốn nói: , cuộc hộ đê đã kéo dài suốt cả ngày, đến tối, tới tận đêm khuya mà chưa được nghỉ ngơi. Họ đã vô cùng mệt mỏi, đuối sức vì đói rét quần quật kéo dài + Trong khi đó: “Trên trời thời mưa vẫn tầm tã trút xuống. Dưới sông nước cứ cuồn cuộn bốc lên”. Thiên nhiên mỗi lúc một giữ dằn bạo liệt. Mưa càng lúc càng to dai dẳng giữ dội. Trời nước mênh mông đồng nghĩa với thế đê suy yếu nghiêm trọng. Tác giả thốt lên như tai hoạ của chính mình: “Lo thay! Nguy Thay! Khúc đê này hỏng mất ”. Nỗi lo lắng không sao dồn nén nổi, tác giả đã kêu lên một cách đau đớn. Bởi đê có làm sao thì người dân nơi đây cũng không còn đường sống. Hàng ngàn sinh mệnh đồng bào huyết mạch đang hoàn toàn phụ thuộc vào khúc đê này. + Trước tình thế hiểm nghèo của con đê, “Dân phu kể hàng trăm nghìn người … bì bõm dưới bùn lầy …”. Giọng văn: gấp gáp, những câu văn ngắn nghe ngắn gọn như những bản tin thời tiết nhưng dồn dập đã thể hiện tất cả sự khẩn cấp, nguy cấp của con đê và bao lo âu, hốt hoảng của dân phu hộ đê. Nghệ thuật liệt kê kết hợp với từ ngữ giàu sức gợi cho thấy dân chúng đã huy động hết sức người, sức của để hộ đê, hàng trăm, nghìn người đem thân hèn yếu chống chọi với đê, không ai lùi bước. Những động từ, tính từ dồn dập nối nhau kết hợp với thủ pháp so sánh: “người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột” đã dựng lên trước mắt cảnh tượng hối hả, chèo chống, người người kiệt sức trong đói rét, mưa gió. Đó chính là tình cảnh khốn khổ, khốn cùng, vô cùng thảm hại của người dân quê. Tác giả như đang đứng trong từng cảnh ngộ của từng người dân, thấm thía bao nỗi vất vả mà họ phải chịu đựng “xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi”, thấu hiểu trạng thái tinh thần lo lắng đến cực độ của từng người dân trong hoàn cảnh ấy “trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ”. Bao đời nay, cảnh lũ lụt, đê vỡ đã trở thành nỗi đe dọa khủng khiếp đối với người dân quê. Bằng ngòi bút nhân đạo thắm thiết, bằng niềm cảm thương sâu sắc, tác giả đã ghi lại một cách chân thực, xúc động nhất hình ảnh dân phu hộ đê trong một tình việc giúp dân hộ đê. - Còn tên quan phủ cùng bè lũ quan lại thì ăn chơi xa hoa, không mảy may nghĩ đến trách nhiệm của mình. + Nghệ thuật liệt kê được sử dụng tài tình qua hàng loạt chi tiết “Trên sập, một người quan phụ mẫu uy nghi, trẫm chệ ngồi”. Quanh ngài bao bọc đủ thứ xa hoa đắt tiền: Bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi hình chữ nhật, trầu vàng, cau đậu, rẽ tía…Xung quanh có kẻ hầu người hạ, nào lính lệ hầu quạt, hầu điếu đóm, nào người nhà quỳ gãi, bốn góc có bốn kẻ hầu bài. Đoạn văn tả thực sắc sảo đã thể hiện được thái độ tố cáo gay gắt của tác giả đối với tên quan phụ mẫu đầy quyền uy, hưởng thụ vật chất xa hoa, không mảy may nghĩ đến trách nhiệm của mình. + Đặc biệt hắn còn là một kẻ đam mê cờ bạc một cách quá đáng, thờ ơ trước sinh mệnh của bao nhiêu người dân đang bị đe dọa. Những lời bình thật thấm thía “Thật là tôn kính xứng đáng là một vị phúc tinh”. Những lời mỉa mai châm biếm thật sâu cay “Ngài mà còn giở cán bài, …ngài cũng thây bộ” “Ôi trăm hai mươi lá bài…mà quan mê đến thế”. Bằng ngòi bút trào phúng sắc sảo kết hợp với những từ ngữ biểu cảm trực tiếp, tác giả đã bày tỏ niềm căm giận tột độ đối với những kẻ nhân danh cha mẹ dân, vô trách nhiệm qua đáng, coi mạng sống của người dân như cỏ rác. + Thỉnh thoảng có người nhắc khẽ: “Bẩm qua, dễ có khi đê vỡ” thì hắn gắt: “Mặc kệ”. Đây là câu nói đầu tiên của quan về việc hộ đê, mặc dù lúc này đây quan là người có thẩm quyền cao nhất và chịu trách nhiệm chính. Câu nói ấy đã lột trần bản chất của quan: vô trách nhiệm, táng tận lương tâm, sống chết mặc bay, tàn nhẫn, độc ác, không mảy may một chút tình người. Luận điểm 3: Bức tranh đối lập còn thể hiện cảnh lầm than của nhân dân lâm khi đê vỡ còn tên quan phủ thì ở cực điểm của sự sung sướng, hả hê. - Nỗi đau đó được dồn nén trong giọng văn miêu tả gián tiếp tai hoạ khủng khiếp “Bỗng một tiếng kêu vang trời dậy đất”, những giọng văn miêu tả âm thanh kinh hãi: tiếng người kêu cứu rầm rì, thảm thiết vang lên trong đêm, “Tiếng ào ào như thác chảy xiết, tiếng gà chó trâu bò kêu vang tứ phía”. Nỗi đau thương vỡ ào trên trang sách “Khắp nơi nước trâu lênh láng...tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết”. Một cảnh tượng hãi hùng, nước cuốn trôi nhà cửa, ruộng vườn cùng hàng ngàn sinh mạng người dân. Giọng văn đau đớn thắt nghẹn, lời văn biểu cảm trực tiếp. Đó tột cùng của niềm đau khi tác giả phải chứng kiến thảm cảnh này. - Khi bên ngoài có tiếng kêu vang trời dậy đất, những ngườii trong đình mặc dù vô trách nhiệm nhưng vẫn còn chút sợ sệt, nghĩa là họ còn có chút lương tâm. Còn tên qua phủ thì điềm nhiên ngả ra những quân bài. Thật là độc ác, lạnh lùng, vô lương tâm. - Giữa lúc ấy quan đang sung sướng cực độ trước ván bài “Ù! Thông tôm …chi chi nảy”. Trong khi bên ngoài đang xảy ra thảm cảnh đê vỡ, tộ cùng của nỗi đau thương, thì bên trong tên quan phủ vỗ tay cười nói, kêu to “ù! Thông tôm…chi chi nảy”. Đó chính là đỉnh điểm của thái độ bất lương, bộc lộ bản chất thú tính của quan, mất hết nhân tính, nhân tình lòng lang dạ thú. ở đây, tác giả không có một lời bình nào dành cho hắn, từ sự việc và lời nói là lời tố cáo danh thép nhất hơn bất kì một lời văn biểu cảm này. c. Kết bài: Đánh giá khái quát: Qua việc sử dụng hai nghệ thật trên, tác giả thể hiện sự đồng cảm sâu sắc trước nỗi khổ cực, lầm than của nhân dân; vạch trần, lên án tố cáo sự thờ ơ, vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời, đặc biệt là tên quan phủ lòng lang dạ thú. Đó là biểu hiện sâu sắc của tinh thần nhân đạo trong tác phẩm này. | 1 2.5 2.5 2.0 1.0 |
Đề thi học sinh giỏi Văn 7 - Đề 9
Câu 1 (5 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn văn sau :
“Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người ! Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”
(Cây tre Việt Nam – Thép Mới)
Câu 2: ( 5 điểm).
Hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ sau:
"Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãiCon là trái xanh mùa gieo vãiMẹ nâng niu. Nhưng giặc đến nhàNắng đã chiều... vẫn muốn hắt tia xa!"
("Mẹ" - Phạm Ngọc Cảnh).
Câu 3 ( 10 điểm )
Suy nghĩ của em về hình ảnh người bà trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.
ĐÁP ÁN
Câu 1 : (5 điểm)
+ Chỉ ra : đoạn văn sử dụng phép tu từ
- Điệp ngữ : “ tre”( 7 lần), “ giữ” ( 4 lần ), anh hùng( 2 lần)
- Nhân hoá : Tre chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa, hi sinh, anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu.
+ Tác dụng : Tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh công dụng của cây tre.
- Cây tre trở thành vũ khí đắc lực, có mặt khắp nơi, xông pha tung hoành trong khói lửa: “ Chống lại sắt thép quân thù”, “ xung phong vào xe tăng đại bác”, “giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”.
- Tre mang tầm vóc dũng sĩ, xả thân để bảo vệ quê hơng, đất nước “ Giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con ngời”.
- Trong lao động sản xuất, trong chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc, tre mang bao phẩm chất cao quý của con người Việt Nam.Tre sừng sững như một tượng đài được tôn vinh và ngưỡng mộ “ Tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu”.
> Tre là biểu tượng tuyệt đẹp về đất nước và con người Việt nam anh hùng, về người nông dân cần cù, dũng cảm, giàu tình yêu quê hương, đất nước.
Câu 2: (5 điểm).
- Cần nêu và phân tích được cái hay, cái đẹp về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ:
+ So sánh: "con" được so sánh với "lửa ấm", với "trái xanh" -> Sự quan trọng, cần thiết của đứa con trong cuộc đời người mẹ, đứa con chính là tất cả cuộc sống của mẹ.
+ ẩn dụ: "Nắng đã chiều": Hình ảnh bà mẹ tuổi cao sức yếu.
"vẫn muốn hắt tia xa": Tấm lòng vì nước vì dân của bà mẹ: động viên con trai lên đường đánh giặc.
+ Cách sử dụng từ "nhưng" kết hợp với dấu chấm ngắt câu giữa dòng thơ thứ ba --> tách hai ý của đoạn thơ
- Con là "lửa ấm", là "trái xanh', là cuộc sống của mẹ,... mà mẹ luôn nâng niu gìn giữ.
- Nhưng khi giặc Mĩ xâm lược đất nước ta, tuy tuổi đã già sức đã yếu, mẹ vẫn muốn đóng góp một phần sức lực cho cuộc chiến đấu bảo vệ dân tộc bằng cách động viên con trai ra trận.
=> Lòng yêu nước, sự hi sinh lớn lao của mẹ.
=> Ca ngợi các bà mẹ Việt Nam hết lòng hi sinh vì Tổ quốc.
Câu 3: (10 điểm)
a. Mở bài :
+ Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ “Tiếng gà trưa”( Hoặc đi từ đề tài viết về bà ).
+ Nêu khái quát cảm xúc về bà : Yêu mến người bà có nhiều phẩm chất tốt đẹp .
b. Thân bài :
* Trân trọng người bà tần tảo, chắt chiu, chịu thương chịu khó trong khó khăn để bảo tồn sự sống :
+ Bà nhặt nhạnh từng quả trứng hồng để xây dựng cho cuộc sống gia đình no đủ trong cần kiệm.
+ Tay bà khum khum soi trứng với tấm lòng chi chút, nâng đỡ từng sự sống nhỏ nhoi trong từng quả trứng.
“ Tay bà khum soi trứngDành từng quả chắt chiuCho con gà mái ấp”
* Yêu mến người bà gần gũi, gắn bó và yêu thương cháu tha thiết
+ Bà bảo ban nhắc nhở cháu, ngay cả khi có mắng yêu cháu khi cháu nhìn trộm gà đẻ cũng là vì thương cháu “
“Có tiếng bà vẫn mắngGà đẻ mà mày nhìnRồi sau này lang mặt !”
+ Bà dành trọn vẹn tình thương yêu để chăm lo cho cháu :
- Bà dành dụm, chi chút chăm sóc, nâng đỡ từng quả trứng, từng chú gà con như chắt chiu, nâng đỡ những ước mơ hạnh phúc đơn sơ nhỏ bé của đứa cháu yêu :
- Bà hi vọng cháu có niềm vui khi mùa xuân đến qua một quá trình lâu dài : Từ lúc soi trứng cho gà ấp, nuôi gà lớn, chăm sóc khi mùa đông đến, bán lấy tiền mua quần áo mới:
“Cứ hàng năm hàng nămKhi gió mùa đông tớiBà lo đàn gà toiMong trời đừng sơng muốiĐể cuối năm bán gàCháu được quần áo mới”
* Khâm phục người bà giàu đức hi sinh vì con cháu vì đất nước.
+ Bà không dành cho mình điều gì.
c. Kết bài :
+ Khẳng định lại cảm nghĩ: bà hiện lên có nhiều phẩm chất tốt đẹp : Tần tảo, chịu thương, chịu khó, giàu tình thương yêu, đức hi sinh. Bà là tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam.
+ Liên hệ: trân trọng, biết ơn những người bà…
Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn 7 - Đề 10
Câu 1: (5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
…“ Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa xanh…”
Đoàn Giỏi
a. Xác định thành phần trạng ngữ có trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của nó?
b. Tìm câu chủ động có trong đoạn văn và chuyển đổi thành câu bị động?
Câu 2: (5 điểm)
Cho đoạn thơ sau:
Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra điCho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn BácKhi bờ bãi dần lui làng xóm khuấtBốn phía nhìn không bóng một hàng treĐêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủSóng dưới thân tàu đâu phải sóng quê hươngTrời từ đây chẳng xanh màu xứ sởXa nước rồi, càng hiểu nước đau thương…
Chế Lan Viên- Người đi tìm hình của nước
a. Theo em đoạn thơ trên đã viết về sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Bác Hồ kính yêu? Lúc đó Bác có tên là gì?
b. Trong đoạn thơ có 3 từ đồng nghĩa. Hãy chỉ ra 3 từ đó? Có thể dùng 1 từ được không? Vì sao tác giả lại sử dụng như vậy?
c. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên?
Câu 3 ( 10 điểm).
Nói về lòng yêu nước, nhà văn I. Ê-ren-bua có câu nói nổi tiếng:
"Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc."
Em hiểu câu nói trên như thế nào? Hãy phát biểu những suy nghĩ của em về quê hương đất nước.
ĐÁP ÁN
Câu 1: ( 5 điểm)
a. Thành phần trạng ngữ có trong đoạn văn : Trên gốc cây mục -> Chỉ nơi chốn.
b. Tìm câu chủ động trong đoạn văn trên chuyển đổi thành câu bị động là.
- Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất
-> Hoa tràm được nắng bốc hương thơm ngây ngất.
- Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng.
-> Mùi hương ngọt được gió đã lan xa, phảng phất khắp rừng.
Câu 2: ( 5 điểm)
a. Đoạn thơ trên đã viết về sự kiện Bác xuống tàu của Pháp tại bến Nhà Rồng đi tìm đường cứu nước. Lúc đó Bác có tên là: anh Ba.
b. Trong đoạn thơ có 3 từ đồng nghĩa: quê hương, xứ sở, nước
- Không thể dùng 1 trong số 3 từ đó được vì:
+ Nước: Chỉ sắc thái tình cảm giản dị, bình thường
+ Quê hương: gần gũi, thân mật
+ Xứ sở: đối với một mảnh đất mình đã cách xa.
c. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
Câu 3: ( 10 điểm).
a. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề: Truyền thống yêu nước của dân tộc.
- Nêu vấn đề:
+ Lòng yêu nước được hình thành từ những biểu hiện cụ thể hàng ngày.
+ Trích câu nói của nhà văn I. Ê-ren-bua.
b. Thân bài:
* Giải thích câu nói của nhà văn I. Ê-ren-bua:
- Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng, nhưng nó được thể hiện qua những việc làm cụ thể, bình thường hàng ngày. Câu nói của I. Ê-ren-bua đã diễn tả tình yêu tổ quốc một cách đơn giản, sinh động và dễ hiểu bằng hình ảnh so sánh: "Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc" cũng giống như "dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển".
- Tại sao I. Ê-ren-bua có thể nói như vậy?
+ Mỗi con người sinh ra, lớn lên đều gắn bó với một ngôi nhà, một ngõ xóm, một đường phố hay một làng quê, với những người thân thiết như cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè,...
+ Chính đời sống thân thuộc, bình thường ấy làm nên tình yêu mến của con người đối với quê hương.
+ Tình yêu Tổ quốc được bắt đầu từ chính tình yêu những điều nhỏ bé, đơn sơ, giản dị ấy.
* Những suy nghĩ của bản thân về quê hương đất nước:
- Đất nước Việt Nam còn nghèo nàn, lạc hậu, nhưng không vì vậy mà chúng ta không yêu Tổ quốc.
- Suốt mấy chục năm xây dựng CNXH, chúng ta đa thu được những thành tựu đáng kể nhưng cuộc sống người dân vẫn còn nhiều thiếu thốn. Vì vậy, mỗi người cần cố gắng góp sức mình để xây dựng đất nước giàu mạnh.
- Nước ta đang trong thời kì hội nhập và phát triển, nên người dân Việt Nam cần phát huy tinh thần yêu nước, tự hào, tin tưởng và quyết tâm đưa đất nước vững bước đi lên....
*. Cách thể hiện lòng yêu nước của thế hệ học sinh:
- Yêu nước nghĩa là yêu thương những người thân thuộc nhất, như: ông bà, cha mẹ, thầy cô, bè bạn,...
- Yêu nước cũng có nghĩa là yêu quý, nâng niu, bảo vệ những gì bình thường, gần gũi, như: ngôi nhà, mái trường, môi trường sống xung quanh,...
- Lòng yêu nước của lứa tuổi học sinh còn phải được biểu hiện bằng những hành động thiết thực cụ thể, như: chăm học, chăm làm, tích cực rèn luyện tu dưỡng để trở thành người có ích cho xã hội...
c. Kết bài:
- Khẳng định tình yêu nước là thiêng liêng, cần thiết.
- Liên hệ, rút ra suy nghĩ của bản thân.
.............
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi học sinh giỏi Văn 7
Từ khóa » đề Thi Hsg Văn 7 Cấp Huyện Có đáp án
-
Bộ đề Thi Học Sinh Giỏi Cấp Huyện Môn Ngữ Văn 7 Năm Học 2020
-
Đề Thi Chọn HSG Cấp Huyện Môn Ngữ Văn 7 Có đáp án Năm Học 2020
-
99 Đề Thi HSG Ngữ Văn 7 Có đáp án Mới Nhất - DeThiHsg247.Com
-
Đề Thi HSG Cấp Huyện Môn Văn Lớp 7.pdf (.docx ...
-
52 Đề Thi Học Sinh Giỏi Môn Ngữ Văn Lớp 7 (Có đáp án)
-
Đề Thi HSG Ngữ Văn 7 Cấp Trường, Quận Huyện, Tỉnh Thành Phố
-
Đề Thi Học Sinh Giỏi Môn Ngữ Văn Lớp 7 Có đáp án - Đề Thi HSG
-
Đề Thi Học Sinh Giỏi Văn 7 Phòng GDĐT Huyện Quảng Xương 2021
-
Bộ 15 đề Thi Học Sinh Giỏi Văn 7 (Có đáp án ... - MarvelVietnam
-
Đề Thi Học Sinh Giỏi Văn 7 Cấp Huyện Có đáp án
-
Đề Thi HSG Cấp Huyện Môn Văn Lớp 7.pdf (.docx ... - MarvelVietnam
-
đề Thi Hsg Văn 7 Cấp Huyện Có đáp án - Trần Gia Hưng
-
Đề Thi Học Sinh Giỏi Ngữ Văn 7 Có đáp án