Bộ 5 đề Thi HK1 Môn Ngữ Văn 8 Có đáp án Năm 2021-2022 Trường ...

TRƯỜNG THCS NGUYỄN TẤT THÀNH

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 8

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.

“Làng Ku-ku-rêu chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống. Phía dưới làng tôi là thung lũng Hoàng Thổ, là cánh thảo nguyên Ka-ra mênh mông nằm giữa các nhánh của rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một cái thảm màu băng qua đồng bằng chạy tít đến chân trời phía tây.”

(Ngữ văn 8 - tập 1)

Câu 1: (0.5 điểm) Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.

Câu 3: (1.0 điểm) Hình ảnh làng Ku-ku-rêu hiện lên như thế nào?

Câu 4: (1.0 điểm) Nêu nội dung của đoạn trích trên.

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm) Qua đoạn trích Chiếc lá cuối cùng (trích từ tác phẩm cùng tên của OHenri), em hãy viết một đoạn văn (từ 25 - 30 dòng) phân tích nhân vật cụ Bơ-men.

Câu 2: (5.0 điểm) Thuyết minh về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)

Câu 1:

- Đoạn trích trên trích từ văn bản “Hai cây phong”. (0.25 điểm)

- Tác giả: Ai-ma-tốp. (0.25 điểm)

Câu 2: Phương thức biểu đạt: miêu tả. (0.5 điểm)

Câu 3: Hình ảnh ngôi làng Ku-ku-rêu:

- Ngôi làng thơ mộng: có núi, có thảo nguyên, có tiếng rì rào của khe nước, có màu sắc. (0.5 điểm)

- Bức tranh phong cảnh đan cài hài hòa giữa động và tĩnh. (0.5 điểm)

Câu 4: Nội dung: miêu tả bức tranh thơ mộng, rực rỡ, đầy sắc màu của ngôi làng Ku-ku-rêu. (1.0 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: Yêu cầu:

- Nội dung: (1.25 điểm) Phải đảm bảo các ý sau:

1. Mở đoạn (0.25 điểm)

+ Giới thiệu về tác giả O Henry là một tác giả của tình thương và lòng nhân ái.

+ Cụ Bơ men trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của nhà văn O Henry là một nhân vật tiêu biểu với tình thương và lòng nhân ái bao la. (0.25 điểm)

2. Thân đoạn (dẫn chứng) (0.75 điểm)

+ Hoàn cảnh: sống một mình ở một ngôi nhà trong khu phố nhỏ, nghèo nàn.

+ Công việc: họa sĩ, tự làm mẫu vẽ để kiếm sống qua ngày.

+ Là một nghệ sĩ chân chính với khát khao vẽ một kiệt tác bất hủ.

+ Hành động: trong đêm lạnh lẽo cô đơn, cụ đã dồn hết sức lực của mình vẽ nên một chiếc lá mang hy vọng sống cho cô gái trẻ.

3. Kết đoạn (0.25 điểm)

Bức vẽ của cụ tuy đơn giản nhưng đầy ý nghĩa, cụ Bơ-men chính là một biểu tượng tuyệt vời cho lòng nhân ái cao cả, cho vẻ đẹp của những người làm nghệ thuật chân chính: “nghệ thuật vị nhân sinh”.

* Trong quá trình chấm bài, nên khuyến khích các bài làm hay, sáng tạo.

- Hình thức: (0.75 điểm)

+ Trình bày sạch, đẹp, không tẩy xóa. (0.25 điểm)

+ Đúng văn phong của một đoạn văn: không gạch đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm. (0.25 điểm)

+ Đúng chính tả và ngữ pháp Tiếng Việt. (0.25 điểm)

Câu 2: Yêu cầu:

- Đảm bảo cấu trúc bài văn: (0.25 điểm) Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát lại vấn đề.

- Xác định được đối tượng thuyết minh: (0.5 điểm) Thuyết minh về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.

- Triển khai về nội dung bài văn: (3.5 điểm) Học sinh có thể thuyết theo nhiều cách, nhưng phải đảm bảo các ý sau:

1. Mở bài (0.5 điểm) Giới thiệu chung về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.

2. Thân bài (2.5 điểm)

- Xuất xứ : Xuất hiện từ đời Đường - Trung Quốc và được thâm nhập vào Việt Nam từ rất lâu. (0.25 điểm)

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !

- Cụ bán rồi ?

- Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”

(Sách Ngữ văn 8, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)

Câu 1: (2 điểm) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Thể hiện nội dung gì?

Câu 2: (1 điểm) Chỉ ra từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn văn? Chỉ rõ tác dụng của các từ tượng thanh, tượng hình?

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Thông qua nhân vật lão Hạc (phần đọc, hiểu, văn bản đã học) em rút ra cho mình được bài học nào về nhân cách sống? (Viết thành đoạn văn 4-8 câu).

Câu 2: (5 điểm) Thuyết minh về cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (3.0 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

- Trích trong văn bản “Lão Hạc”. Tác giả Nam Cao.

- Đoạn văn trên kể về tâm trạng lão Hạc sau khi bán cậu Vàng.

Câu 2: (1 điểm)

- Chỉ ra được các từ tượng hình: ầng ậng, móm mém.

- Chỉ ra được từ tượng thanh: hu hu.

- Tác dụng: Thể hiện sự đau đớn tột cùng của Lão Hạc sau khi bán chó vàng.

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Viết thành đoạn văn đảm bảo các ý:

Bài học từ nhân cách sống của lão Hạc:

- Giàu tình thương yêu: Với con trai và cậu Vàng.

- Túng quẫn vẫn giữ trọn bản chất lương thiện và lòng tự trọng.

Câu 2: (5 điểm) Thực hiện bài văn thuyết minh.

* Yêu cầu:

- Hình thức: Thuyết minh bài văn có bố cục chặt chẽ, thể hiện tri thức đúng đối tượng yêu cầu. Lời văn trong sáng. Câu, từ chính xác, hợp lí, đúng chính tả, ngữ pháp, dễ hiểu. Có sự liên kết chặt chẽ giữa các ý, rõ ràng, mạch lạc.

- Nội dung : Giới thiệu cụ thể về cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 8-tập 1, trình bày tri thức về nguồn gốc, xuất xứ, cấu tạo, nội dung, cách sử dụng, bảo quản, ý nghĩa của nó đối với bộ môn và học sinh.

* Dàn bài:

- Mở bài: (0.5 điểm)

+ Giới thiệu chung về quyển sách giáo khoa Ngữ văn 8.

- Thân bài: (4 điểm)

+ Nguồn gốc : Nơi xuất bản, do những ai biên soạn.....

+ Đặc điểm, bố cục:

  • Về kích thước hình dáng (VD: chiều cao, bề dày, chiều rộng......).
  • Mô tả khái quát về quyển sách giáo khoa từ ngoài vào trong (ví dụ: bên ngoài được trang trí như thế nào màu sắc ra sao in hình gì....).

+ Sau khi giới thiệu xong từ bên ngoài ta bắt đầu mô tả bên trong sách như:

  • Sách gồm bao nhiêu trang; được chia thành mấy phần (phần văn bản, tiếng việt.....)
  • Mỗi phần lớn lại chia thành bao nhiêu mục nhỏ, nội dung của mỗi mục ra sao.

+ Cách sử dụng và bảo quản:

  • Chúng ta phải giữ gìn bảo quản sách thế nào cho nó khỏi hư (VD: phải bọc sách dán nhãn ....)
  • Không nên vứt hoặc ném vì có thể làm hỏng sách, không vẽ bậy, tẩy xóa, gấp trên sách…

---(Đáp án chi tiết những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

PHẦN I. VĂN - TIẾNG VIỆT: (4 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”

(Ngữ văn 8 - Tập một)

Câu 1: (1 điểm) Em hãy cho biết đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào, tác giả là ai?

Câu 2: (1 điểm) Rút ra bài học từ đoạn văn trên .

Câu 3: (2 điểm) Tìm câu ghép trong đoạn văn trên, xác định chủ ngữ, vị ngữ và nêu quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép đó.

PHẦN II. LÀM VĂN: (6 điểm)

Giới thiệu về ngôi trường thân yêu của em.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

PHẦN I. VĂN – TIẾNG VIỆT

Câu 1.

- Đoạn văn được trích từ:

+ Tác phẩm: Lão Hạc

+ Tác giả: Nam Cao

Câu 2.

- Đoạn văn miêu tả vẻ mặt đau khổ của Lão Hạc nhằm bộc lộ tâm trạng đau đớn, xót thương, dằn vặt, ân hận của Lão khi bán cậu Vàng.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

I. Trắc nghiệm

Cho đoạn văn sau:

“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường.

Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.”

(Ngữ văn 8, tập 1)

Câu 1. Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào?

A. Tôi đi học

B. Trong lòng mẹ

C. Cổng trường mở ra

D. Mẹ tôi

Câu 2. Văn bản trên do ai sáng tác?

A. Nguyên Hồng

B. Ngô Tất Tố

C. Thanh Tịnh

D. Thạch Lam

Câu 3. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên?

A. Nghị luận

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Tự sự

Câu 4. Câu thơ “Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” là câu gì?

A. Câu đơn

B. Câu dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu

C. Câu ghép

D. Câu phức

II. Tự luận

Câu 1. Tìm từ tượng thanh, tượng hình trong đoạn thơ sau:

Văng vẳng nghe tiếng chích chòe,

Lặng đi kẻo động khách lòng quê

Nước non có tớ càng vui vẻ,

Hoa nguyệt nào ai đã đắm mê.

Quyên đã gọi là quang quác quác,

Gà từng gáy sáng tẻ tè te

Lại còn giục giã về hay ở,

Đôi gót phong trần vẫn khoẻ khoe.

(Nguyễn Khuyến)

Câu 2. Em hãy thuyết minh về món nem rán.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. Trắc nghiệm (Mỗi câu 0.5đ)

1. A

2. C

3. D

4. C

II. Tự luận

Câu 1. (2 điểm)

- Từ tượng hình: khoẻ khoe

- Từ tượng thanh: văng vẳng, quang quác quác, tẻ tè te

Câu 2. (6 điểm)

a. Mở bài (0.5đ)

- Giới thiệu về nền ẩm thực Việt Nam: phong phú, đa dạng

- Nem rán là một món ăn truyền thống của người Việt.

b. Thân bài

- Nguồn gốc: (1đ)

+ Có ý kiến nem rán xuất phát từ Trung Quốc, theo người dân di cư vào Việt Nam

+ Người Trung Quốc cũng có món Chunjian, với các nguyên liệu đơn giản như trứng, mộc nhĩ, thịt, ...được cuộn tròn rồi rán lên, ăn kèm với các loại rau.

+ Sau này, chính quyền Anh cai trị Hồng Kông, gọi món này là "egg rolls", món nem rán của Việt Nam hao hao giống nên cũng được gọi là "egg rolls".

+ Cũng có người cho rằng, người Hoa mang món này vào miền Nam rồi được một người phụ nữ Pháp truyền bá ra ngoài miền Bắc và toàn quốc.

+ Thế nhưng, tôi cho rằng, món nem rán này có nguồn gốc ở miền Bắc Việt Nam.

+ Món nem rán là tổng hòa của những nguyên liệu như mộc nhĩ, thịt, cà rốt,... cùng với vỏ ngoài bằng bánh tráng mỏng., ăn cùng nước mắm.

- Nguyên liệu chính: (1đ)

+ Phần vỏ bánh: là bánh đa nem, làm từ bột gạo, cán mỏng, phơi khô, khi rán lên có vị giòn, thơm mùi gạo.

+ Phần nhân bánh: bao gồm các loại thực phẩm như thịt, trứng, mộc nhĩ, nấm hương, miến, hành, rau húng, cà rốt, ...

+ Thịt: được xay nhỏ, mịn, và là thịt ba chỉ.

+ Mộc nhĩ, nấm hương, miến, hành: được thái nhỏ, trộn chung với thịt lên cho thật đều.

- Cách làm: (1đ)

+ Sau khi băm thịt nhuyễn, người ta trộn cùng các nguyên liệu khác đã được thái nhỏ.

+ Cho thêm các gia vị khác như bột nêm, nước mắm, bột nêm, bột canh, một chút tiêu đã xay nhỏ.

+ Trải bánh đa nem cho phẳng,lấy một phần nhân cho vào bánh đa nem rồi cuộn lại cho khéo.

+ Khi cuộn bánh, chú ý chặt tay rồi gấp hai bên bánh lên cho đều và đẹp là được.

+ Công đoạn cuối cùng là rán, cho dầu vào chảo, đợi dầu sôi rồi thả nem đã cuốn vào, để lửa nhỏ, đợi nem chín vàng đều là được.

- Yêu cầu về thành phẩm: (1đ)

+ Nem rán chín phải vàng đều, có độ giòn của vỏ bánh, nhân bánh có mùi thơm của thịt và tiêu, cùng các nguyên liệu khác.

+ Ăn kèm cùng với các loại rau như xà lách, và các loại rau thơm.

- Nước chấm: Nước mắm được pha chung với tỏi băm, thêm các gia vị như chanh, ớt, đường, tạo nên vị thơm cũng như thêm mùi vị.

- Các loại nem rán và tên gọi ở mỗi vùng miền: (0.5đ)

+ Về cơ bản, nem làm bằng thịt lợn, nhưng một số nơi như Hải Phòng, thì làm bằng hải sản, thịt cua bể.

+ Người Huế thì có món ram....

- Về tên gọi: Mỗi vùng miền có một cái tên khác nhau: Miền bắc: nem rán, miền Trung: ram, miền Nam: chả giò.

- Giá trị của món nem rán trong nền ẩm thực Việt Nam và thế giới: (0.5đ)

+ Nem rán cùng phở là những món ăn tinh thân mang hương vị đặc biệt của Việt Nam.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

I. Trắc nghiệm

Cho đoạn văn sau:

“Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến, huơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau đu đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gây ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.”

(Tức nước vỡ bờ, Ngữ Văn lớp 8, tập 1)

Câu 1. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ do ai sáng tác?

A. Nam Cao

B. Ngô Tất Tố

C. Lão Hạc

D. Kim Lân

Câu 2. “Nhanh như cắt” là gì?

A. Thành ngữ

B. Tục ngữ

C. Ca dao

D. Câu đối

Câu 3. Tác dụng của dấu ngoặc kép được dùng trong câu: Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn được dẫn trực tiếp

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

C. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.

D. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn.

Câu 4. Trong đoạn trích có mấy từ láy?

A. 2 từ

B. 3 từ

C. 4 từ

D. 5 từ

II. Tự luận

Câu 1. Xác định câu ghép trong các đoạn văn sau:

Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.

(Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)

Câu 2. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh mà em yêu thích.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

I. Trắc nghiệm (Mỗi câu 0.5 điểm)

1. B

2. A

3. C

4. D

II. Tự luận

Câu 1. (2 điểm)

Các câu ghép là:

- Cai lệ tát vào mặt chị một cái bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu, Chị Dậu nghiến hai hàm răng.

- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Câu 2. (6 điểm)

a. Mở bài (0.5đ)

- Giới thiệu đối tượng thuyết minh: Danh lam thắng cảnh mà em định giới thiệu.

- Cảm nghĩ khái quát của em về danh lam thắng cảnh đó.

b. Thân bài

* Giới thiệu khái quát: (1đ)

- Vị trí địa lí, địa chỉ

- Diện tích

- Phương tiện di chuyển đến đó

- Khung cảnh xung quanh

* Giới thiệu về lịch sử hình thành: (1đ)

- Thời gian xây dựng, nguồn gốc hình thành

- Ý nghĩa tên gọi hoặc tên gọi khác (nếu có)

* Giới thiệu về kiến trúc, cảnh vật (1đ)

- Cấu trúc khi nhìn từ xa...

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 8 năm 2021-2022 Trường THCS Nguyễn Tất Thành. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Từ khóa » đề Thi Văn Thcs 2021 Lớp 8