Bộ 5 đề Thi Thử THPT QG Môn Ngữ Văn Năm 2021 ...

YOMEDIA Trang chủ Đề thi & Kiểm tra Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Nguyễn Du 25/02/2021 1.34 MB 2779 lượt xem 10 tải về ADMICRO

Tóm tắt nội dung

Xem online Tải về NONE

HOC247 xin cung cấp đến các em học sinh nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Ngữ văn Trường THPT Nguyễn Du được sưu tầm và tổng hợp với các câu hỏi từ dễ đến khó sẽ giúp các em ôn luyện kiến thức thật hiệu quả. Mời các em cùng theo dõi.

ATNETWORK

1. Đề thi số 1

2. Đề thi số 2

3. Đề thi số 3

4. Đề thi số 4

5. Đề thi số 5

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

ĐỀ THI THỬ THPT QG

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Chúng ta thường tự nhủ mình không hề phán xét mà chỉ quan sát người khác thôi. Nhưng đó chẳng khác nào một lời nói dối. Tập trung chú ý vào thất bại, sự hèn hạ của người khác đồng nghĩa với việc ta đang thổi phồng chúng lên quá mức, từ đó, làm tổn thương họ.

Tất nhiên, điều ngược lại cũng có tác dụng tương tự. Nếu lựa chọn nhìn vào điểm tốt vốn dĩ luôn tồn tại trong người khác, chúng ta sẽ củng cố thêm điểm tốt ấy cho họ, cho bản thân chúng ta cũng như cho cả cộng đồng; chúng ta sẽ giúp những điều tốt đẹp, dù nhỏ bé nhất, lan tỏa khắp nơi. Chúng ta luôn có quyền lựa chọn nhìn vào điểm tốt trong mọi người. Đó là lối tư duy ta nên rèn luyện vì lợi ích của xã hội.

Thật may mắn vì chúng ta có thể cảm nhận được lợi ích của sự chuyển biến này ngay lập tức. Đôi khi ta cần phải quyết định lại; nhưng mỗi khi lựa chọn nhìn nhận điều tốt đẹp ở người khác, thay vì chú tâm vào khuyết điểm, chúng ta sẽ cảm thấy mình trở nên tốt bụng hơn, khoan dung hơn. Và điều đó sẽ tiếp sức cho hy vọng. Sự tự tin, hạnh phúc và lòng nhiệt thành của ta càng tăng lên bao nhiêu thì chúng ta càng cảm thấy thanh thản bấy nhiêu.

Một vài người còn tin rằng, khi nhìn nhận điều tốt đẹp ở người khác là chúng ta đã làm trọn ý nguyện của Thượng đế, bởi lẽ đó chính là cách Thượng đế nhìn nhận con người. Dù ý tưởng này phù hợp với niềm tin của bạn hay không cũng chẳng quan trọng. Lời khuyên mấu chốt tôi muốn đề cập ở đây là cần ý thức được rằng, tâm trạng của mình sẽ thay đổi khi ta cư xử hòa nhã và nhiệt tình với mọi người xung quanh, thay vì hạ thấp họ bằng phán xét. Bạn nên biết con người luôn cảm nhận được sự phán xét dù họ có thể không nhìn thấy hay nghe thấy. Nói một cách đơn giản, thái độ phán xét khiến thế giới của chúng ta nhỏ hẹp. Phương pháp dễ dàng nhất để thay đổi tư duy của chúng ta là nhờ đến tình yêu thương và lòng bao dung.

(Theo Khi ta thay đổi thế giới sẽ đổi thay – Karen Casey, NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh)

Câu 1. Xác định phong cách chức năng ngôn ngữ của văn bản trên.

Câu 2. Theo tác giả, vì sao chúng ta nên nhìn vào điểm tốt của người khác?

Câu 3. Tác giả cho rằng: Phương pháp dễ dàng nhất để thay đổi tư duy của chúng ta là nhờ đến tình yêu thương và lòng bao dung. Anh/chị có đồng ý không? Tại sao?

Câu 4. Trong xã hội hiện đại, nhiều bạn trẻ có thói quen chê bai, chỉ trích người khác trên các trang mạng xã hội. Lời khuyên nào anh/chị muốn dành cho những bạn này?

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Từ phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời cho câu hỏi: Phải chăng sự phán xét giam hãm bạn?

Câu 2.

Cảm nhận anh/chị về hình tượng Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong lần đến nhà Bá Kiến ở đoạn cuối truyện (Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ Văn 11, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 2016), cho biết thông điệp mới mẻ của Tô Hoài về cuộc sống, con người.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phong cách ngôn ngữ: Chính luận.

Câu 2:

Chúng ta nên nhìn vào điểm tốt của người khác vì:

- Chúng ta sẽ cảm thấy mình trở nên tốt bụng, khoan dung hơn.

- Tiếp cho chúng ta hi vọng.

- Sự tự tin, hạnh phúc và lòng nhiệt thành của ta càng tăng lên bao nhiều thì chúng ta càng cảm thấy cuộc sống thanh thản bấy nhiêu.

- Nhìn nhận điều tốt đẹp của người khác là chúng ta làm trọn ý nguyện của Thượng đế.

Câu 3:

“Phương pháp dễ dàng nhất để thay đổi tư duy của chúng ta là nhờ đến tình yêu thương và lòng bao dung”.

- Đồng ý với quan điểm của tác giả.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)-

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng.

Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu.

Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.

Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn

Đừng quá buồn. Sẽ có lúc vui

Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại

Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa

Chẳng sao

Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp

Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.

Con hãy nghĩ về tương lai. Nhưng đừng quên quá khứ

Hy vọng vào ngày mai. Nhưng đừng buông xuôi hôm nay

May rủi là chuyện cuộc đời. Nhưng cuộc đời nào chỉ chuyện rủi may

Hãy nói thật ít. Để làm được nhiều – những điều có nghĩa của trái tim.

Hãy hân hoan với điều nhân nghĩa

Đừng lạnh lùng trước chuyện bất nhân

Và hãy tin vào điều có thật:

Con người – sống để yêu thương.

(“Gửi con”, Bùi Nguyễn Trường Kiên, báo Nhân Dân, số 38, ngày 20/9/2009)

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì ?

Câu 2. Xác định và phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ:“Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn/ Đừng quá buồn. Sẽ có lúc vui”.

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa các câu thơ:“Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng/ Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu/ Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi” ?

-(Để xem tiếp những câu còn lại của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)-

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Trong tiếng Anh, cộng hưởng là “together”. Để dễ nhớ, bạn có thể chiết tự nó thành ba chữ “to get there”, nghĩa là cùng đến đích. Trên thực tế, nếu bạn biết kết hợp mọi nguồn lực xung quanh hoặc biết tạo nên sự cộng hưởng bên trong mình thì nhất định bạn sẽ đạt được mục tiêu đã đề ra.

Sức mạnh của một tập thể phụ thuộc vào động cơ gắn kết các thành viên trong đó. Nếu động cơ khuyến khích các thành viên tự nguyện hợp tác với nhau thì sức mạnh tập thể sẽ tồn tại lâu bền. Ngược lại, khi các thành viên ràng buộc nhau một cách miễn cưỡng, chắc chắn sức mạnh ấy chỉ mang tính tạm thời.

Hẳn bạn từng nghe câu chuyện ngụ ngôn về tay, chân, mắt, mũi, miệng. Vì tranh giành chức vị quan trọng nhất mà các bộ phận này đã bỏ rơi nhau. Chỉ khi tất cả cùng kiệt sức thì chúng mới nhận ra rằng, sự tồn tại của mình phụ thuộc vào sự tồn tại của các bộ phận khác, mỗi bộ phận tuy đóng vai trò riêng nhưng đều quan trọng như nhau.

Thật tuyệt vời nếu bạn biết kết hợp mọi nguồn lực bên trong để tạo nên sức mạnh cho riêng mình. Ý tưởng về sự cộng hưởng chính là ý tưởng về sự tiến bộ. Khi bạn tập trung mọi nguồn lực của mình vào một việc gì đó, nghĩa là bạn đã sẵn sàng tiến về phía trước. Sự cộng hưởng không những giúp tập thể đoàn kết hơn mà còn có khả năng giúp con người tăng cường sức mạnh của chính bản thân họ. Đây chính là một trong những yếu tố căn bản giúp con người đạt được thành công như mong muốn.

Hãy kết hợp mọi nội lực trong con người bạn, cũng như với mọi người xung quanh. Hãy ghi nhớ: Cộng hưởng nghĩa là cùng đến đích!

(Không gì là không có thể - George Matthew Adams, Thu Hằng dịch)

Câu 1. Chỉ ra thao tác lập luận chính của văn bản trên.

Câu 2. Theo tác giả, “cộng hưởng” là gì, có mấy loại cộng hưởng?

Câu 3. Theo anh/chị, mục đích tác giả đưa câu chuyện ngụ ngôn về tay, chân, mắt, mũi, miệng vào văn bản là gì?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm của tác giả: “Sự cộng hưởng không những giúp tập thể đoàn kết hơn mà còn có khả năng giúp con người tăng cường sức mạnh của chính bản thân họ” không? Vì sao?

II. LÀM VĂN

Câu 1.

“Biết kết hợp mọi nguồn lực xung quanh” có phải là cách tốt nhất để thành công không?

Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày quan điểm của anh/chị.

Câu 2.

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp thiên nhiên của sông Hương khi vào thành phố Huế (trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường). Từ đó liên hệ bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử để thấy điểm chung của các tác giả khi viết về thiên nhiên xứ Huế.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Thao tác lập luận chính: Bình luận.

Câu 2:

- Cộng hưởng là: cùng đến đích

- Cộng hưởng có hai loại:

+ Cộng hưởng mọi nguồn lực xung quanh, giữa mọi người với nhau.

+ Cộng hưởng sức mạnh trong bản thân mỗi người.

-(Để xem tiếp đáp án của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

ĐỀ SỐ 4

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 01 đến 04:

Trì hoãn là hiện tượng tâm lí và hành vi khá phổ biến của con người. Mỗi người đều có thói quen trì hoãn cái này cái kia; bình thường thì chỉ là tật xấu nhưng nghiêm trọng sẽ trở thành “bệnh”. Nhưng dù có nghiêm trọng hay không, trì hoãn sẽ tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với cuộc sống và công việc.

Sự nguy hại của trì hoãn nằm ở chỗ, trên thực tế nó là một “bệnh mãn tính dạng ẩn”; trong thời gian ngắn sẽ thấy không ảnh hưởng quá nhiều, nhưng về lâu về dài thì nguy hại khôn lường. Quan trọng hơn, rất nhiều người mắc bệnh trì hoãn mà không biết. Họ luôn tìm được những lời giải thích tưởng chừng rất hợp lý cho hành vi trì hoãn của mình, đến khi phát hiện ra thì đã bước vào giai đoạn cuối và rất khó điều trị tận gốc.

Trì hoãn là sát thủ của thời gian. Nó sẽ rút ngắn độ dài của tuổi thọ chúng ta, khiến chúng ta hao mòn năm tháng, tuổi xuân trong sự chờ đợi vô vọng và nỗi hối hận căm hờn vô bờ bến.

Trì hoãn là kẻ cắp của sinh mệnh. Nó sẽ đánh cắp sự nhiệt tình, cơ hội, mài mòn ý chí chiến đấu của mỗi người trong vô thức, khiến cuộc sống dậm chân tại chỗ.

(Trích Tuổi trẻ không trì hoãn, Thần Cách, Đỗ Mai Dung dịch, Nxb Thế giới, tr.06, 2017)

Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính của đoạn trích.

Câu 2. Nêu một biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng ở đoạn trích.

Câu 3. Theo tác giả, thói quen trì hoãn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực nào đối với cuộc sống con người?

-(Để xem tiếp câu hỏi của phần Đọc - hiểu và Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

ĐỀ SỐ 5

PHẦN I. ĐỌC HIỂU

…Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Mất tiền có thể kiếm lại được tiền, mất xe có thể sắm lại được xe nhưng mất thời gian thì chịu, đố ai có thể tìm lại được. Thời gian là một dòng chảy thẳng; không bao giờ dừng lại và cũng không bao giờ quay lui. Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là mất. Tuổi trẻ mà không làm được gì cho đời, cho bản thân thì nó vẫn xồng xộc đến với tuổi già. Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ. Hãy quý trọng thời gian, nhất là trong thời đại trí tuệ này, nền kinh tế trí thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá. Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã có thể sản xuất một tấn thép; con tầu tốc hành của các nước phát triển trong vài giờ đã có thể vượt qua được vài ngàn kilômét. Mọi biểu hiện đủng đỉnh rềnh ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế hiện nay. Giải trí là cần thiết nhưng chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước…

(Phong cách sống của người đời – nhà báo Trường Giang. http://www.chungta.com)

Câu 1. Xác định đề tài của văn bản trên?

Câu 2. Tác giả đã triển khai lập luận (trình bày văn bản) theo cách nào?

Câu 3. Chỉ ra dẫn chứng mà tác giả dùng để minh họa cho lí lẽ: nền kinh tếtrí thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá.

Câu 4. Tại sao tác giả viết: Giải trí là cần thiết nhưng chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước? (trình bày 3 – 4 câu).

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Nguyễn Du. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

NONE

Tư liệu nổi bật tuần

  • Đề thi minh họa môn Hóa học tốt nghiệp THPT năm 2025

    22/10/2024 174
  • Đề thi minh họa môn Tin học tốt nghiệp THPT năm 2025

    22/10/2024 64
  • Đề thi minh họa môn Công nghệ Nông nghiệp tốt nghiệp THPT năm 2025

    22/10/2024 229
  • Đề thi minh họa môn Giáo dục kinh tế và pháp luật tốt nghiệp THPT năm 2025

    22/10/2024 312
  • Đề thi minh họa môn Toán tốt nghiệp THPT năm 2025

    22/10/2024 167
  • Đề thi minh họa môn Sinh học tốt nghiệp THPT năm 2025

    21/10/2024 320
  • Đề thi minh họa môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT năm 2025

    19/10/2024 727
  • Đề thi minh họa môn Lịch sử tốt nghiệp THPT năm 2025

    19/10/2024 361
  • Đề thi minh họa môn Tiếng Anh tốt nghiệp THPT năm 2025

    19/10/2024 1801
  • Đề thi minh họa môn Vật lí tốt nghiệp THPT năm 2025

    19/10/2024 578
  • Xem thêm
ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA Xem online ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 12

Toán 12

Lý thuyết Toán 12

Giải bài tập SGK Toán 12

Giải BT sách nâng cao Toán 12

Trắc nghiệm Toán 12

Giải tích 12 Chương 3

Đề thi giữa HK1 môn Toán 12

Ngữ văn 12

Lý thuyết Ngữ Văn 12

Soạn văn 12

Soạn văn 12 (ngắn gọn)

Văn mẫu 12

Soạn bài Người lái đò sông Đà

Đề thi giữa HK1 môn Ngữ Văn 12

Tiếng Anh 12

Giải bài Tiếng Anh 12

Giải bài Tiếng Anh 12 (Mới)

Trắc nghiệm Tiếng Anh 12

Unit 7 Lớp 12 Economic Reforms

Tiếng Anh 12 mới Review 1

Đề thi giữa HK1 môn Tiếng Anh 12

Vật lý 12

Lý thuyết Vật Lý 12

Giải bài tập SGK Vật Lý 12

Giải BT sách nâng cao Vật Lý 12

Trắc nghiệm Vật Lý 12

Vật lý 12 Chương 3

Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 12

Hoá học 12

Lý thuyết Hóa 12

Giải bài tập SGK Hóa 12

Giải BT sách nâng cao Hóa 12

Trắc nghiệm Hóa 12

Hoá Học 12 Chương 4

Đề thi giữa HK1 môn Hóa 12

Sinh học 12

Lý thuyết Sinh 12

Giải bài tập SGK Sinh 12

Giải BT sách nâng cao Sinh 12

Trắc nghiệm Sinh 12

Ôn tập Sinh 12 Chương 5

Đề thi giữa HK1 môn Sinh 12

Lịch sử 12

Lý thuyết Lịch sử 12

Giải bài tập SGK Lịch sử 12

Trắc nghiệm Lịch sử 12

Lịch Sử 12 Chương 2 Lịch Sử VN

Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 12

Địa lý 12

Lý thuyết Địa lý 12

Giải bài tập SGK Địa lý 12

Trắc nghiệm Địa lý 12

Địa Lý 12 VĐSD và BVTN

Đề thi giữa HK1 môn Địa lý 12

GDCD 12

Lý thuyết GDCD 12

Giải bài tập SGK GDCD 12

Trắc nghiệm GDCD 12

GDCD 12 Học kì 1

Đề thi giữa HK1 môn GDCD 12

Công nghệ 12

Lý thuyết Công nghệ 12

Giải bài tập SGK Công nghệ 12

Trắc nghiệm Công nghệ 12

Công nghệ 12 Chương 3

Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 12

Tin học 12

Lý thuyết Tin học 12

Giải bài tập SGK Tin học 12

Trắc nghiệm Tin học 12

Tin học 12 Chương 2

Đề thi giữa HK1 môn Tin học 12

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 12

Tư liệu lớp 12

Xem nhiều nhất tuần

Video: Vợ nhặt của Kim Lân

Video ôn thi THPT QG môn Sinh

Video ôn thi THPT QG Tiếng Anh

Video ôn thi THPT QG môn Vật lý

Video ôn thi THPT QG môn Hóa

Video ôn thi THPT QG môn Văn

Video ôn thi THPT QG môn Toán

Quá trình văn học và phong cách văn học

Sóng- Xuân Quỳnh

Khái quát văn học Việt Nam từ đầu CMT8 1945 đến thế kỉ XX

Người lái đò sông Đà

Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm

Đàn ghi ta của Lor-ca

Tây Tiến

Ai đã đặt tên cho dòng sông

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » đọc Hiểu Văn Bản đời Thay đổi Khi Chúng Ta Thay đổi