Bộ Ba Mã Di Truyền – Du Học Trung Quốc 2022 - Wiki Tiếng Việt

Nội hàm và ngoại diện

Nội hàm của thuật ngữ này dùng để chỉ "mã di truyền" (genetic code) gồm ba vật thể cùng loại (triplet) là ba nuclêôtit; ngoại diện của thuật ngữ chỉ "3 vật thể cùng loại" ở đây là 3 nuclêôtit có chứa thông tin di truyền.

Ví dụ

Hai người nọ muốn viết thư bí mật, quy ước với nhau: chữ A là số 001, chữ B là số 002, chữ C là số 003 v.v. Người ta nói: chữ A được mã hóa bởi số 001, chữ B là số 002 v.v. Vậy:

  • Đây là loại mật mã bằng số, mỗi đơn vị mã (codon) gồm 3 chữ số nên gọi là mã bộ ba (triplet).
  • Nếu muốn viết từ "CA", cần chuyển thành số "003 001", thì đấy là mã hóa (encode).
  • Muốn đọc thư, người nhận tra từ điển, chuyển mỗi đơn vị mã thành một chữ, nghĩa là giải mã (decode), nhờ đó dãy số chuyển đổi thành từ hiểu được - đó là dịch mã (translation).

Các loại bộ ba

Trong quá trình nghiên cứu Sinh học phân tử ở bậc phổ thông, nên phân biệt (dù không bắt buộc) các khái niệm: mã gốc, mã có nghĩa, mã phiên và đối mã.

  • Mã gốc là mã di truyền trên mạch gen được dùng làm khuôn để tổng hợp ra mRNA. Mạch này trong di truyền học phân tử gọi là mạch đối nghĩa (antisense strand), nên còn có thể nói mã gốc là mã đối nghĩa.
  • Mã có nghĩa là bộ ba trên mạch gen bổ sung với mạch mã gốc. Mã này mang thông tin về amino acid, nhưng lại không phải là khuôn tổng hợp mRNA.
  • Mã phiên là mã của mRNA, phân bố trên chuỗi mRNA (RNA thông tin), được tạo ra trong quá trình phiên mã.
  • Đối mã là bộ ba của tRNA dùng để khớp với mã phiên của mRNA tương ứng, từ đó tRNA giải mã thành amino acid mà tạo nên bản dịch (chuỗi pô-li pep-tit). (Xem sơ đồ cụ thể hóa quan hệ DNA→mRNA→Prô-tê-in).
  • Codon và triplet là hai khái niệm ở Sinh học phân tử có nội hàm như nhau, trong đó "codon" là một đơn vị mã, còn "triplet" là một tập hợp ba vật thể giống nhau (như ba trẻ đồng sinh thì cũng gọi là triplet). Tuy nhiên có tác giả lại quy ước: "côđon là bộ ba của RNA, còn triplet là bộ ba của DNA mã hoá".
Bộ Ba Mã Di Truyền 
Bộ ba mã di truyền từ gen (mã gốc) được phiên lại thành bộ ba mã phiên của mRNA, sau đó được tRNA có đối mã lắp ráp rồi chuyển đổi thành trình tự các amino acid trong quá trình dịch mã.

Từ khóa » Bộ Ba Mã Hóa Là Gì