Bô Bin đánh Lửa: Dấu Hiệu Hư Hỏng Và Cách Kiểm Tra - Xe ô Tô

Nếu bô bin đánh lửa bị hỏng, bugi sẽ không thể phát ra tia lửa điện, dẫn đến động cơ rung giật, thậm chí chết máy.

Bô bin đánh lửa ô tô là gì?

Bô bin đánh lửa (bobine) là bộ phận có nhiệm vụ tạo ra dòng điện áp cao, giúp bugi ô tô có thể phóng tia lửa điện để tiến hành quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và khí ở buồng đốt động cơ. Nhờ quá trình đốt cháy này, piston chuyển động, giúp trục khuỷu chuyển động sinh ra công.

bô bin đánh lửa Bô bin đánh lửa là bộ phận tạo ra dòng điện áp cao giúp bugi phóng tia lửa điện

Cấu tạo bô bin đánh lửa ô tô

Cấu tạo bô bin đánh lửa ô tô gồm một lõi sắt, một đầu có cuộn dây sơ cấp, đầu còn lại có cuộn dây thứ cấp. Số vòng của cuộn thứ cấp hơn hơn cuộn sơ cấp gấp khoảng 100 lần. Một đầu của cuộn sơ cấp nối với IC đánh lửa, đầu còn lại nối với ắc quy. Một đầu của cuộn thứ cấp nối với bugi, đầu còn lại cũng nối với ắc quy.

Xem thêm:

  • Vòng tua máy bao nhiêu là hợp lý?
  • Nguyên nhân xe ô tô bị khói đen
  • Tại sao xe bị hao nhớt?
bô bin đánh lửa Cấu tạo của bô bin đánh lửa

Lõi sắt

Lõi sắt là thành phần trung tâm của bô bin đánh lửa. Bộ phận này thường được làm từ các lá thép mỏng ghép lại với nhau để giảm thiểu tổn hao năng lượng do dòng điện xoáy. Chức năng chính của lõi sắt là tập trung và dẫn từ trường sinh ra từ cuộn dây, giúp tăng cường hiệu quả của quá trình cảm ứng điện từ.

Cuộn dây sơ cấp

Cuộn dây sơ cấp là một cuộn dây có số vòng ít và được nối với nguồn điện của hệ thống đánh lửa. Khi dòng điện chạy qua cuộn sơ cấp, nó tạo ra một từ trường xung quanh lõi sắt.

Cuộn dây thứ cấp

Cuộn dây thứ cấp có nhiều vòng dây hơn cuộn sơ cấp và có nhiệm vụ tạo ra điện áp cao để đánh lửa trong buồng đốt. Điện áp này thường cao hơn rất nhiều so với điện áp của nguồn cấp đầu vào.

Nguyên lý hoạt động của bô bin đánh lửa

Khi động cơ hoạt động, ECU động cơ phát ra tín hiệu thời điểm đánh lửa, ắc quy theo lệch sẽ cho dòng điện chạy qua IC đánh lửa rồi đi vào cuộn cơ cấp. Ở lõi trung tâm hình thành các đường sức từ.

Sau đó ECU ra tính hiệu IC đánh lửa nhanh chóng ngắt dòng điện ở cuộn sơ cấp. Điều này khiến từ thông ở cuộn sơ cấp bị giảm đột ngột. Từ đó hình thành một sức điện động theo chiều chống lại sự giảm từ thông đó. Kết quả hiệu ứng tự cảm tạo nên một thế điện động khoảng 500 V trong cuộn sơ cấp. Hiệu ứng cảm ứng tương hỗ ở cuộn thứ cấp tạo nên một sức điện động khoảng 30 kV.

Xem thêm:

  • Tìm hiểu về xi lanh động cơ ô tô
  • Cấu tạo bơm cao áp PE
  • Cách chỉnh garanti xe ô tô
bô bin đánh lửa Bô bin là một bộ phận quan trọng trong động cơ ô tô

Chính sức điện động này làm cho bugi ô tô tạo ra được tia lửa điện. Theo nguyên lý này nếu dòng sơ cấp càng lớn, quá trình ngắt dòng điện sơ cấp càng nhanh thì điện thế thứ cấp sẽ càng lớn.

Dấu hiệu bô bin đánh lửa ô tô bị hỏng

bô bin đánh lửa
Dấu hiệu bô bin đánh lửa ô tô bị hỏng

Bô bin đánh lửa ô tô đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên sự cháy ở buồng đốt động cơ xe. Vì thế, nếu bobin bị trục trặc, bugi cũng bị ảnh hưởng theo. Từ đó có thể làm giảm hiệu quả đốt cháy, ảnh hưởng đến công suất, độ êm và sự vận hành chung của động cơ ô tô.

Xe có khói đen, mùi lạ

Bô bin đánh lửa bị trục trặc sẽ khiến thời điểm đánh lửa không chính xác, tia lửa bugi bị yếu dẫn đến nhiên liệu đốt không hết. Lượng nhiên liệu này sẽ đi theo đường ống xả ra ngoài. Nếu nhiệt độ ống xả tăng cao, lượng nhiên liệu này có thể bốc cháy, gây tình trạng động cơ nổ ngược. Dấu hiệu nhận biết là ống xả ra khói đen, có mùi nhiên liệu, có tiếng nổ lạ…

Xe hao xăng hơn bình thường

Bô bin đánh lửa bị hỏng hóc có thể khiến hỗn hợp nhiên liệu không được đốt cháy triệt để. Do đó động cơ phải sử dụng nhiên liệu nhiều hơn để bù vào, dẫn đến xe hao nhiên liệu hơn bình thường.

Động cơ rung, giật, tốc độ không đều

Động cơ bị mất lửa dẫn đến rung, giật, yếu… là các dấu hiệu dễ thấy nhất khi bô bin đánh lửa xe gặp trục trặc. Khi điện áp được tạo ra không đủ lớn, động cơ sẽ bị mất lửa (còn gọi là hiện tượng bỏ máy). Việc một hoặc hai máy bị mất lửa sẽ khiến tốc độ động cơ không đều, không êm… dẫn đến xe bị giật khi lên ga, có cảm giác “khựng” khi tăng tốc.

Xem thêm:

  • Cách xử lý xe bị chảy dầu
  • Khi nào cần thay lọc dầu nhớt ô tô?
  • Dầu nhớt ô tô loại nào tốt?
bô bin đánh lửa Bô bin đánh lửa bị hỏng dễ dẫn đến động cơ bị rung, giật, yếu

Xe bị chết máy

Nếu bô bin hư hỏng, bugi không tạo ra tia lửa điện, quá trình đốt cháy không thể diễn ra. Động cơ không sinh công. Do đó xe bị chết máy giữa đường.

Xe khó nổ máy

Bô bin bị hỏng, bugi sẽ không thể tạo tia lửa điện ở các xy lanh hoặc tia lửa điện bị yếu, thời điểm đánh lửa không chính xác dẫn đến xe ô tô khó nổ máy.

Đèn Check Engine sáng

Đèn Check Engine sáng là dấu hiệu cho biết động cơ hoặc các bộ phận liên quan đang gặp trục trặc. Nếu bobin đánh lửa bị hỏng, hệ thống trung tâm sẽ tiếp nhận lỗi và phát đi thông báo thông qua đèn báo lỗi động cơ Check Engine.

Xem thêm:

  • Giá kim phun xăng ô tô
  • Các dấu hiệu lọc xăng ô tô bị tắc
  • Cách kiểm tra bơm xăng ô tô
bô bin đánh lửa Khi bô bin đánh lửa bị lỗi đèn đèn Check Engine sẽ bật sáng

Cách kiểm tra bô bin đánh lửa ô tô

Trước khi kiểm tra bô bin đánh lửa ô tô, bạn cần chuẩn bị kính bảo hộ hoặc các thiết bị tương tự có thể bảo vệ mắt. Nên đeo găng tay cách điện để phòng tránh điện giật. Điều thứ hai cần lưu ý là các bộ phận khoang máy xe thường rất nóng sau khi xe vừa hoạt động. Do đó để đảm bảo an toàn nên đợi đến khi xe nguội hẳn hoàn toàn rồi mới tiến hành kiểm tra.

Kiểm tra thông qua bugi

Bước 1: Tắt máy, mở nắp capo, xác định vị trí bô bin. Mỗi hãng sẽ có cách bố trí bô bin khác nhau. Tuy nhiên thông thường bô bin đánh lửa được đặt gần vè xe hoặc gần bộ chia điện. Nếu xe không có bộ chia điện, bô bin sẽ nối trực tiếp với bugi.

Xem thêm:

  • Xe bị nóng máy nên làm gì?
  • Nguyên nhân áp suất dầu ở mức thấp
bô bin đánh lửa Tắt máy, mở nắp capo

Bước 2: Tháo dây cao áp của 1 bugi

bô bin đánh lửa Tháo dây cao áp của 1 bugi

Bước 3: Tháo bugi. Sử dụng dụng cụ chuyên dụng tuýp mở bugi để tháo bugi. Lưu ý tuyệt đối không để ngoại vật rơi vào lỗ bugi vừa tháo ra. Động cơ sẽ bị ảnh hưởng rất xấu nếu có ngoại vật rơi vào buồng đốt, việc loại bỏ ngoại vật cũng rất khó. Vì vậy sau khi tháo bugi nên dùng giấy hoặc vải che lại lỗ bugi lại ngay.

bô bin đánh lửa Tháo bugi

Bước 4: Lắp lại bugi vào dây cao áp. Sau khi tháo xong, không đặt lại về lỗ bugi mà chỉ để bugi nối với bộ chia điện. Giữ bugi bằng kìm cách điện để tránh bị điện giật.

bô bin đánh lửa Lắp lại bugi vào dây cao áp

Bước 5: Chạm nhẹ phần ren của bugi với kim loại. Chạm nhẹ phần ren của bugi với một phần kim loại nào đó trên động cơ. Luôn giữ bugi bằng kiềm hoặc găng tay cách điện. Sử dụng tay không để cầm bugi có thể làm bạn bị điện giật.

bô bin đánh lửa Chạm nhẹ phần ren của bugi với kim loại trên động cơ

Bước 6: Tháo rơ le bơm nhiên liệu hoặc tháo cầu chì. Trước khi nổ máy xe để kiểm tra tia lửa bugi, cần vô hiệu hóa bơm nhiên liệu. Do đó cần tháo rơ le bơm nhiên liệu. Nếu không sẽ dễ gây hư hại nghiêm trọng cho động cơ. Bởi bơm nhiên liệu vẫn hoạt động, xy lanh vẫn ngập nhiên liệu nhưng không có bugi để tạo sự cháy. Để xác định chính xác vị trí rơ le bơm nhiên liệu nên tham khảo sổ tay hướng dẫn sử dụng xe.

bô bin đánh lửa Tháo rơ le bơm nhiên liệu

Bước 7: Khởi động động cơ. Nhờ một người khác khởi động động cơ xe.

bô bin đánh lửa Khởi động động cơ xe

Bước 8: Quan sát tia lửa bugi. Nếu thấy một tia lửa màu xanh sáng ở khe hở bugi, nghĩa là bô bin đánh lửa ô tô vẫn đang hoạt động bình thường. Ngược lại, nếu không thấy tia lửa này thì bô bin đánh lửa đang gặp trục trặc, cần thay thế.

bô bin đánh lửa Quan sát tia lửa bugi

Nếu thấy tia lửa màu cam thì mobin đánh lửa bị yếu. Nguyên nhân có thể do vỏ bọc cuộn dây hỏng, dòng điện yếu, kết nối lỗi… Nếu thấy bugi không xuất hiện tia lửa thì nghĩa là mobin đánh lửa đã “chết” hoặc bạn kiểm tra sai cách.

Bước 9: Lắp lại bugi và nối lại dây điện. Sau khi kiểm tra hãy tắt toàn bộ động cơ xe để đảm bảo an toàn. Tiếp theo lắp bugi và nối dây điện như cũ. Nếu đã biết bô bin đánh lửa bị hỏng, nên mang xe đến trung tâm sửa chữa càng sớm càng tốt.

bô bin đánh lửa Lắp lại bugi và nối lại dây điện

Kiểm tra thông qua điện trở bô bin đánh lửa

Với cách thứ hai, bạn sẽ không kiểm tra thông qua tia lửa bugi mà kiểm tra trực tiếp bô bin thông qua việc đo điện trở các cuộn dây của bô bin.

Các bước kiểm tra bô bin đánh lửa ô tô như sau:

Bước 1: Tháo bô bin đánh lửa. Ngắt kết nối bô bin đánh lửa ô tô với bộ chia điện, thao vít.

bô bin đánh lửa Tháo bô bin đánh lửa

Bước 2: Tìm số tiêu chuẩn điện trở ở các cuộn dây. Mỗi bô bin đánh lửa sẽ có tiêu chuẩn riêng về điện trở các cuộn dây. Nếu điện trở thực tế của cuộn dây nằm ngoài điện trở tiêu chuẩn thì có nghĩa là bô bin đã bị hỏng.

Bạn có thể tìm hiểu điện trở tiêu chuẩn trong sổ tay hướng dẫn sử dụng xe hoặc tham vấn trực tiếp với chuyên viên kỹ thuật của hãng. Đa phần bô bin đánh lửa có điện trở tiêu chuẩn ở cuộn sơ cấp là từ 0,7 – 1,7 Ω và ở cuộn thứ cấp là 7.500 – 10.500 Ω.

Bước 3: Đo điện trở cuộn sơ cấp. Bô bin đánh lửa ô tô có 3 điện cực – 2 cực ở 2 bên và 1 cực ở giữa. Tiến hành đo 2 điện cực ở 2 bên. Ghi giá trị điện trở. Đây là giá trị điện trở của cuộn dây sơ cấp. Một số bô bin ở các dòng xe mới có thể khác cấu trúc này. Do đó tốt nhất nên tham khảo sổ hướng dẫn sử dụng xe.

bô bin đánh lửa Đo điện trở cuộn sơ cấp

Bước 4: Đo điện trở cuộn thứ cấp. Tiến hành đo 1 điện cực ở 1 đầu và 1 điện cực ở giữa. Ghi giá trị điện trở. Đây là giá trị điện trở của cuộn dây thứ cấp.

bô bin đánh lửa Đo điện trở cuộn thứ cấp

Bước 5: So sánh các giá trị đo. So sánh các giá trị đo được với giá trị tiêu chuẩn. Nếu giá trị điện trở của cuộn sơ cấp hoặc cuộn thứ cấp vượt hơn số tiêu chuẩn quy định dù không lớn thì cũng nên thay bô bin đánh lửa.

Từ khóa » Cấu Tạo Mobin đánh Lửa Xe Máy