Bố Cái Đại Vương Là Ai? Đúng Nhất - Wowhay
Có thể bạn quan tâm
Bố Cái Đại Vương là ai, Bố Cái Đại Vương là nhân vật lịch sử nào, wowhay.com chia sẻ về Bố Cái Đại Vương đúng nhất.
Bố Cái Đại Vương là ai?
Bố Cái Đại Vương là Phùng Hưng, ông sinh năm Tân Sửu 761, quê ở làng Đường Lâm, nay thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
AdvertisementBố Cái Đại Vương là người tạo dựng và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lớn đã đập tan chính quyền đô hộ của nhà Đường, xây dựng nền độc lập tự chủ trong một thời gian khá dài, được nhân dân suy tôn là Bố cái Đại vương.
Bố Cái Đại Vương mất năm 802 (41 tuổi).
Điều đặc biệt về Bố Cái Đại Vương
Các tài liệu như: Việt điện thông giám cương mục, Đại Việt sử ký, Đại Việt sử ký toàn thư, Việt điện u linh… cùng nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu lịch sử, học giả tên tuổi và các nhà nghiên cứu sau này thì đều có nét chung là: Phùng Hưng xuất thân từ dòng dõi quý tộc, tên tự là Công Phấn, cháu bảy đời của cụ Phùng Tói Cái, người đã từng được vua Đường mời vào cung thết tiệc.
Trong dân gian và dã sử lưu truyền lại Bố Cái Đại Vương là Phùng Hưng sinh ngày 25 tháng 11 năm 761 và mất ngày 13 tháng 9 năm 802, thọ 41 tuổi.
AdvertisementPhùng Hưng có hai người em trai là Phùng Hải và Phùng Dĩnh – đều là người mạnh mẽ, trí tuệ hơn người và cùng nhau đừng lên chống ách đô hộ hà khắc của nhà Đường, đỉnh cao là dẹp xong bọn giặc Cao Chính Bình.
Hiện nay, có 32 lăng, đình, đền, miếu, chùa ở 6 tỉnh, thành phố có thờ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và các mưu thần, võ tướng của ông… Tại Hà Nội, có 15 di tích liên quan đến Phùng Hưng và hàng chục di tích thờ các danh tướng của ông, trong đó có thể kể đến như: Lăng Bố Cái Đại Vương tại phường Cát Linh (quận Đống Đa), đền thờ ở thôn Cam Lâm (xã Đường Lâm), đình Đoài Giáp (xã Đường Lâm)…
Những di tích nào gắn liền với khởi nghĩa Phùng Hưng
Nhiều di tích gắn với cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng như đình Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì) là nơi Phùng Hưng đặt đại bản doanh của cuộc khởi nghĩa.
Điệu múa trống bồng – được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở nơi đây chính là điệu múa diễn tả lại cảnh Phùng Hưng cho nam đóng giả nữ múa để mua vui cho quân sĩ.
Đình Quảng Bá (Tây Hồ) là nơi Phùng Hưng cho đóng quân khi tiến đánh thành Tống Bình. Nơi đây, hiện vẫn còn nhiều địa danh gắn với cuộc khởi nghĩa như: Gò Lá Cờ (nơi cắm cờ của các tướng chỉ huy khi tập trận), gò Bến Trùm (nơi quân lính xuống tắm sau những giờ luyện tập), gò Con Mộc (nơi quân lính tập mộc khiên), hồ Thủy Sứ (nơi neo đậu bến thuyền chiến đấu)… wowhay.com chia sẻ.
Tags: Khám phálà aiTừ khóa » Bố Cái đại Vương Nghĩa Là Gì
-
Phùng Hưng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thử Tìm Hiểu Sử Việt Cổ: Bố Cái Đại Vương Và Chữ Nôm - E
-
ý Nghĩa Của Tên Bố Cái Đại Vương - Hoc24
-
Bố Cái đại Vương Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "bố Cái đại Vương" - Là Gì?
-
Bố Cái Đại Vương Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Bố Cái đại Vương Là Ai? - VnExpress
-
Bố Cái đại Vương Phùng Hưng | Biên Niên Sử
-
Tại Sao Nhân Dân Ta Gọi Phùng Hưng Là Bố Cái Đại Vương - Selfomy
-
Bố Cái Đại Vương Vị Vua Uy Dũng, Nhân Hậu - QĐND Cuối Tuần
-
Người Anh Hùng Nào Sinh Năm Tân Sửu được Suy Tôn Là Bố Cái Đại ...
-
Tiểu Sử Phùng Hưng - BỐ CÁI ĐẠI VƯƠNG
-
Phùng Hưng- Một Nhân Thần – Kỳ 3: Về Danh Xưng Bố Cái Đại Vương
-
Việt Sử Giai Thoại: Bố Cái Đại Vương Là Biệt Hiệu Của ... - Hỏi Gì 247
-
Việt Sử Giai Thoại: Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng
-
Tại Sao Nhân Dân Ta Gọi Phùng Hưng Là Bố Cái Đại Vương
-
Chuyện Bố Cái đại Vương Một Ngày Lấy Hai Vợ - Báo Phụ Nữ