Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng - Báo Đắk Lắk điện Tử
Có thể bạn quan tâm
Sử liệu gốc ghi lại về Phùng Hưng không nhiều. Chỉ biết, Phùng Hưng xuất thân từ dòng dõi cự tộc, hào trưởng đất Đường Lâm. Đường Lâm xưa kia vốn là vùng đồi gò và rừng cây rậm rạp, thú vật dữ tợn thường hay lui tới, nên nơi đây tục gọi là Đường Lâm hay Cam Lâm.
Phùng Hưng có tên tự là Công Phấn. Bố của Phùng Hưng là Phùng Hạp Khanh - một người hiền tài đức độ, khoảng năm Nhâm Tuất (722) đời Đường Khai Nguyên, ông đã tham gia cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan. Theo sự tích, Phùng Hạp Khanh có một người vợ họ Sử. Ông bà sinh một lần được ba người con trai khôi ngô khác thường, lớn lên ai cũng có sức khỏe, có thể đánh trâu, quật hổ. Anh cả là Phùng Hưng, em thứ hai là Phùng Hải (tự là Tư Hào) và em út là Phùng Dĩnh (tự là Danh Đạt). Đến năm ba anh em 18 tuổi thì bố mẹ đều mất.
Cho tới nay về ngày sinh và ngày mất của Phùng Hưng vẫn chưa rõ. Một nguồn dã sử cho biết Phùng Hưng sinh ngày 25 tháng 11 năm Canh Tý (760) (tức 5-1-761) và mất ngày 13 tháng 8 năm Nhâm Ngọ (tức 13-9-802), thọ 41 tuổi. Trong ba anh em, anh cả Phùng Hưng là người có sức khỏe và khí phách đặc biệt. Ông được sử sách và truyền thuyết dân gian lưu truyền về tài đánh trâu, quật hổ ở đất Đường Lâm. Có lần ông đánh được 2 con trâu mộng đang húc nhau, dân làng ai cũng thán phục. Lần khác bằng mưu kế ông đã loại trừ được hổ dữ, đem lại bình yên cho làng xóm mà tới giờ nhân dân Đường Lâm còn lưu truyền về câu chuyện đó.
Đền thờ Phùng Hưng tại quê hương Cam Lâm, Đường Lâm (Hà Nội). Ảnh: T.L |
Năm Tân Mùi 791, Phùng Hưng cùng các tướng lĩnh đem quân vây đánh thành Tống Bình. Quân của Phùng Hưng chia làm 5 đạo do các tướng Phùng Hải, Phùng Dĩnh, Đỗ Anh Hàn, Bồ Phá Cần và chủ tướng Phùng Hưng tiến công vây thành. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt trong khoảng 7 ngày, quân giặc chết nhiều, Cao Chính Bình phải vào cố thủ trong thành, vì lo sợ nên cuối cùng sinh bệnh rồi chết. Phùng Hưng chiếm lĩnh thành trì và vào phủ của chính quyền đô hộ, coi chính sự đất nước được 7 năm thì mất. Rất tiếc trong 7 năm ấy, sử sách không để lại một nguồn tài liệu nào về ông. Sau khi mất, con trai ông là Phùng An lên nối ngôi, dâng tôn hiệu cha là Bố Cái Đại Vương. Phùng An nối nghiệp được hai năm thì chính quyền lại rơi vào tay giặc. Nền tự chủ vừa mới xây dựng, chỉ tồn tại vẻn vẹn trên dưới 9 năm.
Hiện nay dấu tích lăng mộ của Phùng Hưng còn lại ở đầu phố Giảng Võ (gần bến xe Kim Mã, Hà Nội), vì khi chết, ông được mai táng ở cạnh phủ Tống Bình, sau đó mới đưa thi hài về quê hương. Để tưởng nhớ người anh hùng dân tộc, Nhà nước ta đã đặt tên phố Phùng Hưng tại phía cửa Đông của thủ đô Hà Nội.
Theo Cuộc sống ViệtTừ khóa » đền Thờ Bố Cái đại Vương
-
Linh Thiêng đền Thờ Bố Cái Đại Vương – Vua Phùng Hưng Tại Cam ...
-
ĐỀN THỜ BỐ CÁI ĐẠI VƯƠNG PHÙNG HƯNG - Giới Thiệu
-
Ngôi đình Thiêng Thờ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng - Báo Hải Dương
-
Top 15 đền Thờ Bố Cái đại Vương
-
Đền Thờ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng Tại Đường Lâm Sơn Tây #hnp
-
Phùng Hưng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đền Thờ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng - Báo Lao Động Thủ đô
-
Bố Cái Đại Vương Là Ai? Đúng Nhất - Wowhay
-
Cận Cảnh Lăng Mộ Giữa Phố Phường Hà Nội Của Vua Phùng Hưng
-
Đền Thờ Bố Cái Đại Vương - Ảnh Của Làng Cổ Đường Lâm, Hà Nội
-
Làng Đại Áng - VỀ BỐ CÁI ĐẠI VƯƠNG PHÙNG HƯNG ... - Facebook
-
Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng - Báo Đà Nẵng
-
Dấu ấn Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng Trên đất Quỳnh Lưu
-
Vẻ đẹp Uy Nghiêm Của Ngôi đền Thờ Phùng Hưng Lớn Nhất Việt Nam
-
Di Tích Lịch Sử Đền Thờ Phùng Hưng
-
Ngôi đình Thờ Phùng Hưng Giữa Lòng Hà Nội