Bọ Cánh Cứng Ăn Lá Hoa Hồng: Dấu Hiệu & Cách Điều Trị - Rosava
Có thể bạn quan tâm
Bọ cánh cứng là một trong những tác nhân gây ra các bệnh thường gặp ở hoa hồng. Vậy dấu hiệu, tác hại và cách điều trị bọ cánh cứng ăn lá hoa hồng như thế nào? Xem ngay bài viết để bỏ túi thông tin hữu ích nhất từ Rosava nhé!
1. Cách kiểm tra và phát hiện bọ cánh cứng ăn lá hoa hồng
Bọ cánh cứng là một loại côn trùng thuộc họ sâu cánh cứng. Khi chúng xuất hiện trên cây hoa hồng và các loài hoa khác sẽ gây ra hiện tượng ăn hết lá cây trông rất mất thẩm mỹ. Nếu không biết cách phát hiện và phòng trừ sớm thì cây sẽ nhanh chóng bị ăn trụi hết lá. Vi vậy bạn cần phải thường xuyên kiểm tra vườn hồng của mình để sớm phát hiện các bệnh hoa hồng như trên và có cách xử lý.
Thời điểm kiểm tra hiệu quả nhất là vào buổi tối. Lúc này, bạn dùng đèn pin để đi kiểm tra từng cây. Chú ý nếu phát hiện ra bọ cánh cứng thì nên bắt nhẹ nhàng, tránh để chúng bay mất vì sẽ ảnh hưởng đến những cây khác.
Một cây hồng thường xuất hiện từ 4-5 con bọ và tần suất ăn lá cây của chúng khá nhanh. Vì vậy khi kiểm tra thì cần xem thật kĩ để không bỏ sót.
Bọ cánh cứng thường chọn những lá hồng còn non, xanh và đẹp để ăn. Vì vậy để tránh tình trạng chúng phá hoại luôn cả vườn hồng nhà bạn thì nên kiểm tra và xử lý nó càng sớm càng tốt.
Chat ngay với chuyên gia
2. Dấu hiệu bọ cánh cứng đã ăn hoa hồng
Bọ cánh cứng ăn lá hoa hồng là một bệnh thường gặp ở hầu hết các giống hồng. Dấu hiệu cho thấy hoa hồng đã gặp tình trạng bị bọ cánh cứng ăn hết lá có thể nhận thấy như sau:
- Những lá hồng trưởng thành đã bị ăn loang lổ hoặc một phần lá bị ăn mất hết phần thịt.
- Những lá hồng non bị đứt ngang.
- Có rất nhiều lá đã bị ăn hết phần thịt và chỉ còn trơ lại gân lá. Lúc này hoa hồng đã bị bọ cánh cứng tấn công khá lâu và ngiêm trọng
- Những giống hồng có hoa màu hồng phấn, vàng, hồng cánh sen cũng thường xuyên bị bọ cánh cứng tấn công. Không những ăn hết lá mà chúng còn ăn luon cả hoa và trốn vào trong hoa đẻ trứng.
>>>> KHÁM PHÁ THÊM: Nhện đỏ hoa hồng
3. Cách diệt bọ cánh cứng ăn lá hoa hồng hiệu quả nhất
Bọ cánh cứng ăn lá hoa hồng không gây ảnh hưởng trực tiếp và làm cây hồng chết đi. Tuy nhiên khi ăn hết lá cây sẽ làm giảm đi khả năng quang hợp, gây ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây. Để hạn chế và xử lý tình trạng đó xảy ra, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau đây cho vườn hồng nhà mình:
Chat ngay với chuyên gia
3.1. Sử dụng phương pháp thủ công
Đây là phương pháp khá dễ thực hiện và ít tốn kém nhất để xử lý tình trạng hoa hồng bị bọ cánh cứng ăn hết lá cây. Phương pháp này dùng tay để bắt trực tiếp những con bọ ra khỏi cây hồng. Loài bọ này ẩn nấp ban ngày rất giỏi nên khó có thể bắt được chúng. Từ khoảng 19 - 21h là thời gian chúng hoạt động mạnh nhất, do đó cần tranh thủ thời gian này để kiểm tra và bắt chúng.
Dùng đèn pin soi kĩ vào từng tán lá đặc biệt là ở mặt dưới lá. Cẩn thận bắt chúng đi và tránh làm động mạnh vì sẽ khiến chúng bay đi ẩn nấp chỗ khác và quay lại ăn hết lá cây.
Phương pháp này được xem là khá an toàn và không gây ảnh hưởng tới những côn trùng có lợi khác. Nó cũng không gây ô nhiễm môi trường và rất an toàn cho sức khỏe của người làm vườn. Tuy nhiên nhược điểm duy nhất là khá mất công nhưng hiệu quả mang lại không khả quan.
Chat ngay với chuyên gia
3.2. Sử dụng phương pháp hóa học
Với phương pháp này sử dụng các loại thuốc hóa học chuyên dụng để xử lý. Đa số nhưng loại thuốc này có mùi khá nặng nên bạn cần pha loãng chúng trước khi sử dụng. Bạn có thể pha chung với các loại thuốc có tính bám dính cao để mang lại hiệu quả. Mùi của các loại thuốc này sẽ xua đuổi được bọ cánh cứng và giảm sự tàn phá của bọ cánh cứng ăn lá hoa hồng.
Một số loại chế phẩm hóa học chuyên đặc trị cho hoa hồng mà bạn có thể tham khảo như:
- Chế phẩm Bio Meta cho cây hoa hồng: Đây là một loại chế phẩm sinh học chuyên sử dụng để tiêu diệt các loại sau hại và ấu trùng. Thành phần chính của nó là các chủng nấm Metarhizium Anisopliae. Khi phun tưới với độ ẩm thích hợp, các chủng nấm sẽ mọc mầm và xâm nhập vào côn trùng và làm nó chết dần dần. Bio Meta còn thông qua xác chết của côn trùng để gây nhiễm bệnh cho các con khác trong bầy từ đó giúp hiệu quả nhanh và rộng rãi.
>>>> MUA NGAY: Chế phẩm Bio Meta
- Chế phẩm sinh học Bio Herb: Đây là loại chế phẩm sinh học có nguyên liệu từ nhiều loại thảo mộc khác nhau. Bio Herb đã tận dụng ưu điểm của 5 loại thảo mộc cúc hoa, sả, neem, tỏi, ớt để phòng trị các loại sâu bệnh phá hoại cây trồng đặc biệt là bọ trĩ hoa hồng
>>>> MUA NGAY: Chế phẩm sinh học Bio Herb
Chế phẩm Bio Garlic từ tỏi: Tỏi là một trong những loại gia vị được sửu dụng khá nhiều để phòng trừ các loại sâu bệnh nhờ hoạt chất allicin sẵn có trong tỏi. Bio Garlic là chế phẩm sinh học với dịch tỏi là thành phần chính đã được cô đặc. Đây là sản phẩm chuyên dùng để đặc trị các bệnh do sâu bọ mang lại như bệnh bọ cánh cứng ăn lá hoa hồng.
>>>> MUA NGAY: Chế phẩm Bio Garlic từ tỏi
- Chế phẩm sinh học Bio Neem: Đây là chế phẩm sinh học được sản xuất với thành phần chính là tinh dầu của cây Neem. Bio Neem có khả năng kiểm soát và diệt được hơn 200 loại sâu bọ gây hại cho cây khác nhau. Đây là sản phẩm đã được nhũ hóa sẵn nên bạn chỉ cần pha loãng rồi sử dụng tưới như bình thường.
>>>> MUA NGAY: Chế phẩm sinh học Bio Neem
3.3. Sử dụng phương pháp bẫy đèn để diệt bọ cánh cứng ăn lá hoa hồng
Một cách diệt bọ cánh cứng ăn ha hồng nữa cũng được rất nhiều người áp dụng đó là dùng bẫy đèn. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng đối với những vườn hồng có quy mô lớn. Phương pháp này được phát minh ra dựa vào tập tính hướng sáng và giả chết khi đụng phải vật lạ của bọ cánh cứng.
Với phương pháp này, người ta sử dụng tấm tôn kẽm với kích thước 1x1,5m để làm bia chắn ngoài vườn. Sau đó tiến hành đào một hố rộng 60cm, sâu 30cm và có lót một lớp nilon dưới tấm bia. Treo 1 chiếc đèn compact thường sử dụng khi cúp điện treo lên tấm bia. Khoét một lỗ ở tấm bia ngay chỗ treo đèn để đảm bảo đèn có thể chiếu sáng được ở 2 mặt.
Bọ cánh cứng sau khi thấy ánh đèn sẽ bay đến và mắc kẹt vào bẫy đã được dựng sẵn. Xác bọ sau khi bắt có thể dùng để làm mồi cho gà vịt hoặc cá. Phương pháp này được xem là khá an toàn và không gây ô nhiễm cho người làm vườn. Không cần bỏ sức nhiều nhưng hiệu suất mang lại cũng khá cao. Tuy nhiên nhược điểm duy nhất của phương pháp này là khá tốn kém khi chuẩn bị các nguyên liệu làm bẫy.
Trên đây là cách nhận biết bệnh bọ cánh cứng ăn lá hoa hồng và các phương pháp phòng trừ hiệu quả. Hi vọng bạn đã tìm được những thông tin hữu ích và áp dụng thành công cho vườn nhà mình. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn chi tiết thì hãy liên hệ vơi Rosava để được hỗ trợ nhé!
>>>> THAM KHẢO THÊM:
- Lá cây bị đốm đen: Dấu hiệu & cách trị bệnh hoa hồng hiệu quả
- Bệnh Phấn Trắng Hoa Hồng: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị
Từ khóa » Hoa Hồng Bị Bọ ăn Lá
-
Hoa Hồng Bị Sâu Ăn Lá: Dấu Hiệu, Cách Điều Trị & Chăm Sóc
-
Tổng Hợp Các Loại Sâu ăn Lá Trên Cây Hoa Hồng Và Cách Chữa Trị đơn ...
-
Hoa Hồng Bị Sâu Ăn Lá Và Phương Pháp Giải Quyết - Happy Trees
-
Cách Trị Sâu ăn Lá Hoa Hồng Cho Người Mới Tập Trồng Hoa
-
Hoa Hồng Bị Sâu ăn Lá Tấn Công Phải Làm Như Thế Nào
-
Cách Truy Lùng Bọ Cánh Cứng ăn Lá Hồng Hiệu Quả Bạn Nên Thử?
-
Diệt Bọ Cánh Cứng ăn Lá Cây Hoa Hồng Hiệu Quả Nhất
-
Tổng Hợp Tất Cả Các Mẹo Diệt Bọ Cánh Cứng Trên Cây Hoa Hồng
-
Cách Diệt Bọ Cánh Cứng ăn Lá Hoa Hồng - Hàng Hiệu
-
Bắt Bọ Cánh Cứng ăn Nụ Hoa Và Lá Cây Hoa Hồng - YouTube
-
Cách Phòng Trị Sâu ăn Lá Và Bọ Cánh Cứng Trên Hoa Hồng - YouTube
-
5 Loài Côn Trùng Gây Hại Cho Hoa Hồng Và Cách Phòng Trừ
-
Mẹo Diệt Bọ Cánh Cứng ăn Lá Hoa Hồng - Vườn Vân Loan