Bọ Cánh Cứng đốm Hại Ngô | Sâu Hại & Dịch Bệnh - Plantix
Có thể bạn quan tâm
Khác
Bọ cánh cứng đốm hại ngôAstylus atromaculatus
Sâu bọ
Chữa cho cây trồng
Chụp ảnh
Xem chẩn đoán
Lấy thuốc
Sử dụng ứng dụng Plantix
Tóm lại
- Các đàn bọ cánh cứng thân dài, màu vàng có các đốm đen xuất hiện trên hoa và đầu bắp ngô.
- Gây thiệt hại đối với râu ngô hoặc hạt.
- Gây thiệt hại đối với hạt giống hay cây giống con đang nẩy mầm và giảm số lượng cây mọc thành công.
Cũng có thể được tìm thấy ở
3 Cây trồngBông vải Ngô/Bắp Lúa miếnKhác
Triệu chứng
Các đàn bọ cánh cứng thân dài, màu vàng có các đốm đen xuất hiện trên hoa và đầu bắp ngô. Gây thiệt hại đối với râu ngô hoặc hạt. Gây thiệt hại đối với hạt giống hay cây giống con đang nẩy mầm và giảm khả năng chống chịu của cây. Loài bọ này thực tế được xem là tác nhân thụ phấn hiệu quả vì tầm bay của chúng đôi khi có thể đạt đến khoảng cách 200 m hay xa hơn. Chỉ trong các điều kiện thuận lợi (thời tiết khô ấm và nhiệt độ trên 15°C) chúng mới phát triển thành dịch hại. Ngay cả trong các điều kiện như thế, thông thường chúng cũng không gây thiệt hại đến mức cần phải kiểm soát bằng các loại thuốc trừ sâu.
Các khuyến nghị
Kiểm soát hữu cơ
Quản lý môi trường sống của bọ bằng cách sử dụng các loài côn trùng săn mồi (các loài sâu đục thân ngũ cốc) cùng với hệ thống kéo-đẩy trong nông nghiệp (bao gồm công tác luân canh các cây thuộc chi Desmodium và hàng rào bằng cỏ voi Napier) đã cho thấy hiệu quả cao trong việc ngăn chận loài sâu hại cơ hội này gây hại cho cây trồng.
Kiểm soát hóa học
Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Hiện nay, các biện pháp khống chế loài bọ Astylus là xử lý hạt bằng hóa chất và phun hóa chất.
Nguyên nhân gây bệnh
Thiệt hại nêu trên xuất phát từ loài bọ cánh cứng đốm có tên khoa học là Astylus atromaculatus. Bọ trưởng thành có thân hình hơi dài, cánh vàng có nhiều đốm đen. Chúng là côn trùng ăn thực vật, chủ yếu là ăn râu, phấn hóa hay hạt từ các loại cây trồng như ngô, gạo, lúa miến hay hướng dương. Thông thường, chúng không gây thiệt hại lớn cho các cây trồng ấy. Khi có quá ít cây trồng trên cánh đồng, bọ thường tập trung thành bầy trên cỏ và có thể trở thành một vấn đề, thậm chí là có thể gây tử vong đối với súc vật khi ăn phải chúng. Bọ cái đẻ trứng dưới các lá khô. Ấu trùng bọ sống trong đất và ăn các bộ phận của cây đang phân hủy. Đôi khi, chúng cũng có thể gây thiệt hại cho hạt hay cây giống con đang nẩy mầm, từ đó dẫn đến tình trạng giảm số lượng cây mọc thành công. Các giai đoạn thời tiết khô ấm (trên 15°C) thích hợp cho vòng đời phát triển của chúng.
Biện pháp Phòng ngừa
- Tránh độc canh vì độc canh là điều kiện thuận lợi cho loài bọ này phát triển.
- Sử dụng các thùng màu vàng chứa nước hoặc các bẫy có mồi nhử chứa chất 2-phenyl ethanol để giảm thiểu số lượng quần thể của bọ.
Chia sẻ
Tải xuống Plantix
Từ khóa » Bọ Cánh Cứng Râu Dài
-
Mọt Gỗ Râu Dài (Cerambycidae) - Hình Dáng Và Vòng đời
-
Bọ Cánh Cứng Này Với Râu Dài Là Ai? - DELACHIEVE.COM
-
Cánh Cứng Nâu Côn Trùng Bọ Cánh Cứng Râu Dài Hình ảnh Sẵn Có
-
Bọ Cánh Cứng Xám Dài
-
Rùng Mình: Công Bố Loại Bọ Cánh Cứng 2 Râu, 6 Chân, Thân Cứng ...
-
Bọ Cánh Cứng, đặc điểm Nhận Dạng Và Những Sự Thật Thú Vị
-
6 Loài Bọ Cánh Cứng Quý Hiếm Nhất ở Việt Nam - IDSV
-
Lycidae – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bọ Cánh Cứng - Wikimedia Tiếng Việt
-
Bọ Cánh Cứng(Bọ Cánh Cứng) - Mimir
-
Phát Hiện "bọ Cánh Cứng" Cổ đại Cực Hiếm được Bảo Tồn Hoàn Hảo
-
Bộ Cánh Nửa- Hemiptera - Health Việt Nam
-
Con Xén Tóc ăn Gì? Có CẮN Người Hay Không? Phòng Bọ Xén Tóc ...
-
Bọ Cánh Cứng Longhorn – Wikipedia - Wiki Là Gì
-
Bọ Cánh Cứng: Phương Pháp Chống Lại Một Loại Sâu Bệnh Nguy Hiểm
-
Bọ Cánh Cứng Có Cắn Không?