Bọ Cánh Cứng Là Gì? Phân Loại, Nơi Sống Và Thuốc Đặc Trị
Có thể bạn quan tâm
Nếu như ở Việt Nam, bọ cánh cứng luôn gắn liền với những hình ảnh không mấy tốt đẹp, gây hại mùa màng và làm giảm năng suất thì ở các nước phương Tây như Bỉ hay Hà Lan lại được ưa chuộng, phổ biến bởi sự riêng biệt và độc lạ của nó. Vậy bọ cánh cứng là gì và đặc điểm của chúng ra sao thì hãy đọc bài viết dưới đây để có thể hiểu thêm bạn nhé.
Nội dung bài viết
- 1/ Tìm hiểu về loại bọ cánh cứng?
- Bọ cánh cứng ăn gì?
- Bọ cánh cứng sống ở đâu?
- Vì sao bọ cánh cứng hay bay vào nhà
- 2/ Các loại cánh bọ cứng:
- 3/ Thuốc đặc trị bọ cánh cứng:
- Fanty 3.6 EC
- Reasgant 3.6 EC
- Aba Thai 3.6 EC
1/ Tìm hiểu về loại bọ cánh cứng?
Hiện nay, theo thống kê có khoảng hơn 400 nghìn loài bọ cánh cứng xuất hiện trên thế giới với đôi cánh rất cứng, cơ thể dài từ 3mm đến 5mm, thân hình bầu dục và lưng tròn.Hầu hết các loại bọ cứng đều có một chiếc miệng rộng với hàm răng sắc bén để có thể chống đỡ được những nguy hiểm khó lường.
Xem thêm: Bọ Rầy Là Gì? Đặc Điểm, Tác Hại Và Cách Diệt Trừ
Bọ cánh cứng ăn gì?
Tuy là loại côn trùng gây hại nhưng chúng cũng có những ưu điểm trong việc giúp ích diệt trừ sâu hại.Sở thích của bọ cánh cứng là ăn những loại côn trùng có kích thước nhỏ hơn và các trái cây có vị ngon ngọt.Trong quá trình thưởng thức, chúng sẽ thò cái vòi dài để đâm hút thức ăn từ đó bổ sung dưỡng chất cho cơ thể chúng.Ngoài ra, rau câu từ các loại hoa quả cũng là món ăn yêu thích của chúng.
Bọ cánh cứng sống ở đâu?
Nơi sống của bọ cánh cứng luôn là những nơi cây cỏ rậm rạp, nhiệt độ ẩm thấp và đặc biệt là những nơi ngoại thành và vùng quê.Chúng phân bố khắp nơi và trên mọi miền lãnh thổ tứ Á tới Âu, từ Châu tới Mỹ với vô vàn màu sắc khác nhau.
Vì sao bọ cánh cứng hay bay vào nhà
Việc côn trùng xuất hiện trong nhà là một điều hết sức bình thường chứ không phải điềm báo mà quan niệm dân gian vẫn hay nhắc đến. Khi chúng bay vào nhà là thời điểm của việc thay đổi môi trường sống, thời tiết và khí hậu.
2/ Các loại cánh bọ cứng:
Với một họ hàng cả hàng chục loài thì bọ cánh cứng có các loại sau đây :
Bọ cánh cứng vàng: Trong tất cả các loại côn trùng thì bọ cánh cứng vàng luôn mang một sự riêng biệt và hiếm có khi mang trong mình một một lớp cánh màu vàng đặc trưng, ngoại hình quyến rũ mà bất kỳ loại côn trùng nào cũng không có thể có được.
Bọ cánh cứng xanh: Bọ cánh cứng xanh là loại côn trùng sống chủ yếu ở Nam Mỹ, có chiều dài từ độ 7,7 đến 10,5 cm với một màu xanh kim loại đặc trưng. Chúng hiện đang là loại côn trùng hiếm hoi và sắp có dấu hiệu suy giảm nghiêm trọng.
Bọ cánh cứng Hercules: Hay còn được gọi với một cái tên tràn đầy sức sống là bọ cánh cứng lực sĩ, Dynastes Hercule. Đây là loại côn trùng có kích thước lớn và thường sống chủ yếu ở nam và Trung Mỹ.Giống như cái tên gọi thì sức mạnh của chúng là một điều phi thường và không thể chối cãi được. Chúng có thể mang một vật nặng hơn chúng hàng trăm lần mà không sợ bất cứ điều gì. Chính vì thế mà người ta hay gọi chúng là bọ cánh cứng Hercules.
Chúng thường sống về đêm và cũng có đôi lúc sinh hoạt vào ban ngày, chủ yếu là các mùa động dục đến. Ở thời điểm này, chúng sẽ kết đôi nên con đực sẽ rất nguy hiểm và hung dữ.Các con đực sẽ được tuyên chiến với nhau, con nào thắng sẽ nhận được phần thưởng là được giao phối với con cái.Chúng sẽ dùng phần sừng cứng rắn để làm vũ khí hạ gục đối phương
Bọ cánh cứng hại dừa: Bọ cánh cứng hại dừa hay còn gọi với cái tên khác là Brontispa thuộc họ ánh kim, là loại sâu hại có khả năng di chuyển và phát tán rất nhanh. Con trưởng thành có đầu nhỏ màu đen, phần gốc cánh và ngực màu vàng nâu. Chiều dài khoảng 9 đến 10mm, rộng 2mm, trên đầu có 2 râu và khi bò chúng sẽ luôn hoạt động.
Bọ cánh cứng đen: Đây là loại bọ cánh cứng màu đen và sáng bóng. Nếu bắt gặp chúng ở các nhà bếp hay phòng ngủ thì điều đó là khá bình thường và không có gì đáng quan ngại.
Bọ cánh cứng 3 sừng:Bọ cánh cứng 3 sừng là loại côn trùng nằm trong sách đỏ Việt Nam nên việc bảo vệ và giữ gìn là rất quan trọng và thiết thực.Chúng có màu đen bóng với 3 chiếc sừng đặc trưng nên khi nhìn vào sẽ có cảm giác ghê rợn và kỳ dị.
Có thể bạn quan tâm: Chụp camera trước bị ngược chữ Samsung và cách khắc phục siêu dễ
3/ Thuốc đặc trị bọ cánh cứng:
Côn trùng ngày càng xâm nhập vào đời sống của người dân nên có rất nhiều loại thuốc hóa học được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng. Với 3 loại thuốc chất lượng và hiệu quả sau :
Fanty 3.6 EC
Fanty 3.6 EC là loại thuốc tương đối mới với thành phần chính là Abamectin, có công dụng là làm tăng khả năng tiêu diệt các loại bọ trĩ, sâu đục, sâu tơ và sâu xanh,…Đây vốn là loại thuốc tương đối độc nên sẽ rất nguy hiểm khi bạn hít phải, do đó khi sử dụng bạn nên chú ý thật kỹ. Liều lượng dùng sẽ tùy thuộc vào số lượng bọ cánh cứng xâm nhập và thông thường sẽ dao động ở độ 150 đến 200ml/ ha.
Reasgant 3.6 EC
Đây là loại thuốc được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi trong nông nghiệp nhằm diệt trừ các loại sâu hại nói chung và bộ bọ cánh cứng nói riêng. Thông thường thuốc sẽ ở dạng lỏng nên rất thích hợp cho việc phun bơm.Đây cũng là một loại thuốc hóa học nên khi sử dụng hãy nên mang bảo hộ để bảo vệ cơ thể. Khi phun nên phun ướt đầy lá để tránh phần nào sự xâm nhập của các loại bọ cánh cứng. Nồng độ sẽ giao động từ 0,15 đến 0,25 l thuốc/ ha và nồng độ pha loãng sẽ là 3 đến 5 ml/ 10 lít nước.
Aba Thai 3.6 EC
Là một người nông dân lâu năm thì Aba Thái đã không còn gì là cái tên xa lạ bởi sự chất lượng và hiệu quả của nó. Giá cả sẽ luôn giao động ở những mức giá khác nhau phụ thuộc vào nơi sản xuất và nhà cung cấp. Nguyên tắc phun cũng giống với 2 sản phẩm nêu trên nhưng thời điểm mà thích hợp nhất chính là giai đoạn lá non đang phát triển.
Aba Thai 3.6 EC chứa hàm lượng chất chính là abamectin nông độ 36g/l, do đó nên liều lượng phun trung bình sẽ là 0,4 l/ha và hãy phun ít nhất 7 ngày trước thời gian thu hoạch để có thể đạt được kết quả tốt nhất.
Hy vọng những chia sẻ và kinh nghiệm nhỏ nhoi của mình có thể giúp ích cho bạn. Chúc bạn có một ngày mới thật là tốt lành.
Từ khóa » Bọ Cánh Cứng Xanh Có độc Không
-
Cảnh Báo Nguy Cơ Ngộ độc Từ Bọ Cánh Cứng
-
Đừng để Mất Mạng Vì Ngộ độc Bọ Cánh Cứng
-
Chuyên Gia Cảnh Báo Nguy Cơ Ngộ độc Từ Sâu Ban Miêu (bọ Cánh ...
-
Chuyên Gia Cảnh Báo Nguy Cơ Ngộ độc Nặng Do Sâu Ban Miêu (bọ ...
-
Chuyên Gia Cảnh Báo Nguy Cơ Ngộ độc Nặng Do Bọ Cánh Cứng
-
Bọ Cánh Cứng Có Nguy Hiểm Không? - [DIỆT CÔN TRÙNG GIÁ RẺ ]
-
Bọ Cánh Cứng, đặc điểm Nhận Dạng Và Những Sự Thật Thú Vị
-
Bọ Cánh Cứng Có Cắn Không?
-
6 Loài Bọ Cánh Cứng Quý Hiếm Nhất ở Việt Nam - IDSV
-
Bọ Cánh Cứng - Cẩm Nang Cây Trồng
-
Bọ Rầy – Wikipedia Tiếng Việt
-
Công Dụng Trị Bệnh Của Bọ Cánh Cứng - Thế Giới Côn Trùng
-
'Bật Mí' Bí Mật Của Bọ Hung - Báo Tuổi Trẻ
-
TIPS Loại Bỏ Bọ Cánh Cứng ăn Lá Cây Trong Vườn - Sachico
-
Các Loại Bọ Cánh Cứng – đặc điểm, Phân Loại Và Cách Diệt Trừ
-
Bọ Cánh Cứng Hại Dưa Chuột | Sâu Hại & Dịch Bệnh - Plantix