Bọ Cạp: Cách Nuôi Và Giá Bán Ra Sao? | Farmvina Nông Nghiệp

Trong nhiều năm trở lại đây, nuôi bọ cạp làm kinh tế phát triển khá mạnh và là hướng làm giàu cho không ít bà con nông dân.

Cách nuôi bọ cạp như thế nào? giá bán con giống ra sao và mua ở đâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé

Đặc điểm của bọ cạp

Bọ cạp là giống động vật không xương sống, tám chân thuộc lớp động vật hình nhện (Arachnida).

Đuôi chúng có nọc độc có thể làm hủy hoại tế bào hoặc hủy thần kinh. Bọ cạp dùng nọc độc để giết hoặc làm tê liệt con mồi và để tự vệ.

Tuy nhiên hầu hết nọc độc của bọ cạp không gây nguy hiểm đối với con người, ngoài việc chúng gây đau đớn, tê cứng và sưng phồng. 

Tuổi thọ của bọ cạp tối thiểu là 4 năm, có loài sống lên đến 25 năm. Bọ cạp thích hợp với môi trường có nhiệt độ khoảng 20-37 độ C, nhưng giới hạn chịu đựng khoảng 14-45 độ C. Bọ cạp là động vật sống về đêm và hay đào bới.

Chúng có hội chứng sợ ánh sáng. Vì vậy bọ cạp dùng cả ngày để ẩn nấp và đào bới, tìm nơi trú ẩn mát mẻ, an toàn.

Ban đêm chúng mới ra ngoài săn mồi. Kẻ thù của chúng là các loài chim, rết, thằn lằn, những thú có túi và chuột. Bọ cạp ăn những động vật chân khớp nhỏ và sâu bọ.

Bọ cạp không đẻ trứng như các động vật thuộc lớp nhện khác, mà chúng đẻ con. Con non sau sinh bám trên lưng mẹ cho tới khi chúng trải qua ít nhất một kỳ lột xác.

Trước thời kỳ này, bọ cạp con không thể sống sót nếu không phụ thuộc vào mẹ. Sau 5-7 lần lột xác, bọ cạp con mới trưởng thành. 

Dù mang trên mình nọc độc, bọ cạp lại là côn trùng khá hữu ích. Chúng là vị thuốc dùng trong đông y với tên Toàn Yết, dùng để chữa trấn kinh, chữa động kinh, uốn ván, kích thích thần kinh, liệt nửa người, đau đầu, lao xương, táo bón…

Nọc độc của bọ cạp cũng như nọc rắn, có tác dụng đối với một số loại bệnh, thậm chí chúng còn đắt hơn cả nọc rắn.

Ngoài ra, bọ cạp còn được dùng trong thực phẩm. Chúng có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như món bọ cạp chiên giòn, chiên bột, chiên bơ tỏi, nướng, xào xả ớt, ngâm rượu… 

bọ cạp

Kỹ thuật nuôi bọ cạp

Chuồng nuôi bọ cạp

Bọ cạp có thể nuôi trong các loại thùng, chậu, hồ nuôi… trong đó hồ nuôi được đánh giá là tốt nhất vì bọ cạp thường phát triển và tồn tại tốt nhất trong môi trường này.

Với việc xây hồ nuôi, người nuôi sẽ ít phải chăm sóc, kỹ thuật nuôi dễ hơn mà cũng an toàn. Chúng sẽ ít bị sổng ra ngoài cũng như hạn chế đánh nhau tranh giành địa bàn.

Hồ nuôi có diện tích khoảng 5-10m2 một chuồng, xây bằng gạch không cần láng xi măng. chân móng sâu khoảng 30cm, cao khoảng 50cm. 4 mặt phía trong hồ nên dán gạch men trơn để ngăn bọ cạp bò ra ngoài.

Trong lồng hồ nuôi cần cuốc đất cho xốp. Đất đảm bảo không quá khô để chúng tự đào hàng hốc dễ dàng. Hồ cũng cần đảm bảo tránh các hiện tượng thời tiết như ngập úng, mưa rét, nắng hạn. 

Bọ cạp có cấu tạo bằng một lớp áo giúp cứng nên chúng cần hấp thụ độ ẩm để phát triển khỏe mạnh.

Vì vậy cứ mỗi 4 ngày cần phải tưới nước vào đất cho bọ cạp. Trong lòng hồ cần đặt các gốc cây có rễ chùm như gốc tre, gốc cây chùm và đắp thêm đất vào để chúng đào hang tạo chỗ ẩn nấp.

Hồ nuôi cần có lỗ thoát nước, có mái che nắng mưa để hạn chế ảnh hưởng của năng nóng hay mưa rét. Ngoài ra trong hồ có thể đặt thêm gạch ống, ngói, tấm gỗ để tạo chỗ trú ẩn và giữ ẩm cho bọ cạp.

Về mật độ nuôi, khoảng 50-100 con bọ cạp giống bố mẹ/1m2 chuồng nuôi, hoặc 200 con bọ cạp thương phẩm loại nhỏ.

Thức ăn cho bọ cạp

Ở ngoài thiên nhiên bọ cạp sẽ ăn các động vật nhỏ như sâu bọ. Chúng sử dụng nọc độc và càng để bắt mồi, thông thường bọ cạp sẽ làm tê liệt hoặc giết chết con mồi trước khi ăn.

Chúng chỉ có một kiểu ăn duy nhất là dùng chân kìm – những vuốt nhỏ chỉ có ở một số loại giúp chia nhỏ con mồi ra và dễ dàng tiêu hóa. Thông thường bọ cạp chỉ có thể tiêu hóa thức ăn ở một dạng lỏng.

Do đó, các phần chất rắn như bộ xương ngoài, lông của con mồi đều bị chúng bỏ lại.

bọ cạp

Ở ngoài tự nhiên, bọ cạp thường ăn sâu bọ. Khi nuôi, bạn có thể cho chúng ăn sâu, các loại thịt, ốc sên, ốc bươu vàng, tôm tép, cá, phổi lợn, ếch, dế…

Có thể cho chúng ăn cả các đồ sống hoặc đông lạnh. Với những con còn sống, hãy thả chúng vào để bọ cạp thực hiện bản năng săn mồi.

Với thức ăn không còn chuyển động,  hãy rắc lên các rãnh sát nền để chúng dễ tìm thấy hơn.

 Ngoài ra, chúng cũng ăn cả các loại cây cỏ mềm. Vì vậy có thể trồng thêm các loại cây cỏ loại lá nhỏ bò lan (không độc, không có các vị đắng, chua, cay).

Cách này cũng tạo môi trường sống lý tưởng cho bọ cạp, vừa sạch sẽ, vừa giữ ẩm, vừa tạo ra chỗ ẩn nấp rất tốt.

Bọ cạp không tiêu hóa được các thức ăn rắn như xương, vỏ, lông… Khi cho ăn, nên băm nhỏ thức ăn thành từng miếng giúp chúng dễ ăn hơn và cũng tiết kiệm hơn.

Lượng thức ăn cho bọ cạp cũng nên ước lượng phù hợp. Thông thường, một con bọ cạp chỉ ăn từ 1 – 2 con dế mỗi lần, và sau khi ăn chúng cần vài hôm để tiêu hóa hết.

Vì vậy cách vài ngày mới cho ăn lại một lần. Thời điểm cho ăn thích hợp nhất là vào buổi chiều tối.

Khi bọ cạp cái sinh con, để khoảng 10 ngày thì tiến hành tách con ra khỏi mẹ, đưa chúng sang chuồng mới để nuôi riêng.

Đồng thời tạo điều kiện để bò cạp mẹ tiếp tục sinh sản. Một con bọ cạp cái có thể đẻ từ 30-60 con/lần sinh nở. Bọ cạp con từ lúc mới nở đến lúc xuất thành thương phẩm khoảng 6 tháng. 

Giá bọ cạp giống bao nhiêu? Mua ở đâu?

Giá bán sỉ hiện nay của bọ cạp thương phẩm là từ 2000đ – 2500đ/con. Đối với bọ cạp giống, có nhiều mức giá khác nhau tùy thuộc vào kích cỡ.

Bọ cạp giống loại nhỏ có giá từ từ 5000đ – 7000đ/con. Bọ cạp giống 5 tháng tuổi có giá khoảng 15.000đ. Còn bọ cạp giống 6 tháng tuổi (Bọ cạp giống bố mẹ) có giá khoảng  20.000đ/con.

Hiện nay, mô hình nuôi bọ cạp làm kinh tế phát triển khá mạnh trên khắp cả nước từ Bắc vào Nam. Bạn có thể đến các trang trại nuôi bọ cạp để tìm mua con giống.

Một số địa chỉ gợi ý cho bạn

– Côn trùng Thàn Tâm (//contrungthanhtam.com/), cơ sở Hà Nội

– Trang trại Thanh Xuân: (//trangtraithanhxuan.com/), cơ sở Hà Nội, Nam Định

– Công ty TNHH Thế giới Côn Trùng (//thegioicontrung.info/), cơ sở ở Đồng Nai

Câu Hỏi Thường Gặp

Đặc điểm của bọ cạp ra sao?

Bọ cạp là giống động vật không xương sống, tám chân thuộc lớp động vật hình nhện (Arachnida). Đuôi chúng có nọc độc có thể làm hủy hoại tế bào hoặc hủy thần kinh. Bọ cạp dùng nọc độc để giết hoặc làm tê liệt con mồi và để tự vệ.

Kỹ thuật nuôi bọ cạp như thế nào hiệu quả?

1. Chuồng nuôi bọ cạp: Bọ cạp có thể nuôi trong các loại thùng, chậu, hồ nuôi... trong đó hồ nuôi được đánh giá là tốt nhất vì bọ cạp thường phát triển và tồn tại tốt nhất trong môi trường này; 2. Thức ăn cho bọ cạp: cho chúng ăn sâu, các loại thịt, ốc sên, ốc bươu vàng, tôm tép, cá, phổi lợn, ếch, dế…

Giá bọ cạp giống bao nhiêu?

Giá bán sỉ hiện nay của bọ cạp thương phẩm là từ 2000đ - 2500đ/con. Bọ cạp giống loại nhỏ có giá từ từ 5000đ – 7000đ/con. Bọ cạp giống 5 tháng tuổi có giá khoảng 15.000đ. Còn bọ cạp giống 6 tháng tuổi (Bọ cạp giống bố mẹ) có giá khoảng 20.000đ/con.

Print Friendly, PDF & Email

Từ khóa » Thức ăn Nuôi Bò Cạp