Bộ Câu Hỏi Phỏng Vấn Chăm Sóc Khách Hàng Và Cách Trả Lời Chi Tiết

Bạn đã vượt qua vòng CV và sắp tiến vào vòng phỏng vấn cho vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng? Vậy thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây vì mình sẽ giới thiệu đến bạn bộ câu hỏi phỏng vấn chăm sóc khách hàng, cũng như hướng dẫn cách trả lời giúp ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng đấy!

I. Kinh nghiệm phỏng vấn nhân viên chăm sóc khách hàng

Kinh nghiệm phỏng vấn nhân viên chăm sóc khách hàng

1. Đối với nhà tuyển dụng

Đối với nhà tuyển dụng, khi phỏng vấn các ứng viên cần có kỹ năng phỏng vấn. Bạn cần nắm rõ vị trí cần tuyển dụng có những yêu cầu gì, chuẩn bị trước hồ sơ của các ứng viên và ghi chú lại những điểm nổi bật hoặc những điểm bạn muốn khai thác thêm từ họ. 

Trong quá trình phỏng vấn, những câu hỏi đưa ra cho ứng viên cần có mục đích, đúng trọng tâm và khai thác được những thông tin cần thiết. Nên đưa ra những câu hỏi chung, sau đó đi đến những câu hỏi chi tiết để khai thác năng lực, phẩm chất của ứng viên. Có thể đưa ra những câu hỏi hành vi để hiểu rõ phong cách làm việc của ứng viên, những câu hỏi tình huống hay câu hỏi thăm dò để thử thách cách xử lý tình huống của các ứng viên.

Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng cũng nên giữ thái độ thân thiện, cởi mở, tạo điều kiện cho ứng viên thể hiện được hết tiềm năng của mình. Cũng như sẵn sàng lắng nghe, giải đáp những thắc mắc của họ về công việc.

Xem thêm: Cách làm nổi bật phẩm chất cá nhân trong CV xin việc

2. Đối với ứng viên tham gia tuyển dụng

Đối với những ứng viên tham gia phỏng vấn, đầu tiên bạn cần tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp và về vị trí ứng tuyển của mình. Là một nhân viên chăm sóc khách hàng, trang phục, cách nói chuyện và phong thái là những điều rất quan trọng. Vậy nên bạn cần chọn trang phục phù hợp, giao tiếp linh hoạt và duy trì phong thái lịch sự, tự tin và chuyên nghiệp để gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Trong quá trình phỏng vấn, hãy lắng nghe thật kỹ nhà tuyển dụng, đưa ra những câu trả lời thẳng thắn, tự tin và đặc biệt là cần trung thực. Trước khi kết thức phỏng vấn, bạn có thể đưa ra những câu hỏi về những điều mình còn thắc mắc cho nhà tuyển dụng. Điều này sẽ thể hiện bạn có tìm hiểu về công việc và rất mạnh dạn khi giao tiếp và trao đổi với người khác.

Tìm việc làm, tuyển dụng chăm sóc khách hàng có thể bạn quan tâm:

- Giám sát Chất lượng Tổng đài Chăm sóc khách hàng

- Tuyển dụng tổng đài viên partime

II. Cách trả lời 10 câu hỏi phỏng vấn nhân viên chăm sóc khách hàng thường gặp

Cách trả lời 10 câu hỏi phỏng vấn nhân viên chăm sóc khách hàng thường gặp

1. Bạn hiểu như thế nào về nghề chăm sóc khách hàng?

Đây là câu hỏi được đưa ra để xem bạn có thực sự am hiểu về công việc của mình hay không. Để trả lời câu hỏi này, bạn nên nói một cách khái quát về công việc chăm sóc khách hàng, đưa ra định nghĩa, khái niệm và những nhiệm vụ chính của vị trí này theo cách hiểu của bạn. Bạn cũng cần tránh trả lời quá dài dòng, không đúng trọng tâm và làm mất thời gian của buổi phỏng vấn.

2. Bạn hiểu gì về công việc mà mình đang ứng tuyển?

Có nhiều trường hợp ứng viên “rải” CV đi nhiều nơi và họ không thực sự hiểu về vị trí mà mình đang ứng tuyển, vì vậy đây chính là câu hỏi sàng lọc của các nhà tuyển dụng. Để trả lời tốt câu hỏi này, bạn hãy đưa ra những gì mà mình hiểu về công việc dựa trên bản mô tả công việc (JD). Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã tìm hiểu kỹ những yêu cầu của vị trí này, bạn yêu thích và sẽ có trách nhiệm với công việc này.

3. Bạn đã thuyết phục khách hàng khó tính bằng cách nào?

Đây là một câu hỏi khá quen thuộc khi phỏng vấn chăm sóc khách hàng. Ngành nghề này không chỉ đơn giản là bạn sẽ giúp khách hàng giải quyết những nhu cầu của họ theo quy trình có sẵn của doanh nghiệp, mà đôi khi bạn sẽ phải biết cách thuyết phục những khách hàng khó tính. 

Thuyết phục một khách hàng khó tính chọn sản phẩm của mình chưa bao giờ là một chuyện dễ dàng, để trả lời câu hỏi này, bạn phải chứng minh được năng lực và kinh nghiệm làm việc của mình. Bạn có thể đưa ra một tình huống cụ thể và nêu ra cách giải quyết của mình. Đặc biệt, với những ứng viên đã có kinh nghiệm, bạn nên đưa ra những tình huống bạn đã từng gặp trước đây và cách bạn giải quyết ổn thỏa nó để gây ấn tượng mạnh mẽ với nhà tuyển dụng.

4. Trường hợp không biết phải hỗ trợ khách như thế nào bạn sẽ làm gì?

Đôi khi sẽ có những trường hợp khách hàng đặt ra yêu cầu vượt khỏi tầm xử lý của bạn hoặc bạn không biết phải giải quyết như thế nào, lúc này nhà tuyển dụng muốn thử xem bạn sẽ chọn cách giải quyết gì, tự quyết định hay sẽ nhờ người khác giúp đỡ? Lời khuyên đưa ra cho bạn là nên tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác. Bạn có thể tham khảo ý kiến từ cấp trên hay từ các đồng nghiệp của mình. Cách xử trí này vừa giúp khách hàng giải quyết được vấn đề, vừa giúp bạn hạn chế những sai sót cũng như tránh gây áp lực về một vấn đề mình không biết nhưng vẫn phải giải quyết.

5. Theo bạn nhân viên chăm sóc khách hàng cần có kỹ năng gì?

Thực ra đây không phải là một câu hỏi quá khó, bạn có thể trả lời ấn tượng bằng cách liệt kê những kỹ năng có liên quan trực tiếp đến công việc chăm sóc khách hàng. Bạn có thể nêu ra những kỹ năng như biết lắng nghe và thấu hiểu tâm lý khách hàng. Kỹ năng quan trọng tiếp theo là thái độ thân thiện, cởi mở và hòa đồng, khiến khách hàng thấy thiện cảm với nhân viên chăm sóc khách hàng.

Ngoài ra, một nhân viên chăm sóc khách hàng còn cần có kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giải quyết vấn đề một cách nhạy bén và linh hoạt. Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp khéo léo cũng rất cần thiết khi tiếp xúc với khách hàng.

6. Hãy kể về một dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời khiến bạn ấn tượng?

Đây là câu hỏi nhằm đánh giá khả năng quan sát và sự tinh tế của các ứng viên. Thông qua câu trả lời của bạn, các nhà tuyển dụng có thể xác định được cách nhìn nhận vấn đề và thái độ của bạn với ngành dịch vụ nói chung. 

Với câu hỏi này, bạn nên chia sẻ chính những trải nghiệm thực tế của bạn ở những nơi cung cấp dịch vụ như ngân hàng, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch,… Cách để gây ấn tượng mạnh là bạn hãy chia sẻ nhưng điểm tốt hoặc không tốt kể cả là những điều nhỏ nhất khiến bạn nhớ nhất về dịch vụ đó. Bạn có thể nhấn mạnh vào cách xử lý của nhân viên chăm sóc khách hàng ở những nơi đó, đưa ra đánh giá và những bài học bạn rút ra được từ trải nghiệm này.

7. Kể tên một số công cụ chăm sóc khách hàng bạn từng sử dụng trong công việc?

Các nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này thường là để thử xem bạn có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dịch vụ hay không, những ứng viên đã từng tiếp xúc thực tế và có kiến thức trong ngành chăm sóc khách hàng sẽ xử lý tốt câu hỏi này. Vì vậy, trước khi tham gia phỏng vấn bạn nên tìm hiểu trước một số công cụ phổ biến nhé!

Bạn có thể kê tên các công cụ chăm sóc khách hàng phổ biến như công cụ quản lý Jira, phần mềm Zendesk, công cụ quản lý dữ liệu khách hàng CRM, Email Marketing,... Còn nếu bạn thực sự chưa tìm hiểu và không biết công cụ nào thì hãy trung thực trả lời nhà tuyển dụng, tránh quanh co khiến nhà tuyển dụng có ấn tượng xấu với bạn.

8. Nếu được nói về 3 điều quan trọng nhất của một nhân viên chăm sóc khách hàng cần có, bạn nghĩ đó là gì?

Đây là câu hỏi có mục đích để đánh giá về kỹ năng, tính cách cần thiết của một người làm dịch vụ. Khi được hỏi vấn đề này, bạn hãy kể ra 3 yếu tố cơ bản cụ thể quan trọng nhất đối với một nhân viên chăm sóc khách hàng. Bạn cũng cần nêu ra lý do vì sao bạn chọn đây là những điều quan trọng nhất mà không phải là các yếu tố khác.

Bạn có thể tham khảo ba yếu tố như tư duy dịch vụ khách hàng, thái độ tích cực và kỹ năng giao tiếp. Tư duy khách hàng sẽ giúp bạn tìm ra cách giải quyết vấn đề của khách hàng. Đồng thời tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, khiến họ trở thành những khách hàng trung thành của bạn. Còn thái độ tích cực sẽ giúp bạn tạo được thiện cảm với khách hàng, đồng thời giúp hạn chế những cảm xúc căng thẳng, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến quá trình công việc.

Cuối cùng là kỹ năng giao tiếp tốt, đặc biệt là kỹ năng lắng nghe những phản ánh của khách. Khi bạn biết lắng nghe và hướng dẫn khách hàng giải quyết những rắc rối mà họ gặp phải về sản phẩm và dịch vụ, bạn sẽ gây ấn tượng rất tốt với khách hàng và làm cho họ cảm thấy hài lòng với sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.

9. Bạn nghĩ việc cộng tác với bên đại diện dịch vụ khách hàng và các nhóm khác trong công ty có quan trọng không?

Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được khả năng làm việc nhóm của bạn. Không chỉ ngành chăm sóc khách hàng mà các ngành dịch vụ nói chung đều rất cần kỹ năng làm việc nhóm và khả năng phối hợp giữa các phòng ban trong doanh nghiệp, vì vậy câu trả lời nên đưa ra là có.

Bạn có thể trình bày thêm suy nghĩ của mình về vấn đề làm việc nhóm. Cũng như là cách mà bạn sẽ phối hợp làm việc với bên đại diện dịch vụ khách hàng và các phòng ban khác trong doanh nghiệp để chứng minh cho nhà tuyển dụng biết khả năng teamwork của bạn.

10. Vì sao bạn lại chọn làm việc trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng?

Nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này để biết những lý do khiến bạn chọn công việc này. Từ đó xác định được bạn có phù hợp với vị trí họ đang tuyển dụng hay không. Để ghi điểm trong câu hỏi này, bạn có thể nhấn mạnh vào những nguyên do liên quan tới bản thân như đó là sở thích, muốn được tiếp xúc với nhiều người, muốn được thuyết phục người khác hoặc muốn chinh phục thử thách do khách hàng đưa ra, muốn được đảm nhiệm công việc khắc phục khó khăn cho người khác,...

Cần tránh đưa ra những câu trả lời như vì bạn đang thất nghiệp, bạn chọn nghề vì bố mẹ mong muốn hay chọn theo bạn bè,... Những lý do này có thể khiến bạn bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng đấy!

III. Tham khảo TOP câu hỏi phỏng vấn nhân viên chăm sóc khách hàng có thể gặp

Tham khảo TOP câu hỏi phỏng vấn nhân viên chăm sóc khách hàng có thể gặp

1. Bộ câu hỏi phỏng vấn về kiến thức chung cho nhân viên chăm sóc khách hàng

Những câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được kiến thức của bạn trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng. Vì vậy những câu hỏi ở mục này sẽ tập trung đánh giá xem bạn có hiểu biết về công việc hay không. Một số câu hỏi phổ biến về kiến thức chung mà bạn có thể tham khảo như sau:

- Tại sao bạn ứng tuyển vào vị trí này?

- Hãy cho biết định nghĩa chăm sóc khách hàng là gì?

- Các bước chăm sóc khách hàng diễn ra như thế nào?

- Theo bạn, nhân viên chăm sóc khách hàng cần có những phẩm chất gì?

- Bạn có những điểm nào phù hợp để làm một nhân viên chăm sóc khách hàng?

- Nhân viên chăm sóc khách hàng có vai trò như thế nào trong một công ty?

- Tại sao bạn lại ứng tuyển vào công ty chúng tôi?

- Bạn cần đưa ra những thông tin gì về sản phẩm cho khách hàng biết?

- Theo bạn, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt cần đảm bảo những yếu tố gì?

- Chăm sóc khách hàng và hỗ trợ khách hàng có khác nhau không?

- Bạn có tự đặt ra những quy tắc chăm sóc khách hàng cho mình không? Nếu có thì những quy tắc đó là gì?

- Điều gì trong những công việc chăm sóc khách hàng đang hấp dẫn bạn? 

- Bạn thấy điều gì là quan trọng nhất đối với các dịch vụ chăm sóc khách hàng?

- Bạn nghĩ cần làm gì để cải thiện trải nghiệm dịch vụ khách hàng?

2. Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên chăm sóc khách hàng về kinh nghiệm làm việc

Ở những câu hỏi này, nhà tuyển dụng mong muốn nhìn thấy kinh nghiệm của bạn, cách bạn áp dụng những trải nghiệm trước đây của mình vào công việc hiện tại. Một số câu hỏi về kinh nghiệm làm việc mà bạn có thể tham khảo là:

- Trước đây bạn đã từng làm công việc chăm sóc khách hàng chưa?

- Hãy cho biết bạn đã tích lũy được những kiến thức gì từ công việc trước đây?

- Những kỹ năng mềm mà bạn đã học được?

- Hãy kể về một tình huống khó xử mà bạn đã từng gặp phải.

- Bạn đã từng thuyết phục khách hàng hoặc đồng nghiệp thay đổi cách thức làm việc của họ chưa? Nếu có thì hãy cho biết kết quả sau đó?

- Khi khách hàng phàn nàn về sản phẩm hay dịch vụ bên bạn, bạn làm gì để xoa dịu họ?

- Bạn đã từng chăm sóc một khách hàng nào ứng xử rất vô lý chưa? Nếu có thì bạn xử lý như thế nào?

- Bạn đã từng bị khách hàng phản hồi tiêu cực chưa? Nếu có thì bạn giải quyết như thế nào?

- Có khách hàng nào khiến bạn thấy khó hiểu không? Bạn đã tiếp cận và thấu hiểu họ như thế nào?

- Bạn đã có những phương pháp gì để giao tiếp với khách hàng hiệu quả?

- Bạn có thể kể về một lần chăm sóc khách hàng thành công của bạn không?

- Đã bao giờ bạn không tuân thủ các quy tắc chăm sóc khách hàng chưa? 

- Bạn đã từng từ chối khách hàng chưa? Hãy kể về tình huống đó và cho biết kết quả?

- Có trường hợp nào khách hàng chưa hiểu về chính sách của công ty và gọi bạn để hỏi lại không? Bạn đã trả lời như thế nào?

- Ở công ty cũ bạn đã từng đạt được những thành tựu gì?

- Bạn đã làm gì để thuyết phục một khách hàng khó tính chuyển sang tin dùng sản phẩm của mình?

3. Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên chăm sóc khách hàng về công việc với vai trò cụ thể

Ở những câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ đặt bạn vào một vai trò cụ thể. Việc bạn cần làm là thể hiện được khả năng của mình với những vai trò khác nhau. Một số câu hỏi bạn có thể tham khảo là:

- Hãy cho biết bạn có thông tin gì về sản phẩm của chúng tôi?

- Theo bạn điều quan trọng nhất đối với dịch vụ chăm sóc khách hàng là gì?

- Bạn đã từng trải nghiệm một dịch vụ chăm sóc kém chưa? Tại sao bạn đánh giá nó kém?

- Bản thân bạn đã bao giờ nhận được dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hay chưa? Tại sao bạn cho là nó tốt?

- Theo bạn, nhân viên chăm sóc khách hàng cần nắm vững những công cụ gì?

- Làm thế nào để bạn xác định những thông tin cần trả lời khi khách hàng đặt câu hỏi?

- Khi giao tiếp với khách hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ làm thế nào để bạn biết khách cần gì? 

4. Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên chăm sóc khách hàng về kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự thành công của một nhân viên bán hàng. Vì vậy, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra khá nhiều câu hỏi liên quan tới kỹ năng này. Bạn có thể tham khảo một số câu hỏi phổ biến sau:

- Phương pháp thuyết phục khách hàng của bạn là gì?

- Bạn có tự tin về kỹ năng giao tiếp của mình và sẵn sàng tiếp đón những khách hàng rất khó tính không?

- Theo bạn, có những cách nào để từ chối yêu cầu của khách hàng?

- Theo bạn, thời điểm nào là thích hợp để chốt sale?

-  Hãy nêu một ví dụ mà bạn cảnh cáo khách hàng khi gây ra sự cố lớn được không?

- Bạn sẽ ứng xử như thế nào khi bị khách hàng khiển trách nặng lời?

- Theo bạn, thời điểm nào nhân viên chăm sóc cần thuyết phục khách hàng hay thay đổi về cách thức làm việc của họ? Cách thuyết phục của bạn là gì?

- Theo bạn, ngôn ngữ hình thể có quan trọng khi giao tiếp với khách hàng không?

- Bạn đã từng chăm sóc một khách hàng mà bạn cảm thấy rất khó giao tiếp chưa? Bạn đã làm gì để vượt qua những trở ngại này?

- Hãy kể về một lần bạn phải thông báo một tin không vui với khách hàng hay đồng nghiệp?

- Bạn thích giao tiếp với khách hàng qua điện thoại, email hay gặp trực tiếp?

- Bạn có những công cụ nào đê giao tiếp với khách hàng từ xa?

- Bạn thấy mình là người hướng ngoại hay hướng nội?

5. Bộ câu hỏi phỏng vấn cách giải quyết vấn đề trong chăm sóc khách hàng

Đây là các câu hỏi mà nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những tình huống, những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình làm việc để thử thách kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn. Bạn có thể tham khảo một số câu hỏi có thể gặp trong buổi phỏng vấn:

- Bạn đã giới thiệu rất nhiều sản phẩm và dịch vụ nhưng khách hàng vẫn không vừa ý, theo bạn cần làm gì để thuyết phục họ?

- Khi bạn đang giới thiệu sản phẩm thì khách hàng lại có vẻ không để tâm lắm, bạn sẽ làm gì để khiến họ hứng thú hơn?

- Nếu khách hàng đưa ra một câu hỏi không nằm trong lĩnh vực chuyên môn của bạn, bạn giải quyết nó như thế nào?

- Bạn sẽ trả lời như thế nào khi khách hàng nói rằng giá của bên đối thủ rẻ hơn?

- Bên bạn giao sai sản phẩm làm khách hàng rất tức giận, bạn sẽ làm gì để xoa dịu họ?

- Khách hàng muốn mua sản phẩm này nhưng bên bạn đã hết hàng, bạn sẽ xử lý như thế nào?

- Bạn có thể kể về một tình huống khách hàng cần phản hồi về sản phẩm ngay lập tức nhưng bạn không biết câu trả lời không?

- Khách hàng muốn trả lại sản phẩm nhưng công ty không có chính sách đổi trả, bạn sẽ trả lời khách như thế nào?

- Trong trường hợp bạn phải chuyên giao khách hàng cho một phòng khác trong công ty, bạn sẽ giải thích với họ thế nào?

6. Bộ câu hỏi phỏng vấn về cách tiếp cận và thái độ với công việc của bạn

Các nhà tuyển dụng đưa ra những câu hỏi này là để xem bạn có thái độ tích cực với công việc hay không. Thế nên, điều mà bạn cần làm là thể hiện nhiệt huyết của mình, cũng như những phẩm chất phù hợp với nghề nhân viên chăm sóc khách hàng của mình. Một số câu hỏi trong phần này mà bạn có thể tham khảo: 

- Mục tiêu của bạn khi trở thành một nhân viên chăm sóc khách hàng là gì?

- Theo bạn, nhiệt huyết trong công việc là gì? Nhiệt huyết đóng vai trò gì với nhân viên chăm sóc khách hàng?

- Kể về một kỹ năng bạn đã học được và cho biết nó có ích gì cho công việc chăm sóc khách hàng.

- Theo bạn, như thế nào là một đội nhóm làm việc hiệu quả?

- Bạn thấy mình có điều gì tiến bộ hơn so với năm ngoái không?

- Bạn đã đọc những sách/ tài liệu gì liên quan đến công việc chăm sóc khách hàng?

- Bạn đã làm gì để gắn kết các thành viên trong nhóm của mình?

- Bạn cảm thấy mình cần cải thiện kỹ năng gì và bạn đã làm gì để cải thiện kỹ năng đó?

- Ai là hình mẫu lý tưởng mà bạn muốn noi theo? Tại sao lại chọn người đó?

- Điều gì khiến bạn hào hứng với công việc nhân viên chăm sóc khách hàng?

IV. Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng - Điểm cộng dành cho bạn

Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng - Điểm cộng dành cho bạn

Nhiều ứng viên chỉ trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng mà không biết rằng bản thân bạn cũng có thể đưa ra những câu hỏi. Và nếu biết cách đặt câu hỏi khéo léo và thông minh, bạn sẽ được thêm rất nhiều điểm cộng trong quá trình phỏng vấn.

Khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng, bạn cần lưu ý giữ thái độ lịch sự, nhã nhặn. Đưa ra những câu hỏi giúp bạn biết thêm những thông tin cần thiết và thể hiện rằng bạn quan tâm tới vị trí tuyển dụng của công ty. Thêm vào đó, những câu hỏi bạn đưa ra cần có mục đích rõ ràng, tránh đặt những câu hỏi chung chung, không đi vào trọng tâm công việc bạn đang ứng tuyển. Một số câu hỏi bạn có thể tham khảo trong phỏng vấn:

- Nhiệm vụ chính của công việc này là gì?

- Tôi sẽ nhận được những kiến thức, kỹ năng gì khi gia nhập vào công ty?

- Để hoàn thành tốt công việc, tôi sẽ cần những kỹ năng gì?

- Anh/chị có thể giới thiệu đôi nét về văn hóa doanh nghiệp không?

- Có thể cho tôi biết lộ trình thăng tiến của công việc như thế nào?

- Với vị trí này, tôi sẽ làm việc cùng những ai?

- Công ty sẽ đánh giá một nhân viên dựa trên những tiêu chí nào?

- Anh/ chị có thể đưa ra một số ví dụ cụ thể về nhiệm vụ mà tôi sẽ đảm nhận không?

- Khi nào tôi sẽ nhận được công bố kết quả trúng tuyển cho vị trí này?

- Anh/chị cảm thấy tôi cần cải thiện những điểm nào để phù hợp với công việc?

Xem thêm:

- Call Center là gì? 10 điều cần nên biết về hệ thống Call Center

- Xây dựng sơ đồ quy trình chăm sóc khách hàng chuẩn, hiệu quả

- Mẫu mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng thu hút nhà tuyển dụng

Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong buổi phỏng vấn nhân viên chăm sóc khách hàng sắp tới, rất cảm ơn đã theo dõi và hẹn gặp lại bạn trong những bài viết sau!

Từ khóa » Cách Trả Lời Những Câu Hỏi Khó Của Khách Hàng