Bỏ Chồng (Hồ Biểu Chánh)

Trang chủ Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Bỏ chồng (Hồ Biểu Chánh) pdf Số trang Bỏ chồng (Hồ Biểu Chánh) 51 Cỡ tệp Bỏ chồng (Hồ Biểu Chánh) 298 KB Lượt tải Bỏ chồng (Hồ Biểu Chánh) 0 Lượt đọc Bỏ chồng (Hồ Biểu Chánh) 4 Đánh giá Bỏ chồng (Hồ Biểu Chánh) 4.8 ( 10 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Chuẩn bị Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Đang xem trước 10 trên tổng 51 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan hồ biểu chánh tiểu thuyết việt nam Truyện ngắn Việt Nam Văn xuôi tự sự cuộc sống Nam Bộ truyện hồ biểu chánh

Nội dung

Hồ Biểu Chánh Bỏ Chồng Mục Lục Thông tin ebook Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Thông tin ebook Tên truyện : Bỏ Chồng Tác giả : Hồ Biểu Chánh Nguồn : http://vnthuquan.net Convert : Bùi Xuân Huy (santseiya_TVE) Ngày hoàn thành : 17/03/2007 Nơi hoàn thành : Hà Nội Chương 1 Qua tháng mười một, mùa mưa đã dứt rồi, lại có ngọn gió bất thổi lao rao. Buổi chiều, ở Sài Gòn, khí trời mát mẻ, làm cho con người từ trẻ chí già đều khỏe khoắn trong mình, nên đi ngoài đường ai cũng lộ cái vẻ hớn hở tươi cười. Thế mà, Chí Thiện, năm nay đã được 28 tuổi, làm thơ ký toán cho một hãng buôn lớn tại đường Kinh Lấp, đúng 7 giờ tối, thầy ở trong hãng bước ra, bộ đi chậm rãi, mặt mày buồn hiu, dường như thầy tiếc rẽ hãng đóng cửa sớm không cho thầy làm việc thêm nữa. Tay ôm một cuốn sách với một tờ nhựt báo, thầy thủng thẳng đi lại đường Pelerin đón xe autobus mà về Đa Kao. Bước lên xe thầy ngồi dưới ngọn đèn điện sáng trưng, mở tờ nhựt báo ra mà xem, không ngó kẻ qua người lại hai bên đường, mà cũng không để ý đến những kẻ đi trên xe. Tới Đa Kao xe ngừng, thầy xếp tờ nhựt trình rồi bước xuống tránh xe kéo, xe máy mà quẹo lên đường Paul Bert. Gần tới căn phố chỗ thầy ở, thầy thấy con Sáu, là đứa con gái, đương đứng dựa cột điện mà chơi với con thầy, tên con Yến, năm nay đã được 6 tuổi. Bấy giờ thầy mới xăn bước, đi riết lại. Con Yến kêu “ba” rồi chạy đón, ôm bắp vế thầy. Thầy cuối xuống, ôm mặt con mà hun, đưa cuốn sách với tờ nhựt báo cho con cầm, rồi nắm tay dắt con đi vô nhà. Trong nhà đèn sáng trưng, nhưng từ trước ra sau đều vắng hoe, không nghe tiếng, không thấy dạng một người nào hết. Thầy Thiện cất nón và hỏi con: - Má con ở đâu? - Má nói má đi Sài Gòn. - Đi hồi nào? - Đi hồi chiều. Con Yến để cuốn sách với tờ nhựt báo lên cái bàn viết, con Sáu sắp lại vật đó cho ngay ngắn rồi nói: “Cô đi hồi năm giờ. Cô nói cô đi lấy cái áo cô đặt may hôm trước. Cô biểu tôi ở nhà coi em”. Thầy Thiện gật đầu rồi thầy đi thẳng vô bếp. Trên bếp lửa củi tắt hết, còn trên một bộ ván nhỏ gần đó thì nồi, soong, chén đĩa, bày bố nghinh ngang. Chị Thình là người nấu ăn, cũng không có mặt, lại nghe tiếng chị cười nói om sòm trong nhà bếp ở một bên đó. Thầy Thiện trở lên rồi vô buồng thay đổi quần áo. Cách chẳng bao lâu, thầy nghe Con Yến ở phía trước la lớn: “Má về, má về”. Thầy mặc một bộ đồ mát bằng vải trắng, vừa bước ra thì thấy vợ, là cô Oanh, cũng vừa ngừng xe kéo trước cửa. Cô Oanh trả tiền xe rồi đi vô nhà, tay cô ôm một gói nhẹ mà lớn, gói bằng giấy trắng lại có buộc dây đỏ. Thầy Thiện ngó vợ và cười hỏi: - Mình đi lấy áo phải hôn? - Ừ, tôi hẹn với chị Tuyết tối nay đi dự cuộc dạ yến dưới dinh Xã Tây với chỉ, nên phải lấy áo mới về mà mặc, chớ áo ở nhà cái nào cũng cũ mèm, bận coi sao được. Nè, áo mới họ may thiệt khéo, để tôi mặc thử cho mình coi nghe hôn. Thiệt thợ may bây giờ họ ăn mắc là đáng lắm. Con Yến đứng chàng ràng một bên, mà cô Oanh không thèm ngó tới con, để lo cởi áo lụa trắng đương mặc trong mình đó ra, rồi soi kiếng và mặc cái áo mới vô. Thầy Thiện bước tới nắm tay con, dắt đi lại cái ghế canapé để gần bàn viết mà ngồi, rồi cha con ngó cô Oanh mặc thử áo mới. Cái áo hàng màu thiếc may theo kiểu kim thời, có thiêu bông xanh, kích thước vừa vặn, cô Oanh bận sát trong mình, cô làm cho tỏ rõ cái vóc xinh đẹp của cô, ngực nở, lưng eo, đít tròn, tay nhỏ. Cô Oanh hỏi chồng: - Mình coi tôi mặc cái áo màu nầy đẹp hay không vậy mình? - Đẹp lắm. Nước da mình trắng, mình mặc màu đó thì phải rồi. - Còn mình nhắm thử coi thợ may vừa hay không? - Vừa lắm. - Khéo thiệt chớ, phải không? - Ừ, khéo thiệt. Mình đặt áo mà có đặt may luôn cái quần hay không? - Có chớ. Cái quần còn trong gói kia. Bây giờ chị em người ta bận đồ bộ hết thảy, mình may có một cái áo không, rồi bận lỏn chỏn như nhà quê, coi làm sao được. Cô Oanh đứng ngắm trong kiếng đã thèm rồi day ra ngó chồng mà cười, khí sắc hân hoan, mặt mày thật là tươi tốt. Thầy Thiện ngó vợ, thầy cũng vui vẻ, trong lòng đã quên hết các sự mệt nhọc trong hãng cả ngày vừa qua, mà cũng không thèm tưởng tới sự mệt nhọc mới sẽ tới một lát nữa đây, chừng ăn cơm rồi, vợ thầy đi chơi, con thầy đi ngủ. Cô Oanh bận thử áo mới rồi cô thấy làm vừa ý, bây giờ cô cởi ra, vừa cởi vừa nói với chồng: - Tối nay mình nghỉ viết một bữa đặng đi chơi với tôi nghe hôn mình. - Nghỉ sao được. Phàm viết tiểu thuyết thì phải viết luôn luôn, tư tưởng mới liên tiếp, chớ nghỉ rồi nó đứt đoạn, câu chuyện bời rời, làm sao mà hay cho được. - Ối, hay dở mà làm gì! Thứ viết tiểu thuyết đặng đăng báo, ta viết lấy có, miễn họ đọc cho vui thì thôi. - Nói như mình vậy sao phải! Dẫu làm nghề nào cũng phải dụng tâm mới được chớ. Thuở nay tiểu thuyết của tôi đăng báo được công chúng hoan nghinh, ấy là nhờ tôi dụng tâm, dụng trí nhiều lắm nên mới được như vậy. Nếu tôi thấy người ta yêu rồi dãi đãi, không viết văn cho kỹ, không sắp chuyện cho kịch, để độc giả chán ngán, rồi làm sao mà kéo dư luận lại cho được. - Mình cứ lo việc gì ở đâu hoài! Đi xem hát bóng, đi dự khiêu vũ chơi cho vui. - Trong cuộc chơi, mỗi người có một chỗ thích riêng, người thích xem hát, người thích nhảy đầm, người thích đá banh, người thích cá ngựa, người thích tập lội, người thích đọc sách. Phận tôi thì tôi thích viết tiểu thuyết. Tại cái óc của tôi nó thích như vậy, không thể sửa đổi được. - Ở đời phải hưởng các thú vui của đời thì sự sống của mình mới có ý nghĩa, chớ sống mà lọ mọ dưới bóng đèn, bôi lem trên giấy trắng tối ngày sáng đêm thì sống vô ích quá. - Sao lại vô ích. Tôi viết tiểu thuyết đặng đăng báo mỗi tháng cũng có được sáu chục đồng bạc chớ. - Nhiều dữ há! - Tuy không nhiều, nhưng cũng nhờ nó phụ thêm với số lương bảy chục đồng hãng phát, nên mấy năm nay trong nhà mới khỏi túng rối đó chớ. Con Yến nắm tay ba mà nói: “ba biểu dọn cơm ăn đi ba. Con đói bụng rồi”. Thầy Thiện gật đầu: “Ừ, để má xếp áo rồi sẽ đi ăn”. Cô Oanh châu mày mà nói: “Con quỉ Sáu nó làm giống gì ở đâu mà ở nhà con nhỏ đói bụng nó không chịu lấy cơm cho con nhỏ ăn vậy kìa! Biểu chị Thình dọn cơm đi cho mau… Ối thôi, một chút nữa rồi bận mà xếp giống gì, để máng trên giá cho khỏi có lằn”. Cô xách hết hai cái áo và gói quần đi vô buồng, rồi bận một cái áo bà ba lụa màu hường mà đi ra. Con Sáu ở phía sau đi lên nói: “Thưa, dì hai Thình sửa soạn dọn cơm ở dưới”. Cô Oanh nói: “Ừ, biểu dọn riết đi, tao ăn ba hột rồi tao sửa soạn đặng còn đi dự dạ yến chớ. Nếu chỉ làm chậm chỉ để tao trễ đây, đố chỉ khỏi tay tao:. Cô kéo một cái ghế mà ngồi rồi lột đôi bông tai mà lau, lầm bầm nói với chồng: - Đôi bông tai hột nhỏ xíu đeo mắc cở hết sức. Muốn cặp hột trồng trộng một chút, nói với mình mấy năm nay, mà mình làm lơ hoài. - Tôi muốn sắm cho mình lắm chớ, ngặt vì tiền không có dư tôi biết làm sao. - Một cặp hột đeo coi cho được chừng bốn năm trăm chớ bao nhiêu. - Mình nhớ lại coi có khi nào tôi có tới số bạc đó hay không? Nếu tôi có mà không sắm cho mình hãy trách tôi chớ. - Hễ nói thì mình cứ than không tiền. Thôi thì bữa nào tôi mua một đôi bông đầm tôi đeo, chớ đeo xoàn mà hột nhỏ quá như đồ con nít, coi kỳ cục lắm. Mà sắm được bộ đồ còn thiếu đôi giày đây nữa. - Mình có giày mà. - Có mà nó cũ, mang coi không xứng với bộ áo quần mới đó chớ. - Mang đỡ tới đầu tháng rồi sẽ mua. - Tự nhiên phải mang đỡ chớ sao. Bây giờ trễ rồi, dầu muốn mua cũng không kịp… còn cái bóp nữa, chị em người ta dùng bóp mười đồng, còn tôi cầm bóp ba đồng, coi hèn hạ quá. - Bóp để đựng khăn, son phấn, hoặc đựng tiền chút đỉnh cần gì phải mua đồ mắc tiền. - Xài đồ mắc tiền coi mới sang trọng chớ. - Sang trọng hay không là tại mình, chớ đồ mình dùng có thể gì nó làm mình sang trọng được. Ví như một tên xa phu may được trúng số rồi mua xe hơi mà đi, cái xe hơi có làm cho nó sang trọng được đâu. - Mình nói chuyện nghe xưa quá! Đời nay hễ xài đồ tốt thì sang, bởi gì đồ đó ở trước con mắt người ta chớ học thức hay là đạo đức đều không có hình thức, ai thấy được đâu mà kính phục. Thầy Thiện lắc đầu. Con Sáu ra thưa cho chủ hay cơm đã dọn rồi. Vợ chồng thầy Thiện đứng dậy dắt con đi vô trong mà ăn cơm. Chương 2 Đồng hò gõ 9 giờ. Thầy Thiện đương ngồi tại bàn viết coi sách. Con Yến lại nằm trên ghế canapé gần đó mà chơi. Thầy ngó con với cặp mắt vui vẻ rồi lấy tờ nhựt trình mà đưa cho con. Con Yến dỡ nhựt trình ra coi hình, không nói một tiếng chi hết. Cách một hồi Con Yến hỏi: “Má sửa soạn đi đâu vậy má? Má không ngủ với con hay sao?” Cô Oanh đáp: “ Má đi chơi. Con ở nhà ngủ với ba đi nghe hôn; má đi chơi một chút rồi má về”. Thầy Thiện day lại thì thấy vợ bận bộ đồ mới, đầu chảy láng mướt, tóc bới sát ót, mặt dồi phấn thiệt khéo, môi thoa son đỏ lòm, chơn mày vẽ cong vòng, chơn mang giày da màu xám cao gót, đương đứng trước cái tủ kiếng mà soi cả mình rồi ngắm nghía. Thầy ngó vợ rồi chúm chím cười, coi bộ thầy đắc ý lắm. Cô Oanh day lại hỏi chồng: - Tôi bận như vầy mà đi dự dạ yến, mình coi tôi có thua sút họ không? - Không thua đâu. Áo quần đã tốt, lại thêm mình có sắc đẹp nữa, thì làm sao mình thua được. - Sắc của tôi đẹp lắm hay sao? - Đẹp lắm. - Ví như có cuộc đấu sắc đẹp, tôi dự đấu được hay không? - Được lắm chớ. Tôi chắc mình sẽ đoạt nhứt. - Đừng có tôi mà khen thái quá như vậy. - Không. Tôi nói thiệt chớ không vị đâu. Thiệt cô Oanh đẹp lắm. Tuy năm nay cô đã được 25 tuổi rồi lại có một đứa con mà hình dung cô vẫn còn xinh tốt như gái mới lớn lên, da mặt cô còn thẳng băng lại trắng đỏ, miệng cô cười luôn, gương mặt sáng rỡ như trăng rầm, như hoa nở, lại thêm cặp mắt cô có cái vẻ hữu tình, hễ cô ngó thì đờn ông con trai thảy đều động tâm, loạn trí. Cô mở tủ lấy cái bóp ra rồi hỏi chồng: - Mấy giờ rồi? - Chín giờ mười phút. - Nếu vậy thì còn sớm. Chị Tuyết hẹn chín giờ rưỡi chỉ mới ghé rước. - Cô Tuyết có hứa rước mình hay sao? - Có, chỉ hứa đem xe hơi lại rước tôi, rồi khuya chỉ đưa tôi về. - Được vậy thì tiện lắm, chớ khuya mà đi xe kéo một mình từ dưới dinh Xã Tây về tới trên nầy phải sợ chớ. - Không có sao đâu mà sợ. Chị Tuyết hứa khuya chỉ sẽ đưa tôi về tới nhà. Nghe tiếng xe hơi ngừng ngoài cửa, cô Oanh ngó ra thì thấy cô Tuyết đi vô với chồng của cô là Cao Văn Hiền, gần 40 tuổi, thương gia ở trên chợ Tân Định, vợ chồng mặc y phục gọn gàng theo kiểu khiêu vũ. Cô Tuyết vừa bước vô cửa vừa hỏi: - Chị Oanh sửa soạn rồi chưa? - Rồi, rồi… chào anh chị… Tôi chờ anh chị nãy giờ đây. Thầy Thiện cúi đầu chào cô Tuyết và bắt tay chào Hiền rồi mời ngồi. Cô Tuyết nói: - Cám ơn. Tới giờ rồi, để tôi đi chớ. Ủa, thầy không đi hay sao, nên không thay đồ? - Thưa, tôi đi không được, để một mình vợ tôi đi. - Tại sao thầy đi không được? Đi chơi chớ. - Thưa, tôi mắc làm việc. Hiền nói tiếp: - Tôi biết mà Me - sừ Thiện mắc lo viết tiểu thuyết chớ gì. - Phải. Tôi mắc viết tiểu thuyết. - Thầy viết tiểu thuyết thiệt là hay. Tôi khen lắm. Song tôi khuyên thầy phải vui chơi chút đỉnh với anh em, chớ làm việc quá sợ mang bịnh đa, thầy. Cám ơn. Tôi biết liệu sức của tôi. - Dầu không ham chơi, nhưng mỗi tuần đến thứ bảy hoặc chủ nhựt cũng phải vui chơi một lần đặng giải trí và mở rộng đường giao thiệp. Rút ở trong hang hoài, anh em người ta kêu mình bằng gấu chớ. - Kêu bằng giống gì cũng được. Ở nhà sợ người ta kêu gấu, đi chơi cũng sợ người ta kêu mình bằng ngựa vậy. Hai cô thúc đi nên Hiền phải bắt tay từ giã Thiện mà trở ra xe. Cô Oanh theo vợ chồng cô tuyết đi rồi, thầy Thiện dòm lại thì thấy con Yến đã ngủ khò. Thầy bồng nó vô giường rồi quạt muỗi, bỏ mùng cho nó ngủ. Chị Thình với con Sáu cũng ngủ hết. Trong nhà vắng vẻ im lìm. Thầy Thiện bèn ngồi lại bàn viết, lấy giấy viết sửa soạn viết tiếp tiểu thuyết. Cô Lý là nữ giáo sư, ở căn phố khít một bên thầy Thiện cũng đồng một tuổi với cô Oanh, nhưng mà cô chưa có chồng lại nhan sắc kém cô Oanh nhiều, cô bước nhè nhẹ vô cửa rồi hỏi: “Xe rước chị đi đâu vậy anh?” Thầy Thiện ngó lại thấy cô Lý thì chào rồi đáp: - Vợ chồng cô Tuyết rước nhà tôi đi khiêu vũ chơi dưới dinh Xã Tây. - À! Đêm nay họ bày cuộc dạ yến. Em coi nhựt trình thấy họ hô hào dữ quá, vậy mà em quên chớ. - Sao cô không đi? - Ồ! Bao giờ em đến chỗ như vậy. - Mời cô ngồi chơi. - Để cho anh làm việc chớ. - Tôi viết tiểu thuyết chớ chẳng có việc chi gấp. Tối bữa nay nhằm tối thứ bảy, dầu không viết cũng được. Mời cô ngồi nói chuyện chơi. - Em sợ làm mất thời giờ của anh. - Xin cô chớ ngại. Cô Lý bèn ngồi xuống ghế canapé, một bên bàn viết rồi cô hỏi: - Chị Oanh đi chơi, sao anh không đi với chị? - Tôi cũng như cô, không ưa đến mấy chỗ như vậy. - Vợ chồng nếu đi chơi thì phải đi với nhau, còn như không muốn đi thì ở nhà hết, chớ sao chị đi mà anh ở nhà? - Đời nay đờn bà tự do, nếu họ đi đâu mình cứ theo đó, thì họ nói mình kềm thúc áp chế, vì vậy tôi ít đi chơi với nhà tôi. Đã vậy mà cuộc chơi ở đó nhà tôi thích, thì tôi không thích. Nếu đi theo thì tôi buồn lắm. - Anh nói phải. Đờn bà đời nay nên để cho họ tự do, chớ nếu đờn ông còn kềm chế như lớp xưa thì không hạp với trình độ tấn hóa. Tuy vậy, mà theo ý em, quyền tự do cũng có giới hạn như các quyền khác. Em sợ người mình ít học nên không biết giới hạn đến chỗ nào rồi trèo leo ra ngoài vòng mà có hại. - Cô biết lo bảo thủ phong hóa như vậy, cô làm giáo sư thiệt đáng lắm. Cô ở gần tôi hơn một năm nay, qua lại nói chuyện chơi hằng ngày, có lẽ cô biết rõ tánh ý của nhà tôi. Tuy nó học ít, nhưng nó thương chồng lắm. Nó có một tật mà thôi, là ham vui; hễ nó nghe nói một cuộc vui chơi nào thì nó rộn rực đòi đi cho được mới nghe. Còn tôi thì ưa vắng vẻ, bình tịnh, tôi không chịu đến mấy chỗ đông đảo ồn ào. Tôi nghĩ nhà tôi còn trẻ tuổi, thì tánh ham vui tự nhiên hạp với tuổi trẻ ấy. Nếu tôi bắt nó đổi tánh ham vui của nó mà tập theo tánh ưa yên tịnh của tôi, thì tội nghiệp cho nó, mà tôi cũng thành ra một anh chồng áp chế. Tại như vậy mà tôi để cho nhà tôi thong thả đặng vui lòng nó. - Chị đi chơi một mình như vậy anh không ghen hay sao? - Tại sao mà tôi ghen? Trong đời nầy tôi chẳng thương người nào, hoặc yêu vật gì cho bằng vợ với con tôi. Mà tôi biết chắc vợ tôi nó thương tôi lắm, dầu làm việc gì, dầu đi chỗ nào nó cũng không quên tôi được. Vợ chồng thương yêu nhau như vậy thì có cớ gì mà không tin bụng nhau mà phải ghen? - Mình có vật quí, mình biết yêu chuộng, thì kẻ khác họ thấy, họ cũng yêu chuộng như mình vậy. Ấy vậy, mình có vật quí mình phải giữ gìn, không nên để hơ hỏng cho người ta ăn cắp. - Vật không biết nói, không biết xét, nên ai muốn lấy đem đi đâu cũng được. Còn người biết suy nghĩ, biết tốt xấu, biết phải quấy, có lẽ nào đương đứng chỗ thanh cao mà đành để cho họ kéo xuống chỗ dơ dáy hay sao. Vật với người khác nhau, không thể so sánh được. - Em muốn thử bụng anh mà chơi, chớ không phải em không tin lòng thanh bạch của chị Oanh. Chị có sẵn một người chồng biết thương, biết kính trọng chị, mà chị có một đứa con đáng yêu, đáng mến nữa, thế thì còn muốn việc gì nữa mà mình nghi. - Cô nói phải. Vợ tôi hay đi chơi là tại nó có tánh ham vui, chớ không bao giờ có ý gì khác, bởi vậy tôi không nghi chút nào hết. Cô Lý chúm chím cười. Cô không muốn nói chuyện ấy nữa nên cô hỏi: - Con Yến đã sáu tuổi rồi sao anh không tính cho nó đi học lần đi? - Mấy tháng nay tôi cũng có ý cho nó đi học, ngặt vì nó còn nhỏ quá, nên sợ đi đường bất tiện, lại không biết ở nhà trường người ta có chịu lãnh dạy không. - Được mà. Nếu anh muốn cho nó đi học, thì em sẽ nói với bà Đốc học đặng đem nó vô sổ giùm cho. Mỗi bữa đi học thì nó đi xe kéo với em, vô trường em coi chừng nó, không sao đâu mà sợ. Anh đợi nó lớn rồi mới cho đi học thì trễ còn gì. - Nếu cô sẵn lòng dìu dắt cháu như vậy thì tôi cám ơn cô lắm. - Thôi, anh sửa soạn cho cháu rồi sớm mơi thứ hai em dắt cháu đi. - Tôi sẽ làm theo lời cô dạy. Cô Lý ngó giấy tờ trên bàn viết rồi hỏi nữa: - Anh đương viết bộ tiểu thuyết nào đó vậy? - Tôi viết thử một bộ về phong tục chơi. - Cha chả, anh động đến phong tục, em sợ chẳng khỏi mích lòng người ta. - Tôi cứ do công tâm chánh lý mà bình phẩm, dầu phải mích lòng người ta thì tôi cũng chịu chớ biết làm sao. - Anh viết tiểu thuyết phong tục, tức nhiên anh quan sát phong tục nhiều rồi. Vậy em xin hỏi anh: Phong tục đời xưa tốt hay phong tục đời nay tốt? - Phong tục là gì? Ấy là những thói người ta quen làm. Người đời nào thì có phong tục riêng theo đời nấy. Đời dời đổi, người tấn hóa, thì phong tục cũng dời đổi tấn hóa theo vậy. Ấy vậy mình chẳng nên coi phong tục xưa là xấu, còn phong tục nay là tốt, hay phong tục xưa là tốt, còn phong tục nay là xấu. Song có một điều nầy là vạn vật hễ có bề mặt tự nhiên phải có bề trái. Phong tục cũng vậy, có lợi tự nhiên có hại, có phải tự nhiên có quấy. Cầm viết mà bình phẩm phong tục thì cần phải chỉ trích chỗ hại, chỗ quấy đó cho người đồng thời thấy mà sửa hoặc tránh đi vậy thôi. - Em thường nghe nhiều người nói phong tục thời nay tồi bại. Theo lời anh mới luận đó, té ra mấy người than trách như vậy là vô lý hay sao? - Phải, than trách như vậy theo ý tôi là vô lý. Để tôi chỉ vài phong tục mà hiện nay người ta đương phiền trách đó, rồi tôi cắt nghĩa chỗ quấy cho cô nghe. Lớp ông bà mình hồi trước say mê mấy câu sách cũ mèm của chệch như “Nam nữ thọ thọ bất thân”, như “Nhi nữ bất xuất khuê môn” rồi buộc đờn bà con gái không được đụng đến tay đờn ông con trai, không được chường mặt ra khỏi phòng: Hễ không được ra khỏi phòng thì gái chừng đúng tuổi lấy chồng có biết ai mà chọn lựa, bởi vậy cha mẹ định gả nơi nào cũng phải ưng chịu hết thảy. Lớp trước không có đường sá, ai ở nhà nấy, sự giao thiệp hẹp hòi, nên mấy cái tục tôi mới nói đó thích hợp với hoàn cảnh đó lắm, dân noi theo, không than phiền, không chê bai chi hết. Đời nay có tàu, có xe lửa, có xe hơi, có máy bay, đường giao thiệp rất dễ dàng, rất mau lẹ. Đã vậy mà con gái bây giờ có thể học như con trai, chừng học rồi cũng có thể làm việc như đờn ông con trai. Xã hội tấn hóa như vậy, tự nhiên phong tục phải đổi dời theo, hễ con gái được gặp, được nói chuyện, được bắt tay chào hỏi đờn ông con trai, thì chừng đúng tuổi lấy chồng tự nhiên nó biết chọn lựa, chẳng cần cha mẹ định nữa. Thiệt trong mấy phong tục tôi mới nói đó thì xưa với nay khác nhau như trắng với đen, nhưng xưa thì hạp với xưa, nay thì hạp với nay, bởi vậy mình không nên chê tục xưa là hủ lậu, mà cũng không nên chê tục nay là tồi bại. Có một điều nầy dầu xưa hay nay đều hại hết, là nếu con gái xưa cứ lục đục ở trong khuê phòng, không thấy ai hết, túng thế phải giao tình với nô bộc, hoặc con gái đời nay được đi ra đường thong thả giao tình với mọi người, làm như vậy thì xưa nay gì cũng không tốt hết thảy. - Anh nói như vậy thì anh viết tiểu thuyết phong tục anh không kích bác tục xưa hay là tục nay gì hết hay sao ? - Tôi sẽ kích bác dữ lắm chớ, song kích bác ngạo báng chỗ hại, chỗ xấu của phong tục mà thôi. - Em thấy anh không ưa đi chơi, em tưởng anh thủ cựu, té ra anh có tâm hồn mới mẻ quá. - Nếu tôi không có tâm hồn mới thì làm sao mà tôi để cho vợ tôi thong thả đi khiêu vũ một mình. - Em đợi bộ tiểu thuyết phong tục của anh xuất bản đặng em đọc thử coi tâm hồn của anh mới, mà mới cách nào cho biết. - Để tôi viết xong rồi tôi để cho cô đọc trước. Mà tôi nói trước cho cô được biết, tôi tán tụng phong tục lung lắm, nhất là phong tục về sự giao thiệp của đờn bà mới. Cô không ưa đi chơi, cô không chịu khiêu vũ, tôi sợ cô đọc cô không thích. - Em không đi chơi vì em không nỡ lãng phí thời giờ, ban ngày đi dạy học, ban đêm mắc đọc sách, em có giờ rảnh đâu mà đi chơi. Còn em không chịu khiêu vũ là vì em không thích cuộc chơi ấy. Tuy vậy mà em cũng thuộc hạng gái đời nay, những lý tưởng mới chẳng trái tai gai mắt em đâu mà anh ngại… Em ngồi nói chuyện dông dài mất thời giờ của anh hết bộn. Thôi, em về đọc sách, để cho anh làm việc. Thầy Thiện đưa cô Lý ra tới thềm rồi thầy trở vô khép cửa lại viết tiểu thuyết; thầy ngồi trơ trơ một mình dưới bóng đèn, trong nhà vắng tanh, lúc nào ngước mặt lên mà suy nghĩ thì thầy ngó tấm hình chụp của vợ treo trên vách rồi miệng chúm chím cười. Chương 3 Cách mấy tháng trước, thình lình có một luồng gió “ái bần” (phong trào “thương người nghèo”) thổi ngang qua vùng Sài Gòn - Chợ Lớn, làm cho bực phú hộ với hạng trí thức được mát mẻ rồi nhớ lại mà thương những nỗi cùng khổ của đám dân nghèo. Mấy ông mới hội hiệp mà bàn tính lăng xăng: người tính cất nhà cao ráo sạch sẽ để cho hạng lao động mướn rẻ mà ở cho khỏi bịnh hoạn, kẻ tính lập nhà bảo sanh trong mấy xóm bình dân để cho đờn bà tiện bề sinh sản; người muốn mở trường tiểu học khắp nơi để dạy cho con nít nghèo đều biết đọc biết viết, kẻ bày phát sữa, phát bánh, phát áo, phát quần cho con nít nhà nghèo khỏi bị đói rách; có người lại muốn lập sở để giữ con nhỏ cho nhà nghèo rảnh rang mà đi làm việc; có người lại còn muốn đặt ra nhiều chỗ để kiếm công việc cho đám bần dân làm ăn. Bàn tính thì ai cũng sốt sắng, mà thực hành thì ai cũng do dự ngập ngừng, bởi vì làm những công cuộc ấy thì phải cần có tiền cho nhiều, mà người tính thì vui lòng thí công mà thôi, chớ không chịu thí tiền, muốn người khác ra tiền đặng mình làm cho dễ. Vì vậy nên trí tính đương xốn xao ở đây mà việc làm thì còn xa mút tí tè, trông thấy lờ mờ, không rõ hình thức. Có một nhóm người nóng nảy, không muốn “năng thuyết bất năng hành”, bèn thừa dịp tâm hồn người An Nam ham vui chơi mà tổ chức những cuộc diễn kịch và khiêu vũ để lấy tiền giúp ích cho bần dân. Cuộc dạ yến tổ chức tại dinh Xã Tây đêm nay có mục đích như vậy đó. - Nhờ các báo khuyến khích trót một tuần lễ rồi, nên công chúng, nhứt là hạng người ăn chơi, ai cũng xôn xao đi dự dạ yến. Tuy giấy dán cùng đường, rao 10 giờ tối mới khai mạc mà vừa quá 9 giờ thì xe hơi xe kéo chở nam thanh nữ tú đến trước dinh Xã Tây, người nào cũng xinh đẹp, trang sức cũng đẹp, dầu không quen cũng ngó nhau mà cười, trên mặt mỗi người đều có cái vẻ hớn hở, vui là vì có dịp kheo áo khoe quần, có dịp nam nữ thong thả ngồi gần nhau, ôm nhau, chớ không phải vui vì được cứu giúp cho hạng bình dân đói khổ. Cô Oanh với vợ chồng cô Tuyết bước xuống xe, thấy trong dinh Xã Tây cờ treo trang hoàng đèn đốt sáng hoắc nam thanh nữ tú náo nức lại qua, thì bươn bả đi vô, dường như sợ đến trễ rồi hao bớt sự vui của mình vậy. Đúng 10 giờ, nhạc đánh khai mạc cuộc khiêu vũ. Ông Chủ tịch mời một bà nhảy trước để làm gương cho khách, rồi nam thanh nữ tú mới bắt cặp với nhau tràn qua xích lại theo nhịp đờn. Cô Oanh được trai mời nhảy luôn mấy chập đã mệt nên cô kiếm một cái ghế ở phía sau mà ngồi nghỉ. Trong lòng cô vui nên sắc mặt hớn hở, mà lại có chút mệt nên má ửng đỏ cặp mắt như gương, dung nhan của cô bây giờ còn đẹp hơn hồi ở nhà bội phần. Cô đương ngồi ngắm kẻ xa, ngó người gần, bỗng có một ông trạc chừng 40 tuổi, mép trên để râu lún phún, mái tóc đã thấy bạc năm mười sợi, mặc cái quần nỉ đen với cái spencer may thiệt khéo, ông kéo một cái ghế lại để ngay trước mặt cô, cúi đầu chào và ngồi xuống hỏi: “xin lỗi cô, không biết có phải gốc cô ở Trà Ôn hay không?” Cô Oanh chưng hửng không hiểu tại sao mà người ta biết gốc tích của mình, song nghĩ không có cớ gì mà phải giấu, nên cô gật đầu đáp: - Thưa phải. Em gốc ở Trà Ôn. - Phải cô là con của ông Cả hay không? - Thưa phải. Em cũng xin lỗi mà hỏi lại: Ông là ai mà ông biết em? - Tôi là người đồng hương với cô. Tôi là Hội đồng Đàng đây. - Vậy hay sao? Em có nghe danh ông, nhưng vì thưở nay không có dịp gặp ông lần nào nên em không biết. Xin ông tha lỗi cho em. - Cô không có lỗi chi hết. Danh tôi ai cũng nghe, chớ mặt tôi làm sao mà người ta biết hết cho được. This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Chủ đề

Atlat Địa lí Việt Nam Lý thuyết Dow Hóa học 11 Đơn xin việc Đồ án tốt nghiệp Trắc nghiệm Sinh 12 Tài chính hành vi Giải phẫu sinh lý Mẫu sơ yếu lý lịch Đề thi mẫu TOEIC Thực hành Excel Bài tiểu luận mẫu adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?

Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.

Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web này

Từ khóa » Truyen Ngan Ho Bieu Chanh Bo Chong