Bộ Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu Cần Có Những Gì? - Luật Long Phan

Bộ chứng từ xuất nhập cần có những gì? Đây là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần lưu ý. Chứng từ xuất nhập khẩu là những giấy tờ quan trọng trong quá trình lưu thông hàng hóa, đồng thời để thuận tiện đối với công tác kế toán và quyết toán thuế sau này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về bộ chứng từ xuất nhập khẩu.

chung-tu-xuat-nhap-khau-la-nhung-giay-to-quan-trong

Chứng từ xuất nhập khẩu là những giấy tờ quan trọng

Mục Lục

  • 1 Bộ chứng từ xuất nhập khẩu là gì?
  • 2 Chứng từ xuất nhập khẩu bắt buộc
  • 3 Chứng từ xuất nhập khẩu khác
    • 3.1 Chứng từ xuất nhập khẩu thường có
    • 3.2 Một số chứng từ xuất nhập khẩu bắt buộc khác
  • 4 Quy trình và bộ chứng từ xuất nhập khẩu quan trọng

Bộ chứng từ xuất nhập khẩu là gì?

Chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa có tác dụng nói rõ về những đặc điểm giá trị, chất lượng, số lượng hàng hóa của mỗi đơn hàng. Những chứng từ này do người xuất trình và người mua sẽ trả tiền khi nhận được chúng. Thông thường, những chứng từ chủ yếu của nó sẽ bao gồm hóa đơn thương mại, bảng kê chi tiết, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận phẩm chất…

Bộ chứng từ xuất nhập khẩu là gì?

Bộ chứng từ xuất nhập khẩu là gì?

Hiện nay, có nhiều những mẫu chứng từ xuất nhập khẩu xuất hiện do cơ quan xuất nhập khẩu làm hoặc do người nhập làm. Nhiều trường hợp cả hai bên cùng làm.

Thông tư liên tịch số 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP quy định chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường.

Chứng từ xuất nhập khẩu bắt buộc

Điều 24 Luật Hải quan quy định Bộ chứng từ xuất khẩu bắt buộc bao gồm nhiều những thông tin quan trọng khác nhau cần phải có, cụ thể như:

  • Hợp đồng thương mại (Sales Contract): Hợp đồng là văn bản thỏa thuận giữa người bán (Seller) và người mua (Buyer), trong đó quy định: thông tin các bên liên quan, thông tin về hàng hóa, điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán…
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): đây là chứng từ do người xuất khẩu phát hành. Trên đó ghi đầy đủ thông tin về số tiền mà người mua cần phải thanh toán (có thể coi đây là chứng từ thanh toán): đơn giá, số tiền, phương thức thanh toán, thông tin về ngân hàng…
  • Phiếu đóng gói (Packing list): đây là chứng từ mô tả các thức đóng gói của lô hàng. Qua thông tin từ chứng từ, chúng ta có thể biết được số kiện của lô hàng, trọng lượng, dung tích…
  • Vận đơn (Bill of lading): đây là chứng từ xác nhận việc hàng hóa đã được xếp lên phương tiện vận chuyển (có thể là tàu hoặc máy bay). Đặc biệt đối với vận tải bằng đường biển, vận đơn còn có chức năng sở hữu đối với hàng hóa ghi trên đó.
  • Tờ khai hải quan (Customs Declaration): đây là chứng từ kê khai với cơ quan hải quan về lô hàng xuất nhập khẩu để hàng đủ điều kiện xuất khẩu hay nhập khẩu vào một quốc gia.

>> Xem thêm: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu

Chứng từ xuất nhập khẩu khác

Chứng từ xuất nhập khẩu thường có

Tùy theo những trường hợp cụ thể, các chứng từ dưới đây có thể có, có thể không:

  • Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice): đây là chứng từ xác nhận về thông tin lô hàng và số tiền cần thanh toán.
  • Tín dụng thư (L/C): đây là thư được ngân hàng viết theo yêu cầu của người nhập khẩu, theo đó cam kết trả tiền cho người xuất khẩu trong một thời gian nhất định khi trình được bộ chứng từ hợp lệ.
  • Chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate): gồm đơn bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm. Việc mua bảo hiểm do người bán hoặc người mua đảm nhiệm căn cứ theo điều kiện cơ sở giao hàng. Trên thực tế, để tiết kiệm chi phí, chủ hàng thường không mua bảo hiểm.
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): chứng từ này cho biết nguồn gốc của hàng hóa, hàng hóa này được sản xuất ở quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào. Điều này khá quan trọng đối với chủ hàng trong một số trường hợp, có thể giúp họ được hưởng ưu đãi về thuế suất hoặc giảm thuế.
  • Chứng thư kiểm dịch: đây là chứng nhận được cấp bởi cơ quan kiểm dịch (thường là thực vật hoặc động vật). Mục đích của việc này là để ngăn sự lây lan dịch bệnh khi hàng hóa di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác.

Một số chứng từ xuất nhập khẩu bắt buộc khác

Ngoài các chứng từ trên, một số bộ chứng từ xuất nhập khẩu còn xuất hiên một số chứng từ sau:

  • Giấy chứng nhận chất lượng
  • Giấy chứng nhận kiểm định
  • Giấy chứng nhận vệ sinh
  • Chứng thư hun trùng

Quy trình và bộ chứng từ xuất nhập khẩu quan trọng

Luật Hải quan 2014 quy định trình tự xuất nhập khẩu như sau:

Bước 1. Xin giấy phép (nếu có).

Nghiệp vụ xin giấy phép nhập khẩu thực hiện giống xuất khẩu. Tuy nhiên, khi nhập khẩu hàng hóa thì các giấy phép nhập khẩu sẽ được quản lý chặt chẽ hơn.

Quy trình xuất nhập khẩu

Quy trình xuất nhập khẩu

Bước 2. Xác nhận thanh toán.

Có 5 cách thanh toán tiền giữa bên mua và bên bán:

  • Thanh toán bằng tiền mặt, séc
  • Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền. Nhà nhập khẩu phải thực hiện các nghiệp vụ trong quy trình và bộ chứng từ nhập khẩu hàng hóa.
  • Thanh toán bằng điện chuyển tiền.
  • Thanh toán theo phương thức nhờ thu.
  • Thanh toán bằng thư tín dụng L/C.

Bước 3: Đôn đốc thực hiện hợp đồng ngoại thương.

Bước 4: Thuê tàu (nếu có).

Người nhập khẩu là người giao dịch với hãng tàu hay đại lý vận tải nhưng không phải là người giao hàng nên phải có nghiệp vụ chỉ định hãng tàu cho người xuất khẩu. Nghiệp vụ chỉ định tàu được thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Lựa chọn và lập thông báo chỉ định tàu bao gồm tên tàu, số hiệu, tên chuyến, lịch trình, quốc tịch, cùng đi, cùng đến, ngày dự kiến đi và đến. Đặc biệt là tên người phụ trách và hãng hay đại lý vận tải kèm theo điện thoại và fax liên hệ tại quốc gia bên xuất khẩu.
  • Bước 2: Theo dõi và giám sát việc liên hệ giữa hãng tài, đại lý vận tải và nhà xuất khẩu.
  • Bước 3: Thanh toán cước phí trả trước hay trả sau theo yêu cầu và ủy quyền cho bên xuất khẩu lấy vận đơn.

Bước 5: Mua bảo hiểm (nếu có).

Bước 6: Chấp nhận thanh toán tiền hàng (nếu có).

Bước 7: Làm thủ tục hải quan để nhận hàng.

(Áp dụng hàng kinh doanh, hàng tạm nhập tái xuất, nhập hàng quá cảnh, nhập hàng gia công).

Nghiệp vụ tra cứu mã số hàng hóa và mức thuế suất hàng nhập khẩu đòi hỏi các công ty nhập khẩu phải thực hiện kỹ các bước sau:

Bước 8: Nhận hàng.

Khi nhận hàng bằng đường biển, các doanh nghiệp phải căn cứ vào hình thức gửi hàng của bên xuất khẩu.

Bước 9: Kiểm tra hàng nhập khẩu:

Nghiệp vụ kiểm tra hàng hóa khi nhận hàng nhập khẩu bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Liên hệ và mời cơ quan giám định.
  • Bước 2: Tổ chức kiểm tra hàng hóa theo yêu cầu, kiểm tra đại diện hay kiểm tra toàn bộ…
  • Bước 3: Lập biên bản và ký xác nhận biên bản kiểm định.
  • Bước 4: Thanh toán cước phí và lấy giấy chứng nhận kiểm định.

Bước 10: Khiếu nại trong quy trình và bộ chứng từ nhập khẩu hàng hóa:

Khi có những phát sinh về việc thiếu hàng; hàng bị hỏng hay hàng hóa cần thay thế trong thời gian bảo hành. Việc khiếu nại sẽ diễn ra khi phát hiện ra sự việc.

>> Xem thêm: Thủ tục khai báo hải quan khi mua hàng hóa nhập khẩu cho doanh nghiệp

Trên đây là bài viết về Bộ chứng từ xuất nhập khẩu cần có những gì? Trường hợp Quý bạn đọc có thắc mắc cũng như có nhu cầu LUẬT DOANH NGHIỆP hoặc các vấn về pháp lý khác hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo HOTLINE 1900.63.63.87 để được phía công ty chúng tôi tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn.

Từ khóa » Bộ Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu Mẫu