Bộ Công An Là Gì? Chức Năng, Nhiệm Vụ Và Tổ Chức Của Bộ Công An?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Bộ công an là gì?
- 2 2. Cơ cấu tổ chức của Bộ công an:
- 3 3. Chức năng của Bộ công an:
- 4 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ công an:
1. Bộ công an là gì?
Bộ Công an tiền thân là Bộ Nội vụ là cơ quan công quyền trực thuộc Chính phủ Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an ninh trật tự, an toàn xã hội; phản gián; điều tra phòng chống tội phạm; phòng cháy chữa cháy và cứu hộ; thi hành án hình sự, thi hành án không phải phạt tù, tạm giữ, tạm giam; bảo vệ, hỗ trợ tư pháp; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Bộ Công an là cơ quan quản lý Lực lượng Công an nhân dân Việt Nam.
Bộ công an tiếng Anh là “The Ministry of Public Security”
2. Cơ cấu tổ chức của Bộ công an:
Cơ cấu tổ chức của Bộ công an hiện nay như sau:
(ảnh được tham khảo từ Wikipedia)
Bộ công an đã trải qua quá trình tinh giản bộ máy, 6 tổng cục của Bộ Công an bị xóa bỏ bao gồm:
– Tổng cục An ninh (Tổng cục 1);
– Tổng cục Cảnh sát (Tổng cục 2);
– Tổng cục Chính trị (Tổng cục 3);
– Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật (Tổng cục 4);
– Tổng cục Tình báo (Tổng cục 5);
– Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp (Tổng cục 8).
Các đơn vị trực thuộc Bộ công an sau khi tinh gọn bao gồm:
– Văn phòng Bộ Công an;
– Cục Đối ngoại;
– Cục Pháp chế và cải cách hành chính tư pháp;
– Cục Khoa học chiến lược và lịch sử Công an,
– Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
– Cục tổ chức cán bộ;
– Cục Đào tạo;
– Cục Công tác Đảng, công tác chính trị trong CAND;
– Cục Truyền thông CAND (báo CAND, điện ảnh CAND, truyền hình CAND, nhà xuất bản CAND);
– Cục Kế hoạch tài chính;
– Thanh tra Bộ Công an;
– Cục Quản lý xuất nhập cảnh;
– Cục An ninh điều tra;
– Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (sáp nhập Cục C50 và Cục A68).
– Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra;
– Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (hay còn gọi là Cục Cảnh sát hình sự);
– Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (còn gọi là Cục cảnh sát kinh tế);
– Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy;
– Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;
– Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ; Cục Cảnh sát giao thông (CSGT);
– Viện Khoa học hình sự Bộ Công an; Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng;
– Cục Cảnh sát quản lý giam giữ, tạm giam và thi hành án hình sự;
– Bộ Tư lệnh Cảnh vệ; Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động.
– Cục Công nghệ thông tin;
– Cục Y tế;
– Cục Hậu cần và một số cục có chức năng hậu cần trong lực lượng CAND.
Ngoài ra còn có một số đơn vị nghiệp vụ của các lực lượng an ninh, tình báo, cảnh sát; các học viện, trường CAND, bệnh viện và các tổ chức khác, được quy định cụ thể tại Nghị định 01/2018.
3. Chức năng của Bộ công an:
Bộ công an thuộc hệ thông Công an nhân dân, theo đó có chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ công an:
Bộ công an thuộc hệ thông Công an nhân dân, theo đó nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 15 Luật công an nhân dân, cụ thể như sau:
1. Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình và đề xuất với Đảng, Nhà nước ban hành, chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật, chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; tham gia thẩm định, đánh giá tác động về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội đối với quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế – xã hội; kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh với hoạt động quốc phòng và đối ngoại.
2. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, loại trừ nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia; bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh trong các lĩnh vực tư tưởng – văn hóa, kinh tế, quốc phòng, đối ngoại, thông tin, xã hội, môi trường và các lợi ích khác của quốc gia; bảo vệ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Hoạt động tình báo theo quy định của pháp luật.
4. Bảo vệ cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, khách quốc tế đến thăm và làm việc tại Việt Nam; bảo vệ sự kiện, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, xã hội; bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, cơ quan đại diện nước ngoài, đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam; bảo vệ cá nhân nắm giữ hoặc liên quan mật thiết đến bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện quản lý về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước; chủ trì thực hiện quản lý về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu theo quy định của Chính phủ; phối hợp với Bộ đội Biên phòng, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện quản lý về công tác điều tra và phòng, chống tội phạm. Chủ trì thực hiện nhiệm vụ phòng, chống khủng bố, bạo loạn và giải quyết các tình huống phức tạp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường; tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố; khởi tố, điều tra tội phạm theo quy định của pháp luật; thực hiện công tác thống kê hình sự; phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường và kiến nghị biện pháp khắc phục; giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện quản lý về thi hành án hình sự; quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, trại tạm giam, nhà tạm giữ; tổ chức thi hành bản án, quyết định về hình sự, biện pháp tư pháp, thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện quản lý về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, trật tự trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
9. Thực hiện quản lý về cư trú, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân, con dấu, trật tự, an toàn giao thông, trật tự công cộng, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật; cấp thẻ Căn cước công dân; đăng ký, cấp biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; thực hiện quản lý về an ninh, trật tự các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và dịch vụ bảo vệ theo quy định của pháp luật.
10. Chủ trì, phối hợp quản lý và thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
11. Làm nòng cốt xây dựng thế trận an ninh nhân dân, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, tài chính, tiền tệ, đầu tư, an ninh tư tưởng – văn hóa, an ninh thông tin, an ninh xã hội, an ninh môi trường.
12. Hướng dẫn, huấn luyện nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật đối với lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
13. Áp dụng các biện pháp vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ trang để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật.
14. Được sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để tấn công, truy bắt tội phạm, ngăn chặn người đang thực hiện hành vi phạm tội hoặc hành vi vi phạm pháp luật khác và để phòng vệ chính đáng theo quy định của luật.
15. Quyết định hoặc kiến nghị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi gây nguy hại hoặc đe dọa gây nguy hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật khi có căn cứ xác định liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật. Huy động, trưng dụng theo quy định của pháp luật phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, phương tiện khác và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện đó trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra.
16. Thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội khi có tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp hoặc khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
17. Nghiên cứu, ứng dụng, huy động thành tựu khoa học, công nghệ trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng Công an nhân dân.
18. Xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
19. Thực hiện hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an nhân dân; là cơ quan đầu mối thực hiện dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù và thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
20. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Nghị định số 01/2018/NĐ-CP
– Luật Công an nhân dân 2014
Từ khóa » Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Công An 2020
-
Bộ Công An (Việt Nam) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cơ Cấu Tổ Chức - Trường Đại Học Kỹ Thuật - Hậu Cần CAND
-
Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Mới Của Bộ Công An
-
Bộ Công An được Tổ Chức Tinh Gọn Bộ Máy Nhằm Thực Hiện Xuất Sắc ...
-
Cổng Thông Tin điện Tử Bộ Công An
-
Tên Viết Tắt Các Cơ Quan, Tổ Chức Trong Ngành Công An 2022
-
Tên Viết Tắt Các Cục Thuộc Bộ Công An Cho Dân Trong Ngành
-
Bộ Công An Tăng Cường Sắp Xếp Tổ Chức Bộ Máy, đội Ngũ Cán Bộ ...
-
Quyết định 33/2022/QĐ-UBND Chức Năng Nhiệm Vụ Sở Công ...
-
Quyết định 20/2022/QĐ-UBND Chức Năng Nhiệm Vụ Sở Công ...
-
Lãnh đạo Công An Hà Nội
-
Tinh Gọn Bộ Máy CAND - Cuộc Cách Mạng Về Tổ Chức
-
Thông Tư 24/2020/TT-BCA - Bộ Công An