Bồ Công Anh Có Những Tác Dụng Gì Và Cách Sử Dụng
Có thể bạn quan tâm
Cây Bồ Công Anh có tên khoa học là Lactuca indica, đây là loài cây thân thảo, thuộc họ Cúc, mọc hoang dã, người dân vẫn thường gọi chúng là loài hoa mũi mác, rau lưỡi cày, cây diếp hoang,... Loài thực vật này xuất hiện vô cùng phổ biến trên khắp thế giới, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người.
1 Đặc điểm của cây Bồ Công Anh
Một số thông tin về đặc điểm của cây Bồ Công Anh như sau:
1.1. Về thân cây
Thân của cây Bồ Công Anh có dạng thân thảo, có chiều cao trung bình từ 60cm đến 3m. Thân cây khá nhẵn, mọc thẳng đứng và có rất ít cành mọc ra.
1.2. Về lá cây
Lá của cây Bồ Công Anh có dạng răng cưa hoặc mũi mác, màu xanh lục, chiều dài lá khoảng từ 15-25cm. Lá cây có chứa nhựa trắng, vị đắng.
1.3. Về hoa
Hoa Bồ Công Anh khi mới nở có hình dạng gần giống với hoa Cúc, có màu vàng tươi hoặc màu trắng. Hoa thường mọc thành cụm ở phần đầu của thân, có khả năng tạo quả. Quả sau khi đã chín hoàn toàn sẽ phát triển thành một cụm lông màu trắng bao bọc xung quanh hạt. Mỗi sợi lông màu trắng sẽ chứa hạt giống của cây, khi có gió mạnh thổi qua, cụm lông đó sẽ bị tan vỡ và bay theo trong gió, mang hạt giống đi muôn nơi.
2 Bồ Công Anh có mấy loại?
Hiện nay, có 3 dạng cây Bồ Công Anh chính đang tồn tại ở nước ta, có thể kể đến gồm có:
2.1. Bồ Công Anh của Việt Nam
Hay còn được người dân gọi là cây Bồ Công Anh cao. Đây là loài thực vật tồn tại chủ yếu ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ nước ta. Chúng hay được thu hoạch với mục đích làm dược liệu chữa bệnh.
2.2. Bồ Công Anh của Trung Quốc
Hay còn được gọi là cây Bồ Công Anh lùn. Đây là loài thực vật có chiều cao khiêm tốn dưới 60cm, cây có hình dáng nhỏ nhắn, hay mọc bò sát trên mặt đất. Loài cây này hay xuất hiện ở các tỉnh thành miền núi phía Bắc, giáp với Trung Quốc. Chúng vẫn được người dân thu hoạch để làm dược liệu do có dược tính cao.
2.3. Bồ Công Anh chỉ thiên
Là loài cây có hình dạng lá mũi mác chứ không phải lưỡi cày như hai loại Bồ Công Anh kể trên. Chúng mọc hoang dã, chủ yếu xuất hiện nhiều ở các tỉnh thành phía Nam nước ta. Giống cây chỉ thiên gần như không được thu hoạch để làm dược liệu do có dược tính thấp.
3 Bồ Công Anh có tác dụng gì?
Bên cạnh các giá trị ý nghĩa độc đáo, loài hoa này còn có nhiều công dụng hữu ích trong đời sống, bạn có thể tham khảo ngay sau đây:
3.1. Làm thức ăn
Tại một số địa phương nước ta, họ thường hái lá Bồ Công Anh để làm rau ăn hàng ngày. Lá cây có vị đắng, tính mát, rất thích hợp để xào cùng với thịt bò, xào tỏi hoặc chế biến cùng một số loại thực phẩm khác phù hợp.
3.2. Làm trà uống hàng ngày
Hoa Bồ Công Anh cũng có thể được sử dụng để làm trà uống hàng ngày. Bạn chỉ việc thu hoạch hoa của chúng, đem phơi khô và sử dụng giống như các loại thảo mộc khác như là hoa Cúc, hoa Nhài,... Trà từ loài hoa này rất tốt cho sức khỏe, mang đến nhiều lợi ích mà sẽ được nói chi tiết hơn ở phần sau của bài viết.
3.3. Làm thuốc chữa bệnh
Bồ Công Anh được thu hoạch chủ yếu để phục vụ cho việc bào chế dược liệu, làm thuốc chữa bệnh. Đây là loài cây có khả năng chữa nhiều chứng bệnh khác nhau, từ đơn giản cho đến phức tạp, rất tốt đối với sức khỏe của con người.
3.4. Làm nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm
Trong cây Bồ Công Anh chứa đựng nhiều hoạt chất có khả năng chống oxy hóa hiệu quả. Do đó mà nó thường được dùng để chiết xuất lấy các chất để phục vụ cho ngành sản xuất mỹ phẩm, chăm sóc sắc đẹp cho các chị em phụ nữ.
4 Cây Bồ Công Anh trị bệnh gì?
Bồ Công Anh có khả năng chữa trị nhiều chứng bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe con người, bạn có thể tham khảo ngay sau đây:
4.1. Lá Bồ Công Anh chữa tắc tia sữa
Lá cây có khả năng kháng viêm cao, do đó người ta thường dùng để làm giảm cơn sưng đau do tắc tia sữa gây ra cho chị em phụ nữ. Từ đó tình trạng bị tắc nghẽn sẽ không còn xuất hiện.
4.2. Bồi bổ cơ thể
Trong cây Bồ Công Anh có chứa nhiều hoạt chất có lợi đối với sức khỏe con người. Bao gồm nhiều loại vitamin tự nhiên và các khoáng chất thiết yếu. Do đó mà nhiều người hay thu hoạch chúng để làm rau ăn hàng ngày.
4.3. Chống viêm và oxy hóa hiệu quả
Trong loài thực vật này có chứa lượng lớn beta carotene có khả năng chống viêm và chống oxy cao. Ngoài ra hoạt chất này còn giúp ích trong việc phát triển thị lực và ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa điểm vàng có thể xảy ra.
4.4. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Bồ Công Anh có hàm lượng chất xơ cao, vậy nên nó có thể giúp giảm bớt nồng độ Cholesterol có hại trong cơ thể. Từ đó góp phần làm giảm đi đáng kể tình trạng xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu có thể xảy ra, khiến gia tăng các bệnh về tim mạch, huyết áp.
4.5. Điều hòa và ổn định đường huyết
Bồ Công Anh có khả năng giúp kích thích tuyến thượng thận của cơ thể sản sinh ra Insulin tự nhiên nhờ vào hai hoạt chất Axit chicoric và axit chlorogenic. Từ đó giúp người bệnh tiểu đường có thể ổn định đường huyết và khỏe mạnh hơn.
4.6. Phòng chống bệnh ung thư
Rễ của Bồ Công Anh chứa đựng các chất đặc biệt có thể giúp cơ thể ngăn ngừa sự xuất hiện các gốc tự do có hại, cũng như tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể. Từ đó giúp người bệnh có thể phòng chống ung thư hiệu quả.
4.7. Giúp chắc khỏe xương
Loài cây này chứa hàm lượng khoáng chất cao, đặc biệt là canxi để củng cố sự vững chắc của các tế bào trong xương. Khi kết hợp với các hoạt chất chống oxy hóa, có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa xương xảy ra.
4.8. Làm đẹp da cho các chị em
Bồ Công Anh thường được thu hoạch để làm thuốc và chiết xuất lấy các dưỡng chất nhằm phục vụ cho ngành sản xuất mỹ phẩm làm đẹp da cho các chị em phụ nữ.
4.9. Hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn
Bồ Công Anh còn có thể chữa trị được các chứng bệnh về đường ruột và tiêu hóa, giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Đó là bởi trong rễ của loài cây này có chứa nhiều hoạt chất prebiotic inulin giúp làm giảm táo bón và hỗ trợ quá trình chuyển hóa thức ăn.
4.10. Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch
Nhờ vào đặc tính kháng khuẩn và chống viêm của Bồ Công Anh như đã đề cập đến ở trên mà loại thảo mộc này có khả năng gia tăng sức đề kháng của cơ thể. Nhờ đó mà bạn sẽ có một hệ miễn dịch tuyệt vời, ngăn ngừa virus tấn công.
5 Cách sử dụng Bồ Công Anh đạt hiệu quả cao
Bồ Công Anh có thể sử dụng được bất kỳ bộ phận nào để làm thuốc, bao gồm thân, lá, rễ và hoa. Các bộ phận này đều có thể được sử dụng được thông qua việc ăn sống hoặc nấu chín tùy thích. Ngoài ra bạn cũng có thể sấy khô các bộ phận này với mục đích bảo quản nhằm sử dụng dài lâu.
Ngoài ra, theo một số khuyến cáo, hàm lượng Bồ Công Anh nên dùng tối đa hàng ngày sẽ như sau:
- Lá cây còn tươi: Từ 4-10g/ngày
- Lá cây phơi khô: Từ 4-10g/ngày
- Nước ép lá cây tươi: 5ml/ngày, chia làm 2 lần uống
- Rễ cây còn tươi: 2-8g/ngày
- Bột rễ cây: 250-1000mg/ngày, chia làm 4 lần sử dụng.
6 Những sự thật thú vị về Bồ Công Anh
1. Bồ Công Anh là loài hoa duy nhất đại diện cho ba thiên thể trong các giai đoạn khác nhau của vòng đời, đó là Mặt trời, Mặt Trăng và các vì sao. Hoa có màu vàng giống như Mặt Trời, các hạt phân tán trong gió của cây giống với các vì sao, và cụm hoa màu trắng của cây khi chuẩn bị phân tán thì lại giống như Mặt Trăng.
2. Mọi bộ phận của cây Bồ Công Anh đều hữu ích, bao gồm cả rễ, lá, hoa. Công dụng chủ yếu của nó để làm thực phẩm và thuốc.
3. Hạt giống Bồ Công Anh có thể được gió mang đi xa đến 8km tính từ nơi xuất xứ ban đầu của chúng.
4. Hoa Bồ Công Anh thường nở vào lúc Mặt Trời mọc và khép lại vào ban đêm.
5. Ăn hoặc chạm vào cây Bồ Công Anh có thể dẫn đến phản ứng dị ứng đối với một số người. Tuy nhiên, phấn hoa của loài cây này lại không thể gây dị ứng, bởi vì các hạt này có kích thước quá lớn nên không thể gây phiền toái khi chạm phải. Thế nhưng nhựa sữa của lá cây có thể gây viêm da khi bạn tiếp xúc.
6. Trong y học dân gian, Bồ Công Anh được sử dụng để điều trị các chứng bệnh rối loạn và nhiễm trùng gan. Trà làm từ loài thực vật này có tác dụng như một loại thuốc lợi tiểu.
Từ khóa » Bồ Công Anh Việt Nam Có Tác Dụng Gì
-
7 Lợi ích Sức Khỏe đáng Kinh Ngạc Của Cây Bồ Công Anh
-
Cây Bồ Công Anh Có Tác Dụng Gì? Tác Dụng Và Cách Nấu Nước
-
Tác Dụng Của Cây Bồ Công Anh: "thần Dược" Trong Loài Cây Mọc Dại
-
Cây Bồ Công Anh Có Tác Dụng Gì? - Vinmec
-
Cây Bồ Công Anh: Thảo Dược Giúp An Thần, Trị Ung Thư
-
Công Dụng Chữa Bệnh Của Cây Bồ Công Anh - Sở Y Tế Nam Định
-
Lá Bồ Công Anh Có Tác Dụng Gì - Sở Y Tế Nam Định
-
Cây Bồ Công Anh: Thảo Dược Dân Gian Với Nhiều Công Dụng Chữa ...
-
Bất Ngờ Với 9 Tác Dụng THẦN KỲ Của Bồ Công Anh
-
Kinh Ngạc Về Tác Dụng Của Cây Bồ Công Anh Và Cách Sử Dụng
-
20 Tác Dụng Của Cây Bồ Công Anh, Loài Hoa Mang ý Nghĩa Sâu Sắc
-
Vị Thuốc Bồ Công Anh Thấp | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Công Dụng Của Cây Bồ Công Anh | Rau Củ Diệu Kỳ - 15/3/2022 | THDT
-
Cách Dùng, Lưu ý Khi Sử Dụng Bồ Công Anh
-
Cây Bồ Công Anh Có Tác Dụng Chữa Bệnh Gì? Có Mấy Loại? Mua Bán ...
-
Khám Phá Năng Lực Chữa Lành Cơ Thể Từ đóa Hoa Bồ Công Anh
-
Cây Bồ Công Anh Có Tác Dụng Gì? Thực Hư Tác Dụng đối Với Bệnh ...