Bồ Công Anh: Tác Dụng Dược Lý Và Một Số Bài Thuốc Chữa Bệnh Phổ ...

Bồ công anh

Bồ công anh

Đặt lịch

Bồ công anh (bồ anh) mọc hoang ở các vùng núi như Tam Đảo, Sa Pa, Đà Lạt,… Thảo dược này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên được dùng để trị tuyến vú viêm cấp tính, đường tiểu viêm, ung nhọt,…

cây bồ công anh bán ở đâu
Bồ công anh còn có tên là Bồ anh, Phù công anh, thuộc họ Cúc (danh pháp khoa học: Compositae)

Tìm hiểu về dược liệu bồ công anh

1. Tên gọi, phân nhóm

  • Tên gọi khác: Phù công anh, Lục anh, Bột cô anh, Thiệu kim bảo, Kim trâm thảo, Hoàng hoa lang thảo, Mãn địa kim tiền, Bồ anh, Bạch cổ định, Hoàng hoa địa đinh,…
  • Tên khoa học: Taraxacum docinale
  • Họ: Cúc (danh pháp khoa học: Compositae)

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả:

Bồ công anh là cây cỏ, sống dai, chiều cao trung bình từ 0.6 – 2m. Thân đơn hoặc chẻ nhánh ở phần trên. Lá đơn mọc cách, các lá ở dưới thường không có lông, phiến lá hình mũi mác hoặc hình thuôn dài, rộng từ 1.5 – 11cm và dài khoảng 13 – 25cm. Mép lá nguyên, một số lá có xẻ thùy. Mặt dưới lá có màu xanh xám, mặt trên màu xanh lục. Lá bắc không có lông, hình trứng, màu tía.

trà bồ công anh
Bồ công anh là cây cỏ, mọc hoang nhiều ở các vùng núi như Tam Đảo, Sa Pa, Đà Lạt,…

Hoa mọc ở đầu cành hoặc đầu ngọn của cây. Hoa tự hình chùy, cụm hoa có đầu rộng khoảng 2cm, cuống hoa mọc thẳng, dài từ 10 – 25mm. Mỗi hoa có từ 21 – 27 bông, màu vàng nhạt. Quả bế, phẳng, hình elip, màu đen. Mào lông màu trắng gắn với quả có chiều dài từ 7 – 8mm.

Phân bố:

Bồ công anh mọc hoang ở các vùng núi như Tam Đảo, Sa Pa, Đà Lạt,… Ngoài ra, thảo dược này còn mọc hoang nhiều ở Trung Quốc.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

  • Bộ phận dùng: Toàn cây được sử dụng để làm thuốc.
  • Thu hái: Thu hái vào tháng 4 – 5 hằng năm.
  • Chế biến: Đem toàn cây phơi trong râm cho khô.
  • Bảo quản: Để nơi cao, tránh nơi ẩm thấp.

4. Thành phần hóa học

Bồ công anh có chứa nhiều thành phần hóa học gồm Vitamin A, B, C, nguyên tố vi lượng, Choline, Pectin, Taraxasterol, Inulin, Fructose, Glucose, Sucrose, protein, chất xơ, Vitamin K, Folate, Thiamin, Riboflavin, Vitamin E,…

5. Tác dụng dược lý

+Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Nước sắc bồ công anh có khả năng ức chế các vi khuẩn như liên cầu khuẩn dung huyết, não mô cầu, trực khuẩn lỵ Flexener, Leptospira hebdomadia, tụ cầu vàng, phế cầu, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn mủ xanh (theo Trung Dược Học).
  • Nước sắc từ thảo dược này có tác dụng nhuận trường (theo Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
  • Nước sắc từ bồ công anh có khả năng bảo vệ gan, lợi mật và lợi tiểu (theo Trung Dược Học).

+Theo y học cổ truyền:

  • Tác dụng lợi thấp thông lâm, thanh nhiệt giải độc. Trị các chứng sang lở, trường ung (viêm ruột), mắt sưng đỏ đau, nhiệt lâm (viêm tiết niệu), ung nhọt, nhũ ung (viêm vú), hầu tý (đau họng), thấp nhiệt hoàng đản.

6. Tính vị

Vị đắng, ngọt, tính hàn (theo Dược Tính Công Dụng và Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Vị ngọt, tính bình, hơi hàn (theo Bản Thảo Thuật).

Vị ngọt, tính bình, không độc (theo Tân Tu Bản Thảo).

Vị hơi đắng, tính hàn (theo Đông Viên Dược Tính Phú).

7. Qui kinh

Qui vào kinh Can, Vị (theo Trấn Nam Bản Thảo và Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Qui vào kinh Thái âm Phế và Dương minh Vị (theo Bản Thảo Giảng Nghĩa Bổ Di).

8. Liều dùng, cách dùng

Dùng tươi, sắc lấy nước uống, tán bột mịn làm hoàn,… Mỗi ngày dùng từ 12 – 14g ở đường uống.

9. Bài thuốc

Các bài thuốc từ dược liệu bồ công anh:

rau bồ công anh xào
Có thể dùng bồ công anh tươi hoặc khô để chữa các bệnh thường gặp
  • Bài thuốc trị gai đâm: Dùng bồ anh tươi đem giã lấy nước và bôi lên vùng da bị đau. Thực hiện vài lần sẽ thấy giảm sưng.
  • Bài thuốc trị sưng vú do sữa tích tụ: Dùng bồ anh giã nát, đem bã đắp lên vú. Ngày thực hiện 3 – 4 lần.
  • Bài thuốc trị vú sưng đỏ: Dùng nhẫn đông đằng 80g với bồ anh 40g đem giã nát. Sắc với 2 chén nước còn lại 1 chén, uống trước khi ăn.
  • Bài thuốc trị đinh nhọt, cam sang: Dùng bồ anh giã nát, vắt lấy nước. Sau đó đem trộn với rượu, sắc uống cho ra mồ hôi.
  • Bài thuốc trị tuyến sữa viêm cấp tính: Dùng qua lâu, liên kiều mỗi thứ 20g, bồ công anh 32g, bạch chỉ 12g đem sắc uống. Đồng thời dùng bồ công anh tươi đem giã nát và đắp bên ngoài.
  • Bài thuốc trị ong châm, rắn cắn: Dùng bồ anh tươi giã nát, đem đắp vào vết thương.
  • Bài thuốc trị ung độc sưng tấy cấp tính: Dùng bồ anh từ 20 – 40g đem sắc uống.
  • Bài thuốc trị lở loét ngoài da, đinh nhọt, sưng độc phát sốt, đỏ mắt do phong hỏa: Dùng cam thảo sống 1.2g, kim ngân hoa, dã cúc hoa mỗi thứ 12g, bồ công anh 20g đem sắc uống.
  • Bài thuốc trị viêm ruột thừa: Dùng tử hoa địa đinh 20g, hoàng cầm, bồ anh, đơn sâm mỗi thứ 12g, mã xỉ 40g đem sắc uống.
  • Bài thuốc trị mắt đỏ sưng đau, kết mạc viêm cấp tính: Dùng chi tử 7 trái và bồ anh tươi 80g đem sắc uống.
  • Bài thuốc trị tiêu hóa kém, bàng quang viêm và đường tiểu viêm: Dùng quất bì 24g, bồ anh 40g, sa nhân 12g đem tán bột. Mỗi lần dùng từ 1 – 2g, ngày uống 3 lần.
  • Bài thuốc trị sưng vú, thiếu sữa: Dùng hạ khô thảo, liên kiều, qua lâu năm, cam thảo, bồ anh, bối mẫu, bạch chỉ, quất diệp đem sắc uống.
  • Bài thuốc trị viêm tuyến vú: Dùng bồ anh, kim ngân hoa mỗi thứ 20g, lá mỏ quạ, vòi voi mỗi thứ 10g đem sắc với 600ml nước, còn lại 200ml nước. Chia thành 2 lần uống, dùng hết trong ngày. Hoặc dùng bồ anh 2 lượng, hương phụ 1 lượng đem sắc uống.
  • Bài thuốc trị viêm mi mắt, lẹo mắt: Dùng cúc hoa, liên kiều, bồ anh, kim ngân hoa, tang diệp lượng bằng nhau, đem sắc uống.
  • Bài thuốc trị dị ứng, lở toàn thân ở trẻ em: Dùng cam thảo đất 6g, sài đất 300g, kim ngân hoa 20g, cỏ màn chầu 10g, bồ anh 10g, kinh giới 4g, thổ phục linh 2g, thương nhĩ tử 10g đem nấu kỹ với nước, chỉ lấy 300ml cao lỏng. Dùng 10 – 30ml cao lỏng pha loãng với nước sôi để nguội, ngày dùng 2 lần.
  • Bài thuốc trị viêm amidan: Dùng bồ anh 120 – 180g, sắc uống mỗi ngày.
  • Bài thuốc trị viêm gan cấp: Dùng bồ anh, thổ phục linh, nhân trần, bạch mao căn mỗi thứ 20g, đem sắc uống.
  • Bài thuốc trị bỏng nhiễm trùng: Dùng bồ anh tươi đem giã nát, thêm 1 ít cồn 75 độ. Trộn đều và đắp lên vùng da bị bỏng.
  • Bài thuốc trị quai bị: Dùng bồ công anh tươi 30g, thêm 1 lòng trắng trứng và 1 ít đường phèn. Trộn đều rồi bọc vải, đắp lên vùng bị đau.
  • Bài thuốc trị nốt ruồi ở da: Giã nát bồ công anh tươi, đắp lên hằng ngày.

10. Lưu ý

Không có thấp nhiệt ung độc và ung thư thuộc hư hàn âm không nên dùng. Tác dụng phụ khi dùng bồ công anh: Nôn mửa, buồn nôn, viêm túi mật, sỏi mật, chán ăn, viêm da tiếp xúc,…

Bồ công anh còn có thể tương tác với các loại thuốc như:

  • Kháng sinh nhóm Quinolone (ciprofloxacin, norfloxacin, enoxacin, trovafloxacin,…)
  • Lithium
  • Thuốc chuyển hóa ở gan (acetaminophen, diazepam, digoxin, meprobamate,…)
  • Thuốc lợi tiểu (spironolactone, amiloride, triamterene,…)

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Cần chủ động trao đổi với bác sĩ nếu có ý định thực hiện những bài thuốc từ dược liệu bồ công anh.

Từ khóa » Bồ Công Anh Việt Nam Dược Liệu