Bộ Cộng Hưởng đàn Và Tác động Của Nó đến âm Thanh đàn Piano

Bạn có biết, khi tác động một lực nhỏ lên phím đàn, thì bao nhiêu bộ phận sẽ phải làm việc để tạo nên tiếng đàn không? Thật ra thì cung không có câu trả lời chính xác, nhưng những bộ phận tạo nên âm thanh tuyệt vời của đàn Piano, không phải 1 – 2 bộ phận mà đếm hết được. Nó là sự kết hợp của khung đàn piano, dây đàn, hộp đàn và bộ cộng hưởng là bộ phận khuếch đại âm thanh ra ngoài, giúp bạn nghe rõ tiếng đàn mà chẳng cần loa.

Bộ cộng hưởng là một tấm gỗ lớn, mỏng, được đặt dưới dây đàn và kết nối thông qua ngựa đàn. Những nhạc cụ khác cũng có bộ cộng hưởng mà chúng ta có thể thường gặp đó là: violin, guitar…

Bộ cộng hưởng đàn và tác động của nó đến âm thanh đàn Piano

Dây đàn piano được làm bằng thép trong khi bảng cộng hưởng lại được làm bằng gỗ. Nhưng nếu chỉ để khuếch đại âm thanh thì có phải nên sử dụng kim loại hơn là gỗ chứ? Sự thật là, không giống như kim loại, gỗ vừa có thể làm tăng hay giảm âm thanh một cách đồng đều, nó còn có thể khuếch đại âm thanh ở âm vực trầm (tần số thấp). Và khi âm rung ở quãng quá cao, sự rung động sẽ được giảm đi hoặc bị loại bỏ.

Đặc biệt là khi lắng nghe đàn Piano ở cự ly gần và chỉ tập trung vào việc dùng búa chạm vào dây thì piano sẽ giống như một cỗ máy phát ra âm thanh ồn ào, hỗn loại, không mang lại chút cảm xúc nào cả. Nhưng với vật liệu gỗ, chúng sẽ giúp dung hòa âm trầm và âm cao để piano phát ra âm thanh thanh thoát, và dễ cảm nhận hơn.

Nói một cách chính xác thì bảng cộng hưởng là một “bảng truyền tải rung động”, đồng thời cũng là một “tấm bảng ngăn chặn rung động”. Người ta thường dùng gỗ spruce, đặc biệt là gỗ spruce Alaska (Sitka) để làm bảng cộng hưởng bởi nó có khả năng hấp thụ các âm cực cao hơn hiệu quả hơn. Độ dày của bảng cộng hưởng thường là ½ inch tương đương 1.27cm, rộng khoảng 4 – 6inch tương đương 10.16 – 15.24cm và được ghép lại với nhau để tạo thành 1 tấm soundboard lớn.

Bảng cộng hưởng (Soundboard) bao gồm 2 bộ phận chính là: xương sườn (Ribs) và ngựa đàn (bridge).

Xương sườn (Ribs)

Bảng cộng hưởng (Soundboard) bao gồm 2 bộ phận chính là: xương sườn (Ribs) và ngựa đàn (bridge).

Có tác dụng tăng cường âm thanh cho bộ cộng hưởng. Xương sườn được gắn vào đáy của thùng đàn. Cứng, và dày 1/8 inch. Hai đầu của xương sườn giảm dần, được làm bằng gỗ vân sam, cây họ thông. Đặt cách nhau 4 – 6 inch, và được dán vào bộ cộng hưởng một góc 90 độ.

Ngựa đàn (Bridge)

Bảng cộng hưởng (Soundboard) bao gồm 2 bộ phận chính là: xương sườn (Ribs) và ngựa đàn (bridge).

Có vai trò cực kỳ quan trọng để âm thanh của đàn Piano được hoàn hảo. Nó là cầu để kết nối nguồn âm thanh từ dây đàn đến soundboard.

Có 2 loại ngựa đàn là ngựa đàn ngắn (Short Bridge) và ngựa đàn dài (Long Bridge). Các ngựa đàn ngắn thì được các dây bass gối lên, còn các ngựa đàn dài thì được các dây treble gối lên.

Thông thường, một cây piano có khoảng từ 220 dây đàn trở lên tương ứng 440 chân ngựa đàn, giúp kết nối chặt chẽ và truyền âm thanh tối đa nhất đến bảng cộng hưởng.

Và cũng bởi vì vậy, mà bảng cộng hưởng đóng 1 vai trò quan trọng trong cấu tạo cây đàn piano.

Rate this post

Từ khóa » Bộ Phận Phát Ra âm Của đàn Piano