Bộ Công Thương: Cảnh Báo Chiêu Trò Lừa đảo Trá Hình Từ ứng Dụng ...
Có thể bạn quan tâm
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay có khá nhiều app, ứng dụng cashback như Cashbag, Rungrinh, Tichluy, Clingme, Shopback… Hình thức quảng cáo hoàn tiền vào tài khoản ngay khi mua sắm, nhưng số tiền này đều được quy thành điểm thưởng, tiền điện tử (coin). Ví dụ 100.000 đồng tiền hoàn tương đương với 1 điểm thưởng, khi được 50 điểm thưởng mới được rút tiền mặt hoặc dùng để mua sắm nội bộ. Ngoài ra, các ứng dụng hoàn tiền này còn dẫn dụ khách hàng mời bạn bè, người thân cùng tham gia mua sắm sẽ được chiết khấu hoa hồng. Cụ thể, nếu khách đầu tiên mời được một người tải app từ link hoặc mã giới thiệu của mình, thì trong 12 tháng tiếp theo, bất kỳ khi nào người này mua hàng và nhận được hoàn tiền từ các đối tác cashback, người mời đều nhận lại đến 40% từ số tiền này. Càng thăng hạng, tiền hoa hồng càng cao.
Các app cashback bị biến tướng theo mô hình đa cấp trá hình
Trao đổi với phóng viên, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng khẳng định: “Cashback tuy hợp pháp nhưng cố tình làm cho người dùng hiểu sai mức chiết khấu, tưởng được hoàn tiền cao nhưng thực ra rất ít. Đây là thủ đoạn lừa đảo người tiêu dùng”. Theo TS. Hiếu, cashback là mô hình thương mại điện tử B2C (business to consumer) kết nối doanh nghiệp với người tiêu dùng. Đây là một hình thức hợp pháp và ở Mỹ đã có từ lâu, khi bạn mua hàng và muốn có thêm tiền mặt từ cashback thì siêu thị sẽ trừ trực tiếp vào tài khoản ngân hàng và cashback bằng tiền mặt. Mới đây, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (VCCA) thuộc Bộ Công Thương đã cảnh báo cashback có dấu hiệu kinh doanh đa cấp trái phép. Cụ thể, khi sử dụng các website, ứng dụng thương mại điện tử này để giao dịch mua sắm, người tham gia (bao gồm cả tài khoản của nhà cung cấp và người tiêu dùng) được “vẽ” là luôn luôn có lợi với giá trị hoàn tiền/chiết khấu cho mỗi giao dịch được quảng cáo rất hấp dẫn từ 80-100%, thậm chí cao hơn dành cho cả bên bán và bên mua. Tuy nhiên, việc “hoàn tiền” với giá trị % cao như vậy chỉ được thể hiện ở việc tích điểm trên hệ thống nội bộ, khi chuyển đổi ra tiền mặt thì chỉ theo các tỷ lệ % rất nhỏ, không đáng kể (thường chỉ khoảng từ 0,05-0,1%/ ngày), không có ý nghĩa về việc “hoàn tiền” như đã quảng cáo. Việc tích điểm trên hệ thống nội bộ của những website và ứng dụng này thường có liên quan tới một hoặc một số loại tiền ảo, ví điện tử (Gem, CBP, Silling, USDT, ETH, ONE, VNDC…). “Những mô hình hoạt động của các website, ứng dụng thương mại điện tử có những biểu hiện như trên hoặc tương tự như trên đều không rõ ràng, không minh bạch sử dụng mô hình kinh doanh đa cấp trái phép” - VCCA cảnh báo.
Theo TS Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính ngân hàng: "Ở Việt Nam, cashback bị biến tướng thành chiết khấu, đơn vị cashback không đưa tiền mặt mà tính thành điểm thưởng, và điểm thưởng này rất nhỏ. Ðây chính là thủ đoạn lừa đảo để khách hàng tưởng được chiết khấu 80% nhưng thực tế không phải như vậy".
Gia Khánh
Từ khóa » Có Nên Dùng Shopback
-
Tìm Hiểu Về Shopback – ứng Dụng Hoàn Tiền Khi Mua Sắm Online
-
[Review App]ShopBack Có đáng Sử Dụng Hay Chỉ Là Cú Lừa!!!!! - Tinhte
-
[Review App]ShopBack Có đáng Sử Dụng Hay Chỉ Là Cú Lừa!!!!! - Voz
-
ShopBack Là Gì? ShopBack Có Lừa đảo Hay Không? - TRIENGBANG
-
Ứng Dụng Hoàn Tiền Tốt Nhất Khi Mua Sắm Shopback
-
ShopBack Là Gì? Hoàn Tiền Mua Sắm Với ShopBack Lừa đảo Không?
-
Review ShopBack - Ứng Dụng Mua Sắm Hoàn Tiền Vui Vẻ
-
ShopBack - Ứng Dụng Hoàn Tiền Uy Tín Trong Khu Vực Châu Á
-
Có Nên Tải ShopBack Về điện Thoại Hay Không... | Facebook
-
ShopBack Là Gì? Hoàn Tiền Mua Sắm Với ShopBack Lừa đảo Không?
-
Nền Tảng Hoàn Tiền ShopBack Có 1,7 Triệu Người Dùng ở VN
-
ShopBack - Một Trong Những Giải Pháp Mua Sắm Thông Minh Hàng ...
-
App ShopBack Có Phải Lừa Đảo, Uy Tín Không? Ứng Dụng Hoàn ...
-
ShopBack Mua Sắm & Hoàn Tiền 12+ - App Store