Bộ Công Thương (Việt Nam) - Wikipedia
Có thể bạn quan tâm
Bộ Công Thương | |
---|---|
Chính phủ Việt Nam | |
Trụ sở Bộ Công Thương | |
Bộ trưởng đương nhiệm | |
Nguyễn Hồng Diên | |
từ 8 tháng 4 năm 2021 | |
Bổ nhiệm bởi | Chủ tịch nước Việt Nam |
Nhiệm kỳ | 5 năm |
Thành lập | 28 tháng 8 năm 1945 |
Bộ trưởng đầu tiên | Nguyễn Mạnh Hà (Bộ Quốc dân Kinh tế) |
Hoạt động | Quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại |
Ngân sách2024 | 4.949.357 triệu đồng[1] |
Thứ trưởng |
|
Tình trạng | Đang hoạt động |
Địa chỉ | Số 23 đường Ngô Quyền, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội |
Điện thoại | (024) 22202108 |
Fax | (024) 22202525 |
Website | www.moit.gov.vn |
|
Việt Nam |
---|
Bài này nằm trong loạt bài về:Chính trị và chính phủViệt Nam |
Học thuyết
|
Hiến pháp · Luật · Bộ luật
|
Đảng Cộng sản Việt Nam
|
Quốc hội
|
Nhà nước – Chính phủ
|
Tòa án – Viện kiểm sát
|
Mặt trận Tổ quốc
|
Tổ chức – Hành chính
|
Kinh tế
|
|
Ngoại giao
|
Tư pháp
|
Bầu cử
|
Khoa học – Công nghệ
|
Quốc phòng – An ninh
|
Đơn vị hành chính
|
Xem thêm
|
|
|
Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác, thương mại và thị trường trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới, phát triển thị trường ngoài nước, quản lý thị trường, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, dịch vụ thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế, quản lý cạnh tranh, áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.[2][3]
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 28 tháng 8 năm 1945, Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập Bộ Quốc dân Kinh tế phụ trách các Sở Kinh tế, các Nha chuyên môn: Nha Thường vụ, Nha Khoáng chất và Kỹ nghệ, Nha Tiếp tế.[4] Bộ trưởng đầu tiên là Nguyễn Mạnh Hà.
Ngày 2 tháng 3 năm 1946, Bộ Quốc dân Kinh tế đổi thành Bộ Kinh tế, Bộ trưởng là Chu Bá Phượng.
Ngày 16 tháng 3 năm 1947, đặt Cục Ngoại thương trong Bộ Kinh tế và ngày 17 tháng 11 năm 1950 thành lập Sở Nội thương.[4]
Ngày 14 tháng 5 năm 1951, đổi tên thành Bộ Công thương, Bộ trưởng là Phan Anh.[4]
Ngày 22 tháng 9 năm 1955, Bộ Công thương tách ra thành Bộ Công nghiệp (Bộ trưởng: Lê Thanh Nghị) và Bộ Thương nghiệp (Bộ trưởng: Phan Anh).
Tháng 4 năm 1958, Bộ Thương nghiệp tách ra thành Bộ Nội thương (Bộ trưởng: Đỗ Mười) và Bộ Ngoại thương (Bộ trưởng: Phan Anh).
Ngày 26 tháng 7 năm 1960, Chủ tịch nước tách Bộ Công nghiệp thành Bộ Công nghiệp nặng (Bộ trưởng: Nguyễn Văn Trân), Bộ Công nghiệp nhẹ (Bộ trưởng: Kha Vạng Cân), Tổng cục Địa chất và Tổng cục Vật tư. Ngoài ra Bộ Thủy lợi và Điện lực (Bộ trưởng: Dương Quốc Chính) cũng được thành lập[4]
Ngày 11 tháng 8 năm 1969, Bộ Công nghiệp nặng được chia thành: Bộ Điện và Than (Bộ trưởng: Nguyễn Hữu Mai), Bộ Cơ khí và Luyện kim (Bộ trưởng: Đinh Đức Thiện), Tổng cục Hoá chất. Thành lập Bộ Lương thực và Thực phẩm (Bộ trưởng: Ngô Minh Loan) trên cơ sở hợp nhất Tổng cục Lương thực với Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tách từ Bộ Công nghiệp nhẹ ra. Thành lập Bộ Vật tư trên cơ sở Tổng cục Vật tư (Bộ trưởng: Trần Danh Tuyên).[4]
Ngày 3 tháng 9 năm 1975, thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam.[4]
Ngày 22 tháng 11 năm 1981, Bộ Điện và Than lại chia thành: Bộ Điện lực (Bộ trưởng: Phạm Khai) và Bộ Mỏ và Than (Bộ trưởng: Nguyễn Chân). Bộ Lương thực và Thực phẩm chia thành: Bộ Công nghiệp thực phẩm (Bộ trưởng: Vũ Tuân) và Bộ Lương thực (Bộ trưởng: La Lâm Gia).[4]
Năm 1983 thành lập 2 ban của Chính phủ: Ban Cơ khí và Ban Năng lượng. Cũng năm này Tổng cục Điện tử và Kỹ thuật tin học ra đời.[4]
Ngày 16 tháng 12 năm 1987, Bộ Nông nghiệp, Bộ Công nghiệp thực phẩm và Bộ Lương thực hợp nhất thành Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm; Bộ Điện lực và Bộ Mỏ và Than hợp nhất thành Bộ Năng lượng (Bộ trưởng: Vũ Ngọc Hải).[4]
Ngày 28 tháng 6 năm 1988, Bộ Ngoại thương và Uỷ ban Kinh tế đối ngoại hợp nhất thành Bộ Kinh tế đối ngoại (Bộ trưởng: Đoàn Duy Thành), còn Tổng cục Điện tử và Kỹ thuật tin học nhập vào Bộ Cơ khí và Luyện kim.[4]
Ngày 30 tháng 6 năm 1990, Bộ Kinh tế đối ngoại, Bộ Nội thương, Bộ Vật tư hợp nhất thành Bộ Thương nghiệp (Bộ trưởng: Hoàng Minh Thắng), còn Bộ Cơ khí và Luyện kim đổi thành Bộ Công nghiệp nặng (Bộ trưởng: Trần Lum).[4]
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, Bộ Thương nghiệp đổi thành Bộ Thương mại và Du lịch, rồi sau là Bộ Thương mại (Bộ trưởng: Lê Văn Triết).[4]
Ngày 21 tháng 10 năm 1995, 3 Bộ Công nghiệp nặng, Bộ Năng lượng và Bộ Công nghiệp nhẹ hợp nhất thành Bộ Công nghiệp (Bộ trưởng: Đặng Vũ Chư).[4]
Ngày 31 tháng 7 năm 2007, hợp nhất Bộ Công nghiệp với Bộ Thương mại thành Bộ Công Thương[4] và giữ tên đó cho đến nay, Bộ trưởng lúc đó là Vũ Huy Hoàng.
Lãnh đạo hiện nay
[sửa | sửa mã nguồn]- Bộ trưởng: Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ
- Thứ trưởng:
- Nguyễn Sinh Nhật Tân, Người phát ngôn, Bí thư Đảng ủy Bộ, nguyên Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng
- Phan Thị Thắng, nguyên Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh [5].
- Nguyễn Hoàng Long
- Trương Thanh Hoài
Tổ chức Đảng
[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Đảng ủy Bộ Công Thương Đảng Cộng sản Việt NamNhiệm vụ và quyền hạn
[sửa | sửa mã nguồn]Căn cứ theo Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ[6] quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, và Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 của Chính phủ[7] về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương, Bộ có các nhiệm vụ và quyền hạn chính:
- Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Chính phủ, của bộ và các nghị quyết, dự án, đề án, chương trình tổng kết theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Có trách nhiệm quản lý nhà nước trong các lĩnh vực:
- Năng lượng và điều tiết điện lực
- Hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp
- Công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ
- Khuyến công, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
- An toàn kỹ thuật công nghiệp, an toàn thực phẩm
- Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong ngành Công Thương
- Thương mại và thị trường trong nước
- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá
- Dịch vụ logistics
- Phòng vệ thương mại
- Thương mại điện tử và kinh tế số
- Quản lý thị trường
- Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
- Xúc tiến thương mại
- Hội nhập kinh tế quốc tế
- Phát triển thị trường ngoài nước, hợp tác khu vực và song phương.
- Khoa học và công nghệ và Đổi mới sáng tạo
- Dịch vụ công
- Thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư kinh doanh, hiện diện thương mại của nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện việc cấp, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận và các hình thức văn bản khác theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại; triển khai hoạt động hợp tác công nghiệp và thương mại với các tổ chức quốc tế; xây dựng quan hệ đối tác với các công ty đa quốc gia; tiếp nhận và tổ chức quản lý, điều phối các khoản ODA và hỗ trợ kỹ thuật của nước ngoài trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức[8]
[sửa | sửa mã nguồn]Cơ quan tham mưu, tổng hợp
[sửa | sửa mã nguồn]- Vụ Kế hoạch - Tài chính
- Vụ Tổ chức cán bộ
- Vụ Pháp chế
- Vụ Khoa học và Công nghệ
- Thanh tra Bộ
- Văn phòng Bộ
- Văn phòng Ban cán sự
Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
[sửa | sửa mã nguồn]Cơ quan cấp Vụ
- Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững
- Vụ Dầu khí và than
- Vụ Thị trường trong nước
- Vụ Thị trường Châu Á - Châu Phi
- Vụ Thị trường Châu Âu - Châu Mỹ
- Vụ Chính sách thương mại đa biên
Cơ quan cấp Cục
- Cục Công nghiệp
- Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo
- Cục Phòng vệ thương mại
- Cục Điều tiết điện lực
- Cục Xúc tiến thương mại
- Cục Xuất nhập khẩu
- Cục Công Thương địa phương
- Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp
- Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
- Cục Hóa chất
Cơ quan cấp Tổng cục
- Tổng cục Quản lý thị trường
Cơ quan đặc biệt
- Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
Đơn vị sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]- Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương
- Báo Công Thương
- Tạp chí Công Thương
- Nhà Xuất bản Công Thương
- Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương
- Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại
- Trung tâm Y tế - Môi trường lao động Công Thương
Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Khối Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương
[sửa | sửa mã nguồn]- Thương vụ Việt Nam tại Myanmar
- Thương vụ Việt Nam tại Úc (kiêm nhiệm Vanuatu, Quần đảo Marshall, Micronesia, Quần đảo Solomon)
- Thương vụ Việt Nam tại Lào
- Thương vụ Việt Nam tại Hồng Kông (kiêm nhiệm Ma Cao)
- Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc
- Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản
- Thương vụ Việt Nam tại New Zealand (kiêm nhiệm Fiji, Samoa)
- Thương vụ Việt Nam tại Indonesia (kiêm nhiệm Đông Timor, Papua New Guinea)
- Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc
- Thương vụ Việt Nam tại Malaysia
- Thương vụ Việt Nam tại Singapore
- Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc
- Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan (kiêm nhiệm Nepal)
- Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines (kiêm nhiệm Palau)
- Thương vụ Việt Nam tại Campuchia
Khối Thị trường Châu Âu
[sửa | sửa mã nguồn]- Thương vụ Việt Nam tại Nga (kiêm nhiệm Azerbaijan, Turkmenistan)
- Thương vụ Việt Nam tại Pháp (kiêm nhiệm Bồ Đào Nha, Monaco, Andora, Cộng hòa Trung Phi)
- Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU (kiêm nhiệm Luxembourg, Ủy ban châu Âu)
- Thương vụ Việt Nam tại Ý (kiêm nhiệm Hy Lạp, Malta, Síp, San Marino)
- Thương vụ Việt Nam tại Đức
- Thương vụ Việt Nam tại Belarus
- Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan
- Thương vụ Việt Nam tại Áo (kiêm nhiệm Slovenia)
- Thương vụ Việt Nam tại Ba Lan (kiêm nhiệm Litva, Estonia)
- Thương vụ Việt Nam tại Bulgaria (kiêm nhiệm Macedonia)
- Thương vụ Việt Nam tại Hungary (kiêm nhiệm Croatia, Bosna và Hercegovina)
- Thương vụ Việt Nam tại Anh (kiêm nhiệm Ireland)
Khối Thị trường Châu Mỹ
[sửa | sửa mã nguồn]- Thương vụ Việt Nam tại Brasil (kiêm nhiệm Bolivia, Guyana, Peru, Suriname)
- Thương vụ Việt Nam tại Panama (kiêm nhiệm Costa Rica, Dominica)
- Thương vụ Việt Nam tại Canada
- Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ
- Thương vụ Việt Nam tại Chile (kiêm nhiệm Ecuador)
- Thương vụ Việt Nam tại Venezuela (kiêm nhiệm Colombia, Grenada, Barbados, Saint Vincent và Grenadines)
- Thương vụ Việt Nam tại Mexico (kiêm nhiệm Guatemala, Honduras, El Salvador, Belize)
- Thương vụ Việt Nam tại Argentina (kiêm nhiệm Uruguay, Paraguay)
Khối Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á
[sửa | sửa mã nguồn]- Thương vụ Việt Nam tại Algérie (kiêm nhiệm Mali, Sénégal, Sahrawi, Niger, Gambia)
- Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập (kiêm nhiệm Sudan, Nam Sudan, Palestine, Eritrea, Liban)
- Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ (kiêm nhiệm Nepal, Bhutan)
- Thương vụ Việt Nam tại Pakistan (kiêm nhiệm Afghanistan)
- Thương vụ Việt Nam tại Iran (kiêm nhiệm Syria, Iraq)
- Thương vụ Việt Nam tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (kiêm nhiệm Oman)
- Thương vụ Việt Nam tại Ả Rập Xê Út (kiêm nhiệm Jordan, Yemen, Bahrain)
- Thương vụ Việt Nam tại Maroc (kiêm nhiệm Guinée, Bénin, Bờ Biển Ngà, Burkina Faso)
- Thương vụ Việt Nam tại Nigeria (kiêm nhiệm Ghana, Togo, Sierra Leone, Cameroon, Tchad)
- Thương vụ Việt Nam tại Kuwait (kiêm nhiệm Oman, Qatar)
- Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ
- Thương vụ Việt Nam tại Israel
Các Viện Nghiên cứu
[sửa | sửa mã nguồn]- Viện Công nghiệp thực phẩm
- Viện Nghiên cứu Cơ khí
- Viện Nghiên cứu Da - Giày
- Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim
- Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy nông nghiệp
- Viện nghiên cứu Dầu và Cây có dầu
- Viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hóa
- Viện Năng lượng
- Công ty Cổ phần Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp
- Viện Nghiên cứu Sành sứ - Thủy tinh công nghiệp
- Viên nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương
Khối trường
[sửa | sửa mã nguồn]- Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Trường Đại học Công thương Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung
- Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì
- Trường Đại học Sao Đỏ
- Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
- Trường Đại học Điện lực
- Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên
- Trường Cao đẳng Công nghiệp Miền Trung
- Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt - Đức
- Trường Cao đẳng Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên
- Trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng
- Trường Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm
- Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế
- Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng
- Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định
- Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại
Bộ trưởng qua các thời kỳ
[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Danh sách Cựu Bộ trưởng ngành Công ThươngThứ trưởng qua các thời kỳ
[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Thứ trưởng Bộ Công Thương (Việt Nam)
|
|
Nhận xét
[sửa | sửa mã nguồn]Qua Báo cáo tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2016 Bộ Công Thương, bộ máy cán bộ của Bộ Công Thương được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá là cồng kềnh và cần phải tái cơ cấu. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương cần phải tái cơ cấu ngay bộ máy lên tới hàng vạn người từ 30 Cục, Vụ, 10 trường đại học, 22 trường cao đẳng, 11 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước...[9]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Công bố công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2024”. chinhphu.vn.
- ^ “Trang chủ”.
- ^ “Giới thiệu Bộ Công thương”.
- ^ a b c d e f g h i j k l m n “Giới thiệu chung”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2015.
- ^ “Phó chủ tịch TP HCM làm Thứ trưởng Công thương”.
- ^ “Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ”.
- ^ LuatVietnam. “Nghị định 96/2022/NĐ-CP cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương”. LuatVietnam. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
- ^ dulieuphapluat.vn. “Nghị định 96/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương”. VinasDoc. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.[liên kết hỏng]
- ^ Kiểm tra nhân sự Bộ Công Thương: Ông Vũ Huy Hoàng, ông Trịnh Xuân Thanh cũng được mời về, danviet, 10.8.2016
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Website chính thức
- Nghị định 189/2007/NĐ-CP Lưu trữ 2008-03-14 tại Wayback Machine quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương
| |
---|---|
| |
¹ Bộ trưởng Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam. |
| |
---|---|
Bộ | Công an • Công Thương • Giáo dục và Đào tạo • Giao thông Vận tải • Kế hoạch và Đầu tư • Khoa học và Công nghệ • Lao động – Thương binh và Xã hội • Ngoại giao • Nội vụ • Nông nghiệp và Phát triển nông thôn • Quốc phòng • Tài chính • Tài nguyên và Môi trường • Thông tin và Truyền thông • Tư pháp • Văn hóa, Thể thao và Du lịch • Xây dựng • Y tế |
Cơ quan ngang bộ | Ngân hàng Nhà nước • Thanh tra Chính phủ • Ủy ban Dân tộc • Văn phòng Chính phủ |
Đơn vị trực thuộc | Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh • Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp • Bảo hiểm Xã hội Việt Nam • Đài Tiếng nói Việt Nam • Đài Truyền hình Việt Nam • Thông tấn xã Việt Nam • Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam • Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam • Đại học Quốc gia Hà Nội • Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh |
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Thủ tướng Việt Nam | Phạm Minh Chính Ủy viên Bộ Chính trị | Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình | |||||||||||||||||||||||||||||||||||
Phó Thủ tướng |
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ban Cán sự Đảng |
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bộ trưởng các bộ |
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Các cơ quan ngang bộ |
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Các cơ quan khác trực thuộc |
|
| |||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
| |||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||
|
Tiêu đề chuẩn |
|
---|
Từ khóa » địa Chỉ Bộ Công Thương ở Hà Nội
-
Sở Công Thương Hà Nội - Organizations Details
-
Văn Phòng - Bộ Công Thương
-
Liên Hệ - Bộ Công Thương
-
Sở Công Thương Hà Nội (SCTHN) - Hanoi ERegulations
-
Top 14 địa Chỉ Bộ Công Thương Tại Hà Nội
-
Sở Công Thương Hà Nội
-
Bộ Công Thương ở Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
-
Cổng Thông Tin điện Tử - Sở Công Thương Tỉnh Hà Tĩnh
-
Trang Chủ - Hệ Thống Quản Lý Hoạt động Thương Mại điện Tử
-
Bộ Công Thương > Giới Thiệu - Trang Thông Tin Cục Hóa Chất
-
Hệ Thống Quản Lý & Cấp Chứng Nhận Xuất Xứ điện Tử - EcoSys
-
Cục Công Thương địa Phương
-
Bộ Công Thương - 54, Hai Bà Trưng, P. Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn ...