Bố Cục Của Văn Bản - Ngữ Văn 8
Có thể bạn quan tâm
Để giúp các em biết cách sắp xếp nội dung trong phần thân bài một bài văn, nắm được những kiến thức trọng tâm của bài học. Học 247 mời các em tham khảo bài giảng Bố cục của văn bản dưới đây. Chúc các em có thêm một bài học hay và ý nghĩa.
ATNETWORK YOMEDIA1. Tóm tắt bài
1.1. Bố cục của văn bản
1.2. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản
2. Bài tập minh họa
3. Soạn bài Bố cục của văn bản
4. Hỏi đáp Bài Bố cục của văn bản
Tóm tắt bài
1.1. Bố cục của văn bản
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi
Ngữ liệu: SGk trang 24
- Câu hỏi
Câu 1: Văn bản trên có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra các phần đó
- Văn bản trên có thể chia làm: 3 phần
- Các phần đó gồm:
- Phần 1: câu mở bài
- Phần 2: từ "học trò theo ông" đến "cho vào thăm"
- Phần 3: câu kết bài.
Câu 2: Hãy cho biết nhiệm vụ của từng phần trong văn bản trên
- Nhiệm vụ của từng phần:
- Phần 1: từ: "Ông Chu Văn An" đến "không màng danh lợi": Giới thiệu ông Chu Văn An
- Phần 2: "Học trò theo học rất đông…có khi không cho vào thăm": Công lao, uy tín, tính cách của ông Chu Văn An
- Phần 3: Còn lại: Tình cảm của mọi người đối với ông Chu Văn An
Câu 3: Phân tích mối quan hệ giữa các phần trong văn bản trên
- Phân tích mối quan hệ giữa các phần:
- Gắn bó chặt chẽ với nhau, phần trước là tiền đề cho phần sau.
- Các phần đều tập trung làm rõ chủ đề của văn bản là: Người thầy đạo cao đức trọng
Câu 4: Từ việc phân tích trên, hãy cho biết một cách khái quát: Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần là gì? Các phần của văn bản quan hệ với nhau như thế nào?
- Bố cục của văn bản thường gồm 3 phần:
- Mở bài
- Thân bài
- Kết bài
- Nhiệm vụ của từng phần:
- Phần mở bài: giới thiệu nội dung, thu hút sự chú ý của người đọc.
- Phần thân bài: phát triển và giải quyết một cách cụ thể vấn đề đã nêu ở phần mở bài, duy trì sự chú ý của người đọc.
- Phần kết bài: tóm tắt kết luận và đáp ứng sự chờ đợi của người đọc.
- Các phần này luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau để tập trung làm rõ chủ đề của văn bản
1.2. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản
- Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Phần Thân bài văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh kể về những sự kiện nào? Các sự kiện ấy được sắp xếp theo trình tự nào?
- Phần thân bài của văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh được sắp xếp dựa trên cơ sở là hồi kí: nhớ lại các sự việc, tình tiết diễn ra vào buổi đầu đi học.
- Các sự kiện ấy được sắp xếp theo trình tự: không gian, thời gian và dòng cảm xúc
Câu 2: Văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng. Hãy chỉ ra những diễn biến của tâm trạng cậu bé trong phần Thân bài.
- Diễn biến của tâm trạng cậu bé trong phần Thân bài:
- Tình cảm và thái độ:
- Tình cảm: Thương mẹ sâu sắc
- Thái độ: Căm ghét những kẻ nói xấu mẹ, những cổ tục đã đầy đọa mẹ
- Niềm vui hồn nhiên được ở trong lòng mẹ
- Tình cảm và thái độ:
Câu 3: Khi tả người, vật, con vật, phong cảnh,... em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào? Hãy kể một số trình tự thường gặp mà em biết
- Em sẽ lần lượt miêu tả miêu tả theo diễn biến trước, sau qua thời gian, không gian và thứ tự các tình tiết thể hiện chủ đề bài văn.
Câu 4: Phần Thân bài của văn bản Người thấy đạo cao đức trọng nêu các sự việc để thể hiện chủ đề "Người thầy đạo cao đức trọng". Hãy cho biết cách sắp xếp các sự việc ấy
- Cách sắp xếp:
- Phần thân bài lần lượt trình bày bề con người của ông:
- Học trò theo học rất đông
- Nhiều người đỗ cao.
- Vì thế ông được nhà vua "vời ông ra dạy thái tử học".
- Nhưng đến đời Dụng Tông "vua thích vui chơi, không coi sóc việc triều đình, lại tinh dùng bọn nịnh thần".
- Nhiều lần ông can ngăn, nhà vua không nghe nên ông trả mũ áo từ quan về làng…
- Việc trình bày phần này đã nêu ra những luận cứ "người thầy giỏi, người tôi trung thành, có đạo đức" để làm sáng tỏ và chứng minh cho luận điểm "Chu Văn An là người thầy đạo cao đức trọng". Hai câu văn cuối phần này có thể coi là luận cứ mang tính minh họa rất cụ thể về "đạo cao đức trọng" của ông.
Câu 5: Từ các bài tập trên và bằng những hiểu biết của mình, hãy cho biết cách sắp xếp nội dung phần Thân bài của văn bản.
- Yêu cầu của phần thân bài: Triển khai cụ thể chi tiết và toàn diện vấn đề đã được đặt ra ở phần mở đầu.
- Nội dung cơ bản của phần thân bài.
- Lần lượt trình bày các bộ phận, các phần của vấn đề đặt ra trong văn bản. Thông thường các bộ phận, các phần trên tương ứng một luận điểm. Từng luận điểm lại được triển khai thành các luận cứ để làm sáng tỏ hoặc chứng minh theo luận điểm.
- Các luận điểm cấn được sắp xếp theo một trật tự nhất định, phản ánh mối quan hệ logic nội tại của chúng.
Bài tập minh họa
Đề: Bố cục báo cáo kinh nghiệm học tập của một học sinh dưới đây đã hợp lí chưa? Vì sao? Hãy bổ sung những gì mà em cho là cần thiết.
- Mở bài: Chào mừng các đại biểu, các thầy cô và các bạn tham dự Hội nghị.
- Thân bài:
- Nêu rõ bản thân đã học thế nào trên lớp.
- Nêu rõ bản thân đã học thế nào ở nhà.
- Nêu rõ bản thân đã học thế nào trong cuộc sống.
- Nêu thành tích hoạt động Đội và thành tích văn nghệ của bản thân.
- Kết bài: Chúc Hội nghị thành công.
Gợi ý làm bài
- Các em có thể tham khảo gợi ý dưới đây:
- Một báo cáo kinh nghiệm học tập của học sinh được bố cục thành ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài là hợp lí. Vấn đề ở chỗ: phải xem xét nội dung của từng phần có hợp lí hay không.
- Phần Mở bài: Đối với một bản báo cáo kinh nghiệm học tập, phần Mở bài, ngoài lời chào mừng, nhất thiết phải giới thiệu được khái quát nội dung của Thân bài, dàn bài trên thiếu nội dung quan trọng này. Sau lời chào mừng, phải thêm vào lời dẫn cho nội dung sẽ được báo cáo.
- Phần Thân bài: Vì đây là báo cáo về kinh nghiệm học tập nên không cần thiết phải báo cáo về thành tích trong hoạt động Đội và thành tích văn nghệ. Nếu đưa nội dung này vào, bản báo cáo sẽ không đảm bảo sự thống nhất chủ đề. Nên thay nội dung này bằng việc báo cáo kết quả học tập, như thế liên kết của thân bài sẽ chặt chẽ, tăng thêm sức thuyết phục.
- Phần Kết bài: Ngoài lời chúc Hội nghị thành công, phần này phải có nội dung khái quát lại những kinh nghiệm học tập đã trình bày, lời hứa sẽ tiếp tục phấn đấu để học tập tốt hơn trong thời gian tới.
- Một báo cáo kinh nghiệm học tập của học sinh được bố cục thành ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài là hợp lí. Vấn đề ở chỗ: phải xem xét nội dung của từng phần có hợp lí hay không.
3. Soạn bài Bố cục của văn bản
Để nắm được những kiến thức trọng tâm của bài học, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Bố cục của văn bản.
4. Hỏi đáp Bài Bố cục của văn bản
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247
NONEBài học cùng chương
Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng - Ngữ văn 8 Trường từ vựng - Ngữ văn 8 ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORKXEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 8
Toán 8
Toán 8 Kết Nối Tri Thức
Toán 8 Chân Trời Sáng Tạo
Toán 8 Cánh Diều
Giải bài tập Toán 8 KNTT
Giải bài tập Toán 8 CTST
Giải bài tập Toán 8 Cánh Diều
Trắc nghiệm Toán 8
Ngữ văn 8
Ngữ Văn 8 Kết Nối Tri Thức
Ngữ Văn 8 Chân Trời Sáng Tạo
Ngữ Văn 8 Cánh Diều
Soạn Văn 8 Kết Nối Tri Thức
Soạn Văn 8 Chân Trời Sáng Tạo
Soạn Văn 8 Cánh Diều
Văn mẫu 8
Tiếng Anh 8
Tiếng Anh 8 Kết Nối Tri Thức
Tiếng Anh 8 Chân Trời Sáng Tạo
Tiếng Anh 8 Cánh Diều
Trắc nghiệm Tiếng Anh 8 KNTT
Trắc nghiệm Tiếng Anh 8 CTST
Trắc nghiệm Tiếng Anh 8 Cánh Diều
Tài liệu Tiếng Anh 8
Khoa học tự nhiên 8
Khoa học tự nhiên 8 KNTT
Khoa học tự nhiên 8 CTST
Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều
Giải bài tập KHTN 8 KNTT
Giải bài tập KHTN 8 CTST
Giải bài tập KHTN 8 Cánh Diều
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8
Lịch sử và Địa lý 8
Lịch sử & Địa lí 8 KNTT
Lịch sử & Địa lí 8 CTST
Lịch sử & Địa lí 8 Cánh Diều
Giải bài tập LS và ĐL 8 KNTT
Giải bài tập LS và ĐL 8 CTST
Giải bài tập LS và ĐL 8 Cánh Diều
Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8
GDCD 8
GDCD 8 Kết Nối Tri Thức
GDCD 8 Chân Trời Sáng Tạo
GDCD 8 Cánh Diều
Giải bài tập GDCD 8 KNTT
Giải bài tập GDCD 8 CTST
Giải bài tập GDCD 8 Cánh Diều
Trắc nghiệm GDCD 8
Công nghệ 8
Công Nghệ 8 KNTT
Công Nghệ 8 CTST
Công Nghệ 8 Cánh Diều
Trắc nghiệm Công Nghệ 8
Giải bài tập Công Nghệ 8 KNTT
Giải bài tập Công Nghệ 8 CTST
Giải bài tập Công Nghệ 8 CD
Tin học 8
Tin Học 8 Kết Nối Tri Thức
Tin Học 8 Chân Trời Sáng Tạo
Trắc nghiệm Tin học 8
Giải bài tập Tin học 8 CD
Tin Học 8 Cánh Diều
Cộng đồng
Hỏi đáp lớp 8
Tư liệu lớp 8
Xem nhiều nhất tuần
Đề thi giữa HK2 lớp 8
Đề thi giữa HK1 lớp 8
Đề thi HK2 lớp 8
Đề thi HK1 lớp 8
5 bài văn mẫu hay về bài thơ Nhớ rừng
Quê hương
Tiếng Anh Lớp 8 Unit 9
Khi con tu hú
Nhớ rừng
Tiếng Anh Lớp 8 Unit 10
Video Toán Nâng cao lớp 8- HK2
Video Toán Nâng cao lớp 8- HK1
Video Toán Nâng cao lớp 8- HK Hè
YOMEDIA YOMEDIA ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Bỏ qua Đăng nhập ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Đồng ý ATNETWORK ON QC Bỏ qua >>Từ khóa » Bố Cục Là Gì Lớp 8
-
Bài Soạn Lớp 8: Bố Cục Của Văn Bản
-
Soạn Bài Bố Cục Của Văn Bản Lớp 8
-
Soạn Bài Bố Cục Của Văn Bản | Soạn Văn 8 Hay Nhất
-
Soạn Bài Bố Cục Của Văn Bản Soạn Văn 8 Tập 1 Bài 2 (trang 24)
-
Bố Cục Của Văn Bản - Lý Thuyết Ngữ Văn 8
-
Bố Cục Của Văn Bản Là Gì?
-
Bài Soạn Lớp 8: Bố Cục Của Văn Bản - SoanVan.NET
-
Bố Cục Của Văn Bản Là Gì Lớp 8 - Thả Rông
-
Bố Cục Trong Văn Bản Là Gì? - Toploigiai
-
Soạn Bài - Bố Cục Của Văn Bản - Giải Bài Tập Sgk Ngữ Văn 8 - Tập 1
-
Soạn Bài Lớp 8: Bố Cục Của Văn Bản 2023
-
Soạn Bài Bố Cục Của Văn Bản Ngữ Văn Lớp 8 Với Nhiều Câu Hỏi
-
Văn 8 Bố Cục Của Văn Bản
-
Soạn Bài Bố Cục Của Văn Bản (chi Tiết)
-
Bố Cục Của Văn Bản - Hoc24
-
Soạn Bài Bố Cục Của Văn Bản | Soạn Văn 8 Hay Nhất - Nội Thất Hằng ...
-
Bố Cục Của Văn Bản Là Gì? - Thư Viện Khoa Học