Bố Cục Là Gì? 7 Bố Cục Chụp ảnh Nổi Tiếng Nhất Trong Nhiếp ảnh

Mục lục

Khi gặp một bức ảnh chụp đẹp sẽ có nhiều người nói: “Bức này này bố cục tốt đấy!” Vậy rốt cuộc Bố cục là gì và vì sao bạn nên áp dụng những bố cục đó? Có những bố cục trong nhiếp ảnh hay những nguyên tắc nhiếp ảnh nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

Khái niệm bố cục là gì?

Bố cục là gì? Hiểu một cách đơn giản nhất bố cục đó là cách sắp xếp các yếu tố hay đối tượng trong một phạm vi giới hạn nào đó, cụ thể ở đây chính là trong một khung hình.

Trên thực tế, bố cục ảnh không phải là một thước đo để các nhiếp ảnh gia áp nguyên các tác phẩm của mình vào đó, tuy nhiên việc tuân thủ các bố cục này sẽ nâng tầm nhiều hơn những bức ảnh đó bởi đây là những kinh nghiệm từ hàng nghìn năm được đúc kết từ những người trong nghề, không chỉ là các nhiếp ảnh gia mà còn có thể là họa sĩ, thiết kế sách… 

Điều đó có nghĩa bố cục trong nhiếp ảnh có thể ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực khác. Đây cũng là một kiến thức mà các Designer cần nắm được. 

Các bố cục ảnh trong nhiếp ảnh cơ bản

Bố cục ảnh 1/3

bo-cuc-la-gi-1

Bố cục chụp ảnh 1 phần 3

Bố cục 1/3 là bố cục ảnh cơ bản dễ nhận ra nhất trong các loại bố cục trong nhiếp ảnh. Chia bức ảnh thành 9 phần bằng nhau như hình dưới là bạn đã có được một bố cục ảnh 1/3 tốt. Từ đây bạn chỉ cần gióng bố cục đặt vào vật thể trung tâm trong khung hình trùng với đường thẳng hoặc giao của 2 đường thẳng.

Việc “đặt lệch” đối tượng trong khung hình như thế này sẽ tạo ra được rất nhiều hiệu ứng đẹp: có không gian trong hình, có đối tượng tập trung dễ nhận ra ngay, đường chân trời rõ ràng… sẽ giúp bức ảnh của bạn trông ấn tượng và có chiều sâu hơn nhiều.

Bố cục trung tâm – đối xứng

Như đã nói về khái niệm Bố cục là gì, đó là sự sắp xếp các đối tượng trong khung hình, do đó bố cục đối xứng ngang – đứng sẽ tạo được chiều sâu rất tốt cho bức ảnh bởi chúng được đặt ở trung tâm khung hình, rất dễ gây ấn tượng mạnh cho  người xem. 

>>> Xem ngay: Adobe Character Animator là gì? Adobe Character Animator có ưu điểm gì

bo-cuc-la-gi-2

Bố cục đối xứng cầu Ha’penny ở thành phố Dublin

Ngoài ra bạn hoàn toàn có thể tận dụng sự phản chiếu của gương, của hồ hay của bất cứ thứ gì có thể “sao chép” lại được đối tượng của bạn, đây cũng là một cách chụp  rất sáng tạo đấy!

bo-cuc-la-gi-3

Bố cục chụp ảnh phản chiếu qua hồ

Bố cục đường xiên và tam giác

Đường xiên (đường chéo) và tam giác là một trong những bố cục chụp ảnh dẫn ánh mắt người xem tói trung tâm bức ảnh rất tốt, nó tạo ra cảm giác sâu vào bên trong, sức hút lớn, sự chuyển động mạnh mẽ và bất ổn, có thể có chút căng thẳng và kịch tính, ngược lại với các bức ảnh có bố cục ngang và dọc – như bố cục ảnh 1/3 vậy. 

Điều này phụ thuộc khá nhiều vào cảm nhận của mỗi người cũng như dụng ý riêng của nhiếp ảnh gia, bạn sẽ nhận thấy rất ít bức ảnh chỉ tuân thủ một đường chéo hay tam giác mà chúng sẽ kết hợp với các đường dẫn thẳng để làm “mềm” hơn cảm nhận của người xem.

bo-cuc-la-gi-4

Bố cục đường xiên khách sạn Hotel de Ville ở Paris

Bố cục khung cảnh

Bạn đã có khung ảnh rồi cần gì một cái khung nữa? Đừng suy nghĩ như vậy, việc có thêm khung cảnh trong bức ảnh của bạn sẽ giúp bạn ẩn giấu được nhiều câu chuyện và dụng ý bên trong hơn là các cách khác đấy. Người ta gọi đó là ‘Khung hình bên trong khung hình’. Bạn có thể lợi dụng khung sẵn của cửa sổ, của cây cối, hay bất cứ “khung” nào có thể nhìn thấy đối tượng trung tâm của bạn, kết hợp thêm các bố cục khác bạn hoàn toàn có thể có được một bức ảnh đi vào tâm trí người xem đấy.

bo-cuc-la-gi-6

 Bố cục khung cảnh quảng trường St Mark ở Venice 

Bố cục đường dẫn

Mắt người luôn có xu hướng “dõi” theo một đường thẳng nào đó, và các nhiếp ảnh gia đã rất thông minh khi vận dụng xu hướng này vào trong những tác phẩm của mình. Các đường thẳng cùng hướng về một đối tượng trung tâm sẽ tạo ra sự nổi bật, tiêu điểm của bức ảnh (và đôi khi còn là sự đối xứng nữa). 

bo-cuc-la-gi-5

Bố cục đường dẫn trong tháp Eiffel

Bố cục xa – gần (tiền cảnh – hậu cảnh)

Bố cục là gì, là sự sắp xếp các đối tượng trong bức ảnh, nghĩa là nó bao gồm cả chiều sâu, sự xa gần của đối tượng và hậu cảnh, trong nhiếp ảnh người ta gọi đó là bố cục tiền cảnh – hậu cảnh. Bạn có thể thấy rất rõ trong bức ảnh ảnh thiên nhiên này. 

bo-cuc-la-gi-8

bo-cuc-la-gi-7

Bố cục xa – gần tạo ra hiệu ứng 3D khá độc đáo

Bố cục chụp ảnh càng đơn giản càng tốt

Nó giống nguyên tắc hơn là bố cục chụp ảnh. Việc giữ cho một bức ảnh đảm bảo sự tối giản cần thiết đôi khi rất quan trọng, quyết định được sức ảnh hưởng của chúng tới cái nhìn của người xem. Tối giản cũng là một cách tạo điểm nhấn rất tốt cho bức hình của bạn. 

bo-cuc-la-gi-9

Nguyên tắc chụp ảnh tối giản

Hi vọng với những thông tin bố cục là gì cũng như những gợi ý về bố cục trong nhiếp ảnh này đã giúp bạn học chụp ảnh đẹp đẹp hơn cho chính mình. Và đặc biệt chúng không chỉ ứng dụng trong việc chụp phong cảnh, các bố cục chụp ảnh này cũng rất phù hợp để chụp chân dung hay chụp sản phẩm.

Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!

Đánh giá :

Tags:

Chụp ảnh

Từ khóa » Bố Cục Tam Giác