Bố Cục Tranh Trong Truyện Tranh - MyThuatMS
Có thể bạn quan tâm
Cơ bản về bố cục tranh trong truyện tranh
Ngày xưa, truyện tranh chỉ gồm toàn những nét vẽ trừu tượng có bản chất biểu tượng, thành ra tranh vẽ trong khung cứ dẹp lép, còn bố cục cứ lặp đi lặp lại.
Ngày nay, truyện tranh đã thay đổi hoàn toàn; đa phần truyện tranh hiện đại đều thể hiện tay nghề họa sĩ ở cấp cao và tranh vẽ trông ngày càng thực hơn.
Nguyên nhân chính của sự tiến bộ vượt bậc này là nhờ họa sĩ đã tạo ra được “không gian” trong khung tranh, cho nhân vật tự do chuyển động, mở rộng phạm vi biểu cảm
Sự hiểu biết về phối cảnh có thể giúp tạo không gian rất hiệu quả và biến khung tranh ở bên phải (A) thành khung tranh bên dưới (B). Bạn thấy chứ, nhân vật lúc này đã có thể tự do chuyển động trong khung tranh. Phạm vi biểu cảm đã được mở rộng, và một bố cục hấp dẫn hơn, thú vị hơn đã trở thành điều hoàn toàn có thể thực hiện được.
Chỉ hơi xê dịch bố cục một xíu thôi đã làm rõ được cảm giác khoảng cách giữa nhân vật và con chó đuổi theo sau, nhờ vậy thái độ sợ hãi hoảng hốt của nhân vật được diễn đạt thành công hơn.
1. Bố cục sắp xếp tốt sẽ thổi sức sống vào nhân vật:
Họa sĩ truyện tranh thường nản lòng mỗi khi phải vẽ tới vẽ lui những khung tranh đỉnh vì không tài nào thể hiện được đúng thứ mình đã hình dung trong đầu.
Nguyên nhân chủ yếu là do họa sĩ đã lấy “hình ảnh hình dung trong trí” làm hình ảnh tổng thể, chứ không thèm nghĩ ra một bố cục vận dụng mặt phẳng vẽ hai chiều. “Bố cục” là từ dùng để chỉ cách thức họa sĩ sắp xếp, phân bố mặt phẳng vẽ. Xây dựng bố cục để tạo không gian trong phạm vi mặt phẳng vẽ sẽ cho phép họa sĩ tự do xê dịch nhân vật trong khung tranh.
So sánh hai khung tranh trên, bạn có thấy rõ ràng bố cục của khung tranh bên dưới sinh động hơn, hiện thực hơn, mạnh mẽ hơn và ấn tượng hơn rất nhiều? Hãy cố gắng vận dụng óc thông minh sáng tạo của bạn để xây dựng bố cục sao cho thật thuyết phục, lúc đó tranh vẽ nhất định sẽ thu hút hơn.
Xê dịch bố cục:
Khung tranh này có bố cục quá cân đối, nhưng giá mà nó hơi dịch sang bên chút xíu sẽ minh họa sinh động hơn thái độ ngạc nhiên của nhân vật. Chúng ta hãy thử xê dịch hai đường cấu trúc vừa vẽ ở Hình 2 cho lệch tâm xíu.
Trước tiên, ta vẽ hai đường cắt nhau qua bố cục để xác định cấu trúc bố cục (Hình 2). Làm vậy ta sẽ biết bố cục của khung tranh đã đặt ngay trọng tâm chưa?
Bố cục tranh ở Hình 3 tiềm ẩn một hiệu ứng thú vị.
Kéo lệch nhân vật trong khung tranh theo cách này sẽ tạo cảm giác cú sốc mà nhân vật đang hứng chịu làm cô ta lảo đảo suýt ngã…
2. Bố cục sắp xếp tốt sẽ tạo ra không gian:
Bố cục nhìn thẳng – Bố cục nhìn một bên
Trong câu chuyện của bạn, các nhân vật chuyển động hạn chế về phía cao trào, sao cho có thể hoàn thành mục tiêu chính ở câu chuyện và khắc phục những trở ngại trên lộ trình. “Khung cảnh” là từ dùng để diễn tả sự thay đổi trong chuyển động, hoàn cảnh của nhân vật. Chính khung cảnh sẽ hình thành nên background (cảnh nền) trong đó nhân vật hiện hữu. Tuy nhiên, khung cảnh không đơn giản là một thứ phụ liệu để bổ sung vào background của nhân vật, mà phải xây dựng khung cảnh thành một không gian cho nhân vật tự do chuyển động trong đó.
Hãy so sánh hình bên trái (bố cục chật chội) với hình bên dưới (có không gian), dĩ nhiên bạn thấy các nhân vật ở hình dưới có thừa chỗ trống để chuyển động thoải mái trong khung.
Tạo không gian trong truyện tranh:
Phối cảnh là thủ pháp dùng để tạo cảm giác ba chiều cho không gian (dài + rộng + cao) trong phạm vi mặt phẳng vẽ hai chiều (dài + rộng).
Logic ẩn sau luật phối cảnh thể hiện rõ nhất ở đường ray xe lửa. Khi hai thanh ray lùi dần ra xa, ta có cảm giác chúng tiếng sát vào nhau, cuối cùng gặp nhau tại một điểm, gọi là “điểm ảo” hay “điểm tụ”. Đấy là giao điểm của các đường phối cảnh, tạo cho bố cục cảm giác chiều sâu.
Truyện tranh thường vận dụng ba dạng phối cảnh sau đây để tạo không gian:
- Phối cảnh 1 điểm tụ;
- Phối cảnh 2 điểm tụ;
- Phối cảnh 3 điểm tụ;
Trong phối cảnh này, những vật gắn với người xem sẽ có kíc thước lớn hơn và rõ hơn. Càng lùi ra xa, vật thể càng nhỏ dần. Nói cách khác, các điểm ở xa hội tụ vào mặt phằng vẽ.
Giao điểm của các đường hội tụ gọi là “điểm ảo” (hay “điểm tụ”), thường nằm đâu đó dọc theo đường chân trời. Đường chân trời đóng vai trò đường tham chiếu cho người xem và giúp xây dựng bố cục. Đường chân trời thiết lập nên điểm tụ.
* Phối cảnh 1 điểm tụ:
Dùng phối cảnh 1 điểm tụ khi mặt trước của chủ thể song song với mặt phẳng vẽ. Phổ biến cho những cảnh trí thông thường, mục đích là tạo chiều sâu cho bố cục.
Phối cảnh 1 điểm tụ rất tuyệt vời khi cần tạo ảo giác tất cả đường nét của đồ đạc trong căn phòng đều lùi thẳng ra sau!
Background trong phối cảnh 1 điểm tụ
* Phối cảnh 2 điểm tụ:
Phối cảnh 2 điểm tụ được áp dụng ở những hình vẽ đặc tả vật thể nhìn thấy cả mặt trước lẫn mặt hông. Khác với phối cảnh 1 điểm tụ, thường bao quát toàn bố cục, phối cảnh 2 điểm tụ chỉ áp dụng cho vật thể đơn lẻ, ví dụ ngôi nhà, công trình kiến trúc v.v…
Background trong phối cảnh 2 điểm tụ
* Phối cảnh 3 điểm tụ:
Được dùng khi bạn muốn mô tả cảnh trí ở góc nhìn từ dưới lên hoặc từ trên xuống, cho phép nhìn thấy mặt trước và mặt hông của vật thể.
Background trong phối cảnh 3 điểm tụ
* Góc nhìn cao và góc nhìn thấp:
Truyện tranh thường được vẽ từ góc nhìn của nhân vật. Tuy nhiên, xét về mặt bố cục, không thể diễn họa toàn bộ truyện chỉ theo góc nhìn của nhân vật được. Làm thế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tác phẩm.
Truyện sẽ không còn sức hấp dẫn nếu họa sĩ bố cục tất cả tranh chỉ từ góc nhìn của nhân vật. Chỉ có mấy góc độ: nhìn thẳng, nghiêng phải, nghiêng trái, ngước lên, cúi xuống v.v…
Trong truyện tranh, có hai dạng bố cục tổng quát. Một là bố cục khách quan, cho phép người xem quan sát cảnh xảy ra từ góc nhìn bên ngoài. Hai là bố cục chủ quan, trong đó người xem có cùng góc nhìn với nhân vật, cho phép độc giả quan sát quang cảnh từ ngay bên trong cảnh. Nói cách khác, với bố cục khách quan, người xem đóng vai trò người ngoài cuộc, còn với bố cục chủ quan, người xem tham gia vào cục diện.
Định nghĩa theo kiểu tương phản thì bố cục khách quan là bố cục trong đó người họa sĩ phải giải thích tình huống, còn bố cục chủ quan là bố cục trong đó anh ta phải truyền đạt vấn đề then chốt của tình huống.
Do vậy, hình vẽ đòi hỏi phải có sự chuyển đổi linh hoạt các góc nhìn nhằm làm rõ hai dạng bố cục này.
Bố cục chủ quan: Được chuyển tải thông qua mắt nhìn của nhân vật trong truyện
Bố cục khách quan: Được chuyển tải thông qua mắt nhìn của độc giả
Góc nhìn thấp (nhìn từ dưới lên):
Góc nhìn này biểu thị bố cục chủ quan, vẽ với ý người xem đang ngẩng đầu ngước nhìn lên cao, tạo cảm giác (ảo) về kích cỡ to lớn hoặc vẻ ngoài đồ sộ, oai nghiêm của vật thể được nhìn ngắm.
Phản ứng tự nhiên của con người trước một vật thể đáng sợ đang lao từ trên cao xuống và bổ nhào vào họ là thái độ khiếp sợ hãi hùng. Sử dụng góc nhìn thấp để tạo mối đe dọa hoặc bầu không khí kinh hoàng sẽ làm cảm giác có vẻ thật hơn.
Góc nhìn cao (nhìn từ trên xuống):
Góc nhìn cao cho phép họa sĩ thể hiện một quang cảnh rộng lớn, hình thành bố cục khách quan, rất hiệu quả khi cần giải thích cục diện hoặc tình huống.
Từ góc nhìn này, người xem có thể nhìn bao quát toàn khung cảnh, cho phép họa sĩ giải thích tình huống hoặc mô tả cảnh trí cho người xem.
Sử dụng góc nhìn cao để diễn họa các vị trí vật lý hoặc cảnh huống xung quanh còn giúp người xem cảm nhận rõ nhân vật trong truyện đang di chuyển như thế nào.
3. Bố cục hoạch định tốt sẽ có tác phẩm chuyên nghiệp
Ứng dụng phối cảnh là việc làm mất nhiều thời gian và công sức. Nhưng với truyện tranh hiện đại, vốn đòi hỏi chất lượng hình ảnh ngày càng cao, thì việc làm mất nhiều thời gian và công sức ấy luôn luôn mang lại những lợi ích không thể chối cãi.
Chả có ai ép bạn phải dùng thước kẻ khi vẽ background, nhưng khi vẽ xe hơi, xe gắn máy và các vật thể cơ khí khác thì đây lại là điều bắt buộc. Tuy nhiên, nói thế cũng không có nghĩa bạn phải dùng thước kẻ cho mọi vật thể được vẽ trong phối cảnh đâu.
Kỹ thuật vẽ rút ngắn đương nhiên rất cần khi vẽ cảnh trí và các vật thể cơ khí trong phối cảnh rồi, nhưng cũng có lúc sẽ phải áp dụng kỹ thuật này khi vẽ nhân vật đấy.
Con rối bằng gỗ cho phép xoay chuyển ở vô số tư thế, rất tiện lợi đối với những họa sĩ mới vào nghề. Tuy nhiên, không phải tư thế nào cũng khả thi với người gỗ, do cấu hình phức tạp của nó. Hơn nữa, nếu cứ vẽ nhân vật phỏng theo người gỗ mãi thì đảm bảo bạn sẽ chẳng lên tay chút nào!
Giờ thì, chúng ta hãy hình dung xem, khi bị tháo rời thì trông con người gỗ sẽ ra sao nhỉ?
Nếu may mắn “tậu” được một con người gỗ thật, hãy thử tháo tung các bộ phận, sau đó ráp nó lại trên giấy. Bạn sẽ thấy con người gỗ trở nên dễ vẽ hơn rất nhiều, đồng thời số tư thế khả thi cũng tăng lên đáng kể.
Các khớp nối của người gỗ có hình cầu,c òn cánh tay và cẳng chân hình trụ. Phải nhớ kỹ hình dạng của chúng để có thể vẽ chúng từ góc độ bất kỳ. Nếu đã học qua về tỷ lệ giữa thân người và cánh tay và cẳng chân, cũng như vị trí các khớp xương (cho phép người gỗ cử động được), bạn sẽ dễ dàng vẽ nhân vật ở đúng tư thế.
Đầu tiên, ta sẽ đánh dấu điểm giữa chia đôi cơ thể để dễ vẽ hơn.
Tiếp theo, hãy quan sát một hình người vẽ trong phối cảnh.
Điểm này nằm ở vùng bụng dưới. Chung ta sẽ tập vẽ khung xương cho hình người nhé.
So với chiều cao toàn thân thì chân có 1/3 thôi.
Đầu tiên, hãy vẽ mặt phẳng cơ sở ở góc độ sẽ áp dụng. (Mặt phẳng này có thể trùng với mặt phẳng của phông nền).
Bước thứ hai là vẽ hai đường chéo nối liền các góc đối nhau của mặt phẳng cơ sở, rồi vẽ đường đi qua giao điểm hai đường chéo. Đường này chia cơ thể ra làm đôi, thân trên và chân.
Vẽ đường thẳng chia mặt phẳng làm hai phần theo phương dọc. Đường này sẽ thiết đặt tâm điểm của cơ thể và duy trì thân người ở trạng thái cân bằng.
Vùng nằm bên trên đường ngang là vùng bụng dưới, vì thế hãy vẽ hông xung quanh điểm này.
“Lắp ghép” các bộ phận của người gỗ xem nào! Phải luôn liên tưởng đến hình ảnh người gỗ khi bạn vẽ.
Vẽ xong khung xương cho nhân vật với tỷ lệ chính xác, ta bắt đầu “đắp thịt” vào khung xương.
Lúc đã quen với quy trình vẽ nêu trên, bảo đảm bạn chẳng cần đến mặt phẳng cơ sở để vẽ hình người nữa.
>>> Ánh sáng trong vẽ truyện tranh
>>> Sử dụng đường nét trong vẽ truyện tranh (Phần 1)
>>> Tản mạn lịch sử truyện tranh
Từ khóa » Cách Viết Truyện Tranh Hay
-
Các Bước Tự Sáng Tác 1 Tác Phẩm Truyện Tranh
-
HƯỚNG DẪN CÁCH VẼ TRUYỆN TRANH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ...
-
9 Bước để Tạo Một Bộ Truyện Manga - Anime Của Riêng Mình
-
Vẽ Truyện Tranh Online - Canva
-
Cách Tự Làm Truyện Tranh - Kiến Càng
-
VẼ TRUYỆN TRANH VỚI MEDIBANG - 01 KỊCH BẢN - YouTube
-
Tham Khảo Các Bước Vẽ Truyện Tranh Cơ Bản Cho Bạn - DongnaiArt
-
Hướng Dẫn Cách Vẽ Truyện Tranh Đơn Giản, Cách Vẽ “Hot Boy ...
-
Dễ Vẽ Truyện Tranh - Creativos Online
-
Vẽ Truyện Tranh Phong Cách Nhật Bản (phần 1) - MyThuatMS
-
9 Bước Để Tạo Một Bộ Truyện Manga
-
Hướng Dẫn Cách Vẽ Nhân Vật Truyện Tranh Nam Chi Tiết - Jolla Art
-
Cách Vẽ Truyện Tranh Anime
-
HÀNH TRÌNH TẠO RA MỘT CUỐN TRUYỆN TRANH - Monster Lab