Bố Cục Và Các Nhân Vật Trong Bức Tranh Bữa Tiệc Ly - Báo Thanh Tra
Có thể bạn quan tâm
Cũng trong thời khắc quan trọng của Bữa tiệc ly đó, Giêsu đã thiết lập bí tích quan trọng bậc nhất của giáo hội Công giáo đó là bí tích thánh thể khi ngài truyền cho các môn đệ ý hướng về sự hiến tế của mình và đưa ra những biểu tượng thiêng liêng là bánh và rượu nho như là mình và máu của Chúa. Các môn đệ ăn bánh thánh và uống rượu thánh qua bí tích thánh thể sẽ được kết nối (hiệp thông) với Thiên chúa. Tuy nhiên, để hiểu tường tận về bức tranh này, không phải người ngoài Công giáo nào cũng rõ.
Bài viết này xin giới thiệu về họa phẩm nổi tiếng của Công giáo và của cả thế giới này.
Nguồn gốc của trình thuật câu truyện Bữa tiệc ly được mô phỏng theo các sách Phúc âm, trong bộ Kinh Thánh, phần Tân ước. Dựa trên các mô tả này, đã có rất nhiều nghệ sĩ thể hiện cảm hứng nghệ thuật và niềm tin tôn giáo qua hội họa để mô tả về trình thuật. Tuy nhiên trong nhiều tác phẩm của nhiều tác giả, nổi tiếng nhất vẫn là bức tranh của Léonardo da Vinci (1452-1519).
Léonardo da Vinci là một họa sĩ nổi tiếng thế giới người Italia qua nhiều thời đại. Ngoài hội họa ông còn là nhà kiến trúc, nhà giải phẫu, có đóng góp quan trọng vào các giá trị của các công trình hội họa, kiến trúc, tạo hình thời kỳ Phục hưng ở Châu Âu Trung Đại. Ông đã để lại nhiều bức họa kinh điển về chủ đề Kitô giáo như Bữa tiệc ly - Bữa tối cuối cùng, đặc biệt chân dung nàng Gioconda, còn gọi Mona-Lisa, được cả thế giới biết đến.
Năm 1482, Léonardo chuyển tới Milan làm việc dưới sự bảo trợ của gia đình Ludovico, ông đã tạo ra tuyệt tác Bữa biệt ly - Bữa tối cuối cùng. Tác phẩm có nội dung từ Kinh Thánh, vẽ trên tường nhà ăn của tu viện Maria delle Grazie từ năm 1495 đến 1498, Bữa tiệc ly có sức mạnh tâm linh đã khắc hoạ thời khắc chúa Giêsu tuyên bố “có người trong số anh em sẽ phản bội ta”.
Bình thản và sẵn sàng đón nhận, một mình chúa Giêsu ngồi chính giữa bàn khi các tông đồ hoảng loạn xung quanh ngài. Tác phẩm được thể hiện trong một số bố cục hoàn chỉnh về hình khối, các tông đồ làm đối trọng với nhau trái phải cao thấp - trong 4 nhóm 3 người/1 nhóm. Mọi thứ trên bàn đều tròn. Leonardo mang lại sức độc đáo cho mỗi nhân vật. Sự bình lặng của chúa Giêsu được truyền tải qua cảm nhận liền mạch của Leonardo về thứ tự và luật xa gần đối lập với xúc cảm và sự hỗn loạn của người xung quanh đã mang lại một khoảnh khắc siêu việt không gì sánh kịp trong nghệ thuật.
Các họa sĩ trước ông thường diễn tả giây phút nghiêm trang, bình yên của Bữa biệt ly cuối cùng và sự phản bội sắp đến của Judas, bằng cách tách rời Judas ra khỏi nhóm sư đồ. Léonardo không làm vậy bằng cách ông chọn giây phút căng thẳng khi Giêsu báo trước sự phản bội sẽ đến và ông vẫn để Judas ở giữa nhóm sư đồ, chỉ dùng nét mặt và dáng vẻ để diễn tả vẻ tội lỗi của Judas và sự kinh hoàng của những người kia.
Trong tác phẩm này môn đồ thứ nhất là Mathew hai tay đang tì chặt xuống bàn, biểu thị sự phẫn nộ không thể kìm nén được trước sự kiện vô cùng bất ngờ này; môn đồ thứ hai là Giacôp em từ phía sau giơ tay ra như muốn khuyên Phêrô ở nhóm hai không nên hành sự lỗ mãng; môn đô thứ ba là Anđrây vô cùng kinh ngạc, hai tay giơ lên trời, lặng đi không thốt nên lời; ba môn đồ của nhóm hai bên trái bàn cũng có những biểu hiện tình cảm khác nhau, hình thành những nét tương phản rất mạnh mẽ; trong đó môn đồ thứ nhất ở bên trái Phêrô, tay trái tỳ trên vai Giôn người đang đứng sát bên cạnh Giêsu, tay phải cẩm chắc con dao ăn, người ngả về trước, nét mặt tức giận như muốn lập tức giết ngày tên phản bội; Judas ở trước Phêrô như bị sét đánh, hoảng hốt kinh sợ, toàn thân lùi về phía sau, ép sát vào mép bàn, tay phải nắm túi tiền, tỏ ra vô cùng lo lắng sợ hãi, màu sắc của bức tranh thể hiện hình ảnh Judas khá tối và ảm đạm; còn Giôn người ngồi bên cạnh Giêsu thì ngả đầu vào người Phêrô, biểu thị sự đau buồn vô hạn và muốn để Phêrô làm chủ và quyết đoán mọi việc.
Ba môn đồ ở nhóm 1 bên phải bàn ăn thì đang trao đổi bàn bạc đối sách; trong đó người thứ nhất là Simôn giơ hai tay ra như muốn bảo mọi người hãy trấn tĩnh, yên lặng; người thứ hai là Thaddaeus đứng trước Simôn như đang trao đổi ý kiến, bàn mưu tính kế; còn người thứ ba là Bartholomew, người ngả về phía Simôn, nhưng hai cánh tay giơ về phía Giêsu, hình như oán trách cái việc đồi bại này làm sao lại xuất hiện trong số anh em môn đồ của người.
Ba môn đồ ở nhóm thứ hai phía đầu bàn bên phải thì hoặc là hoài nghi, hoặc là kinh ngạc, hoặc là bộc bạch lòng mình như Philip ở bên phải, hai tay áp lên ngực, ra sức bày tỏ sự trong trắng và lòng trung thành của mình. Giacốp cả đứng sát cạnh Giêsu thì dang hai cánh tay, biểu thị sự phẫn khái và căm tức, còn Thomas ở phía sau ông thì giơ tay vươn đầy ra, như muốn để Giêsu hiểu rằng ông nhất quyết sẽ làm cho rõ mọi chuyện.
Toàn bộ bức tranh như là một cao trào trong vở kịch cuốn hút tâm trí mọi người. Để làm nổi bật hình tượng Giêsu, nhân vật trung tâm của bức tranh.
Ngày nay, từ bức họa của Léonardo da Vinci, người Công giáo ở nhiều nơi nhiều nước trên thế giới đã mô phỏng lại bức tranh này để bán và treo trong nhiều không gian tôn giáo gia đình và cộng đồng. Đây được xem là bức tranh có lượng sao chép nhân rộng nhiều nhất và là một mẫu hình chuẩn mực của sự kết hợp giữa niềm tin tôn giáo và nghệ thuật.
Từ khóa » Bức Tranh Bàn Tiệc Ly
-
Ý Nghĩa Tranh Bữa Tiệc Ly - 12 Vị Thánh Tông Đồ Là Những Ai?
-
Ý Nghĩa đặc Biệt Trong Tranh Sơn Dầu 'Bữa Tiệc Ly' Của Danh Họa ...
-
Câu Chuyện & Ý Nghĩa Ẩn Sau Bức Tranh Bữa Tiệc Cuối Cùng
-
Tranh Bữa Tiệc Ly Của 12 Thánh Tông đồ Mang ý Nghĩa Gì?
-
Bí ẩn Trong Kiệt Tác "Bữa Tiệc Ly" Của Leonardo Da Vinci | VOV.VN
-
“Bí ẩn” Trên Bức Tranh Bữa Tiệc Ly Của Leonardo Da Vinci
-
Chuyện Lạ Từ Bích Họa Bữa Tiệc Ly Và Danh Họa Leonardo Da Vinci
-
Tiệc Ly – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tranh Tiệc Ly ( Bữa Ăn Tối Cuối Cùng ) Trong Kinh Thánh | Gỗ Đỉnh
-
Tranh Bữa Tiệc Ly Bằng Gỗ Gõ Đỏ Kích Thước 1m8 X 90cm Dày 10cm
-
Nội Dung Và Nguồn Gốc Của Bức Tranh Sơn Dầu Bữa Tiệc Ly
-
Tranh Công Giáo để Bàn Bức Tiệc Ly | Shopee Việt Nam
-
Ý Nghĩa đặc Biệt Trong Bức Tranh "Bữa Tiệc Ly" Của Danh Họa ...