Bố Cục Và Cỡ Cảnh Trong điện ảnh | THẠCH THƯ XÁ

Bố cục và cỡ cảnh trong điện ảnh

Trên quan điểm điện ảnh là 1 bức tranh chuyển động trong một phức hợp các yếu tố ánh sáng, màu sắc, bố cục, tỷ lệ, …

Chúng ta vẫn thường dùng những từ như “dáng, hình dạng, hình khối” Cái dáng của của một đồ vật là đường viền của chính đồ vật đó. Hình dạng vừa trừu tượng vừa hình thức còn hình khối là cái chất nặng của hình ảnh của một vật, một khu vực, một hình thể hoặc một tập hợp của tất cả những thứ đó. Khối dạng có thể là một chiếc ôtô, may bay tầu thủy v.v. hoặc cận cảnh thật to của một cái đầu hay được kết hợp của nhiều hình thể,

Đường nét và hình dạng có thể khống chế một phối cảnh nhờ giá trị thẩm mỹ và tâm lý ,hoạc thu hút cảm quan khan giả băng sự lôi cuốn xúc động.

1, Cỡ cảnh: Lấy người để phân chia các cỡ cảnh

  • Viễn cảnh: Bối cảnh rộng .Người chỉ là một chủ thể nhỏ có thể không thấy rõ. Toàn cảnh : Người toàn thân trong bối cảnh. Toàn cảnh cho phép ta nhìn thấy toàn bộ cảnh phim.Thường dùng trong việc bắt đầu một đoạn phim.Tạo sự chú ý cho người xem và giới thiệu quang cảnh của câu chuyện xảy ra.
  • Trung cảnh hẹp : Trung cảnh rộng – Người lấy bán thân. Người lấy quá nửa từ đầu gối. Trung cảnh lấy ở một phạm vi hẹp hơn toàn cảnh.Máy quay ở vào một vị trí gần so với chủ thể (từ đầu gối hoặc khoảng từ eo trở lên trên)Trung cảnh còn là cảnh chuyển tiếp giữa Toàn cảnh và cận cảnh
  • Cận hẹp: Cận cảnh rộng : Người lấy từ cổ. Người lấy từ ngực. Cận cảnh cho thấy những phần chi tiết của chủ thể hoặc cảnh quay.Nó rất hữu dụng trong việc miêu tả chi tiết ví dụ như tình cảm trên khuôn mặt người.Nếu sử dụng trong phỏng vấn ta hay dùng cỡ cảnh từ ngang vai trở lên.(Từ khuy áo thứ hai trở lên)
  • Siêu Đặc tả Đặc tả : Từ cằm đến trán. Đặc tả : miêu tả chi tiết hơn Cận cảnh .Ví dụ :Mắt người,Chiếc nhẫn trên ngón tay..vv

Các cảnh khác :

  • Phỏng vấn :Cần để khoảng không trước mặt chủ thể(Chủ thể hướng vào người phỏng vấn). Nếu quay phỏng vấn thì hay dùng nhất là medium shot(MS).trên đầu shot này gần sát khung trên, phần dưới ngang thắt lưng.Hoặc là Extreme Close Up(ECU) dùng đễ bộc lộ nổi niềm của nhân vật và đồng thời dùng để quay hồi tưởng,chỉ lấy đôi mắt của nhân vật………..
  • Đi lại :Tạo không gian trước mặt nhân vật

2. Một trường đoạn

Thuật ngữ chỉ việc ghép một loạt các cảnh quay có liên quan với nhau tạo nên một tình huống.Khi quay ta cần quyết định các trường đoạn chính sẽ diễn ra trong phim.Ví dụ để bắt đầu 1 buổi talkshow:

  • Trung cảnh MC cho biết MC giói thiệu chương trình.
  • Toàn cảnh giới thiệu với khán giả ai đang ở đâu .
  • Trung cảnh về khách mời cho phép MC giới thiệu về khách mời.
  • Cận cảnh cuốn sách cho ta biết về cuốn sách mà talkshow đó sẽ đề cập đến

3/ Bố cục trong điện ảnh:

Theo từ điển tiếng việt: Bố cục là tổ chức, sắp xếp các thành phần tạo thành một tác phẩm hoàn chỉnh.

Làm thế nào để người xem nhận ra một hay nhiều thông tin bằng hình ảnh trong một tập hợp các hình ảnh

– Dựa trên 4 nguyên tăc cơ bản: Đường nét, Hình dạng , Hình khối, chuyển động. A/ Đường nét:

  • Đường thẳng: Tạo sức mạnh
  • Những đường thằng đứng, cao: Gợi sự sức mạnh uy nghi
  • Đường nét cong nhẹ: tạo sự nhẹ nhàng thoải mái.
  • Đường nét cong mạnh: Gợi sự cảm giác hoạt động vui tươi.
  • Những nét đứng dài, cong bé dần ở cuối: Gợi vẻ đẹp uy nghi và u buồn.
  • Những đường ngang hoặc dọc dài: Gợi sự yên lặng nghỉ ngơi.
  • Những đường chéo đối nhau: Gợi sự xung đột, sức lực
  • Những đường nét, mạnh, đậm, sắc nét: Gợi sự trong sáng, vui vẻ.
  • Những đường nét dịu: Gợi sự trang trọng, yên tĩnh.
  • Những đường nét bất thường: Hấp dẫn hơn những đường nét bình thường, nhờ khả năng của thị giác.

B/ Hình dạng

Hình dạng là tất cả những đồ vật tự nhiên hay do con người tạo ra đều có hình dạng, những hình hạng đó rất dễ nhận thấy trong đời sống. Còn hình dạng được tạo ra bởi sự di động của mắt người mang tính trừu tượng hơn bởi nó được di chuyển từ đồ vật này qua vật khác nó có thể vẽ được một hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật., vòng tròn hay nhiều hình dạng khác nhau.

  • Hình tam giác : gợi cho ta được sức mạnh, sự ổn định. Đó là một khối chặt chẽ khép kín. cảm giác của người xem khi đưa mắt từ điểm này qua điểm khác mà không thể vượt thoát ra được. sự vững chắc đó dễ người ta liên tưởng đến núi non.
  • Hình tròn: có chiều hướng gắn kết, nắm giữ sự chú ý người xem. Một đò vật hình tròn hay sự sắp xếp theo dạng hình tròn sẽ làm khán giả đưa mắt nhìn quanh mà không vượt thoát ra khỏi khung hình đó.
  • Hình chữa thập : Đây là hình dạng phối cảnh hiếm hoi được xếp vào tâm của ảnh. Bởi 4 nhánh của chữ thập vươn ra chia đều khung ảnh. Chữ thập gợi sự đồng nhất và sức lực.
  • Hình dạng “tia tỏa” : Đây là một dạng biến đổi của chữ thập vì có rất nhiều nhánh được tập trung vào trục. dạng này ta gặp rất nhiều trong thiên nhiên. Dạng hình này tạo nên sự vui nhôn hân hoan, vui vẻ.
  • Dạng hình chữ L : hình này được kết hợp bởi đường thẳng đứng và đường nằm ngang. Nhờ bề ngang tạo cho ta cảm giác nghỉ ngơi và nhờ đường nét vươn lên thẳng đứng ta có cảm giác uy nghi trang trọng.

C/ Hình khối :

Chúng ta vẫn thường dung những từ như “dáng, hình dạng, hình khối” Cái dáng của của một đồ vật là đường viền của chính đồ vật đó.Hình dạng vừa trừ tượng vừa hình thức còn hình khối là cái chất nặng của hình ảnh của một vật, một khu vực, một hình thể hoặc một tập hợp của tất cả những thứ đó. Khối dạng có thể là một chiếc ôtô, may bay tầu thủy v.v. hoặc cận cảnh thật to của một cái đầu hay được kết hợp của nhiều hình thể,

Đường nét và hình dạng có thể khống chế một phối cảnh nhờ giá trị thẩm mỹ và tâm lý ,hoạc thu hút cảm quan khan giả băng sự lôi cuốn xúc động. Nhưng hình khối lại thu hút sự chú ý của khan giả bởi ánh sang, tương phản,

Hay mầu sắc. Những thủ pháp này sẽ tạo nên hình khối nổi bật giữa bối cảnh lôn xộn, rối rắm.

  • Một hình khối sẫm mầu sẽ nổi bật trên một nên sáng, hoặc hình khối sáng sẽ nổi trên nền tối qua hiệu quả tương phản. Đó là một cách thức đơn giản để nhấn mạnh, để kéo một hình người hay đồ vật ra xa cách với bối cảnh.
  • Một hình khối to lớn sẽ vượt trội lên cảnh trí nếu được so với một hay nhiều hình khối khác nhỏ bé hơn.Tâm cỡ của hình khối có thể có thể tăng thêm trong tương quan với khung ảnh nhờ cách lựa chọn góc độ thu hình.Một hình khối không có nhánh vươn ra, không có những đường gây, hoặc lởm chởm sẽ có sức vượt trội nhờ nhờ tính chất gắn kết chặt chẽ.
  • Hiệu quả của hình khối sẽ vượt trội hơn nữa khi hình khối đó được tạo bởi những đường viền của ánh sáng. Như đám mây đen có đường viền của những tia nắng.

D/ Những di động:

Bố cục những di động là một dạng đặc biệt trong điện ảnh và Tr/Hình. Nhờ có tính chất thẩm mỹ và tâm lý di đông còn truyền đạt thêm nhiều ý nghĩa rất đa dạng về mặt hình ảnh cũng như cảm xúc đến với người xem. Di động có thể được tạo nên bởi đôi mắt nhìn từ điểm này qua điểm khác trong cảnh, hoặc là di chuyển của các vật trong cảnh quay. Những di chuyển này tạo thành những đường nét liên kết tương tự như đường nét bố cục. Di động có thể thay đổi ngay trong một hay nhiều cảnh quay.

*Ý nghĩa của di động:

  • Di động ngang: Từ trái qua phải làm cho khan giả dễ theo dõi, tự nhiên hơn. Bởi chúng ta đã bị một thói quen đọc sách từ trái qua phải.
  • Di động từ phải qua trái gợi sự mạnh bạo hơn vì nó ngược lại với tự nhiên.
  • Di động thẳng đứng bay lên : Sự vươn lên vô trọng lượng của các vật chất, như khói, hay tên lửa phóng vụt lên. Gợi ý ước muốn, sự ngưỡng mộ, những cảm giác nhẹ nhàng, hạnh phúc.
  • Những chuyển động đổ xuống: Gợi cho ta ý nghĩ của sức nặng, của nguy hiểm, của lực đè nén. Những di động hướng xuống, trút xuống cho ta hình ảnh cảu sự tàn phá hoặc sự suy sụp. VD như thác nước
  • Những di động chéo: là những hình ảnh mang tính căng thẳng nhất vì đó là những đường nét mạnh nhất. Những di động chéo gợi cho ta sự đối kháng, căng thẳng, sức ép. VD: hai lưới kiếm, những đường đạn, sấm chớp V.V
  • Những di động cong: Gợi cho ta sự sợ hãi như đường nét uốn lượn của một con rắn. Tuy nhiên những chuyển động vòng tròn hay chuyển động quay vòng lại gợi sự vui tươi như ta thường thấy trong các khu vui chơi giải trí.
  • Di động của quả lắc: Gợi sự đơn điệu nhàm chán, hay cảnh bước đi bước lại của con người đang bị căng thẳng.
  • Di động dãn nở ra: VD như mặt hồ nước phẳng lặng bị ném viên gạch hay sự hốt hoảng của một đám đông.
  • Di động bất thường: Những di động đối với hướng góc độ thu hình, hoặc bất ngờ sẽ hấp dẫn khan giả hơn bởi những kịch tính. VD ôtô lao thẳng vào ống kính, hoăch vật gì đó bất ngờ rời vào gõ độ thu hình.

4. Một số kỹ thuật quay phim

Góc quay là góc nhìn từ máy quay với chiều sâu, chiều dài, chiều rộng cân xứng với vật hay hành động được quay. Góc nhìn từ máy quay không chỉ quyết định cái gì sẽ xuất hiện trong cảnh đó mà nói chung còn là cách khán giả sẽ nhìn sự việc – gần hay xa, từ trên xuống hay từ dưới lên, chủ quan hay khách quan…

Do đó sự chọn góc quay không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ câu truyện mà còn thể hiện chất lượng thẩm mỹ của cảnh quay và quan điểm tâm lý của khán giả. Qua nhiều năm, đạo diễn và nhà quay phim đã thành lập một kiểu quy ước liên quan đến kỹ thuật, thẩm mỹ và đặc tính tâm lý của nhiều góc quay khác nhau.

Góc ngang ( vừa tầm mắt ) : Để diễn tả cảnh giống như thật nhưng ít kịch tính. Người ta cho là nó cung cấp cái nhìn bình thường và thường quay từ độ cao 1.2 m đến 1.8 m. Tầm mắt của nghệ sĩ ( chứ không phải của nhà quay phim ) quyết định chiều cao của máy quay, và đặc biệt chủ yếu trong những khi quay cận cảnh. Vì hướng nhìn bình thường nên cảnh quay góc ngang thường được sử dụng để tạo nên tình huống và chuẩn bị cho khán giả một cảnh liên quan.

Góc cao – máy quay nhìn xuống sự vật: Theo kỹ thuật thì nó có thể cho phép đạo diễn có cái nhìn bao trùm hết mặt đất và hành động trong chiều sâu. Cảnh như vậy cũng sẽ có khuynh hướng làm chậm hành động lại và giảm bớt độ cao của sự vật hay nhân vật ( theo luật xa gần ). Nét đặc trưng cuối cùng này có thể gây ra nhiều hiệu quả tâm lý phụ, ví dụ như cho khán giả cảm giác mạnh mẽ hơn nhân vật trên màn ảnh hay ngụ ý hạ thấp tầm quan trong của bất cứ nhân vật nào với những người hoặc khung cảnh xung quanh.

Góc thấp, máy quay thường đặt ở dưới nhìn lên sự vật. Hiệu quả của cách này thường là để tạo kịch tính, tạo nên sự xuyên tạc quyền lực của viễn cảnh và toàn bộ sự việc. Nó thường đẩy nhanh diễn biến phim, thêm tầm cao và sức mạnh cho nhân vật.

Chỉ đơn thuần thay đổi góc quay, đạo diễn có thể không chỉ cho thấy sự thăng trầm trong cuộc đời nhân vật mà còn thổi vào thái độ khán giả phải chấp nhận qua những cá tính và hành động trong phim.

Góc nghiêng Sự đa dạng trong các góc quay là vô tận. Không có luật lệ nào về chuyện phải sử dụng góc quay nhất định cho một cảnh nào đó. Góc ngang, góc cao và góc thấp chỉ là những nhóm chính, như là cách quay cạnh ( thêm một chiều nữa cho sự vật ), góc Hà Lan / khung nghiêng ( nhìn sự vật trong cái nhìn nghiêng hiệu quả cao ) và rất nhiều góc quay khác được sử dụng cũng như chưa được biết đến qua bao nhiêu thập kỷ làm phim.

Chuyển động máy quay là sự di chuyển ngang, dọc, theo đường ray ( sự chuyển động của máy quay trên một đường ray ngắn đặt sẵn quay theo vật thể di chuyển ) và phóng to thu nhỏ. Có những quy ước quan sát quốc tế dành cho chuyển động máy quay. Theo quy định, một nhà quay phim sẽ chạy máy quay ở vị trí nhất định trong một thời gian ngắn trước khi bắt đầu chuyển động, và đứng im một lần nữa sau khi hoàn tất chuyển động. Luật lệ này không chỉ giúp cho hình ảnh chuyển động uyển chuyển mà còn cho phép biên tập viên có sự lựa chọn giữa cảnh tĩnh và cảnh động khi đang chỉnh sửa phim.

Một cách nhìn thoáng hơn về luật này là chuyển động bắt đầu và kết thúc ở một điểm đặc biệt nào đó đã được chọn sẵn và quay tập nhiều lần trước khi quay chính thức. Sau một cảnh quay ngang từ trái sang phải không thể nào có cảnh quay ngang từ phải sang trái, hay là sự chuyển động của nghệ sĩ từ trái sang phải không thể theo sau một sự chuyển động khác từ hướng ngược lại.

Ngoài kiểu quay thường còn có kiểu quay cầm tay, một máy quay xách tay nhẹ cân cầm trên tay của nhà quay phim và dựa vào vai của người đó mà không cần dùng chân chống.

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » Các Cỡ Cảnh