Bố Đại – Wikipedia Tiếng Việt

Một phần của loạt bài về
Thiền sư Trung Quốc
Ensō
Bồ-đề-đạt-ma đến Huệ Năng
  • Bồ-đề-đạt-ma
  • Huệ Khả
  • Tăng Xán
  • Đạo Tín
  • Hoằng Nhẫn, Pháp Dung
  • Huệ Năng, Thần Tú, Huệ An
  • Hành Tư, Hoài Nhượng, Huyền Giác
  • Huệ Trung, Thần Hội
Ngưu Đầu tông
  • Pháp Dung
  • Trí Nham, Tuệ Phương
  • Pháp Trì , Trí Oai
  • Huệ Trung, Huyền Tố
  • Duy Tắc, Đạo Khâm
  • Hội Trí, Ô Khòa
  • Hội Thông
Thiền Bắc Tông
  • Thần Tú
  • Phổ Tịch, Cự Phương, Nghĩa Phúc
  • Đạo Truyền, Hành Biểu
Nhánh Thanh Nguyên Hành Tư
  • Hi Thiên
  • Đạo Ngộ, Duy Nghiễm
  • Bảo Thông, Thiên Nhiên
  • Sùng Tín , Đàm Thịnh
  • Viên Trí, Đức Thành, Vô Học
  • Tuyên Giám, Thiện Hội
  • Khánh Chư, Lương Giới
  • Nghĩa Tồn, Toàn Hoát, Sư Ngạn
  • Văn Yển, Huệ Lăng, Sư Bị
Nhánh Nam Nhạc Hoài Nhượng
  • Đạo Nhất
  • Hoài Hải, Phổ Nguyện, Huệ Hải Pháp Thường , Trí Tạng, Bảo Triệt
  • Tòng Thẩm, Linh Hựu Hi Vận, Vô Ngôn Thông
  • Huệ Tịch, Nghĩa Huyền Trí Nhàn, Chí Cần
Quy Ngưỡng tông
  • Linh Hựu
  • Huệ Tịch, Trí Nhàn, Chí Cần
  • Quang Dũng, Quang Mục, Văn Hỉ
  • Huệ Thanh, Tư Phúc, Thanh Hoá
  • Thanh Nhượng, U Cốc, Trinh Thúy
Lâm Tế tông
  • Nghĩa Huyền
  • Huệ Nhiên, Đại Giác, Tồn Tương
  • Huệ Ngung, Diên Chiểu, Tỉnh Niệm
  • Thiện Chiếu, Quy Tỉnh
  • Sở Viên, Huệ Giác, Pháp Viễn
  • Huệ Nam, Phương Hội
Hoàng Long phái
  • Huệ Nam
  • Tổ Tâm, Khắc Văn, Thường Thông
  • Ngộ Tân, Duy Thanh, Huệ Hồng, Tùng Duyệt
  • Tuệ Phương, Trí Thông, Thủ Trác
  • Thủ Trác, Giới Kham, Đàm Bí
  • Tùng Cẩn, Hoài Sưởng
Dương Kì phái
  • Phương Hội
  • Thủ Đoan, Pháp Diễn
  • Phật Cần, Phật Nhãn, Phật Giám
  • Tông Cảo, Thiệu Long, Huệ Viễn
  • Đức Quang, Đàm Hoa, Đạo Tế
  • Cư Giản, Thiện Trân, Hàm Kiệt
  • Đại Quan, Hành Đoan, Huệ Khai
  • Tổ Tiên, Sùng Nhạc, Đạo Sinh
  • Nguyên Hi, Trí Cập, Huệ Tính
  • Phổ Nham, Đạo Trùng, Sư Phạm
  • Đức Huy, Hành Diễn, Đại Hân
  • Đạo Long, Trí Ngu, Hành Di
  • Diệu Luân, Tổ Khâm, Tổ Nguyên
  • Huệ Đàm, Nhất Ninh, Tông Hâm
  • Tuệ Bảo, Nguyên Diệu, Tịnh Giới
  • Thanh Củng, Minh Bản, Tiên Đổ
  • Duy Tắc, Nguyên Trường, Không Độ
  • Thời Uỷ, Phổ Trì, Huệ Sâm
  • Phổ Từ, Minh Tuyên, Bản Thụy
  • Minh Thông, Pháp Hội
  • Đức Bảo, Đức Thanh
  • Châu Hoằng, Chính Truyền
  • Viên Ngộ, Viên Tu
  • Viên Tín, Nhân Hội
  • Thông Kỳ, Thông Dung, Đạo Mân
  • Thông Tú, Thông Vấn
  • Thủy Nguyệt, Chuyết Chuyết
  • Đạo An, Long Kỳ, Chân Phác
  • Hành Sâm, Hành Trân
  • Siêu Vĩnh, Như Trường, Siêu Cách
  • Tử Dung, Tính Âm
  • Hư Vân, Lai Quả
Tào Động tông
  • Lương Giới
  • Bản Tịch, Đạo Ưng, Cư Độn
  • Huệ Hà, Đạo Phi
  • Quán Chí, Duyên Quán, Cảnh Huyền
  • Nghĩa Thanh, Đạo Khải
  • Tử Thuần, Tự Giác, Pháp Thành
  • Chính Giác, Thanh Liễu, Nhất Biện
  • Huệ Huy, Tông Giác, Tăng Bảo
  • Huệ Tộ, Trí Giám, Tăng Thế
  • Minh Quang, Như Tịnh, Như Mãn
  • Đức Cử, Hành Tú
  • Huệ Nhật, Vân Tụ, Phúc Dụ
  • Vĩnh Dư, Đại Chứng, Văn Thái
  • Phúc Ngộ, Văn Tài, Tử Nghiêm
  • Liễu Cải, Khế Bân, Khả Tùng, Văn Tải
  • Tông Thư, Thường Trung, Thường Thuận
  • Tuệ Kinh, Phương Niệm
  • Nguyên Lai, Nguyên Cảnh
  • Nguyên Hiền, Viên Trừng
  • Đạo Ngân, Đạo Thịnh, Đạo Bái
  • Minh Tuyết, Minh Phương, Minh Vu
  • Hoằng Kế, Đại Văn, Đại Tâm
  • Tịnh Nột, Tịnh Đăng, Tịnh Chu
  • Hưng Kỳ, Hưng Trù, Hưng Long
  • Trí Tiên, Trí Giáo
  • Pháp Hậu, Giới Sơ
  • Nhất Tín, Đỉnh Triệt
  • Hư Vân , Thánh Nghiêm
Vân Môn tông
  • Văn Yển
  • Trừng Viễn, Nhân Úc
  • Đạo Thâm, Thủ Sơ
  • Duyên Mật, Sư Khoan, Hạo Giám
  • Quang Tộ, Huệ Viễn, Phong Tường
  • Lương Nhã, Ứng Chân, Sư Giới
  • Trọng Hiển, Thiện Tiêm
  • Thừa Cổ, Hiểu Thông, Hoài Trừng
  • Nghĩa Hoài, Thảo Đường, Truyền Tông
  • Liễu Nguyên, Khế Tung, Giám Thiều
  • Tông Bản, Pháp Tú
  • Trọng Nguyên, Ứng Phu, Pháp Anh
  • Sùng Tín, Thiện Bản, Thanh Mãn
  • Duy Bạch, Tông Vĩnh, Tông Trách
  • Hoài Thâm, Tự Như
  • Tư Huệ, Tông Diễn
  • Huệ Quang, Văn Tuệ, Đạo Xương
  • Nguyên Diệu, Lương Khánh, Chính Thụ
  • Thâm Tịnh
Pháp Nhãn tông
  • Sư Bị, Quế Sâm, Văn Ích
  • Đức Thiều, Thái Khâm, Khế Trù
  • Diên Thọ, Đạo Nguyên
  • Đạo Tế, Tử Ngưng
  • Văn Thắng
Thiền sư ni
  • Tổng Trì, Liễu Nhiên, Trí Thông, Vô Trước
Không rõ tông phái
  • Phong Can, Hàn Sơn, Thập Đắc, Bố Đại
Cư sĩ Thiền Tông
  • Phó Đại Sĩ, Bạch Cư Dị, Vương Duy
  • Bàng Long Uẩn, Bùi Hưu, Hoàng Đình Kiên
  • Trương Thương Anh, Tô Đông Pha
  • Gia Luật Sở Tài, Ung Chính
icon Cổng thông tin Phật giáo
  • x
  • t
  • s

Bố Đại (tiếng Trung: 布袋) là một Thiền sư Trung Quốc ở thế kỷ thứ 10. Tương truyền sư hay mang trên vai một cái túi vải bố, có nhiều phép mầu và có những hành động lạ lùng mang tính chất "cuồng thiền". Lúc viên tịch, sư mới thổ lộ cho biết chính sư là hiện thân của Di-lặc, vị Phật tương lai.

Bố Đại (Hotei trong tiếng Nhật), tranh vẽ của Kano Takanobu, 1616

Trong nhiều chùa tại Trung Quốc và Việt Nam, và theo ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa và Bắc Tông, người ta hay trình bày tượng Di-lặc dưới dạng của Bố Đại mập tròn vui vẻ (Tiếu phật), có trẻ em vây quanh. Trong tiếng Nhật, Bố Đại được gọi là Hotei, một trong Thất Phúc Thần (七福神 Shichi Fukujin?) là bảy vị thần mang lại may mắn trong thần thoại và văn hóa dân gian Nhật Bản.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Bố Đại ở Phụng Hóa Minh Châu triều Lương đời Ngũ Đại, tự xưng là Khế Thử (tiếng Trung: 契此). Hình dạng sư thì lùn, mập, nói năng tự tại, ăn ngủ tùy tiện. sư thường mang một bao bố trên vai để bỏ vào đó những vật người cúng dường. Sư được quần chúng mến phục vì có tài tiên tri thời tiết mưa nắng. Một khi sư ngủ ngoài đường, mọi người biết trời sẽ tốt, ngược lại lúc sư đi giày dép và kiếm chỗ tạm trú thì trời sẽ mưa.

Tính tình của sư rất "ngược đời", được cho là theo tinh thần Thiền tông. Trả lời câu hỏi già trẻ bao nhiêu, sư nói "già như hư không". Giữa chợ, có người hỏi tìm gì, "ta tìm con người", sư trả lời. Một hôm có vị tăng đi phía trước, sư liền vỗ vai ông ta nói: "Cho tôi xin một đồng tiền". Vị tăng bảo: "Nói được thì tôi cho ông một đồng tiền", sư liền bỏ bao xuống đất đứng im lặng khoanh tay.

Sư có nhiều thần thông, ngủ ngoài tuyết, tuyết không rơi vào mình. Trước khi tịch, sư ngâm câu kệ:

彌勒真彌勒 分身千百億 時時示時人 時人自不識 Di-lặc, Chân Di-lặc Phân thân thiên bách ức Thời thời thị thời nhân Thời nhân tự bất thức. Di-lặc, chân Di-lặc Phân thân trăm ngàn ức Luôn luôn bảo người đời Người đời tự chẳng biết.

Sau khi chết, có người vẫn thấy sư ở nơi khác tại Trung Quốc. Người đời sau vẽ lại hình sư với bị gạo và từ đó tạo ra hình Bồ Tát Di-lặc, ngày nay thường thấy ở nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng Phật giáo Bắc tông.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tượng Bố Đại (trong tiếng Thái là Phra Sangkrachai พระสังกระจาย) ở ngôi chùa người Hoa Wat Don Phra Chao ở thành phố Yasothon, Thái Lan Tượng Bố Đại (trong tiếng Thái là Phra Sangkrachai พระสังกระจาย) ở ngôi chùa người Hoa Wat Don Phra Chao ở thành phố Yasothon, Thái Lan
  • Bố đại (Hotei trong tiếng Nhật), tranh vẽ Nhật Bản, của Utagawa Kuniyoshi (1797–1861) Bố đại (Hotei trong tiếng Nhật), tranh vẽ Nhật Bản, của Utagawa Kuniyoshi (1797–1861)
  • Hotei (1 trong 7 Thần may mắn), tranh vẽ của Utagawa Kuniyoshi (1797–1861) Hotei (1 trong 7 Thần may mắn), tranh vẽ của Utagawa Kuniyoshi (1797–1861)
  • Tượng Bố Đại tại Kanagawa, Nhật Bản Tượng Bố Đại tại Kanagawa, Nhật Bản
  • Tại Singapore Tại Singapore
  • Avila - Tu viện Hoàng gia Santo Tomas, Bảo tàng Nghệ thuật Phương Đông Avila - Tu viện Hoàng gia Santo Tomas, Bảo tàng Nghệ thuật Phương Đông
  • Ở chùa Cheonbulsa, Chungcheongnam-do, Hàn Quốc Ở chùa Cheonbulsa, Chungcheongnam-do, Hàn Quốc
  • Kerala, Ấn Độ Kerala, Ấn Độ
  • Himeji, Nhật Bản Himeji, Nhật Bản
  • Tranh vẽ của Tsukioka Yoshitoshi, 1885–1891 Tranh vẽ của Tsukioka Yoshitoshi, 1885–1891
  • Tranh vẽ của Utagawa Kuniyoshi, thế kỷ 19 Tranh vẽ của Utagawa Kuniyoshi, thế kỷ 19
Như là hiện thân của Di Lặc
  • khắc vào khoảng thế kỷ 11 trong hang núi của chùa Linh Ẩn Tự tại Hàng Châu, Chiết Giang. khắc vào khoảng thế kỷ 11 trong hang núi của chùa Linh Ẩn Tự tại Hàng Châu, Chiết Giang.
  • Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Cấm, An Giang, cao 33m Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Cấm, An Giang, cao 33m
  • Tượng Phật Di Lặc (Bố Đại) tại Chùa Vĩnh Tràng, Mỹ Tho. Tượng Phật Di Lặc (Bố Đại) tại Chùa Vĩnh Tràng, Mỹ Tho.
  • Tượng Phật Di Lặc bằng đồng trên đỉnh núi thuộc chùa Bái Đính, Ninh Bình Tượng Phật Di Lặc bằng đồng trên đỉnh núi thuộc chùa Bái Đính, Ninh Bình
  • Dựng năm 1927, tại chùa Bảo Giác Thiền (Paochueh), Đài Trung Đài Loan Dựng năm 1927, tại chùa Bảo Giác Thiền (Paochueh), Đài Trung Đài Loan
  • Tại chùa Wat Plai Laem, Ko Samui, Thái Lan Tại chùa Wat Plai Laem, Ko Samui, Thái Lan

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
  • Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Bố Đại.
  • La hán Bố Đại Lưu trữ 2008-02-21 tại Wayback Machine
  • Bố Đại-hóa thân của Di Lặc Lưu trữ 2008-02-25 tại Wayback Machine
Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán

Từ khóa » Bố đại Hòa Thượng Tân Truyền