Bồ Đề Đạt Ma - Tổ Thiền Tông Thứ Nhất Trung Hoa
Có thể bạn quan tâm
- Thư Viện Hoa Sen
- Kinh
- Luật
- Luận
- Tịnh Độ
- Thiền
- Kim Cang Thừa
- THƯ VIỆN E BOOKS
- TIN TU HỌC
- Danh Mục Khác
- Trang nhà
- ›
- Thiền
- ›
- Thiền Tổ Sư
- Tác giả :
- Thích Thanh Từ
- ,
- Trúc Thiên
- ,
- Hạnh Chiếu
Images for BỒ ĐỀ ĐẠT MA
BỒ ĐỀ ĐẠT MAWikipediaBồ-đề-đạt-ma (zh. 菩提達磨, sa. bodhidharma, ja. bodai daruma), dịch nghĩa là Đạo Pháp (zh. 道法), ~470-543, là Tổ thứ 28 sau Phật Thích-ca Mâu-ni của dòng Thiền Ấn Độ và là Sơ tổ của Thiền tông Trung Quốc. Bồ-đề-đạt-ma là đệ tử và truyền nhân của Tổ thứ 27, Bát-nhã-đa-la (sa. prajñādhāra) và là thầy của Huệ Khả, Nhị tổ Thiền Trung Quốc. Sự tích truyền pháp của Bát-nhã-đa-la cho Bồ-đề-đạt-ma được truyền lại như sau:Tổ hỏi: "Trong mọi thứ, thứ gì vô sắc?" Bồ-đề-đạt-ma đáp: "Vô sinh vô sắc". Tổ hỏi tiếp: "Trong mọi thứ, cái gì vĩ đại nhất?" Bồ-đề-đạt-ma đáp: "Phật pháp vĩ đại nhất". Sau khi trở thành Tổ thứ 28, Bồ-đề-đạt-ma đi thuyền qua Nam Trung Quốc năm 520. Sau khi truyền đạo cho Lương Vũ Đế không thành, Bồ-đề-đạt-ma đến Lạc Dương, lên chùa Thiếu Lâm trên rặng Tung Sơn. Nơi đây, Bồ-đề-đạt-ma tu thiền định, chín năm quay mặt vào vách không nói; cũng tại đây, Huệ Khả đã gặp Bồ-đề-đạt-ma để lại truyền thuyết bất hủ về việc quyết tâm học đạo của mình.Tư liệu về cuộc đời của Bồ-đề-đạt-ma là một vương tử Nam Ấn Độ không rõ ràng. Có truyền thuyết cho rằng sư phụ của Bồ-đề-đạt-ma là Bát-nhã-đa-la từng dặn Sư hãy đợi 60 năm sau khi mình chết mới được đi Trung Quốc. Như thế Bồ-đề-đạt-ma phải cao tuổi lắm lúc đến Trung Quốc. Theo tài liệu khác thì Bồ-đề-đạt-ma đến Trung Quốc lúc 60 tuổi. Cả hai thuyết này không phù hợp với cuộc đời Sư, từ 470-543, là ngày tháng được phần lớn nguồn tài liệu công nhận. Sau khi đến, Sư nhận lời mời của Vũ Đế đi Nam Kinh. Cuộc gặp gỡ giữa Bồ-đề-đạt-ma và Vũ Đế được các ngữ lục ghi lại như sau:Là một người phụng sự đạo Phật, Lương Vũ Đế đã cho xây trong nước mình nhiều chùa chiền, bảo tháp. Vũ Đế hỏi nhà sư Ấn Độ: "Trẫm từ lên ngôi đến nay, xây chùa, chép kinh, độ tăng không biết bao nhiêu mà kể. Vậy có công đức gì không?" Đạt Ma đáp: "Không có công đức." - "Tại sao không công đức." - "Bởi vì những việc vua làm là nhân "hữu lậu", chỉ có những quả nhỏ trong vòng nhân thiên, như ảnh tùy hình, tuy có nhưng không phải thật." - "Vậy công đức chân thật là gì?" Sư đáp: "Trí phải được thanh tịnh hoàn toàn. Thể phải được trống không vắng lặng, như vậy mới là công đức, và công đức này không thể lấy việc thế gian (như xây chùa, chép kinh, độ tăng) mà cầu được." Vua lại hỏi: "Nghĩa tối cao của thánh đế là gì?" - "Một khi tỉnh rõ, thông suốt rồi thì không có gì là thánh." - "Ai đang đối diện với trẫm đây?" - "Tôi không biết." Đó là những lời khai thị về yếu tính Phật pháp rất rõ ràng, nhưng Vũ Đế không lĩnh hội. Cuộc gặp với Lương Vũ Đế cho Bồ-đề-đạt-ma thấy rõ là chưa đến thời truyền pháp tại Trung Quốc. Sau đó - theo truyền thuyết - Sư vượt sông Dương Tử bằng một chiếc thuyền con (chiếc thuyền về sau trở thành một đề tài của hội hoạ Thiền), đến chùa Thiếu Lâm ở Bắc Trung Quốc. Người ta không biết rõ Sư mất tại đó hay rời Thiếu Lâm sau khi truyền tâm ấn cho Huệ Khả. Theo một truyền thuyết thì Bồ-đề-đạt-ma về lại Ấn Độ sau chín năm lưu lại Trung Quốc. Sư có ý muốn hồi hương, trước khi về, gọi đệ tử trình bày sở đắc: "Giờ ta ra đi sắp tới, vậy mỗi đệ tử hãy nói cho ta nghe sở đắc của mình". Đạo Phó bạch: "Theo chỗ thấy của tôi, muốn thấy đạo phải chẳng chấp văn tự, mà cũng chẳng lìa văn tự." Sư đáp: "Ông được lớp da của tôi rồi." Ni Tổng Trì nói: "Chỗ giải của tôi như cái mừng vui thấy nước Phật (tâm) bất động, thấy được một lần, sau không thấy lại nữa." Sư nói: "Bà được phần thịt của tôi rồi." Đạo Dục, một đệ tử khác, bạch: "Bốn đại vốn không, năm uẩn chẳng phải thật có, vậy chỗ thấy của tôi là không một pháp nào khả được." Sư đáp: "Ông được bộ xương của tôi rồi." Cuối cùng, đến phiên Huệ Khả. Huệ Khả lễ bái Sư rồi đứng ngay một chỗ, không bạch không nói gì cả. Sư bảo: "Ngươi đã được phần tuỷ của ta." Rồi ngó Huệ Khả, Sư nói tiếp: "Xưa Như Lai trao 'Chánh pháp nhãn tạng' cho Bồ tát Ca Diếp, từ Ca Diếp chánh pháp được liên tục truyền đến ta. Ta nay trao lại cho ngươi; nhà ngươi khá nắm giữ, luôn với áo cà sa để làm vật tin. Mỗi thứ tiêu biểu cho một việc, ngươi nên khá biết." Huệ Khả bạch: "Thỉnh Sư chỉ bảo cho." Sư nói: "Trong, truyền pháp ấn để khế chứng tâm; ngoài, trao cà sa để định tông chỉ. Đời sau, trong cảnh cạnh tranh, nếu có người hỏi ngươi con cái nhà ai, bằng vào đâu mà nói đắc pháp, lấy gì chứng minh, thì ngươi đưa bài kệ của ta và áo cà sa ra làm bằng. Hai trăm năm sau khi ta diệt rồi, việc truyền y dừng lại. Chừng ấy, đâu đâu người hiểu đạo và nói lý rất nhiều, còn người hành đạo và thông lý rất ít, vậy ngươi nên cố xiển dương đạo pháp, đừng khinh nhờn những người chưa ngộ. Bây giờ hãy nghe bài kệ của ta:" 吾本來玆土 傳法救迷情。 一華開五葉 結果自然成 Ngô bản lai tư thổ Truyền pháp cứu mê tình. Nhất hoa khai ngũ diệp Kết quả tự nhiên thành. Ta đến đây với nguyện, Truyền pháp cứu người mê. Một hoa nở năm cánh, Nụ trái trổ ê hề. Sư lại nói thêm: "Ta có bộ kinh Lăng Già bốn cuốn, nay cũng giao luôn cho ngươi, đó là đường vào tâm giới, giúp chúng sanh mở được cửa kho tri kiến của Phật. Ta từ Nam Ấn sang đến phương Đông này, thấy Xích Huyện Thần Châu có đại thừa khí tượng, cho nên vượt qua nhiều nơi, vì pháp tìm người. Nhưng bao nhiêu cuộc gặp gỡ không làm ta mất lòng, bất đắc dĩ phải ừ hử vậy thôi. Nay được ngươi để truyền thọ y pháp, ý ta đã toại!" Tranh Thiền: Bồ-đề-đạt-ma của Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc (Hakuin Ekaku) tông Lâm Tế (ja. rinzai) hình minh hoạ bên phải Theo một thuyết khác thì Bồ-đề-đạt-ma sống đến 150 tuổi, cuối cùng bị đầu độc và được chôn ở Hồ Nam. Sau đó một vị tăng đi hành hương ở Ấn Độ về gặp Bồ-đề-đạt-ma trên núi Hùng Nhĩ. Bồ-đề-đạt-ma, tay cầm một chiếc dép, cho biết mình trên đường về Ấn Độ và Trung Quốc sẽ tiếp nối dòng Thiền của mình. Về tới Trung Quốc vị tăng này vội báo cho đệ tử, đệ tử mở áo quan ra thì không thấy gì cả, chỉ còn một chiếc dép. Vì tích này, tranh tượng của Bồ-đề-đạt-ma hay được vẽ vai vác gậy mang một chiếc dép. Bồ-đề-đạt-ma truyền phép thiền định mang truyền thống Đại thừa Ấn Độ, đặc biệt Sư chú trọng đến bộ Nhập Lăng-già kinh (sa. laṅkāvatāra-sūtra). Tuy nhiên, Thiền tông Trung Quốc chỉ thành hình thật sự với Huệ Năng, Tổ thứ sáu, kết hợp giữa thiền (sa. dhyāna) Ấn Độ và truyền thống đạo Lão, được xem là một trường phái đặc biệt "nằm ngoài giáo pháp nguyên thuỷ". Thiền tông Trung Quốc phát triển rực rỡ kể từ đời nhà Đường. Theo Nguyễn Lang trong Việt Nam Phật giáo sử luận thì Bồ-đề-đạt-ma có thể từng đến Việt Nam (Giao Châu) cuối đời nhà Tống (420-447) cùng với một vị sư Ấn Độ tên là Pháp Thiên (sa. dharmadeva). Hình bên trên (hình mầu): Bodhidharma, tranh khắc gỗ của Yoshitoshi, 1887 Thiền sư Trung Quốc Bồ-đề-đạt-ma đến Huệ Năng Huệ Khả, Tăng Xán Đạo Tín, Hoằng Nhẫn Huệ Năng, Pháp Dung Hành Tư, Hoài Nhượng Huyền Giác, Huệ Trung, Thần Hội Nhánh Thanh Nguyên Hành Tư Hi Thiên, Đạo Ngộ, Duy Nghiễm Sùng Tín, Thiên Nhiên Đàm Thạnh, Đạo Ngô Đức Sơn, Thiện Hội Thạch Sương, Lương Giới Nghĩa Tồn, Nham Đầu, Thuý Nham Vân Môn, Huệ Lăng, Huyền Sa Nhánh Nam Nhạc Hoài Nhượng Mã Tổ Đạo Nhất Hoài Hải, Nam Tuyền Huệ Hải, Pháp Thường Triệu Châu, Quy Sơn Hoàng Bá, Vô Ngôn Thông Huệ Tịch, Nghĩa Huyền Trí Nhàn, Chí Cần Lâm Tế tông Huệ Nhiên, Hưng Hoá Định Thượng Toạ, Đồng Phong Am Chủ Nam Viện Huệ Ngung Phong Huyệt Diên Chiểu Thủ Sơn Tỉnh Niệm Thiện Chiêu, Quy Tỉnh Thạch Sương, Huệ Giác Hoàng Long, Dương Kì Tổ Tâm, Thủ Đoan Ngộ Tân, Pháp Diễn Huệ Khai, Viên Ngộ Đại Huệ, Thiệu Long Tào Động tông Động Sơn, Tào Sơn, Long Nha Đạo Ưng, Nghĩa Thanh Đạo Khải, Tử Thuần, Chính Giác Như Tịnh Quy Ngưỡng tông Quy Sơn Linh Hựu Ngưỡng Sơn Huệ Tịch Quang Dũng, Tây Tháp, Văn Hỉ Huệ Thanh, Tư Phúc, Thanh Nhượng Vân Môn tông Trừng Viễn, Trí Môn, Tuyết Đậu Thảo Đường, Chính Thụ Pháp Nhãn tông Pháp Nhãn, Đức Thiều Diên Thọ, Đạo Nguyên TỔ BỒ ĐỀ ĐẠT MATổ thứ nhất Trung Hoa (Trích trong “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn-Hoa”,Thích Thanh Từ soạn, 1972, trang 157-171) Ngài dòng sát-đế-lợi ở Nam Ấn, cha là Hương chí vua nước này. Vua Hương Chí sanh được ba người con trai, Ngài là vương tử thứ ba. Thuở nhỏ, Ngài đã có chí siêu việt và đặc tài hùng biện. Nhân vua Hương Chí thỉnh Tổ Bát-nhã-đa-la vào cung cúng dường, Ngài mới có duyên gặp Tổ. Qua cuộc nghiệm vấn về hạt châu, Tổ đã biết Ngài là người siêu quần bạt tục sẽ kế thừa Tổ vị. Sau khi vua cha băng, Ngài quyết chí xuất gia cầu xin Tổ Bát-nhã độ làm đệ tử, Tổ hoan hỉ làm lễ thế phát và truyền giới Cụ túc. Tổ bảo Ngài: - Hoàng tử đối các pháp đã được thông suốt, nay nên đổi hiệu là Bồ-đề-đạt-ma. Từ đây, Ngài luôn hầu hạ bên thầy. Một hôm, Tổ gọi Ngài đến truyền pháp và dặn dò: - Ngươi tạm giáo hóa ở nước này, sau sang Trung Hoa mới thật là nhân duyên lớn. Song, đợi ta diệt độ khoảng sáu mươi năm sau sẽ đi. Nếu ngươi đi sớm, sau e có việc không tốt. Những điều kiết hung về sự giáo hóa ở Trung Hoa sau này, Ngài đều cầu xin Tổ chỉ dạy. Tổ dùng những lời sấm ký tiên đoán sự kiết hung vận số Phật pháp ở Trung Hoa, nói có hơn mười bài kệ. Tổ tịch rồi, Ngài vẫn ở tại nước nhà giáo hóa. Người huynh đệ đồng sư với Ngài là Phật Đại Tiên cùng chung sức giáo hóa. Thời nhân gọi hai Ngài là “Mở hai cửa cam lồ”. Song, sau môn đồ của Phật Đại Tiên lại chia làm sáu tông: 1.- Hữu tướng, 2.- Vô tướng, 3.- Định tuệ, 4.- Giới hạnh, 5.- Vô đắc, 6.- Tịch tịnh, đua nhau truyền bá. Ngài thấy sự chia ly ấy, ngại cho chánh pháp suy vi. Vì thế, Ngài dùng phương tiện cảm hóa họ hồi đầu quay về chánh pháp. Vua Nguyệt Tịnh băng, con vua là Thái tử Dị Kiến nối ngôi. Dị Kiến lên ngôi không bao lâu lại tin theo tà thuyết bài bác Phật giáo. Ngài sai đệ tử là Ba-la-đề đến cung vua để nhiếp hóa. Sau khi cải tà qui chánh, vua Dị Kiến hỏi ra mới biết Ba-la-đề là đệ tử của chú mình. Nhà vua cho người thỉnh Ngài về cung giáo hóa. Về cung giáo hóa một thời gian, Ngài thấy cơ duyên sang Trung Hoa đã đến, bèn đem lời huyền ký của Tổ Bát-nhã-đa-la thuật lại cho vua biết. Vua không còn lời gì dám ngăn cản, đành sắm một chiếc thuyền buôn, cho thủy thủ đưa Ngài sang Trung Hoa. Vua và quần thần tiễn đưa Ngài ra tới cửa biển. Ngài ở trên thuyền gần ngót ba năm, thuyền mới cặp bến Quảng Châu, nhằm đời nhà Lương niên hiệu Phổ Thông năm đầu (520 sau T.C.), ngày hai mươi mốt tháng chín năm Canh Tý. Thích sử tỉnh này ra đón tiếp Ngài, đồng thời dâng sớ về triều tâu vua Lương Võ Đế. Vua được sớ, liền sai sứ lãnh chiếu chỉ đến thỉnh Ngài về Kim Lăng (Kinh đô nhà Lương). Vua Võ Đế hỏi: - Trẫm từ lên ngôi đến nay thường cất chùa, chép kinh, độ tăng ni, không biết bao nhiêu, vậy có công đức gì chăng? Ngài đáp: - Đều không có công đức. - Tại sao không có công đức? - Bởi vì những việc ấy là nhân hữu lậu, chỉ có quả báo nhỏ ở cõi người cõi trời, như bóng theo hình, tuy có mà chẳng phải thật. - Thế nào là công đức chân thật? - Trí thanh tịnh tròn mầu, thể tự không lặng, công đức như thế chẳng do thế gian mà cầu. - Thế nào là thánh đế nghĩa thứ nhất? - Rỗng rang không thánh. - Đối diện với trẫm là ai? - Không biết. Vua Lương Võ Đế không lãnh ngộ được, lui về nghỉ. Ngài biết căn cơ chẳng hợp, tạm lưu lại đây ít hôm. Đến ngày mười chín, Ngài bỏ vua Lương, lén sang sông qua Giang Bắc. Ngài nhập cảnh nước Ngụy đi đến Lạc Dương nhằm đời Hậu Ngụy vua Hiếu Minh Đế niên hiệu Chánh Quang năm đầu (520 sau T.C.) ngày hai mươi ba tháng mười một. Ngài dừng trụ tại chùa Thiếu Lâm ở Tung Sơn, trọn ngày ngồi xây mặt vào vách im lặng. Tăng chúng đều không hiểu được. Người đời gọi Ngài là “Thầy Bà-la-môn ngồi nhìn vách” (Bích quán Bà-la-môn). Có vị tăng tên Thần Quang học thông các sách, giỏi lý diệu huyền, nghe danh Ngài tìm đến yết kiến. Thần Quang đã đủ lễ nghi mà Ngài vẫn ngồi lặng yên ngó mặt vào vách không màng đến. Quang nghĩ: “Người xưa cầu đạo chẳng tiếc thân mạng, nay ta chưa được một trong muôn phần của các ngài.” Hôm ấy, nhằm tiết mùa đông (mùng chín tháng chạp), ban đêm tuyết rơi lả tả, Thần Quang vẫn đứng yên ngoài tuyết chấp tay hướng về Ngài. Đến sáng tuyết ngập lên khỏi đầu gối, mà gương mặt Thần Quang vẫn thản nhiên. Ngài thấy thế thương tình, xây ra hỏi: - Ngươi đứng suốt đêm trong tuyết, ý muốn cầu việc gì? Thần Quang thưa: - Cúi mong Hòa thượng từ bi mở cửa cam lồ, rộng độ chúng con. - Diệu đạo vô thượng của chư Phật, dù nhiều kiếp tinh tấn, hay làm được việc khó làm, hay nhẫn được việc khó nhẫn, còn không thể đến thay! Huống là, dùng chút công lao nhỏ này mà cầu được pháp chân thừa? Thần Quang nghe dạy bèn lén lấy đao chặt cánh tay trái để trước Ngài để tỏ lòng thiết tha cầu đạo. Ngài biết đây là pháp khí bèn dạy: - Chư Phật lúc ban đầu cầu đạo, vì pháp quên thân, nay ngươi chặt cánh tay để trước ta, tâm cầu đạo như vậy cũng khá. - Pháp ấn của chư Phật con có thể được nghe chăng? - Pháp ấn của chư Phật không phải từ người khác mà được. - Tâm con chưa an, xin Thầy dạy pháp an tâm. - Ngươi đem tâm ra đây, ta an cho. - Con tìm tâm không thể được. - Ta đã an tâm cho ngươi rồi. Thần Quang nhân đây được khế ngộ. Ngài liền đổi tên Thần Quang là Huệ Khả. Từ đây kẻ tăng người tục đua nhau đến yết kiến Ngài, tiếng tăm vang dậy. Vua Hiếu Minh Đế nước Ngụy sai sứ ba phen thỉnh Ngài, Ngài đều từ chối. Nhà vua càng kính trọng, sai sứ đem lễ vật đến cúng dường: một cây tích trượng, hai y kim tuyến, bình bát, v.v... Ngài từ khước nhiều lần, nhưng nhà vua cố quyết cúng dường, rốt cuộc Ngài phải nhận. Mở cửa phương tiện, Ngài có dùng bốn hạnh để giáo hóa môn đồ: 1.- Báo oán hạnh, 2.- Tùy duyên hạnh, 3.- Vô sở cầu hạnh, 4.- Xứng pháp hạnh(1). Ở Trung Hoa gần chín năm, Ngài thấy cơ duyên đã đến, liền gọi đồ chúng hỏi: - Giờ ta trở về sắp đến. Các ngươi mỗi người nên nói chỗ sở đắc của mình. Đạo Phó ra thưa: - Theo chỗ thấy của con, chẳng chấp văn tự, chẳng lìa văn tự, đây là dụng của đạo. Ngài bảo: - Ngươi được phần da của ta. Bà ni Tổng Trì ra thưa: - Nay chỗ hiểu của con, như Tổ A-nan thấy nước Phật A-súc, chỉ thấy một lần, không còn thấy lại. Ngài bảo: - Ngươi được phần thịt của ta. Đạo Dục ra thưa: - Bốn đại vốn không, năm ấm chẳng có, chỗ thấy của con không một pháp có thể được. Ngài bảo: - Ngươi được phần xương của ta. Đến Huệ Khả bước ra đảnh lễ Ngài, rồi lui lại đứng yên lặng. Ngài bảo: - Ngươi được phần tủy của ta. Ngài gọi Huệ Khả đến dặn dò: - Xưa Như Lai đem đại pháp nhãn tạng trao cho Tổ Ca-diếp, lần lượt truyền đến ta. Nay ta đem trao lại cho ngươi, ngươi phải truyền trao không để dứt mất. Cùng trao cho ngươi y Tăng-già-lê và bát báu, để làm pháp tín. Mỗi thứ tiêu biểu cho mỗi việc, ngươi nên biết. Huệ Khả thưa: - Xin Thầy từ bi chỉ dạy mọi việc. Ngài dạy: - Trong truyền tâm ấn để khế hợp chỗ tâm chứng, ngoài trao ca-sa để định tông chỉ. Đời sau có nhiều người cạnh tranh nghi ngờ, họ nói “Ta là người Ấn, ngươi là người Hoa, căn cứ vào đâu mà được pháp, lấy cái gì để minh chứng?” Ngươi gìn giữ pháp y này, nếu gặp tai nạn, ngươi đem ra làm biểu tín, thì sự giáo hóa không bị trở ngại. Hai trăm năm sau khi ta diệt độ, y bát này dừng lại không truyền, vì lúc đó, Phật pháp rất thạnh hành. Chính khi ấy, người biết đạo thật nhiều, người hành đạo quá ít, người nói lý thì nhiều, người ngộ lý thì ít. Tuy nhiên, người thầm thông lặng chứng có hơn ngàn vạn. Ngươi gắng xiển dương, chớ khinh người chưa ngộ. Nghe ta nói kệ: Ngô bản lai tư độ, Truyền pháp cứu mê tình. Nhất hoa khai ngũ diệp, Kết quả tự nhiên thành. Dịch: Ta sang đến cõi này, Truyền pháp cứu mê tình. Một hoa nở năm cánh, Nụ trái tự nhiên thành. Ngài lại bảo: - Ta có bộ kinh Lăng-già bốn quyển, là Phật nói tột pháp yếu, cũng giúp cho chúng sanh mở, bày, ngộ, nhập kho Tri kiến Phật, nay ta trao luôn cho ngươi. Ta từ Nam Ấn sang đây đã năm phen bị thuốc độc mà không chết, vì thấy xứ này tuy có khí Đại thừa mà chưa ứng hợp, nên ta lặng lẽ ngồi lâu chờ đợi. Nay đã truyền trao xong, đã có thủy ắt phải có chung vậy. Xong rồi, Ngài cùng đồ chúng đi đến Võ môn ở chùa Thiên Thánh dừng lại ba hôm. Quan thái thú thành này tên Dương Huyễn Chi là người sùng mộ Phật pháp. Nghe tin Ngài đến, liền tới đảnh lễ. Ông hỏi: - Thầy ở Ấn Độ được kế thừa làm Tổ, vậy thế nào là Tổ, xin Thầy dạy cho? Ngài đáp: - Rõ được tâm tông của Phật, không lầm một mảy, hạnh và giải hợp nhau, gọi đó là Tổ. - Chỉ một nghĩa này hay còn nghĩa nào khác? - Cần rõ tâm người, biết rành xưa nay, chẳng chán có không, cũng chẳng cố chấp, chẳng hiền chẳng ngu, không mê không ngộ. Nếu hay hiểu như thế, cũng gọi là Tổ. Huyễn Chi lại thưa: - Đệ tử vì bị nghiệp thế tục, ít gặp được tri thức, trí nhỏ bị che lấp không thể thấy đạo. Cúi xin Thầy chỉ dạy, con phải noi theo đạo quả nào? dùng tâm gì được gần với Phật, Tổ? Ngài vì ông nói kệ: Diệc bất đổ ác nhi sanh hiềm, Diệc bất quán thiện nhi cần thố, Diệc bất xả trí nhi cận ngu, Diệc bất phao mê nhi tựu ngộ. Đạt đại đạo hề quá lượng, Thông Phật tâm hề xuất độ, Bất dữ phàm thánh đồng triền, Siêu nhiên danh chi viết Tổ. Dịch: Cũng đừng thấy dữ mà sanh chê, Cũng đừng thấy lành mà ái mộ, Cũng đừng bỏ trí mà gần ngu, Cũng đừng ném mê mà về ngộ. Đạt đạo lớn chừ quá lượng, Thông Phật tâm chừ vô kể, Chẳng cùng phàm thánh đồng vai, Vượt lên, gọi đó là Tổ. Huyễn Chi nghe dạy hoan hỉ đảnh lễ, lại thưa: - Xin Thầy chớ vội tạ thế, để làm phước lợi cho quần sanh. Ngài bảo: - Đời mạt pháp, kẻ tệ ác quá nhiều, dù ta còn ở lâu e chẳng lợi ích, mà thêm tai nạn, làm tăng trưởng tội ác cho người. - Từ Thầy đến đây ai thường hại Thầy, xin Thầy chỉ họ, con sẽ sắp xếp. - Nói ra ắt có tổn hại, ta nên đi vậy. Đâu cam hại người để mình được vui. Huyễn Chi nài nỉ thưa: - Con không hại người, chỉ muốn biết đó thôi. Ngài bất đắc dĩ nói bài kệ: Giang tra phân ngọc lãng, Quản cự khai kim tỏa. Ngũ khẩu tương cộng hành, Cửu thập vô bỉ ngã. Dịch: Thuyền con rẽ sóng ngọc, Đuốc soi mở khóa vàng. Năm miệng đồng cùng đi, Chín, mười không ta người. Huyễn Chi nghe rồi ghi nhớ, đảnh lễ Ngài lui ra. Ở đây đúng ba hôm, Ngài ngồi an nhiên thị tịch. Hôm ấy là ngày mùng chín tháng mười năm Bính Thìn, nhằm niên hiệu Đại Thông năm thứ hai nhà Lương (529 T.C.). Đến ngày mười tám tháng chạp năm này, làm lễ đưa nhục thân của Ngài nhập tháp tại chùa Định Lâm, núi Hùng Nhĩ. Sau, vua Hậu Ngụy sai Tống Vân đi sứ Ấn Độ về, gặp Ngài tại núi Thông Lãnh, thấy Ngài tay xách một chiếc dép, một mình đi nhanh như bay. Tống Vân hỏi: - Thầy đi đâu? Ngài đáp: - Về Ấn Độ. Ngài lại nói thêm: - Chủ ông đã chán đời rồi. Tống Vân ngẩn ngơ, từ giã Ngài về triều. Đến triều thì vua Minh Đế đã băng. Hiếu Trang Đế lên ngôi. Ông đem việc ấy tâu lại, Vua ra lệnh mở cửa tháp giở quan tài ra, quả nhiên là quan tài không, chỉ còn một chiếc dép. Vua sắc đưa chiếc dép về thờ ở chùa Thiếu Lâm. Đến đời Đường niên hiệu Khai Nguyên năm thứ mười lăm (728 sau T.C.) môn đồ lại dời chiếc dép về thờ ở chùa Hoa Nghiêm. Vua phong Ngài hiệu Viên Giác thiền sư, tháp hiệu Không Quán. Tập Thiếu Thất Lục Môn nói là tác phẩm của Ngài. (1) Xem cửa thứ ba quyển “Sáu cửa vào động Thiếu Thất của Trúc Thiên dịch LINH THOẠI BỒ ĐỀ ĐẠT MATrúc Thiên Tổ Đạt Ma cỡi sóng qua Đông Độ. Tổ Đạt Ma vào đất Ngụy, đường đường như một kiếm khách chốn bải tần. Tổ Đạt Ma “đơn dao trực nhập” triều đình Lương Võ Đế nói pháp như chuyển sóng. Tổ Đạt Ma chín năm trầm hùng ngồi nhìn vách đá chùa Thiếu Lâm. Tổ Đạt Ma kỳ diệu ban phép an tâm. Tổ Đạt Ma cỡi bè lau về Thiên Trức. Tổ Đạt Ma xách một chiếc dép phi hành trên ngọn Thông Lãnh. Tổ Đạt Ma... và Tổ Đạt Ma... Bao nhiêu là câu chuyện truyền kỳ kết hào quang đưa nhà sư mắt biếc đất Hồ (Bích nhãn Hồ tăng) vào Huyền Sử. Từ Tung sơn, sừng sững bên vách đá chùa Thiếu Lâm, bóng Người ngả dài suốt lịch sử đông phương như một tượng trưng thuần túy của Đạo. Ngót mười lăm thế kỉ nay, lòng người còn nghe đồng vọng tiếng Người nói; chốn già lam còn nghe vang dội bước Người đi. Người đi qua không gian hiển hiện như chưa-từng-có. Người đi qua thời gian, hiển hiện như chưa-từng-không. Người đi thẳng vào sự thực, dẫm nát dư luận. Người đi thẳng vào lòng người, không mặt nạ. Đối với Người, sự thực là sự thực, không được trả giá. Trả giá với sự thực là kí kết với ma. Con người đang đi xuống quá rồi, thế đạo đang nghiêng ngửa quá rồi giữa sắc tướng; cần cấp thời chận đứng cái đà tuột dốc; cần vươn mình lên mở lấy một con-đường-không-đường, cần nhảy thẳng vào tâm điểm của cuộc sống, của giác ngộ. Căn bịnh đã quá trầm trọng, cần bạo tay thọc thẳng mũi đao vào tròng ung thư. Trong tinh thần vô úy ấy Người đã thét giữa những con người bé nhỏ chúng ta chơn lí tối hậu: hoát nhiên vô thánh. Từ huyền sử, Người trang nghiêm tô lại khung đời bằng nét đạo tâm linh. Sống là đạo, ngoài ra không có đạo nào khác. Đạo nào khác đều tìm thánh mà bỏ phàm, đều ham ngộ mà ghét mê, đều bỏ đời mà cầu đạo, đều tự trói buộc mình: “Bất dữ phàm thánh đồng triền Siêu nhiên danh chi viết tổ” (Chẳng cùng phàm thánh sánh vai Vượt lên mới gọi là tổ) Cho nên bất cứ phương diện nào của cuộc sống cũng là đạo. Bắt nguồn tự vách núi Tung Sơn, đạo sống Thiền thấm nhuần khắp giải đất Á Đông, nung sanh lực cho mấy ngàn năm văn hóa. Cho nên uống trà cũng là đạo, trà đạo: trà Thiền nhất vị. Võ thuật cũng là đạo, nhu đạo: đạo lấy mềm thắng cứng. Cắm hoa, viết chữ, bắn cung cũng là đạo: đạo luyện phép vô tâm, để cho sự vật tự nó sắp xếp lấy một cách viên mãn nhứt. Cho đến xách nước, bửa củi cũng là đạo: Bửa củi là diệu dụng Xách nước ấy thần thông (Bàng Uẩn) Mà rồi im lặng cũng là đạo nốt: Đi cũng Thiền, ngồi cũng Thiền Nói im động tịnh thảy an nhiên. (Huyền Giác) Sau khi Tổ viên tịch, “vấn đề” giải thoát được nêu lên với tất cả tinh thành của hàng đệ tử. Người ta tự hỏi nhau: “Tổ truyền gì cho Huệ Khả? Bí quyết của pháp Phật là gì? Huyết mạch của đạo Thiền là gì? Thực chất của giác ngộ là gì? v.v...” Bao nhiêu là câu hỏì nóng hổi đặt dài theo bước chân người cầu đạo suốt mười lăm thế kỉ nay, và có thể đúc kết lại trong câu hỏi độc đáo sau đây của phép tu Thiền: “Như hà thị Tổ Sư tây lai ý?” (ý nghĩa tối yếu của việc Tổ Sư qua Tàu là gì?) Người ta mang câu hỏi sống chết ấy đến gõ cửa các Thiền sư. Đáp lại tấc lòng tinh thành ấy, người ta nhận được những câu trả lời quái dị như sau: Sư Hương Lâm nói: ngồi lâu thấm mệt; Sư Cửu Phong nói: một tấc lông rùa nặng chín cân; Sư Triệu Châu nói: cây bách ở trước sân, v.v... Lối nói ngược ngạo đó gọi là công án. Trong số 1700 công án Thiền, riêng về câu hỏi trên chiếm đến trên trăm câu, thế đủ biết Tổ Đạt Ma luôn luôn có mặt ở khắp nẻo Thiền. Nên một ông sư Phù Tang nói: “Người nào lấy hư không làm giấy, lấy sóng trùng dương làm mực, lấy núi Tu Di làm bút, viết được năm chữ “Tổ Sư tây lai ý” thì sãi tôi xin trải tấm tọa cụ ra mà đảnh lễ dưới chân.” Sở dĩ vậy vì người nào hiểu được, chẳng hạn, câu nói “cây bách ở trước sân” (đình tiền bách thọ tử) của Triệu Châu là cùng một lúc hiểu tất cả câu nói khác, tất cả đạo Thiền, tất cả pháp Phật. Một công án là một hột bồ đề, xâu chung với vô số hột khác thành một chuỗi bồ đề vô tận; cho nên đập bể một hột bồ đề là toàn xâu cbuỗi bung ra; nắm được một công án là nắm trọn, là thông suốt tâm Phật ý Tổ. Tuy nhiên, muốn hiểu được “ý nghĩa của Tổ Sư qua Tàu” không phải suy luận mà được, mà cần phải sống chết với nó, mang nó trong thịt da như Tôn Hành Giả mang cái niệt kim cô quanh đầu. Khi Tôn giả tròn xong công quả thì cái niệt đau khổ kia bỗng chốc hóa thành không; cũng vậy, khi người tìm đạo “quán” được một công án thì công án ấy, cũng như vô số công án khác, bỗng hóa thành vô nghĩa, thừa thải, như một trò đùa rẻ tiền. Dầu vậy, suốt thời gian chưa quán được thì công án là một mũi tên oan nghiệt bắn thẳng vào mạng sống, nhổ không ra mà muốn chết quách cũng không chết được Đó là tâm trạng cùng quẫn, thai nghén cho biến cố ngộ đạo. Tâm trạng ấy được ví như tâm trạng của người leo lên cây cao, miệng cắn vào một cành cây, hai tay buông thỏng giữa hư không, hai chơn không vịn được vào đâu hết. Tình cờ dưới gốc cây có người hỏi vọng lên: “ý của Tổ Sư qua Tàu là gì?” Người trên cây không trả lời thì không được mà trả lời thì rơi chết hốt xương. (theo vô môn quan) Người kể câu chuyện cổ quái trên đặt câu hỏi: Chính trong hoàn cảnh ấy, chính người ấy, phải làm sao? “Phải làm sao?” Đó là bí thuật của Thiền Đông Độ, mà Đạt Ma là Sơ Tổ: một linh thoại của muôn đời. (trích từ tạp chí Tư Tưởng Đại Học Vạn Hạnh Số 2 & 3) ĐÔI MẮT TỒ SƯ BỔ ĐỀ ĐẠT MAHạnh Chiếu Thiền viện tôi có treo một bức chân dung Tổ Bồ Đề Đạt Ma. Đó là một bức họa bằng nước lã và mực tàu với bút khí thật hùng mạnh. Cặp lông mày, đôi mắt và chiếc cằm bạnh râu của Ngài biểu lộ một phong cách thật ngang tàng, khí phách, tương phản với cành sen dịu dàng trước hồ nửa búp nửa nở, cũng thật tự nhiên, thật tươi tắn. Cứ mỗi lần ngắm sen nở là tôi lại thấy Tổ sư nhìn mình, nhìn sen, dôi mắt sáng. Đôi mắt ấy, cành hoa ấy, có gì giống, có gì khác đôi mắt xưa, cành hoa xưa của câu chuyện "Niêm hoa vi tiếu"? Một hôm đức Phật ở trước chúng hội Linh Sơn. Quý Thầy im lặng chờ đợi bài thuyết pháp thường nhật. Nhưng đức Phật vẫn không nói năng gì. Lâu lắm, Phật mới cầm một cành hoa sen đưa lên, đôi mắt nhìn thẳng về đại chúng. Hội Linh Sơn im phăng phắc. Thời gian như ngừng trôi, không gian như bất động. Giữ lúc ấy có một Thầy nhìn Phật mỉm cười, đôi mắt sáng. Đức Phật vui quá, liền nói ngay lập tức: - Ta có chánh pháp nhãn tạng. Niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, pháp môn vi diệu. Nay phó chúc lại cho ông. Ông nên khéo giữ gìn và làm cho hưng thịnh. Thầy ấy chính là Tôn giả Ma Ha Ca Diếp. Tôn giả đã đạt được sự giác ngộ triệt để khi nhìn thấy một cành hoa sen nên nhận được phần thưởng thật xứng đáng. Đó là tâm ấn của Như Lai. Bấy giờ, Tôn giả trở thành con người hạnh phúc nhất trần gian, không còn bị lệ thuộc và khống chế của sinh, lão, bệnh, tử. Tôn giả là đệ tử của Phật và cũng là tri âm tri kỷ của Phật. Bởi vì Tôn giả và Phật hiểu nhau. Trong bài "Nhân duyên ngộ đạo" có một đoạn Thiền sư Chân Nguyên viết như vầy: Nhất điểm tâm đăng Phật nhãn sinh Tương truyền tứ mục cố phân minh Liên phương tục diệm quang vô tận Phổ phó thiền lâm thọ hữu tình. Một ngọn đèn tâm mắt Phật sinh Truyền nhau bốn mắt thấy phân minh Đèn đèn nối mãi vô tận sáng Trao gởi thiền lâm dạy hữu tình. Bài kệ đủ tình đủ lý đã nói được thật sâu và thật tròn đầy cái giây phút thiêng liêng giữa hai thầy trò. Ngài Đại Ca Diếp đã nhận được trọn vẹn những gì Phật muốn trao. Mà hai thầy trò có nói gì với nhau đâu! Và, đó là bản chất của Thiền. Với con mắt của một kẻ phàm phu tục tử, tôi không dám lạm bàn về sự chứng ngộ của Tổ sư. Nơi đây, tôi chỉ xin được đón nhận và chiêm ngưỡng đôi mắt Tổ sư trước một cành hoa. Nếu là Ngài Vân Môn, Ngài sẽ bảo: "Ca Diếp thấy cành hoa là cành hoa". Thế thôi. Nhưng đôi mắt ấy, cành hoa ấy đối với những ai còn đứng ngoài ngõ, muốn gõ cửa nhà thiền vẫn là một giai thoại như "tiêu nguyệt chỉ" (ngón tay chỉ mặt trăng) thật tuyệt vời. Bởi vì thông qua ánh mắt đó, nụ cười đó, Tổ sư thầm gởi đến những người bạn đồng hành một bức thông điệp với nhiều mật ý. Thấy cành hoa là cành hoa tức là thấy được sự hiện hữu của chính mình và sự hiện hữu của muôn sự muôn vật mà không cần trí quán. Là thấy được thực tại. Là thấy tánh. Vì vậy mà Tổ sư đã mỉm cười. Và, Ngài cũng đã cố gắng hết sức để cho chúng ta cũng mỉm cười khi đối diện với một niềm vui chớm nở hay một nỗi buồn sắp tàn. Là vì Ngài không muốn chúng ta chìm trong đau khổ mà là ung dung trên đau khổ, thoát khổ. Đôi mắt ấy, nụ cười ấy vì thế được tiếp nối mãi. Theo đó, mà đôi mắt của Bồ Đề Đạt Ma dù ở trong tranh nhưng khi nhìn ngắm một cành hoa vẫn sinh động như đôi mắt của Tổ Ca Diếp vào thời Phật còn tại thế. Bởi vì, đối với Thiền sư, khuôn sáo thời gian và không gian có ý nghĩa gì đâu! Đôi mắt nào cũng biết nhìn, cành hoa nào cũng thật xinh. Cho nên, các Ngài thấy hoa là thấy Phật. Đôi mắt của Tổ Bồ Đề Đạt Ma vì thế mang biểu tượng của lòng tự tin, của trí dũng, của tuệ nhân trực giác. Phong cách và tinh thần của Tổ sư, vì thế trở nên thần tượng của những ai muốn có được một sự trầm tĩnh lớn, một an định lớn, một đức vô uý lớn, một sức mạnh tâm linh lớn. Có lẽ đó là duyên do mà các thiền viện đều tôn thờ chân dung Tổ sư. Tôi không phải là một Thiền sư, nhưng tôi cũng hữu duyên để làm một Thiền sinh. Vì vậy, mỗi khi nhìn hoa sen, tuy không đủ diễm phúc thấy hết sự huyền nhiệm của hoa sen hay của chính mình, để cười nụ cười của Ngài Ca Diếp, để nhìn bằng ánh nhìn của Ngài Đạt Ma, nhưng tôi tin tưởng luôn có sự hiện diện của các Ngài bên cạnh tôi, trợ lực tôi. Sự hiện diện đó không chỉ trên những biểu tượng hay những câu chuyện đi vào lịch sử quá vãng mà sự hiện diện đó chính là sự có mặt thường xuyên của mỗi cánh sen, cành sen, cọng sen, rễ sen đang cắm sâu trong bùn sình và sẵn sàng vươn lên một đóa sen hồng tinh khiết để cúng dường cho sự có mặt của mỗi vị Phật đương lai. Trong đó, có tôi và huynh đệ tôi. Sáng nay, tôi nhìn thấy Tổ sư đang ngắm một hoa sen. Đóa sen hé nhụy ngắm cả một bầu trời xanh. Bầu trời xanh trở lại thênh thang trong đôi mắt Tổ sư. Hạnh ChiếuTrướcSauIn TrangTạo bài viết1234567Trang sauTrang cuốiChứng Đạo Ca
06/12/2024(Xem: 32625)- Tuyên Hóa
- ,
- Huyền Giác
Yếu Lược Tinh Hoa Kinh Pháp Bảo Đàn | Thiện Phúc (Sách song ngữ Vietnamese-English)
18/09/2024(Xem: 2760)- Thiện Phúc
Thiền Tông: Từ Tây Thiên Đến Đông Độ Buổi Sơ Thời (từ Thời Đức Phật Đến Thời Lục Tổ Huệ Năng) Quyển 3 - Song ngữ Vietnamese-English
23/07/2024(Xem: 3935)- Thiện Phúc
Thiền Tông: Từ Tây Thiên Đến Đông Độ Buổi Sơ Thời (từ Thời Đức Phật Đến Thời Lục Tổ Huệ Năng) Quyển 2 - Song ngữ Vietnamese-English
21/07/2024(Xem: 4125)- Thiện Phúc
Thiền Tông: Từ Tây Thiên Đến Đông Độ Buổi Sơ Thời (từ Thời Đức Phật Đến Thời Lục Tổ Huệ Năng) Song ngữ Vietnamese-English
19/07/2024(Xem: 4162)- Thiện Phúc
Những Thiền Phái Ngay Sau Thời Lục Tổ Huệ Năng Tập 2 (Song ngữ Vietnamese-English)
01/07/2024(Xem: 3732)- Thiện Phúc
Những Thiền Phái Ngay Sau Thời Lục Tổ Huệ Năng Tập 1 (Song ngữ Vietnamese-English PDF)
27/06/2024(Xem: 3755)- Thiện Phúc
Ngũ Gia Thất Tông Yếu Lược - Quyển 3 (Sách Ebook song ngữ Vietnamese-English PDF
18/05/2024(Xem: 4052)- Thiện Phúc
Ngũ Gia Thất Tông Yếu Lược - Quyển 2 (Sách Ebook song ngữ Vietnamese-English PDF
13/05/2024(Xem: 4172)- Thiện Phúc
Ngũ Gia Thất Tông Yếu Lược - Quyển 1 (Sách Ebook song ngữ Vietnamese-English PDF
07/05/2024(Xem: 4400)- Thiện Phúc
Yếu Lược Về Thiền Tông Lâm Tế & Những Dòng Truyền Thừa Tập 2 (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)
17/04/2024(Xem: 3783)- Thiện Phúc
Yếu Lược Về Thiền Tông Lâm Tế & Những Dòng Truyền Thừa Tập 1 (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)
15/04/2024(Xem: 4100)- Thiện Phúc
Sơ Lược Về Thiền Tông Tào Động & Những Dòng Truyền Thừa (Song ngữ Vietnamese-English PDF)
11/04/2024(Xem: 4797)- Thiện Phúc
Thiền Tông Cửa Không
21/03/2024(Xem: 5120)- Nguyên Giác
Biểu đồ truyền thừa các tông phái Phật giáo từ Ấn Độ đến Việt Nam
26/02/2024(Xem: 57102)Sơ Lược Về Pháp Môn Thiền Đốn Ngộ | Summaries Of Zen Of Sudden Teachings (Song ngữ)
08/02/2024(Xem: 3715)- Thiện Phúc
Sơ Lược Về Thiền Đại Thừa Và Tối Thượng Thừa Tập 2 (Song ngữ Vietnamese-English PDF)
29/01/2024(Xem: 5730)- Thiện Phúc
Sơ Lược Về Thiền Đại Thừa Và Tối Thượng Thừa Tập 1 (Song ngữ Vietnamese-English PDF)
28/01/2024(Xem: 5463)- Thiện Phúc
Lục Tổ Huệ Năng Thiền Pháp Yếu Lược (Song ngữ Vietnamese-English PDF)
08/01/2024(Xem: 7788)- Thiện Phúc
Bồ Đề Đạt Ma Thiền Pháp Yếu Lược (Song ngữ Vietnamese-English)
02/01/2024(Xem: 5608)- Thiện Phúc
Gương Thiền (Tthiền Gia Quy Giám) Sách Ebook PDF
16/07/2023(Xem: 6361)- Thị Giới
- ,
- Tây Sơn Đại Sư
Tang Poetry: What Is Zen Poetry? Đường Thi: Thế Nào Là Thơ Thiền
04/07/2023(Xem: 2440)- Vũ Thế Ngọc
- ,
- Nguyên Giác
Thung Dung Am Lục
23/06/2023(Xem: 2221)- Phan Nhật Tân
Thiền Tông – Tổ Sư Thiền - Tối Thượng Thừa Thiền
01/02/2023(Xem: 10348)- Lê Sỹ Minh Tùng
Nam Tuyền Trảm Mèo Qua Cái Nhìn Nhân Duyên
21/01/2023(Xem: 82678)- Chân Hiền Tâm
Những chỉ thị thực tiễn đối với tu tập công án
07/10/2022(Xem: 3433)- Daisetz Teitaro Suzuki
- ,
- Thích Tuệ Sỹ
Thiền Tông Quyết Nghi
17/08/2022(Xem: 4451)- Thích Đạt Ma Khế Định
Hà Trạch Thần Hội Ngữ Lục
06/07/2022(Xem: 4854)- Như Hạnh
Gương Thiền (Thiền Gia Quy Giám)
28/05/2022(Xem: 11719)- Tây Sơn Đại Sư
- ,
- Thị Giới
Thế Giới Nhất Hoa
27/05/2022(Xem: 28095)- Thích Giác Nguyên
- ,
- Sùng Sơn
Thiền Sư Bạch Ẩn Huệ Hạc (audio)
31/10/2021(Xem: 10241)- Nguyên Giác
Phương Pháp Tự Ngộ Của Thiền Tông
23/10/2021(Xem: 9264)- Thích Duy Lực
Tham Thiền Cùng Niệm Phật
22/10/2021(Xem: 43679)- Hư Vân Hòa Thượng
- ,
- Thích Hằng Đạt
Triệu Luận
10/02/2021(Xem: 8792)- Walter Liebenthal
- ,
- Thích Nhuận Châu
Nghiên Cứu Về Mỗi Quan Hệ Giữa Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi Và Tam Tổ Tăng Xán
24/12/2020(Xem: 6938)- Thích Huệ Lương
The Way of Zen in Vietnam - Thiền Tông Việt Nam (sách song ngữ)
09/06/2020(Xem: 17055)- Nguyên Giác
Khuyên Người Tu Pháp Tổ Sư Thiền.
09/06/2020(Xem: 7265)Bạch Ẩn Huệ Hạc - Cuộc Đời
20/04/2020(Xem: 42881)- Thích Nữ Thuần Bạch
Ngữ Lục Bạch Ẩn Huệ Hạc
20/04/2020(Xem: 8472)- Thích Nữ Thuần Bạch
- ,
- Thích Nữ Hạnh Huệ
Bình thường tâm thị đạo (song ngữ Việt-Anh)
15/04/2020(Xem: 7688)- Thích Nữ Thuần Bạch
Thiền tông như bè pháp qua sông
10/09/2019(Xem: 16908)- Nguyên Giác
Công Án Không (song ngữ Vietnamese-English)
22/08/2019(Xem: 10839)- Thích Nữ Thuần Bạch
Quốc Sư Hưng Thiền Đại Đăng
17/08/2019(Xem: 11645)- Kenneth Kraft
- ,
- Thích Nữ Thuần Bạch
Vô Niệm English-Vietnamese
12/08/2019(Xem: 10388)- DT. Suzuki
- ,
- Thích Nữ Thuần Bạch
Bài Thuyết Pháp Của Tổ Bồ Đề Đạt Ma Cho Lương Võ Đế (Vietnamese and English)
30/07/2019(Xem: 19518)- Phạm Công Thiện
- ,
- Thánh Tri
Vô môn quan
02/07/2019(Xem: 10906)- Thích Nữ Huệ Trân
Không Cửa Để Vào, Không Lời Để Nói
02/07/2019(Xem: 16362)- Nguyên Giác
Công Án Toán
16/06/2019(Xem: 7653)- Tâm Huy
- ,
- Pat Higgiston
Nhân Đọc Bách Trượng Thanh Quy
30/05/2019(Xem: 10693)- Thích Trung Hữu
Thiền Lâm Bảo Thoại - Precious Dialogues In Zen Forests (song ngữ)
22/05/2019(Xem: 19192)- Thiện Phúc
Lời Đức Phật
(Xem: 168182)Lời Đức Phật..
(Xem: 69129)Đức Đạt Lai Lạt Ma
(Xem: 118911)Thư Pháp
(Xem: 74003)Ngày Lễ Phật Giáo
(Xem: 158810)TIN TỨCHội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025
- THÍCH THIỆN NHƠN
- ,
- Thích Nhật Từ
Uống Nước Nhớ Nguồn
- Hoa Lan Thiện Giới
Trung Tâm Giáo Dục Phật Giáo Quốc Tế Của Myanmar Sẽ Tham Gia Dự Án Vườn Phật Giáo Lớn Nhất Châu Âu Xây Tại Tây Ban Nha
- Nguyên Giác
- Thiền Đại Thừa
- Thiền Nguyên Thủy
- Thiền Tổ Sư
- Thiền và Thở
- Ngữ lục
Từ khóa » Cuộc đời Tổ Bồ đề đạt Ma
-
Bồ-đề-đạt-ma – Wikipedia Tiếng Việt
-
Những điều Kỳ đặc Về Tổ Sư Thiền Tông Bồ Đề Đạt Ma
-
Đôi Mắt Của Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma - .vn
-
Giải Mã Bí ẩn Quanh Cuộc đời Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma - Báo Kiến Thức
-
Tiểu Sử Cuộc Đời Tổ Sư BỒ ĐỀ ĐẠT MA – Người Khai Sin - YouTube
-
Sự Tích Đạt Ma Tổ Sư Hay Bồ Đề Đạt Ma - YouTube
-
Sự Thật Về Bồ Đề Đạt Ma đại Sư Sáng Lập Võ Phái Thiếu Lâm
-
Tổ Bồ Đề Đạt Ma - Thiền Phật Giáo
-
Tiểu Sử Và Hành Trạng Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma - Thiền Viện Sùng Phúc
-
Truyền Thuyết Về Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ - GocPhongThuy.Net
-
Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma – Biểu Tượng Của Quyền Thiền Hợp Nhất
-
Tản Văn Phật Giáo »» Tổ Bồ-đề Đạt-ma Qua Nghệ Thuật Gỗ Lũa
-
Đạt Ma Sư Tổ Là Ai ? | Gỗ Đỉnh
-
Cuộc đời Và Ngộ đạo Của Tổ BỒ ĐỀ ĐẠT MA (bodhidharma)