Bộ đề Đọc Hiểu Bài Ca Ngắn Đi Trên Bãi Cát Hay Nhất - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Bài ca ngắn Đi trên bãi cát hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các Bộ đề Đọc hiểu Bài ca ngắn Đi trên bãi cát đầy đủ nhất.
Mục lục nội dung Đọc hiểu Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Đề số 1 Đọc hiểu Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Đề số 2Đọc hiểu Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Đề số 1
Đọc các câu thơ sau:
Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?
Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,
Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.
Anh đứng làm chi trên bãi cát?
(“Bài ca ngắn đi trên bãi cát”, Cao Bá Quát)
Câu 1 Các yếu tố nghệ thuật được dùng và tác dụng của chúng trong đoạn thơ trên?Câu 2 Anh/chị hiểu câu thơ “Anh đứng làm chi trên bãi cát?” thế nào? Tư tưởng sâu sắc, mới mẻ của tác giả qua câu thơ ấy?
Lời giải
Câu 1Các yếu tố nghệ thuật được dùng:
+ Từ xưng hô: ta, anh
+ Sử dụng câu hỏi, câu cảm
+ Hình ảnh biểu tượng: “đường cùng”
+ Hình ảnh thiên nhiên: bãi cát dài, núi muôn trùng, sóng dào dạt
Tác dụng: Thể hiện thái độ trăn trở, bức xúc, nỗi băn khoăn, bế tắc và tuyệt vọng của tác giả trên con đường công danh sự nghiệp.Câu 2 Ông trăn trở, bức xúc về sự tồn tại và hành động của mình: đứng làm chi trên bãi cát?
Ông như đối thoại với mình và cảm thấy sẽ là vô nghĩa nếu vẫn tiếp tục đi trên con đường ấy: Anh đứng làm chi trên bãi cát?
Không thể tiếp tục như thế. Không thể đi trên bãi cát mãi như vậy mà cần tìm một con đường khác, lối đi khác.
Câu thơ thể hiện khát khao thay đổi cuộc sống đương thời, khát khao một sự đổi mới của nhà thơ.
Đọc hiểu Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Đề số 2
Đọc bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát và trả lời câu hỏi sau:
Câu 1
Nêu ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố tả thực hình ảnh người đi trên bãi cát trong bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”.
Câu 2
Trong bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”, tâm trạng của lữ khách khi đi trên bãi cát là gì?
Câu 3
Giá trị nội dung và nghệ thuật trong “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát.
Lời giải
Câu 1
• Những yếu tố tả thực:
- Hình ảnh bãi cát được nhắc đi nhắc lại (điệp ngữ), gợi lên một không gian khó khăn, nhọc nhằn. Trên bãi cát ấy là con đường rộng lớn nhưng mờ mịt, không xác định được phương hướng. Đó không phải là con đường thực mà là con đường theo nghĩa tượng trưng. Trên con đường ấy là hình ảnh nhà thơ với giấc mộng danh lợi thôi thúc bước đi.
- Mờ mịt, núi muôn lớp, sóng muôn đợt, một sa mạc cát mênh mông vô tận, bãi cát lại bãi cát, một người đi đến mặt trời lặn vẫn chưa thôi, vừa đi vừa lệ tuôn đầy.
- Từ con đường thực nhiều lần đi qua để về kinh ứng thí, Cao Bá Quát đã sáng tạo thành một con đường đến danh lợi với nhiều khó khăn trong bài thơ. Con đường thực đi trên cát đã thành con đường theo danh lợi trong bài ca. Qua đó cũng thể hiện được nỗi niềm day dứt, đau xót của tác giả đi trên con đường tìm lý tưởng nhưng xã hội bù nhìn không cho ông lối thoát.
Câu 2
• Tâm trạng của lữ khách: chán nản ( 6 câu đầu), bế tắc ( 4 câu cuối).
• Sự vô nghĩa của chế độ khoa cử làm ông muốn thoát ra khỏi chúng.
• Câu hỏi ở câu thơ cuối: là lời nhắc nhở , thúc giục tìm kiếm lối thoát, tìm kiếm một đường đi mới, thoát khỏi bãi cát dài càng đi càng lún. => Tư tưởng rộng lớn, sâu sắc.
Câu 3
Giá trị nội dung:
• Sự chán ghét của Cao Bá Quát đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường của hầu hết những con người trong xã hội đương thời. Gần như ai cũng bị ràng buộc bởi vòng luẩn quẩn của danh lợi, của tiền tài, kể cả chính ông cũng buộc lòng phải theo đuổi.
• Niềm khao khát đến mãnh liệt được đổi mới cuộc sống, được phá tung những rào cản, lễ giáo phong kiến trong hoàn cảnh xã hội nhà Nguyễn bảo thủ, trì trệ. Qua đó, ta cũng thấy được khí phách hiên ngang của Cao Bá Quát - một con người có ý chí, có khát khao và hoài bão lớn.
Giá trị nghệ thuật:
• Tác giả sử dụng thể hành (thể thơ cổ), có tính chất tự do, phóng khoáng, không bị gò bó về số câu, độ dài của câu, niêm luật, bằng trắc, vần điệu.
• Hình ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa: Bãi cát dài, người say - tỉnh,...
• Sử dụng bút pháp đối lập nhuần nhuyễn, sáng tạo trong việc dùng điển tích, điển cố
Từ khóa » Hình ảnh Bãi Cát Dài Và Con đường Cùng Trong Bài Thơ được Miêu Tả Như Thế Nào
-
Hình ảnh Bãi Cát được Miêu Tả Như Thế Nào Qua 4 Câu Thơ đầu? Hình ...
-
Hình ảnh Người đi Trên Bãi Cát được Tác Giả Miêu Tả Như Thế Nào?
-
Hình ảnh Bãi Cát được Miêu Tả Trong Bài Thơ Có đặc điểm Gì
-
Phân Tích Hình ảnh Bãi Cát Và Người đi Trên Bãi Cát Hay Nhất (3 Mẫu)
-
TOP 9 Bài Phân Tích Bài Ca Ngắn đi Trên Bãi Cát Siêu Hay
-
Hình ảnh Bãi Cát được Tác Giả Miêu Tả Như Thế Nào
-
Bài Ca Ngắm đi Trên Bãi Cát - Bài Tập Ngữ Văn Lớp 11 Nâng Cao
-
Phân Tích Hình ảnh Bãi Cát Và Người đi Trên Bãi Cát Trong Bài Ca Ngắn ...
-
BÀI CA ĐI TRÊN BÃI CÁT - Tài Liệu Text - 123doc
-
Phân Tích Hình ảnh Bãi Cát Và Người đi Trên Bãi Cát Trong Bài Ca Ngắn ...
-
Bài Văn Mẫu Phân Tích Hình ảnh Bãi Cát Và Người đi Trên Bãi Cát để Thấ
-
Bài Văn Phân Tích Hình ảnh Bãi Cát Và Người đi Trên Bãi Cát Trong Bài
-
Trong Bài Thơ Bài Ca Ngắn đi Trên Bãi Cát Hình ảnh Bãi Cát Dài Mang ý ...
-
Phân Tích Bài Thơ Bài Ca Ngắn đi Trên Bãi Cát