Bộ đề Đọc Hiểu Bàn Tay Yêu Thương Hay Nhất - Top Lời Giải

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Bàn tay yêu thương: Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Câu văn: Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo, có bao nhiêu từ láy? 

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

BÀN TAY YÊU THƯƠNG

Trong một tiết dạy vẽ, có giáo viên bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm cho em thích nhất trong đời.

Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay.

Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán

- "Đó là bàn tay của bác nông dân".

Một em khác cự lại:

-  "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật....".

Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu:

- "Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!".

Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.

(Mai Hương, Vĩnh Thắng – Quà tặng cuộc sống)

Mục lục nội dung Đọc hiểu Bàn tay yêu thương (trắc nghiệm) - Đề số 1Đọc hiểu Bàn tay yêu thương (trắc nghiệm) - Đề số 2Đọc hiểu Bàn tay yêu thương - Đề số 3Đọc hiểu Bàn tay yêu thương - Đề số 4Đọc hiểu Bàn tay yêu thương - Đề số 5

Đọc hiểu Bàn tay yêu thương (trắc nghiệm) - Đề số 1

Câu 1. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? 

A. Tự sự 

B. Miêu tả 

C. Biểu cảm 

D. Nghị luận 

Câu 2. Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? 

A. Thứ nhất 

B. Thứ ba 

C. Thứ hai 

D. Cả A và B 

Câu 3. Câu văn: Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo, có bao nhiêu từ láy? 

A. Một từ 

B. Hai từ 

C. Ba từ 

D. Bốn từ 

Câu 4. Trong câu "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh" có mấy cụm danh từ? 

A. Một cụm 

B. Hai cụm 

C. Ba cụm 

D. Bốn cụm 

Câu 5. Trạng ngữ trong câu Trong một tiết dạy vẽ, có giáo viên bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm cho em thích nhất trong đời có chức năng gì? 

A. Chỉ thời gian 

B. Chỉ mục đích 

C. Chỉ nguyên nhân 

D. Liên kết với câu trước 

Câu 6. Thông điệp mà tác giả gửi gắm đến bạn đọc là gì? 

A. Tình yêu thương, sự đồng cảm, giúp đỡ trong cuộc sống bắt nguồn từ những điều rất đỗi bình thường nhưng có ý nghĩa vô cùng to lớn. 

B. Tình yêu thương khi xuất phát từ tấm lòng chân thành, không toan tính sẽ giúp mọi người xích lại gần nhau hơn. 

C. Tình yêu thương mang lại nghị lực sống, giúp họ vươn lên, vượt qua những bất hạnh trong cuộc đời. 

D. Các đáp án trên đều đúng. 

Câu 7. Trong câu: Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh." dấu ngoặc kép dùng để làm gì? 

A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. 

B. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật 

C. Đánh dấu từ ngữ dùng với ý nghĩa đặc biệt. 

D. Dấu ngoặc kép dùng phía cuối câu hỏi. 

Câu 8. Trong câu: "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật...." Từ tay là: 

A. Từ đồng âm 

B. Từ đa nghĩa 

C.Từ đơn nghĩa 

D.Từ trái nghĩa 

Câu 9. Tại sao cô giáo lại ngạc nhiên khi Douglas vẽ một bàn tay? 

Câu 10. Nếu em gặp một bạn như Douglas em sẽ nói gì với bạn ấy?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án A B A D A A B C

Câu 9.

Cô giáo ngạc nhiên khi Douglas vẽ một bàn tay vì: Bức tranh của cô khác biệt hơn so với những bạn trong lớp. Các bạn thì nghĩ đến những món ngon, đồ chơi yêu thích,...Còn Douglas, cô có một tâm hồn tươi sáng và rộng mở hơn. Cô biết trân trọng, yêu quý những điều tuy rất đơn giản nhưng đằng sau đó là một ý nghĩa sâu sắc, bao la mà không phải ai cũng hiểu được. Cô giáo cũng ngạc nhiên vì không nghĩ rằng Douglas lại có tư duy sáng tạo đến vậy. 

Câu 10.

Nếu em gặp một bạn như Douglas, em sẽ tới vui chơi, giúp đỡ, động viên bạn. Nói với bạn rằng: "Cậu hãy mạnh mẽ lên nhé, hãy luôn giữ trong bản thân niềm tin về ngay mai tươi sáng để vượt qua những khó khăn phía trước. Những sự cố gắng của bạn chắc chắn sẽ được bù đắp xứng đáng. Tớ chúc cậu đạt được nhiều thành công cũng như những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống".

Đọc hiểu Bàn tay yêu thương (trắc nghiệm) - Đề số 2

Câu 1. Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy? Người kể là ai?

A. Ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật cô giáo.

B. Ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật Douglas

C. Ngôi kể thứ ba, người kể là tác giả.

D. Ngôi kể thứ ba, người kể giấu mặt.

Câu 2. Nhân vật cô giáo không được khắc họa qua phương diện nào?

A. Suy nghĩ  B. Tâm trạng  C. Tài năng    D. Hành động

Câu 3. Câu nào sau đây sử dụng trạng ngữ?

A. Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này.

B. Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì làm cho em thích nhất trong đời.

C. Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả.

D. Đó là bàn tay bác nông dân.

Câu 4. Câu văn “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!” là lời của ai?

A. Lời của người kể chuyện.

B. Lời của nhân vật cô giáo.

C. Lời của nhân vật Douglas

D. Lời của tác giả.

Câu 5. Trong câu chuyện, đôi bàn tay của cô giáo là hình ảnh biểu tượng cho điều gì? 

A. Biểu tượng của sự cần mẫn. 

B. Biểu tượng của sự chở che. 

C. Biểu tượng của tình yêu thương. 

D. Biểu tượng của sự khéo léo. 

Câu 6. Qua câu chuyện, em thấy cô giáo là người như thế nào? 

A. Rất nghiêm khắc với học sinh. 

B. Rất yêu thương, quan tâm đến học sinh.

C. Rất trẻ trung và năng động. 

D. Rất xinh đẹp, cuốn hút. 

Câu 7. Trước bức tranh của Douglas, cô giáo và các bạn có cảm xúc, thái độ như thế nào? 

Câu 8. Vì sao đối với Douglas, bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa?

Câu 9. Qua câu chuyện, em rút ra được những bài học gì? 

Câu 10. Trong cuộc sống, nếu gặp một người bạn có hoàn cảnh như Douglas em sẽ có thái độ và cách ứng xử như thế nào với bạn? 

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án D C B C C B

Câu 7. Trước bức tranh của Douglas, cô giáo ngạc nhiên còn các bạn thì bị cuốn hút.

Câu 8. Với Douglas, bàn tay cô giáo mang ý nghĩa sâu xa vì:

- Douglas là một cô bé khuyết tật, hoàn cảnh éo le được bàn tay cô giáo dắt mỗi khi ra chơi.

- Bàn tay cô dắt Douglas giúp em hiểu được sự quan tâm và tình yêu thương mà cô dành cho em. 

Câu 9. Học sinh rút ra được những bài học cho bản thân. Ví dụ:

- Phải biết yêu thương, quan tâm, sẻ chia với những người xung quanh, đặc biệt là những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh éo le.

- Khi ta trao yêu thương một cách trong sáng, chân thành ta cũng sẽ nhận lại được yêu thương.

- Hãy thể hiện tình yêu thương bằng những hành động nhỏ bé mà ý nghĩa.

Đọc hiểu Bàn tay yêu thương - Đề số 3

Câu 1: Trong câu chuyện trên, cô giáo đã yêu cầu học sinh vẽ theo chủ đề nào? 

Cô giáo đã yêu cầu học sinh vẽ theo chủ đề: vẽ điều gì làm em thích nhất trong đời

Câu 2: Tại sao cô giáo lại ngạc nhiên khi Douglas vẽ một bàn tay? 

Bởi vì cô nghĩ: chắc học sinh sẽ vẽ những món quà những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh .Thế nhưng bức tranh của bạn Douglas lại vẽ 1 bàn tay

Câu 3: Douglas vẽ bàn tay ai? Điều đó có ý nghĩa gì? 

- Douglas vẽ bàn tay cô giáo

- Điều đó cho thấy bàn tay cô giáo chính là biểu tượng mà em thích nhất

Câu 4: (1.0 điểm) Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất từ câu chuyện trên.

- Bài học: tình yêu thương có thể sưởi ấm trái tim con người

"Hãy sống một cuộc sống chan hòa,yêu thương thầy cô và bạn bè

Đọc hiểu Bàn tay yêu thương - Đề số 4

Câu 1. Giải nghĩa từ “ biểu tượng” . Đặt một câu có sử dụng từ này ở bộ phận vị ngữ.

- Giải nghĩa: Biểu tượng là hình ảnh sáng tạo nghệ thuật có một ý nghĩa tượng trưng trừu tượng.

- Đặt câu đúng yêu cầu: ví dụ “ Chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình”

Câu 2. Trong câu chuyện trên, nhân vật Đắc-gờ-lớt được miêu tả như thế nào ? Bức tranh Đắc-gờ-lớt được miêu tả như thế nào ? Bức tranh Đắc-gờ-lớt vẽ có gì khác lạ so với tranh của các bạn?

- Nhân vật Đắc-gờ-lớt được miêu tả qua các chi tiết: là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghẽo.

- Các bạn em có thể vẽ ngững gói quà, li kem, những món đồ chơi mà các bạn yêu thích, còn bức trah em vẽ là một bàn tay. Đó là bức tranh rất khác lạ, gây tò mò cho cả lớp

Câu 3. Vì sao bức trah ấy được coi là “ một biểu tượng của tình yêu thương”?

Bức tranh được coi là một biểu tượng của tình yêu thương vì:

- Bức tranh vẽ điều mà Đắc-gờ-lớt yêu thích nhất: bàn tay cô giáo

- Bức tranh bày tỏ lòng biết ơn, tình yêu thương của Đắc-gờ-lớt tới cô giáo

- Bức tranh thể hiện tình cảm dìu dắt yêu thương cô giáo dành cho học sinh của mình

Câu 4. “ Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Đắc-gờ-lớt bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương”. Còn em, từ câu chuyện trên em hiểu ra điều gì ? Em thấy mình cần phải làm gì khi gặp những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh bất hạnh trong cuộc sống?

- HS tự do thể hiện điều ú nghĩa mà mình cảm nhận được từ câu chuyện 

- Việc cần làm với những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh khó khăn là không kì thị, xa lánh; cần đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ họ từ những việc nhỏ nhất…

Đọc hiểu Bàn tay yêu thương - Đề số 5

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản

Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học

Cách giải:

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Câu 2: Xác định và gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng trong câu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”

Phương pháp: căn cứ bài Thành phần biệt lập

Cách giải:

- Thành phần biệt lập: Thưa cô (thành phần gọi đáp)

Câu 3: Thông điệp của văn bản trên là gì?

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

- Thông điệp: Tình yêu thương, sự đồng cảm, giúp đỡ trong cuộc sống bắt nguồn từ những điều rất đỗi bình thường nhưng có ý nghĩa vô cùng to lớn. Tình yêu thương khi xuất phát từ tấm lòng chân thành, không toan tính sẽ giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, mang lại nghị lực sống, giúp họ vươn lên, vượt qua những bất hạnh trong cuộc đời.

Câu 4: Nếu được cô giáo yêu cầu vẽ một điều mà em thích nhất thì em sẽ vẽ gì? Vì sao? (viết 5 – 7 dòng)

- Các em lựa chọn điều mình thích vẽ nhất và lí giải sao cho hợp lí.

---------------------------------- 

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Bàn tay yêu thương. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.

Từ khóa » đôi Bàn Tay Yêu Thương