Bộ đề Đọc Hiểu Đoạn Trích Hiểu Về Trái Tim Minh Niệm - Top Lời Giải

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Đoạn trích hiểu về trái tim minh niệm hay nhất thi THPT Quốc gia. Trả lời các câu hỏi Đọc hiểu trong tác phẩm Đoạn trích hiểu về trái tim minh niệm chi tiết nhất.

Mục lục nội dung Đề Đọc hiểu Đoạn trích hiểu về trái tim minh niệm số 1

Đề Đọc hiểu Đoạn trích hiểu về trái tim minh niệm số 1

Bộ đề Đọc hiểu Đoạn trích hiểu về trái tim minh niệm hay nhất thi THPT Quốc gia

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

            Cuộc sống luôn có nhiều áp lực nên không phải lúc nào ta cũng có đủ vững chãi  để làm chủ hết bản thân, nhất là khi có những biến động bất ngờ. Trong những lúc tâm tư rối bời hoảng loạn hay chán chường lạc lõng, ta luôn ước ao có một người thân bên cạnh để được chia sẻ. Dù người ấy chẳng giúp ta giải quyết được vấn đề, thậm chí chẳng khuyên được một điều gì bổ ích, nhưng chỉ cần thái độ lắng nghe hết lòng cũng đủ khiến ta vơi đi rất nhiều phiền muộn rồi.Cho nên, được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người.Thế nhưng, điều nghịch lý là ai cũng muốn người khác lắng nghe mình, còn mình lại không chịu lắng nghe ai cả.

(….) Nếu ta thực sự muốn giúp người kia vơi đi những nỗi khổ niềm đau đang đè nặng trong lòng, thì việc trước tiên là ta phải biết lắng nghe họ. Cũng như vị thầy thuốc trước khi chẩn mạch kê toa thì phải luôn quan sát thần sắc của bệnh nhân. Sau đó, lắng nghe thật kĩ càng những báo cáo hay những lời than thở về bệnh trạng.Khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ. Dù ta không phải nhà tâm lý trị liệu, nhưng với lòng chân thành và thái độ lắng nghe đúng đắn, chắc chắn ta sẽ giúp được người kia ít nhiều. Vì vậy mỗi khi chúng ta chuẩn bị lắng nghe, ta phải hỏi kỹ lại mình đã thật sự vào vai của một người cứu giúp chưa?

(Theo Minh Niệm, Hiểu về trái tim, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr.160-162)

Câu1. Đoạn văn bản trên sử dụng thao tác lập luận nào?

Câu 2. Theo tác giả, khi chúng ta lắng nghe cần có thái độ như thế nào?

Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: « khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ,»?

Câu 4. Theo anh/chị, chúng ta cần lưu ý điều gì khi lắng nghe ai đó?

Câu 5. Anh/chị hãy viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ về vấn đề đặt ra: Được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người.

Lời giải: 

Câu 1: Thao tác lập luận: Bình luận.

Câu 2: Theo tác giả, chúng ta “ cần thái độ lắng nghe hết lòng”.

Câu 3: Tác giả cho rằng: « khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ» vì khi được lắng nghe, người đang khổ sẽ cảm thấy được đồng điệu, được cảm thông, được san sẻ. Lúc ấy tâm trạng của họ sẽ khá hơn, do đó tác giả cho rằng người lắng nghe đóng vai trò là người thầy thuốc.

Câu 4:

- Ngừng trò chuyện, hãy lắng nghe, đừng làm phiền, đừng cắt ngang câu chuyện của họ.- Cổ vũ người nói để họ được tự nhiên, thoải mái bày tỏ nổi niềm.- Hãy lắng nghe một cách chân thành và cảm thông với điều người khác chia sẻ.

Câu 5:

 Bạn đã bao giờ gặp phải tình huống đang buồn, đang rất đau khổ mà không nói ra được với ai chưa nào. Chắc chắn ai cũng đã từng ở trong tình huống này, vậy nên người ta thường nói lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người. Nghe và lắng nghe là khác nhau rất nhiều đó. Bạn hãy nên tìm một người lắng nghe mình, lắng nghe một cách chân thành nhất. Khi mình có thể giải tỏa được muộn phiền trong lòng ra ngoài, có một người chịu vì mình mà lắng nghe điều đó cũng như ta đang chữa bệnh cho một người - đó là bệnh tâm lý. Nếu không giải tỏa ra có thể họ sẽ làm những điều mà chúng ta không thể nào tưởng tượng được. Được lắng nghe là bạn đã được chia sẻ, được thấu hiểu và cảm thông. Được lắng nghe là chìa khóa để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, mở cửa hạnh phúc gia đình và thành công trong cuộc sống .Hãy lắng nghe và thấu hiểu chính mình thì ta mới lắng nghe và thấu hiểu người khác. Hãy lắng nghe chân thành, tập trung và có chọn lọc.

Từ khóa » đọc Hiểu Trích Hiểu Về Trái Tim