Bộ đề Đọc Hiểu Thơ Tình Người Lính Biển Hay Nhất - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Thơ tình người lính biển hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Thơ tình người lính biển đầy đủ nhất.
Mục lục nội dung Đọc hiểu Thơ tình người lính biển - Đề số 1Đọc hiểu Thơ tình người lính biển - Đề số 2Đọc hiểu Thơ tình người lính biển - Đề số 3Đọc hiểu Thơ tình người lính biển - Đề số 4Đọc hiểu Thơ tình người lính biển - Đề số 5Đọc hiểu Thơ tình người lính biển - Đề số 6Đọc hiểu Thơ tình người lính biển - Đề số 1
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
“....Anh ra khơi
Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng
Phút chia tay anh dạo trên bến cảng
Biển một bên và em một bên .....
Biển ồn ào em lại dịu êm
Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ
Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía
Biển một bên và em một bên ...
Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn
Tàu anh buông neo giữa chùm sao xa lắc
Thăm thẳm nước trời nhưng anh không cô độc
Biển một bên và em một bên...
Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên
Bão táp chưa ngưng trong những vành tang trắng
Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng
Biển một bên và em một bên...”
(Trích Thơ tình người lính biển - Trần Đăng Khoa, 1982)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản trên
Câu 3: Xác định và phân tích 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau?
“Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía
Biển một bên và em một bên ....”
Câu 4: Nêu nội dung chính của văn bản
Lời giải
Câu 1:
* Phương pháp: Đọc, xác định phương thức biểu đạt
* Cách giải:
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
Câu 2:
* Phương pháp: Đọc, xác định phong cách ngôn ngữ
* Cách giải:
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Câu 3:
* Phương pháp: Xác định, phân tích
* Cách giải:
- Biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, điệp từ
- Câu thơ “Biển một bên và em một bên”, “biển một bên” là hình ảnh ẩn dủ cho tình yêu quê hương đất nước, nhấn mạnh tình yêu quê hương đất nước và tình yêu đôi lứa hòa quyện.
Câu 4:
* Phương pháp: Phân tích
* Cách giải:
- Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ kể về phút chia tay của nhân vật anh, của tác giả với nhân vật em để lên đường làm nhiệm vụ của người lính biển. Phút giây đó có sự hòa quyện tình yêu đôi lứa với tình yêu quê hương; đồng thời, nhắn nhủ anh không cô độc vì được sống trong tình em và tình biển, tình quê hương.
- Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải có sức thuyết phục.
Đọc hiểu Thơ tình người lính biển - Đề số 2
Câu 1. Câu thơ “Biển ồn ào, em lại dịu êm” sử dụng biện pháp tu từ gì?
Câu 2. Hình ảnh “những vành tang trắng” trong câu thơ “Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng” có ý nghĩa biểu tượng như thế nào?
Câu 3. Câu thơ “Biển một bên và em một bên” được lặp lại trong cả 5 khổ thơ, điều đó có ý nghĩa gì?
Câu 4. Hình ảnh của người lính biển trong khổ thơ thứ 4.
Lời giải
Câu 1.
Câu thơ “Biển ồn ào, em lại dịu êm” sử dụng biện pháp tu từ: Đối lập
Câu 2.
Hình ảnh “những vành tang trắng” trong câu thơ “Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng” có ý nghĩa:
Nghĩa thực: vành khăn tang của những người dân có người chết vì thiên tai, bão tố.Nghĩa biểu tượng: những nỗi đau mà đất nước đã từng trải qua không chỉ là nỗi đau thiên tai bão lũ mà còn là những mất mát của chiến tranh.
Câu 3.
Câu thơ “Biển một bên và em một bên” được lặp lại trong cả 5 khổ thơ, điều đó có ý nghĩa: Khẳng định trong tâm hồn người lính biển, tình yêu lứa đôi luôn hòa quyện với tình yêu biển trời tổ quốc.
Câu 4.
Người lính vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, hi sinh, cầm chắc tay súng nơi đảo xa để bảo vệ tổ quốc.
Đọc hiểu Thơ tình người lính biển - Đề số 3
Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi sau:
Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên
Bão thổi chưa ngưng trong những vành tang trắng
Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng
Biển một bên và em một bênVòm trời kia có thể sẽ không em
Không biển nữa. Chỉ mình anh với cỏ
Cho dù thế thì anh vẫn nhớ
Biển một bên và em một bên…
(Trích “Thơ tình người lính biển” – Trần Đăng Khoa)
Câu 1. Nêu nội dung chính của đoạn thơ. Hình ảnh nhân vật anh trong câu thơ “Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng” hiện lên như thế nào?
Câu 2. Câu thơ “Biển một bên và em một bên” trong đoạn thơ được viết với biện pháp nghệ thuật nào? Nêu ý nghĩa tác dụng của việc sử dụng nghệ thuật ấy.
Câu 3. Theo anh, chị “Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên” vì những nguyên nhân nào? Suy nghĩ gì về hình ảnh người lính đang canh giữ biển đảo quê hương?
Lời giải
Câu 1.
– Nêu nội dung chính của đoạn thơ: người lính biển vượt mọi gian lao, quyết tâm bảo vệ từng vùng đất thiêng liêng của Tổ Quốc, là tình yêu quê hương, đất nước thiết tha.
– Hình ảnh nhân vật anh trong câu thơ “Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng” hiện lên: Nhỏ bé giữa thiên nhiên rộng lớn, vắng vẻ nhưng vẫn hiên ngang và tư thế hào hùng.
Câu 2.
Câu thơ “Biển một bên và em một bên” được viết với biện pháp nghệ thuật: Lặp câu và ẩn dụ “biển một bên”- tình yêu đất nước, quê hương.Tác dụng: nhấn mạnh tình yêu đất nước và tình yêu đôi lứa hòa quyện
Câu 3.
Theo anh, chị “Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên” vì những nguyên nhân:
– vì chiến tranh, vì kẻ thù luôn gây chiến; Vì thiên tai bão lụt khắc nghiệt; Vì những khó khăn thử thách.
Suy nghĩ về hình ảnh người lính đang canh giữ biển đảo quê hương:
– Họ đang ngày đêm làm nhiệm vụ thiêng liêng cho Tổ Quốc.
– Họ hi sinh thầm lặng để canh giữ biển trời Tổ Quốc.
– Họ đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách để giữ vững chủ quyền.
– Họ là những người lính kiên cường đối mặt với quân thù và bão tố. Họ có tình yêu lý tưởng và tình yêu đất nước, yêu Tổ Quốc thiết tha.
– Chúng ta cảm thông, chia sẻ, cảm phục, trân trọng, biết ơn những người lính biển
* Đọc các đoạn văn sau đây và thực hiện các yêu cầu từ 4 đến 7:
(1) “Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa. Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!…”
(Trích Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành)
(2)”Câu hò nổi lên giữa ban ngày, bắt đầu cất lên như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang, rồi kéo dài, từng tiếng một vỡ ra, nhắn nhủ, thiết tha, cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ dội”.
(Trích Những đứa con trong gia đình- Nguyễn Thi)
Câu 4. Xác định nội dung của từng đoạn văn bản?
Câu 5. Nhận xét gì về cách sử dụng câu trong đoạn (1) và ý nghĩa biện pháp tu từ trong đoạn (2)?
Câu 6. Các đoạn văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Lí giải?
Câu 7. Qua hai đoạn văn bản trên, anh/chị có cảm nghĩ gì về những bậc cao niên ở Việt Nam thời chiến tranh?
Lời giải
Câu 4.
– Giáo dục con cháu bài học đấu tranh cách mạng: Dùng vũ trang chống lại bạo tàn.
– Điệu hò của chú Năm như một mệnh lệnh, như nhắn nhủ, như lời thề giục giã con cháu quyết tâm đấu tranh “đền nợ nước trả thù nhà”
Câu 5.
– Cách sử dụng câu trong đoạn (1): Câu ngắn, câu dài, ngắt nhịp rõ ràng mang đặc trưng tính cách của già làng, là lời hiệu triệu, lời răn dạy đầy uy nghiêm và thuyết phục của cụ Mết
– Biện pháp tu từ trong đoạn (2): so sánh “như hiệu lệnh… như nhắn nhủ… như lời thề..” tâm trạng, tính cách, lời động viên, nhắc nhở thấu lý, đạt tình của chú Năm cho con cháu
Câu 6.
Cả 2 viết theo phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật VB1 còn viết theo PCNN sinh hoạt.
Vì: là lời của hình tượng nhân vật, có tình răn dạy, tính truyền cảm
Câu 7.
Cảm nghĩ về những bậc cao niên ở Việt Nam thời chiến tranh
– Họ là thế hệ đi trước với nhiều trải nghiệm, giáo dục, nhắc nhở con cháu nhiều bài học quý trong cuộc sống và đấu tranh.
– Họ là chỗ dựa và là tấm gương cho con cháu khâm phục, noi theo.
– Họ luôn tự hào về truyền thống và dân tộc.
– Chúng ta có quyền tự hào về truyền thống cha anh.
Đọc hiểu Thơ tình người lính biển - Đề số 4
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Anh ra khơi
Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng
Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng
Biển một bên và em một bên
Biển ồn ào, em lại dịu êm
Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ
Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía
Biển một bên và em một bên
Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn
Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc
Thăm thẳm nước trời nhưng anh không cô độc
Biển một bên và em một bên ...
(Thơ tình người lính biển - Trần Đăng Khoa)
Câu 5. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 6. Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản?
Câu 7. Hiệu quả biểu đạt của câu thơ: Biển một bên và em một bên.
Câu 8. Đoạn thơ cho em cảm nhận gì về hình tượng người lính biển?
Lời giải
Câu 5.
Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do
Câu 6.
Các biện pháp tu từ được sử dụng: điệp cấu trúc: Biển một bên và em một bên, so sánh: Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía, nhân hóa: Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng, biển ồn ào
Câu 7.
Câu thơ gợi nhắc về hành trang của người lính đảo. Họ lên đường làm nhiệm vụ với điểm tựa tinh thần là tình yêu dành cho biển đảo quê hương và tình cảm tha thiết hướng về người mà mình yêu thương
Câu 8.
- Đó là những con người dũng cảm, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để bảo vệ biển đảo quê hương
- Cần trân trọng, biết ơn những người lính đảo đang ngày đêm bảo vệ vững chắc cho chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc
Đọc hiểu Thơ tình người lính biển - Đề số 5
Đọc hiểu văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới
THƠ TÌNH NGƯỜI LÍNH BIỂN
Anh ra khơi
Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng
Phút chia tay anh dạo trên bến cảng
Biển một bên và em một bên….
Biển ồn ào, em lại dịu êm
Em vừa nói câu chỉ mỉm cười lặng lẽ
Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía
Biển một bên và em một bên…
Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn
Tàu anh buông neo dưới chum sâu sao xa lắc
Thăm thẳm nước trời nhưng anh không cô độc
Biển một bên và em một bên…
Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên
Bão táp chưa ngưng trong những vành tang trắng
Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng
Biển một bên và em một bên…
Vòm trời kia có thể sẽ không em
Không biển nữa. Chỉ mình anh với cỏ
Cho dù thế thì anh vẫn nhớ
Biển một bên và em một bên…
Trần Đăng Khoa
Câu 1. Theo em, bài thơ thể hiện tình yêu của người lính hải quan dành cho những đối tượng nào?
Câu 2. Vì sao nhà thơ lại viết “Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên”
Câu 3. Câu thơ “Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng” mang đến cho em cảm nhận như thế nào về hình tượng nhân vật trữ tình?
Câu 4. Trong toàn bài thơ mỗi đoạn đều có câu “Biển một bên và em một bên…” Hãy xác định nghệ thuật và lí giải dụng ý của tác giả?
Lời giải
Câu 1.
Câu thơ “Biển ồn ào, em lại dịu êm” sử dụng biện pháp tu từ: Đối lập
Câu 2.
Hình ảnh “những vành tang trắng” trong câu thơ “Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng” có ý nghĩa:
Nghĩa thực: vành khăn tang của những người dân có người chết vì thiên tai, bão tố. Nghĩa biểu tượng: những nỗi đau mà đất nước đã từng trải qua không chỉ là nỗi đau thiên tai bão lũ mà còn là những mất mát của chiến tranh.
Câu 3.
Câu thơ “Biển một bên và em một bên” được lặp lại trong cả 5 khổ thơ, điều đó có ý nghĩa: Khẳng định trong tâm hồn người lính biển, tình yêu lứa đôi luôn hòa quyện với tình yêu biển trời tổ quốc.
Câu 4.
Người lính vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, hi sinh, cầm chắc tay súng nơi đảo xa để bảo vệ tổ quốc.
Đọc hiểu Thơ tình người lính biển - Đề số 6
Câu 1: Khái quát về tình cảm của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ trên?
Câu 2: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp cấu trúc cú pháp được sử dụng trong bài thơ?
Câu 3: Anh/chị có suy nghĩ gì về về hình ảnh “những vành tang trắng” trong câu thơ “Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng”?
Câu 4: Nếu là cô gái trong bài thơ Thơ tình người lính biển, anh/chị muốn nói điều gì với chàng trai là người lính biển trong cuộc chia tay lưu luyến này?
Lời giải
Câu 1.
Đó là tình cảm yêu quê hương tha thiết quyện hòa cùng tình yêu lứa đôi từ đó lay thức trách nhiệm công dân trong lòng bao thế hệ.
Câu 2.
- Phép điệp cấu trúc cú pháp được thể hiện qua câu thơ: Biển một bên và em một bên(5 lần)- Tác dụng:+ Nhấn mạnh sự hòa quyện chặt chẽ giữa tình yêu Tổ quốc và tình yêu riêng tư, đồng thời tạo ra một sức mạnh lớn lao và niềm tin mãnh liệt cho người lính trẻ. + Nhắc nhở chúng ta chính tình yêu Tổ quốc, tình yêu biển cả là thước đo cho sự cao đẹp của tình yêu đôi lứa, làm cho tình yêu đôi lứa có ý nghĩa hơn, giàu giá trị nhân văn hơn.+ Làm tăng tính nhịp điệu, tính hình tượng, tính biểu cảm cho lời thơ và tạo điểm nhấn cho bài thơ.
Câu 3.
- Nghĩa thực: vành khăn trắng để tang những người đã mất vì thiên tai, bão tố.- Nghĩa biểu tượng: những nỗi đau chung mà đất nước đã từng trải qua không chỉ bởi thiên tai mà còn là biết bao mất mát bởi chiến tranh. Nỗi đau ấy vẫn chưa nguôi ngoai trong lòng dân tộc…- Thông qua đó, tác giả ngợi ca, tri ân sự hy sinh của người lính, nhắc nhở người còn sống phải trân trọng, biết sống xứng đáng với điều đó.
Câu 4.
-Thể hiện tình cảm lưu luyến trong phút chia tay đó là sự hòa quyện tình yêu đôi lứa với tình yêu quê hương; - Động viên nhắn nhủ người lính biển không cô độc vì luôn được sống trong tình em và tình biển, tình quê hương. - Nhắc nhở luôn yêu quý biển đảo – một phần máu thịt của nhân dân ta, cần phải có trách nhiệm bảo vệ biển đảo tổ quốc.- Hứa hẹn sẽ luôn viết thư, nhắn tin, gọi điện…
Từ khóa » Thơ Tình Người Lính Biển đọc Hiểu
-
Câu Hỏi Bài Thơ Tình Người Lính Biển - Top Tài Liệu
-
Thơ Tình Người Lính Biển - Đọc Hiểu Văn Bản
-
Giải Giúp Em đọc Hiểu Với ạ . Em Cảm ơn
-
Bộ Đề Đọc Hiểu Thơ Tình Người Lính Biển Hay Nhất, Trần Đăng ...
-
Đề Thi Kì 1 Có đáp án - Trường THPT Bình Thuận - Môn Ngữ Văn 11
-
Biển Một Bên Và Em Một Bên đọc Hiểu - Bất Động Sản ABC Land
-
Biển Một Bên Và Em Một Bên đọc Hiểu - Học Tốt
-
De Thi Hoc Ky I Nam Hoc 2015 2015 Mon Ngu Van 12 - Tài Liệu Text
-
Đề Cương ôn Tập Văn 12 Học Kì I - Hoc24
-
Cảm Xúc Chủ đạo Của đoạn Thơ Tình Người Lính Biển
-
đọc Hiểu Bài Thơ Tình Người Lính Biển
-
Đề Thi Học Kì 1 Môn Ngữ Văn Lớp 11 Của Trường THPT Bình Thuận