Bộ đề Đọc Hiểu Tre Việt Nam Hay Nhất Thi THPT Quốc Gia - Top Lời Giải
Có thể bạn quan tâm
Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Tre Việt Nam hay nhất thi THPT Quốc gia. Trả lời các câu hỏi Đọc hiểu Tre Việt Nam chi tiết nhất.
Mục lục nội dung Đề Đọc hiểu Tre Việt Nam số 1 Đề Đọc hiểu Tre Việt Nam số 2Đề Đọc hiểu Tre Việt Nam số 3Đề Đọc hiểu Tre Việt Nam số 4Đề Đọc hiểu Tre Việt Nam số 1
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre không ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con
(Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)
Câu 1. Hãy xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên? (0,25 điểm)
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (0,5 điểm)
Câu 3. Nêu 2 biện pháp tu từ tác giả sử dụng chủ yếu trong đoạn thơ trên. (0,5 điểm)
Câu 4. Hai dòng thơ: “Lưng trần phơi nắng phơi sương/ Có manh áo cộc tre nhường cho con” biểu đạt vấn đề gì? (0,25 điểm)
Lời giải
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức biểu cảm.
Câu 2. Nội dung chính của đoạn thơ: Qua chuyện cây tre, tác giả ngợi ca phẩm chất của con người Việt Nam: luôn vượt qua khó khăn, gian khổ bằng sức sống bền bỉ, bằng tình yêu thương, tinh thần đoàn kết gắn bó lẫn nhau.
Câu 3. Trong đoạn thơ, tác giả sử dụng phép tu từ:
+ ẩn dụ (cây tre ẩn dụ cho con người Việt Nam);
+ nhân hóa (trong các câu: Bão bùng thân bọc lấy thân/ Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm/ Thương nhau tre không ở riêng/ Lưng trần phơi nắng phơi sương/ Có manh áo cộc tre nhường cho con).
- Tác dụng:
+ Giúp câu thơ thêm sinh động, gợi hình, gợi tả, gợi cảm
+ Sự vật trở nên có hồn hơn, mang sắc thái, dáng vóc của con người.
+ Qua việc khắc họa hình ảnh cây tre, tác giả đã bộc lộ, đặc tả những phẩm chất vốn có của con người Việt Nam.
Câu 4. Hai dòng thơ: Lưng trần phơi nắng phơi sương/ Có manh áo cộc tre nhường cho con biểu đạt tinh thần chịu thương chịu khó, hi sinh bản thân vì con của cây tre, cũng tức là của con người Việt Nam.
Hình tượng cây tre trong hai câu thơ đã thể hiện, khắc họa hình ảnh người mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó vì con. Đây cũng chính là điểm độc đáo đồng thời cũng chính là sự sáng tạo của nhà thơ. Mượn hình ảnh cây tre cùng thủ pháp nhân hóa, tác giả không chỉ khiến cây tre trở nên có hồn hơn, mang sắc thái như con người vừa ẩn hiện lấp ló đằng sau hình ảnh cây tre ấy chính là hình ảnh người mẹ lam lũ, chịu thương chịu khó, dãi dầm mưa nắm. Không quản ngại khó khăn để kiếm miếng cơm manh áo nuôi con. Qua đó, tác giả cũng thể hiện tình yêu bao la đối với những người mẹ Việt Nam anh hùng.
Đề Đọc hiểu Tre Việt Nam số 2
Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi:
“… Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không sợ đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm…”
(Trích "Tre Việt Nam", Nguyễn Duy)
Câu a. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên và nêu tác dụng của phương thức biểu đạt đó. (1,0 điểm)
Câu b. Trình bày ngắn gọn về tác dụng của việc sử dụng biện pháp nhân hóa trong văn bản. (1,0 điểm)
Câu c. Anh (chị) nhận được bài học nào từ văn bản trên? (1,0 điểm)
Lời giải
Câu a.
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm (nếu học sinh chỉ ra cả hai phương thức biểu cảm và miêu tả cũng cho điểm).
- Tác dụng: qua việc tái hiện cụ thể và sinh động hình ảnh của những lũy tre Việt Nam đã thể hiện cảm hứng ngợi ca.
Câu b.
- Chỉ ra một vài câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong văn bản:“Rễ siêng không sợ đất nghèo”/ “Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành”/ “Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh”/ “Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm”.
- Tác dụng: hình ảnh cây tre mang những phẩm chất tốt đẹp của con người đã đem lại những bài học sâu sắc.
Câu c.
- Đưa ra bài học sâu sắc có liên quan đến nội dung văn bản, mang tính thuyết phục (Ví dụ: Sự cố gắng bền bỉ vươn lên trong hoàn cảnh khó khăn thử thách, sự đoàn kết đùm bọc che chở…).
- Đảm bảo những yêu cầu về diễn đạt, chính tả, trình bày.
Đề Đọc hiểu Tre Việt Nam số 3
I. Phần đọc hiểu (3,0 điểm)
…Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiều cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
(Trích Tre Việt Nam – Nguyễn Duy, tập Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên
Câu 2: Chỉ ra các từ láy trong đoạn thơ trên
Câu 3: Nêu tác dụng của 1 biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong hai câu thơ:
“Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm”
Câu 4: Theo em, hình ảnh cây tre đã được gợi lên những phẩm chất cao quý nào của dân tộc Việt Nam?
Lời giải
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ là: biểu cảm.
Câu 2: Các từ láy trong đoạn thơ gồm: cần cù, bão bùng,
Câu 3: Học sinh có thể chọn một biện pháp nghệ thuật đặc sắc:
- Biện pháp nghệ thuật đặc sắc là nhân hóa: “bọc”, “níu”.
- Tre được miêu tả với những hành động như con người, cho thấy sự gắn bó, đoàn kết, yêu thương nhau của loài tre như con người.
Câu 4: Hình ảnh cây tre trong đoạn trích gợi lên những phẩm chất cao quý của dân tộc Việt Nam. Đó là: cần cù, lạc quan, yêu tự do, giàu tình yêu thương...
Đề Đọc hiểu Tre Việt Nam số 4
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
“Bão bùng thân bọc lấy thânTay ôm tay níu tre gần nhau thêmThương nhau tre không ở riêngLũy thành từ đó mà nên hỡi ngườiChẳng may thân gãy cành rơi.Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.Nòi tre đâu chịu mọc cong,Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.Lưng trần phơi nắng phơi sương, Có manh áo cộc tre nhường cho con,[…..]Mai sau,Mai sau,Mai sau,Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh”.
(Nguyễn Duy trích “Tre Việt Nam” NXB Quân đội nhân dân, 1973)
Đọc hiểu Tre Việt Nam
Câu 1. Đoạn trích trên thuộc thể thơ nào? A. Thơ tự do. B. Thơ 5 chữ.C. Thơ lục bát. D. Thơ song thất lục bát.Câu 2. Xác định cách ngắt nhịp của 2 câu thơ:
“Chẳng may thân gãy cành rơi,Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.”
A.2/2/2 và 2/3/3. B. 2/2/2 và 1/2/5.C. 2/2/2 và 2/4/2. D. 2/2/2 và 4/4.Câu 3: Tổ hợp từ “ nhọn như chông” là :A.cụm danh từ. B. cụm động từ. C. cụm tính từ. D. cụm chủ vị.Câu 4. Nhà thơ đã bày tỏ cảm xúc gì khi viết về cây tre Việt Nam? A. Tự hào, hãnh diện, yêu quý cây tre Việt Nam.B. Yêu quý, thích thú trước vẻ đẹp của cây tre. C. Hạnh phúc, vui vẻ khi có cây tre làm bạn.D. Thương xót vì cây tre vất vả.Câu 5. Hình ảnh ẩn dụ trong câu thơ “nòi tre đâu chịu mọc cong” có tác dụng: A. ca ngợi sự ngay thẳng, cương trực của cây tre.B. miêu tả dáng mọc vươn thẳng của cây tre.C. cho thấy tre là loại cây rất cứng cáp, khó bẻ cong.D. ca ngợi phẩm chất ngay thẳng, hiên ngang, bất khuất, dũng cảm của con người.Câu 6. Hình tượng cây tre trong đoạn trích mang biểu tượng cho :A. người anh hùng làng Gióng. C. con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.B. người nông dân lao động. D. người chiến sĩ đánh giặc.Câu 7. Chỉ ra những hành động, việc làm của tre trong đoạn thơ trên?Câu 8. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được tác giả sử dụng trong đoạn thơ?Câu 9.Từ nội dung của đoạn trích trên, là một mầm non tương lai của đất nước em sẽ làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? (Nêu ít nhất 3 hành động cụ thể của bản thân).
Trả lời câu hỏi
Câu 1: C
Câu 2: D
Câu 3: C
Câu 4: A
Câu 5: D
Câu 6: C
Câu 7:
-Những hành động, việc làm của tre :+ thân bọc lấy thân;+ tay ôm tay níu;+ không ở riêng;+ giữ nguyên gốc để truyền đời cho con;+ không chịu mọc cong;+ phơi nắng phơi sương để nhường áo cho con.
Câu 8:
- Biện pháp tu từ: Nhân hóa: “thân bọc lấy thân; thương nhau; tay ôm tay níu; tre nhường cho con…”- Tác dụng:+ Làm cho hình ảnh cây tre trở nên sống động có hồn, gần gũi với con người, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.+ Nhằm nhấn mạnh những phẩm chất cao quý của tre: biết yêu thương đoàn kết, gắn bó bảo vệ che chở cho nhau, ngay thẳng bất khuất, luôn biết hi sinh…Đó cũng chính là phẩm chất cao quý của con người Việt Nam.+ Tác giả thể hiện tình cảm yêu quý, tự hào, ca ngợi cây tre cũng như con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Câu 9:
- Cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. - Tích cực tham gia các phong trào từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, bảo vệ môi trường. - Sống trong sạch, lương thiện, chan hòa, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình, xã hội. - Tích cực giới thiệu với bạn bè và mọi người về truyền thống, văn hóa và bản sắc của dân tộc.
Từ khóa » Cây Tre Việt Nam Thuộc Thể Thơ Gì
-
Bài Thơ Tre Việt Nam được Viết Theo Thể Thơ Gì?
-
Bài Thơ Tre Việt Nam Tác Giả Nguyễn Duy
-
Bài Thơ Tre Việt Nam Thuộc Thể Thơ Gì
-
Top 10 Cây Tre Việt Nam Thuộc Thể Thơ Gì 2022 - Hàng Hiệu
-
Bài Cây Tre Việt Nam Thuộc Thể Loại Gì - Sam Sung
-
Top 20 Văn Bản Cây Tre Việt Nam Thuộc Thể Thơ Nào Hay Nhất 2022
-
Văn Bản Cây Tre Việt Nam Thuộc Thể Loại Gì Kí, Cây Tre Việt Nam ...
-
Văn Bản Cây Tre Việt Nam Thuộc Thể Loại Gì
-
Câu 1. Xác định Thể Thơ Và Phương Thức Biểu đạt Của Văn Bản?...
-
Nghệ Thuật đặc Sắc Trong Bài Thơ Tre Việt Nam Của Nhà Thơ Nguyễn ...
-
Bài Thơ được Làm Theo Thể Thơ Gì? Thể Thơ ấy Có Thích Hợp Với Cách ...
-
Cho Hỏi Thể Loại Văn Bản Cây Tre Việt Nam? - Hoc24
-
Bài Thơ: Tre Việt Nam (Nguyễn Duy - Thi Viện
-
Văn Bản Cây Tre Việt Nam Thuộc Thể Loại Gì