Bộ đề Đọc Hiểu Yêu Lắm Quê Hương Hay Nhất - Toploigiai

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Yêu lắm quê hương hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Yêu lắm quê hương đầy đủ nhất.

Mục lục nội dung Đọc hiểu Yêu lắm quê hương - Đề số 1Đọc hiểu Yêu lắm quê hương - Đề số 2

Đọc hiểu Yêu lắm quê hương - Đề số 1

Đọc đoạn thơ:

"Em yêu từng sợi nắng cong

Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò

Em yêu chao liệng cánh cò

Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm 

Em yêu khói bếp vương vương

Xám màu mái lá mấy tầng mây cao

Em yêu mơ ước đủ màu

Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua 

Em yêu câu hát ơi à

Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa

Em yêu cánh võng đong đưa

Cánh diều no gió chiều chưa muốn về 

Đàn trâu thong thả đường đê

Chon von lá hát vọng về cỏ lau

Trăng lên lốm đốm hạt sao

Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên 

Em đi cuối đất cùng miền

Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân."

(Yêu lắm quê hương, Hoàng Thanh Tâm ).

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên.

Câu 2. Trong bài thơ, cảnh vật quê hương được tác giả cảm nhận bằng những giác quan nào?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung các dòng thơ sau?

Đàn trâu thong thả đường đê

Chon von lá hát vọng về cỏ lau

Trăng lên lốm đốm hạt sao

Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên

Câu 4. Hai câu thơ sau gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

"Em đi cuối đất cùng miền

Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân."

Lời giải

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên.: Biểu cảm

Câu 2. Trong bài thơ, cảnh vật quê hương được tác giả cảm nhận bằng những giác quan: thị giác, xúc giác, thính giác

Câu 3. Đoạn thơ miêu tả cuộc sống yên bình của con người.

+ Đàn trâu thong thả trên đường đê trở về nhà.

+ Lá như ca hát, hòa quyện với gió.

+ Trăng bắt đầu lên tạo nên một cánh đồng sao.

+ Dòng sông quê êm đềm trôi tạo nên sự trù phú, tốt tươi cho cảnh vật.

=> Đó là một vẻ đẹp hết sức giản dị và quen thuộc của làng quê Việt Nam: đàn trâu, trăng cùng làn gió mát rười rượi. Và vẻ đẹp ấy như hòa quyện vào nhau, như tô điểm cho nhau để làm nên một vùng quê đẹp đẽ, yên bình.

Câu 4. Tình yêu quê hương của chủ thể trữ tình không bó hẹp ở một miền đất cụ thể mà mở rộng đến nhiều miền quê, vùng đất khác của đất nước. Qua đó gợi cho em nhiều suy nghĩ về lòng yêu quê hương, đất nước - là một tình cảm thiêng liêng, gắn bó con người với thiên nhiên và nguồn cội của mình.

Đọc hiểu Yêu lắm quê hương - Đề số 2

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Em yêu từng sợi nắng cong

Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò

Em yêu chao liệng cánh cò

Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm

Em yêu khói bếp vương vương

Xám màu mái lá mấy tầng mây cao

Em yêu mơ ước đủ màu

Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua

Em yêu câu hát ơi à

Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa

Em yêu cánh võng đong đưa

Cánh diều no gió chiều chưa muốn về

Đàn trâu thong thả đường đê

Chon von lá hát vọng về cỏ lau

Trăng lên lốm đốm hạt sao

Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên

Em đi cuối đất cùng miền

Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân.

(Yêu lắm quê hương, Hoàng Thanh Tâm)

Câu 1. (0,5 điểm) Cảnh vật quê hương được cảm nhận bằng những giác quan nào?

Câu 2. (0,5 điểm) Nêu tác dụng phép điệp trong bài thơ.

Câu 3. (1,0 điểm) Anh/chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?

Đàn trâu thong thả đường đê

Chon von lá hát vọng về cỏ lau

Trăng lên lốm đốm hạt sao

Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên

Câu 4. (1,0 điểm) Hai câu kết của bài: “Em đi cuối đất cùng miền/ Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân” gợi suy nghĩ gì? 

Lời giải

1 Cảnh vật quê hương được cảm nhận không chỉ bằng thị giác, vị giác và cả thính giác.  0.5
2

- Phép điệp: điệp từ: “yêu” (9 lần), “em yêu” (6 lần)

- Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh được gợi trong bài thơ. Qua đó thể hiện tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên, dành cho quê hương xứ sở, một tình yêu gắn bó tha thiết với quê hương tươi đẹp.

 0.5 
3

 Cách hiểu nội dung các dòng thơ:

– Đây là những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. Tác giả đã miêu tả ban ngày có “đàn trâu thong thả”, ban đêm thì có bầu trời “lốm đốm hạt sao”, thể hiện được vẻ đẹp giản dị, sự hoà hợp giữa thiên nhiên và con người;

– Tâm hồn thật phong phú, giác quan nhạy bén, tinh tế của nhân vật trữ tình “em”.

  1.0  
4 Hai câu kết của bài: “Em đi cuối đất cùng miền/ Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân” gợi suy nghĩ: tình yêu quê hương của nhân vật trữ tình “em” không bó hẹp ở một miền đất cụ thể mà mở rộng đến nhiều miền quê, vùng đất khác của đất nước. Tác giả đã khéo sử dụng hai từ yêu trong vế đầu câu thơ “Yêu quê yêu đất” để nói lên tình yêu song hành ấy là hành trang, là động lực tiếp thêm sức mạnh để mỗi con người mang theo mình trong suốt hành trình tạo dựng cuộc sống, góp phần dựng xây quê hương, đất nước mình mỗi  ngày thêm giàu đẹp. 1.0    

 

Từ khóa » đàn Trâu Thong Thả đường đê