Bộ đề ôn Thi Tốt Nghiệp Môn Ngữ Văn 2018 Có đáp án Chi Tiết - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Ngữ văn
bộ đề ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn 2018 có đáp án chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (855.94 KB, 116 trang )

--------------------------ĐỀ MINH HỌA THI TỐT NGHIỆP THPT 2018Môn: Ngữ văn lớp 12. Thời gian làm bài: 90 phútPHẦN MỘT: ĐỌC HIỂU (3 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:(….)1. Con đường đơn giản nhất để ta có thể sống bình an giữa những bất trắc, những thiếu thốn vàbuồn đau, lại chẳng phải là hãy kiếm nhiều tiền hơn đi, hãy quyền lực hơn nữa đi, hãy tự bảo vệ mình bằngnhững lớp lang dày đặc hơn nữa đi… mà là hãy cứ bình tĩnh mà sống thật tử tế đi, hãy bình tĩnh mà làmđiều mình cho là đúng, bình tĩnh theo đuổi giấc mơ, bình tĩnh an hưởng những vẻ đẹp tốt lành đang nảy nởquanh ta như một món quà rực rỡ của cuộc sống… Khi nghĩ đến đây, chúng tôi nhận ra: "Bình tĩnhsống" chính là cái thái độ sống mà chúng ta đang thiếu, một thông điệp cần thiết để xoa dịu những tâm hồnđang mệt nhoài.(…)2. Cũng đừng nghĩ "Bình tĩnh sống" không hợp với tinh thần nhanh nhạy và sôi động của người trẻ.Giữa guồng quay hối hả của những niềm vui, những cơ hội mới, những thành công của người khác làm tahoài nghi về chính mình, người trẻ cần sự bình tĩnh trong tâm hồn, để kiên định với giấc mơ và gắn bó vớicon đường mà mình đã lựa chọn, theo đuổi đến cùng mục tiêu đã đặt ra."Không sao đâu, cứ bình tĩnh sống".( Theo Tri thức trẻ, Bình tĩnh sống, một thái độ khác giữa cuộc sống hiện đại đầy vội vã, ngày 27-112017)Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.Câu 2 (0,5 điểm): Theo tác giả, “Con đường đơn giản nhất để ta có thể sống bình an giữa những bất trắc,những thiếu thốn và buồn đau” là gì?Câu 3 (1,0 điểm): Anh chị hiểu thế nào về ý kiến: "Không sao đâu, cứ bình tĩnh sống".Câu 4 (0,5 điểm): Anh/chị có đồng ý với quan niệm: “ "Bình tĩnh sống" chính là cái thái độ sống màchúng ta đang thiếu, một thông điệp cần thiết để xoa dịu những tâm hồn đang mệt nhoài.” không? Vì sao?”PHẦN HAI: LÀM VĂN (7 điểm)Câu 1 (2,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về giá trị của tháiđộ sống bình tĩnh.Câu 2 (5,0 điểm):“Làm sao được tan raThành trăm con sóng nhỏGiữa biển lớn tình yêuĐể ngàn năm còn vỗ.”(Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một, NXB GD, tr.156)Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó liên hệ với đoạn thơ sau để nhận xét về khátvọng trong tình yêu, trong cuộc sống của nhà thơ Xuân Quỳnh và nhà thơ Xuân Diệu.Ta muốn ômTa muốn thâu trong một cái hôn nhiềuCả sự sống mới bắt đầu mơn mởnVà non nước, và cây, và cỏ rạngTa muốn riết mây đưa và gió lượnCho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sángTa muốn say cánh bướm với tình yêuCho no nê thanh sắc của thời tươi.”(Vội vàng – Xuân Diệu, Ngữ văn 11, tập một,tr.23, NXB GD)ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN KHỐI 12PHẦN MỘT: ĐỌC HIỂUCâu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản: Nghị luậnCâu 2 (0,5 điểm): Theo tác giả, “Con đường đơn giản nhất để ta có thể sống bình an giữa những bất trắc,những thiếu thốn và buồn đau” là: hãy cứ bình tĩnh mà sống thật tử tế đi, hãy bình tĩnh mà làm điều mìnhcho là đúng, bình tĩnh theo đuổi giấc mơ, bình tĩnh an hưởng những vẻ đẹp tốt lành đang nảy nở quanh tanhư một món quà rực rỡ của cuộc sống.Câu 3 (1,0 điểm): : "Không sao đâu, cứ bình tĩnh sống". là một lời khuyên: hãy cứ bình tĩnh mà sốngthật tử tế đi, hãy bình tĩnh mà làm điều mình cho là đúng, bình tĩnh theo đuổi giấc mơ, bình tĩnh an hưởngnhững vẻ đẹp tốt lành đang nảy nở quanh ta như một món quà rực rỡ của cuộc sống; Người trẻ cần sự bìnhtĩnh trong tâm hồn, bởi vì điều đó giúp họ kiên định với giấc mơ và gắn bó với con đường mà mình đã lựachọn, theo đuổi đến cùng mục tiêu đã đặt ra.Câu 4 (0,5 điểm): Học sinh trình bày được suy nghĩ riêng của mình theo hướng làm rõ và khẳng định hoặcphủ định ý kiến:- Nếu lập luận theo hướng khẳng định ý kiến trên là đúng, học sinh cần nhấn mạnh: "Bình tĩnh sống" chínhlà cái thái độ sống để xoa dịu những tâm hồn đang mệt nhoài; để kiên định với giấc mơ và gắn bó với conđường mà mình đã lựa chọn, theo đuổi đến cùng mục tiêu đã đặt ra…- Nếu lập luận theo hướng phủ định ý kiến trên, cần nhấn mạnh: cuộc sống hối hả nếu bình tĩnh sống sẽ tụtlùi, thụt hậu; thế nên, cần năng động, mạnh mẽ….- Nếu lập luận cả theo hướng vừa khẳng định vừa phủ định ý kiến thì cần kết hợp cả hai nội dung trên.PHẦN HAI: LÀM VĂNCâu 1 (2 điểm):Câu 11. Hình thức:- Trình bày đúng hình thức một đoạn văn (đầu đoạn viết lùi vào, viết hoa, có dấu chấm hết đoạn; tránh nhầmsang trình bày hình thức bài văn).- Đảm bảo dung lượng đoạn văn: 200 chữ (khoảng 1 – 1,5 trang giấy thi).- Đảm bảo bố cục: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.- HS nên trình bày đoạn văn theo hình thức diễn dịch: câu chủ đề nằm ngay đầu đoạn văn để làm nổi bật chủđề được nói tới.2. nội dung:*Mở đoạn: Nêu vấn đề cần nghị luận: vài trò của thái độ sống bình tĩnh*Thân đoạn:- Giải thích: bình tĩnh sống- Bày tỏ ý kiến: Bình tĩnh sống có vai đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người vì:+ Giúp con người tỉnh tso để đón nhận và giả quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống+ Kiên trì theo đuổi mục tiêu++ Thiếu trải nghiệm cuộc sống của mỗi người sẽ nghèo nàn, thụ động, nhàm chán, vô ích; không cảm nhậnđược sự thú vị của cuộc sống.+ Lấy dẫn chứng về những người có thái độ sống bình tĩnh để chứng minh...- Bàn mở rộng:+ Khuyên con người, đặc biệt là những người trẻ cần có thái dộ sống bình tĩnh để để khám phá cuộc sống vàchính mình.- Thực tế, nhiều bạn trẻ có thái độ sống vội vàng, hấp tấp nên dễ bi quan, chán nản trước những thử thách,chông gai- Nêu bài học nhận thức và hành động: Cần nhận thức được vai trò quan trọng và cần thiết của thái độ sốngbình tĩnh để giúp bản thân trưởng thành, vững vàng và sống đẹp hơn.*Kết đoạn: Khẳng định lại tầm quan trọng của sự thái độ sống bình tĩnh đối với cuộc sống của mỗi conngười.2-Cho điểm:1,5 – 2.0 điểm: Đảm bảo các yêu cầu trên. Trình bày mạch lạc, chặt chẽ, thuyết phục, cảm xúc.1,0 – 1,5 điểm: Tương đối đảm bảo các yêu cầu trên. Phần chứng minh, bình luận có thể chưa thật sựchặt chẽ. Có thể mắc 2- 3 lỗi chính tả.- 0,5 điểm: Xác định được vấn đề. Ý c có thể còn sơ sài. Có thể mắc từ 05 lỗi chính tả.- 0,0 điểm: Lạc đề hoặc để giấy trắng.Câu 2 (5 điểm):1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,5 điểm):- Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêuđược vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏvấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầyđủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sự độc đáo, hấp dẫn của tình huống truyện trong truyệnngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”.- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.3. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tựhợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đóphải có thao tác phân tích, so sánh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (3 điểm):Giới thiệu chung:– Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. ThơXuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ nhiều trắc ẩn, hồn nhiên, chân thành, đằmthắm, da diết trong khát vọng đời thường.Bài thơ “Sóng” được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là bàithơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.– Xuân Diệu – một trong ba đỉnh cao của phong trào Thơ Mới 1932 – 1945. Ông được đánh giá là “nhà thơmới nhất trong các nhà thơ Mới” bởi những cách tân cả về tư tưởng và bút pháp nghệ thuật.“Vội vàng” là bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám, được coi là tuyên ngôn sống,tuyên ngôn nghệ thuật của nhà thơ.– Cả 2 đoạn thơ trên đều là đoạn kết của hai tác phẩm, thể hiện những khát vọng mãnh liệt.2. Thân bài:a. Đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh:– Đoạn thơ thể hiện khát vọng lớn lao, cao cả trong tình yêu: ước mong được tan hòa cái tôi nhỏ bé-consóng cá thể, thành cái ta chung rộng lớn- “trăm con sóng” giữa biển cả mênh mông. Những câu thơ có tínhchất tự nhủ mình gợi cách sống, tình yêu mãnh liệt, hết mình: mong muốn được tan hòa vào tình yêu lớn laocủa cuộc đời. Đó là cách để tình yêu trở thành bất tử.– Thể thơ năm chữ với hình tượng “sóng”vừa ẩn dụ vừa giàu tính thẩm mĩ khiến đoạn thơ sâu sắc, giàu nữtính.b. Liên hệ với nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ để làm sáng tỏ quan niệm nghệ thuật về con người.Đoạn thơ trong bài Vội vàng của Xuân Diệu: Đoạn thơ thể hiện “cái tôi” ham sống, muốn tận hưởng cuộcđời mãnh liệt.– Điểm tương đồng: Hai đoạn thơ đều bộc lộ cảm xúc mãnh liệt, những suy ngẫm trước cuộc đời. Đây là haiđoạn thơ thẻ hiện khát vọng mãnh liệt trong tình yêu và cuộc sống.– Điểm khác biệt: không chỉ nằm ở phong cách thơ (Xuân Diệu sôi nổi, mãnh liệt đầy nam tính, xuân Quỳnhthủ thỉ, tâm tình đầy nữ tính) mà còn trong cách “ứng xử” của mỗi nhà thơ: trước sự “chảy trôi” của thờigian, Xuân Diệu chọn cách sống gấp gáp, tận hưởng, Xuân Quỳnh lại thể hiện khát vọng muốn được tan hòacái riêng vào cái chung để tình yêu trở thành bất tử …4. Sáng tạo (0,5 điểm).- Điểm 0,5 : Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tốbiểu cảm,…); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện sự tinh tế, khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và tháiđộ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắcnhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quanđiểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật5. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.SỞ GD VÀ ĐT BÌNH ĐỊNHKỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018Trường THPT Số 3 An NhơnBài thi: NGỮ VĂNThời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đềĐỀ THAM KHẢO 1I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:“Thế giới của chúng ta có muôn vàn điều thú vị để khám phá. Cho dù bạn đang ở độ tuổi nào, bạncũng nên phá vỡ các giới hạn của nhận thức và luyện cho mình kĩ năng quan sát bằng cách ra khỏi nhà, rangoài thiên nhiên và chú ý tới mọi điều xung quanh. Hãy đặt cho bản thân những câu hỏi như: “Tạisao…?” Tại sao không…?” và thử tự tìm các câu trả lời hay sự trợ giúp của những người quen biết. Đừngbao giờ tự cao tự đại nói rằng: “Tôi biết hết rồi, anh/chị sẽ không chỉ cho tôi được điều gì mới đâu!”. Vì chỉkhi chúng ta nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học, chúng ta mới có thể bổ sung được nhiềukiến thức mới.Hãy nghe nhạc cổ điển, đến thăm các viện bảo tàng và các phòng trưng bày nghệ thuật, hãy đọcsách về nhiều chủ đề khác nhau, hãy có những sở thích như khiêu vũ, chơi đàn, hội họa hay tập luyện mộtbộ môn thể thao. Dù bạn chọn cho mình một bộ môn nào đi nữa, bạn cũng nên theo học đến cùng và tìmhiểu không ngừng nghỉ cho đến khi đạt được kiến thức sâu sắc về lĩnh vực đó mới thôi. Đừng chỉ “chạm đếnmột lần rồi bỏ xó”. Hãy quyết tâm rèn luyện và củng cố trí tò mò để nó trở thành một phần cá tính của bạn.Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy, bạn sẽ tìm ra được niềm đam mê cho bản thân. Có khátvọng khám phá và tìm tòi là một trong những động lực giúp bạn tiếp cận với thế giới và vươn ra biển lớn”(Trích Tìm kiếm niềm đam mê, Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới, Nhà xuất bản Thế giới, 2017, tr17, 18)Câu 1: Anh/chị hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? (0,5 điểm)Câu 2: Theo tác giả, vì sao “Đừng bao giờ tự cao tự đại nói rằng: “Tôi biết hết rồi, anh/chị sẽ không chỉcho tôi được điều gì mới đâu!”? (0,5 điểm)Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Có khát vọng khám phá và tìm tòi là một trong những động lựcgiúp bạn tiếp cận với thế giới và vươn ra biển lớn”? (1,0 điểm)Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan niệm: “Hãy quyết tâm rèn luyện và củng cố trí tò mò để nó trở thànhmột phần cá tính của bạn”? (1,0 điểm)II. LÀM VĂN (7 điểm)Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩcủa mình về ý nghĩa của niềm đam mê trong cuộc sống?Câu 2 (5,0 điểm): Anh chị hãy làm rõ sự khác nhau trong nội dung cảm xúc của nhân vật trữ tình qua haiđoạn thơ sau:1.Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơiSài Khao sương lấp đoàn quân mỏiMường Lát hoa về trong đêm hơiDốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳmHeo hút cồn mây súng ngửi trờiNgàn thước lên cao, ngàn thước xuốngNhà ai Pha Luông mưa xa khơi(Trích Tây Tiến của Quang Dũng – in trong Ngữ văn 12 Tập một, NXBGD, 2008, tr. 88)2.Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?Nhìn nắng hàng cau nắng mới lênVườn ai mướt quá xanh như ngọcLá trúc che ngang mặt chữ điền.(Trích Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử - in trong Ngữ văn 11 Tập hai, NXBGD, 2007, tr. 39)GỢI Ý ĐÁP ÁNI. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)Câu 1: (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt: nghị luận.Câu 2: (0,5 điểm) Vì chỉ khi chúng ta nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học, chúng ta mới cóthể bổ sung được nhiều kiến thức mới.Câu 3: (1,0 điểm)- Khát vọng khám phá và tìm tòi giúp chúng ta có đủ động lực và sức mạnh để tiếp cận và nắm bắt thế giới.- Khát vọng khám phá và tìm tòi giúp chúng ta tiến xa khỏi vị trí mà mình đang đứng để “vươn ra biển lớn”.Câu 4: (1,0 điểm)- Đồng tình, nếu “rèn luyện và củng cố trí tò mò” để phục vụ những điều có ích cho bản thân và cộng đồng.- Không đồng tình, nếu “rèn luyện và củng cố trí tò mò” để thỏa mãn những nhu cầu không trong sáng,không lành mạnh, không chính đáng.II. LÀM VĂN (7 điểm)Câu 1 (2 điểm):a. Yêu cầu về kĩ năng:- Đoạn văn có câu mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.- Lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.b. Yêu cầu về kiến thức:1. “Đam mê” là gì?:+ Niềm đam mê là sở thích ở mức độ cao và khát khao đạt được mục đích mà mình theo đuổi.+ Những miềm đam mê tích cực luôn cần thiết cho tất cả chúng ta.2. Biểu hiện của niềm đam mê?+ Một vài lĩnh vực của niềm đam mê: say mê nghiên cứu khoa học kĩ thuật, say mê văn học nghệ thuật…+ Biểu hiện của niềm đam mê: dồn tâm huyết và tình cảm cho niềm đam mê, luôn suy nghĩ và tìm cách đểthực hiện, mong muốn và khát khao đạt được sở nguyện…3. Ý nghĩa của niềm đam mê?+ Con người không có đam mê sẽ mất đi nỗ lực để chinh phục những đỉnh cao.+ Không có đam mê, con người sẽ đánh mất động lực để hoàn thành sở nguyện của bản thân.+ Ca ngợi, tôn vinh những ai dám theo đuổi đam mê và đem đam mê của mình để phục vụ cộng đồng. Phêphán những kẻ yếu hèn đã sớm giã từ đam mê khi gặp khó khăn, thử thách.4. Bài học nhận thức và hành động?+ Biết nuôi dưỡng đam mê lành mạnh và theo đuổi đam mê đến cùng.+ Sống cần phải có đam mê mới có cống hiến cho đời.Câu 2 (5,0 điểm)1. Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học ; vận dụng tốt các thao tác lậpluận ; không mắc lỗi chính tả, dung từ, ngữ pháp. Khuyến khích những bài viết sáng tạo.2. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về tác giả, tác phẩm cùng với những cảm nhận sâu sắc về nộidung cảm xúc 2 đoạn thơ trích trong 2 bài Đây thôn Vĩ Dạ và Tây Tiến, học sinh có thể trình bày theo nhiềucách, nhưng cần làm rõ các ý sau đây:a) Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩmb) Làm rõ những nét khác nhau trong nội dung cảm xúc của nhân vật trữ tình qua hai đoạn thơb.1. Nội dung cảm xúc trong đoạn thơ của Quang Dũng là nỗi nhớ Tây Tiến - nhớ con đường hành quân trênnúi rừng Tây Bắc- Nỗi nhớ đó được khơi dòng khi nhà thơ đã rời xa sông Mã – con sông gắn bó với người lính Tây Tiến. Đólà nỗi nhớ ấy mênh mang, đầy ắp, da diết và nó có khả năng mở ra một vùng hoài niệm.- Nhớ con đường hành quân Tây Tiến là nhớ những địa danh xa lạ gắn với cái dữ dội, khắc nghiệt và cả cáivẻ thơ mộng của núi rừng Tây Bắc- Từ nỗi nhớ Tây Tiến đã ta nhận ra tâm hồn lãng mạn của nhân vật trữ tình. Chính tâm hồn lãng mạn ấy đãgiúp những những người lính Tây Tiến vượt lên gian khổ hy sinh để chiến đấu và chiến thắng.b.2. Nội dung cảm xúc trong đoạn thơ của Hàn Mặc Tử là những hoài niệm về thôn Vĩ – nơi có người tìnhtrong mộng của nhà thơ.- Hoài niệm thôn Vĩ được khơi dòng từ một câu hỏi mà tác giả tự phân thân để hỏi chính mình: Sao anhkhông về chơi thôn Vĩ ? Câu hỏi vừa chứa đựng niềm ao ước được về thăm thôn Vĩ vừa thể hiện sự mặc cảmvề hoàn cảnh hiện tại và khả năng thực hiện ao ước của mình.- Từ trong dòng hoài niệm cảnh thôn Vĩ hiện ra với vẻ đẹp trong trẻo, đắm say; người thôn Vĩ duyên dáng,kín đáo, phúc hậu để lại trong lòng anh bao nhung nhớ.- Lắng sâu trong bức tranh Vĩ Dạ ấy là cảm xúc đắm say mãnh liệt của nhân vật trữ tình khi nói về thôn Vĩ.Từ hoài niệm của nhân vật trữ tình, ta nhận ra được một tâm hồn khao khát cái đẹp và đầy ắp tình người củanhà thơ.c) Đánh giá chung:- Hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ, hoài niệm của nhân vật trữ tình về một miền đất có nhiều kỉ niệm.- Từ nội dung cảm xúc người đọc thấy được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình.- Cách thể hiện nội dung cảm xúc của 2 nhà thơ rất tài hoa.SỞ GD VÀ ĐT BÌNH ĐỊNHKỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018Trường THPT Số 3 An NhơnBài thi: NGỮ VĂNThời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đềĐỀ THAM KHẢO 2I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Sự chia sẻ cũng làm giảm bớt đi những nỗi sợ hãi, nhàm chán trong cuộc sống của chúng ta do nóthúc đẩy những mối giao tiếp xã hội và làm tăng cảm giác sống có mục đích, cảm giác an toàn cho mỗingười.Một kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy, những người xem nhiều tin tức trên truyền hình thường losợ thái quá về mối hiểm nguy đối với cuộc sống bình yên, hạnh phúc của họ. Nguyên do là vì phần lớn cácchương trình truyền hình đều tập trung đưa thêm những bản tin, những hình ảnh rùng rợn, bất an, làm nảysinh tâm lý hoang mang, sợ hãi trong lòng khán giả.Và đáng ngại hơn, cuộc sống hiện đại đang xuất hiện ngày một nhiều “những cái kén người” tìm cách sốngthu mình. Nói cách khác, những người này chỉ muốn tự nhốt mình trong tháp ngà của những mối quan hệvới người thân mà tự đánh mất dàn mối quan hệ với hàng xóm. Chính lối sống ích kỷ này càng làm cho họdễ bị kẻ xấu tấn công và dễ gặp những chuyện nguy hiểm hơn.Cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là hãy đối mặt với chúng, từ đó bắt đầu một quá trình tạo nên sự khácbiệt.Cội nguồn của mọi hiểm nguy đều xuất phát từ hệ quả của những mặt trái xã hội, nhưng thường thìchúng ta không dám nhìn thẳng vào vấn đề này. Bản chất của sự việc diễn ra không quan trọng bằng cáchmà chúng ta đón nhận những sự việc đó. Chúng ta cần có thái độ thích hợp để làm giảm thiểu nhữngnguyên nhân gây ra mọi bất ổn trong cuộc sống của mình.(Cho đi là còn mãi –Azim Jamal & Harvey McKinno)Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?Câu 2. Theo tác giả, cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là gì?Câu 3. Em hiểu như thế nào là “những cái kén người” trong câu “cuộc sống hiện đại đang xuất hiện ngàymột nhiều “những cái kén người” tìm cách sống thu mình”?Câu 4. Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua văn bản là gì?II. LÀM VĂN (7,0 điểm)Câu 1(2.0 điểm) Viết đoạn văn (200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói ở phần Đọc hiểu: “Bảnchất của sự việc diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận những sự việc đó”Câu 2 (5.0 điểm)Ta đi ta nhớ những ngàyMình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…Thương nhau, chia củ sắn lùiBát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.Nhớ người mẹ nắng cháy lưngĐịu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.Nhớ sao lớp học i tờĐồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoanNhớ sao ngày tháng cơ quanGian nan đời vẫn ca vang núi đèo.Nhớ sao tiếng mõ rừng chiềuChày đêm nện cối đều đều suối xa…(Ngữ văn 12, Tập một, tr.111, NXB Giáo dục - 2009)Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ trên. Từ đó hãy liên hệ với bài thơ “Từ ấy” để làm rõ một vẻ đẹptrong phong cách thơ Tố Hữu: luôn hướng về niềm vui lớn, tình cảm lớn.GỢI Ý ĐÁP ÁNI. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)Câu 1. Phương thức biểu đạt: Nghị luậnCâu 2. Cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là hãy đối mặt với chúng, từ đó bắt đầu một quá trình tạo nênsự khác biệt. (0.5)Câu 3. “Những cái kén người” có nghĩa là người ta tự tạo cho mình một lớp vỏ an toàn, sống khép mình, sợhãi với tất cả mối quan hệ xung quanh mình. (1.0)Câu 4. Thông điệp tác giả muốn gửi gắm: Muốn khuyên chúng ta sẻ chia để vượt qua nỗi sợ hãi của bảnthân trong cuộc sống. (1.0)II. LÀM VĂN (7,0 điểm)Câu 1(2.0 điểm)Viết đoạn văn ( 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói ở phần Đọc hiểu: “Bảnchất của sự việc diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận những sự việcđó”1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạo lí: câu “Bản chất của sự việc diễn ra không quantrọng bằng cách mà chúng ta đón nhận những sự việc đó”2. Giải thích: Ý nghĩa của cả câu: Lời khuyên con người nên có tâm thế tích cực trong việc đón nhận nhữngsự việc xảy ra trong cuộc sống.3. Bàn luận.- Ý nghĩa của vấn đề:+ Cuộc sống luôn tiềm ẩn những hiểm nguy đe dọa cuộc sống bình yên của con người+ Khi chúng ta tích cực vượt qua những sợ hãi để đón nhận mọi sự việc xảy đến với mình, chúng ta sẽ cómột cuộc sống bình yên, hạnh phúc.- Phê phán những người luôn sợ hãi, sống thu mình trong những vỏ bọc; những người luôn bi quan, chánnản trước những khó khăn thử thách. Họ luôn thấy những điều tiêu cực và mất niềm tin vào cuộc sống.4. Bài học nhận thức và hành động: Rút ra bài học phù hợp cho bản thânCâu 2 (5.0 điểm)1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: qua khổ thơ thấy được nỗi nhớ của người cán bộ về xuôi với Việt Bắc. Từđó liên hệ với bài thơ “Từ ấy” để làm rõ một vẻ đẹp trong phong cách thơ Tố Hữu: luôn hướng về niềm vuilớn, tình cảm lớn.2. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận3. Phân tích đoạn thơ: Đoạn thơ viết về nỗi nhớ của người cán bộ cách mạng đối với cuộc sống, con người ởViệt Bắc: khó khăn, gian khổ nhưng vẫn lạc quan, yêu đời.+ Bốn câu đầu: Hình ảnh chân thực về đời sống kháng chiến gian nan, cực khổ: chia củ sắn lùi, bát cơm sẻnửa ,chăn sui đắp cùng -> nghĩa tình sâu nặng, cảm động.+ Hai câu tiếp theo là hình ảnh người mẹ, kết tinh hình ảnh con người và cuộc sống kháng chiến: Con người ViệtBắc lam lũ, tần tảo, chịu thương chịu khó, nhưng tấm lòng hi sinh thầm lặng, chắt chiu tất cả cho cách mạng, vìcán bộ:Nắng cháy lưng – địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô+ Sáu câu còn lại: Nhớ về Việt Bắc là nhớ về cuộc sống, sinh hoạt kháng chiến một thời không thể nào quên.* điệp từ nhớ-> Nhấn mạnh, khắc sâu vào nỗi nhớ .* Hàng loạt những hình ảnh, âm thanh thân quen: tiếng mõ rừng chiều, chày đêm nện cối, tiếng suối xa, tiếnghọc i-tờ, ca vang núi đèo, đồng khuya đuốc sáng … → âm thanh thiên nhiên gợi hồn núi rừng Việt Bắc - âmthanh cuộc sống bình dị, ấm áp mà vui tươi... Đoạn thơ thể hiện niềm vui của người cán bộ cách mạng với cuộc sống của người dân Việt Bắc: tuy khókhăn, gian khổ nhưng vẫn lạc quan, yêu đời. Thể hiện tình cảm nhớ thương da diết của tác giả về những năm tháng gắn bó với cuộc sống, con ngườiViệt Bắc không thể nào quên.4. Đánh giá:- Con người Việt Bắc bình dị, nghĩa tình, thủy chung cùng cuộc sống kháng chiến với bao tình cảm ấm áp, lạcquan trở thành ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn người đi.- Hình ảnh thơ giàu sức biểu cảm, sáng tạo, giàu sức gợi…5. Liên hệ bài thơ “Từ ấy”:+ Ghi dấu sự kiện Tố Hữu đứng vào hàng ngũ của Đảng, bắt gặp lý tưởng cách mạng+ Nội dung:• Bài thơ thể hiện niềm vui của người thanh niên trẻ tuổi khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng• Nhà thơ tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với quần chúng lao khổ+ Nghệ thuật: hình ảnh thơ tươi sáng, các biện pháp tu từ, ngôn ngữ giàu nhạc điệu.6. Đánh giá một vẻ đẹp trong phong cách thơ Tố Hữu:+ Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng về tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.+ Nghệ thuật:++ Giọng thơ tâm tình tự nhiên++ Hình ảnh gần gũi, giản dị, trong sángSỞ GD VÀ ĐT BÌNH ĐỊNHKỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018Trường THPT Số 3 An NhơnBài thi: NGỮ VĂNThời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đềĐỀ THAM KHẢO 3I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dướiHọ làm việc suốt cả tuần đằng đẵng, họ khổ sở vì làm việc, không phải vì họ thích làm việc mà họcảm thấy họ phải làm. Họ phải làm việc, vì họ phải trả tiền thuê nhà, vì họ phải nuôi gia đình. Họ gánh tấtcả những nhọc nhằn bất mãn ấy và khi họ nhận lại được những đồng tiền của mình, họ không hạnh phúc.Họ có hai ngày để nghỉ ngơi, làm điều họ muốn làm, và họ làm gì? Họ tìm cách chạy trốn. Họ uống saymềm, vì họ không yêu chính họ. Họ không thích cuộc sống của họ. Có nhiều cách để chúng ta tự làm tổnthương mình, khi chúng ta không yêu bản thân mình.Mặt khác, nếu bạn hành động chỉ vì lợi ích của hành động đó mà không mong chờ phần thưởng, bạnsẽ thấy rằng bạn vui thích với mỗi hành động bạn thực hiện. Các phần thưởng rồi sẽ đến, nhưng bạn khôngbị ràng buộc vào phần thưởng. Bạn thậm chí còn nhận được cho mình nhiều hơn những gì bạn tưởng tượng,khi không mong chờ phần thưởng. Nếu chúng ta yêu thích điều chúng ta làm, nếu chúng ta làm hết khả năngcủa mình, khi ấy chúng ta sẽ tận hưởng cuộc sống một cách thực sự. Chúng ta có niềm vui, chúng ta khôngnhàm chán và chúng ta không thất vọng.....(Bốn thỏa ước, Don Miguẹl Ruiz, Nguyễn Trung Kỳ dịch, NXB Tri thức, 2017)Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? (0,5 điểm)Câu 2. Trong văn bản trên, tác giả chỉ ra những thái độ nào của con người đối với công việc? Những biểuhiện nào thể hiện thái độ tích cực ? (1,0 điểm)Câu 3. Trong đoạn trích có câu Họ tìm cách chạy trốn. Theo anh/chị, tác giả muốn nói họ tìm cách chạy trốnkhỏi điều gì? (0,5 điểm)Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Mặt khác, nếu bạn hành động chỉ vì lợi ích của hành động đó màkhông mong chờ phần thưởng, bạn sẽ thấy rằng bạn vui thích với mỗi hành động bạn thực hiện? Vì sao?(1,0 điểm)II. LÀM VĂN (7,0 điểm)Câu 1( 2,0 điểm)Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suynghĩ của mình về cách để mỗi người có thể tận hưởng được cuộc sống một cách thực sự.Câu 2. (5,0 điểm)Vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế qua hai tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) và Ai đã đặt tên chodòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)?...........Hết..........GỢI Ý ĐÁP ÁNI. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận (0,5 điểm)Câu 2.- Những thái độ của con người với công việc: (0,5 điểm)+ Xem công việc như một việc phải làm, không có niềm đam mê, yêu thích với công việc+ Xem công việc như một niềm đam mê, họ yêu thích công việc của mình- Biểu hiện thái độ tích cực: (0,5 điểm)+ Nếu hành động chỉ vì lợi ích của hành động đó, không mong chờ phần thưởng, bạn sẽ nhận được phầnthưởng lớn hơn mình tưởng tượng.+ Làm điều mình yêu thích bằng tất cả khả năng của mình sẽ là cách bạn tận hưởng cuộc sống một cách thậtsự.+ Khi ấy, chúng ta sẽ có niềm vui, không chán nản, không thất vọng...Câu 3. Điều Họ tìm cách chạy trốn là: công việc không yêu thích, những gánh nặng đè nặng lên vai họ: tiềnnhà, gia đình... và họ chạy trốn chính bản thân mình (0,5 điểm)Câu 4. Học sinh có thể lựa chọn đồng ý hoặc không đồng ý miễn sao có cách lí giải phù hợp- Nếu lựa chọn đồng tình, có thể lí giải: khi chúng ta làm vì niềm yêu thích, đam mê với công việc thì mọichuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn, có hứng thú trong công việc hơn.- Nếu lựa chọn không đồng tình, có thể lí giải: mỗi công việc nếu không có phần thưởng được đặt ra, chúngta sẽ thiếu đi động lực để tiến lên, vượt qua những trở ngại. Phần thưởng càng lớn, động lực quyết tâm phấnđấu càng cao. (1,0 điểm)II. LÀM VĂN (7,0 điểm)Câu 1( 2,0 điểm)Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suynghĩ của mình về cách để mỗi người có thể tận hưởng được cuộc sống một cách thực sự.1. Giải thích “tận hưởng được cuộc sống một cách thực thụ” là sự hưởng thụ trọn vẹn tất cả niềm vui, sựhạnh phúc trong công việc và trong cuộc sống của mỗi con người.Câu 2. (5,0 điểm)2. Bàn luận+ Hưởng thụ thành quả trong công việc (khi được làm công việc mình yêu thích, khi hoàn thành công việc,khi công việc của mình có ích cho mọi người, cho xã hội…).+ Hưởng thụ những niềm vui trong cuộc sống…+ Phê phán những quan niệm sai lầm3. Rút ra bài học cho bản thânCâu 2. (5,0 điểm)Vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế qua hai tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) và Ai đã đặt tên chodòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)?1. Xác định vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế qua hai tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ (HànMặc Tử) và Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)2. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; Vận dụng tốt các thao tác lập luận, đặc biệt là thao táclập luận so sánh để làm rõ sự giống và khác nhau trong việc thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên xứ Huế qua hai tácphẩm.- Giới thiệu khái quát về hai tác phẩm và khẳng định vấn đề cần nghị luận- Vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế qua “Đây thôn Vĩ Dạ”của Hàn Mặc Tử+ Cảnh vườn thôn Vĩ đẹp trong nắng ban mai(với cành lá mơn mởn đẫm sương, ánh như ngọc) được miêu tảtrực tiếp, qua những hình ảnh cụ thể, sinh động. Con người xứ Huế hiền lành, phúc hậu.+ Cảnh trời, mây, sông, nước, nhất là cảnh dòng sông trăng, bến sông trăng với con thuyền chởđầy trăng huyền ảo, thơ mộng nhưng tất cả đều thấm đượm nỗi buồn.=> Cảnh đẹp, giàu sức sống, thơ mộng nhưng đượm một nỗi buồn bâng khuâng, da diết của nhà thơ.- Vẻ đẹp của dòng sông Hương trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường+ Vẻ đẹp được phát hiện ở cảnh sắc thiên nhiên: vẻ đẹp sinh động khi chảy qua những địa danh khác nhau(khi ở rừng già Trường Sơn, khi chảy qua cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại; khi chảy qua vùng ngoại ô KimLong; khi chảy qua nội vi thành phố Huế…)+ Vẻ đẹp của sông Hương hiện lên qua cái nhìn hướng nội và cách thể hiện đầy tài hoa của tác giả: ông đãnhìn sông Hương như một cô gái Huế, từng có lúc là một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại, lúc làmột thiếu nữ tài hoa, dịu dàng mà sâu sắc, đa tình và kín đáo, lẳng lơ nhưng rất mực chung tình, khéo trangsức mà không lòe loẹt.- Điểm tương đồng:+ Cả hai nhà thơ đều lấy những địa danh nổi tiếng của xứ Huế(Vĩ Dạ và sông Hương) làm điểm nhấn vàkhởi hứng cảm xúc.+ Cùng tái hiện được vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc con người xứ Huế rất riêng, rất thơ mộng. Có đượcđiều đó chứng tỏ mảnh đất, con người Huế đã chiếm chỗ sâu bền nhất trong lòng các tác giả.+ Cả hai đều là những cây bút tài hoa, tinh tế, nhạy cảm trong văn chương, có tâm hồn hết sức lãng mạn,phong phú.- Điểm khác biệt:+ Đây thôn Vĩ Dạ: bài thơ được gợi cảm hứng từ tấm bưu thiếp mà Hoàng Cúc gửi cho Hàn Mặc Tử nênđiểm nhìn cảm xúc trong một không gian hẹp, cái nhìn từ kí ức. Cảnh vật của xứ Huế hiện lên với những nétđặc trưng rất bình dị, quen thuộc, gần gũi nhưng cũng thật lãng mạn: cảnh khu vườn mướt như ngọc, sôngtrăng huyền ảo, con người với vẻ đẹp đằm thắm, dịu dàng…cảnh vật in đậm cảm xúc về tình đời, tình ngườicủa nhà thơ.+ Ai đã đặt tên cho dòng sông?: Hoàng Phủ Ngọc Tường chọn điểm nhìn là sông Hương, đặt trong mộtkhông gian phóng khoáng, rộng lớn hơn.…. Vì thế vùng đất cố đô hiện lên toàn diện hơn, hiện thực hơn bởisông Hương chính là linh hồn của Huế, là nơi tích tụ những trầm tích văn hóa lâu đời của mảnh đất kinhthành cổ xưa.- Lí giải sự khác biệt:+ Xuất phát từ đặc điểm của thể loại thơ và bút kí là khác nhau. Thơ nghiêng về cảm xúc, tâm trạng mangtính chủ quan. Bút kí có tính xác thực và khách quan.+ Đối với Hàn Mặc Tử, Huế là nơi tác giả từng gắn bó, giờ đã trở thành kỉ niệm. Còn Hoàng Phủ NgọcTường là người con của xứ Huế nên chất Huế đã thấm sâu vào tâm hồn máu thịt của ông.SỞ GD VÀ ĐT BÌNH ĐỊNHKỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018Trường THPT Số 3 An NhơnBài thi: NGỮ VĂNThời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đềĐỀ THAM KHẢO 4I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“Chỉ còn hơn một tháng nữa là con sẽ bước vào kỳ thi THPT quốc gia, con biết kỳ thi này sẽ đánhdấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời con. Tuy mẹ không nói ra nhưng con biết từ sâu thẳm trong lòng mẹmong con sẽ có kết quả thật tốt để được một tấm vé vào trường Đại học Ngoại thương.Mẹ luôn nói với con rằng, phải học thật giỏi, phải đỗ đại học thì sau này mới có công việc ổn định,mới có thể sống thật tốt và làm chủ cuộc đời mình. Nhưng mẹ ơi, theo thống kê mỗi năm có hàng trăm nghìncử nhân ra trường và thất nghiệp chỉ vì “thừa thầy thiếu thợ”. Mẹ à, bằng cấp giống như một tấm vé đểchúng ta bước lên một hòn đảo hoang nhưng có tồn tại được trên hòn đảo ấy không thì phải do năng lực vàtrí tuệ đúng không mẹ. Cuộc đời cũng vậy mẹ nhỉ? Chọn một nghề nghĩa là chọn cho mình một tương lai.Chọn nghề sai lầm là đặt cho mình một tương lai không thật sự vững chắc.Trở thành một nhà đối ngoại kinh tế là ước mơ mà mẹ định hướng cho con và cũng là niềm tự hàocủa mẹ. Con biết khi con nói ra điều này mẹ sẽ sốc lắm. Thế nhưng mẹ ơi, mẹ nghĩ sao nếu con không nộphồ sơ vào trường Đại học Ngoại thương như mẹ mong muốn mà con chọn học một trường nghề? Mẹ sẽ thấtvọng vì con đúng không ạ? Chắc chắn là thế rồi bởi vì mẹ hy vọng ở con nhiều thế cơ mà. Con sẽ học nghềthay vì học đại học được không mẹ? Con muốn trở thành một người thợ lành nghề. Con thấy rằng, kinh tếcàng phát triển thì nhu cầu về người thợ lành nghề càng cao. Trong khi mọi người chỉ đổ xô đi học đại học,lượng người đi học nghề rất ít. Thành một người thợ có lẽ cuộc sống sẽ vất vả hơn nhưng ít nhất con biếtmình sẽ không thất nghiệp. Con sẽ tự lo cuộc sống của con và những người con yêu thương mẹ ạ. Con sẽphấn đấu và nỗ lực để có những thành công của riêng con và không làm mẹ thất vọng. Và đương nhiên convẫn là đứa con ngoan của mẹ.Con muốn tự mình quyết định tương lai và cuộc đời mình. Con muốn làm một người thợ nghề thànhcông thực sự chứ không muốn thành một nhà đối ngoại trong mộng tưởng. Mong mẹ hãy ủng hộ con!”(Trích Thư gửi mẹ - Lời tâm sự của đứa con trước kỳ thi THPT quốc gia – Báo Infonet)Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phong cách ngôn ngữ chính của đoạn trích trên.Câu 2. (0,5 điểm) Vì sao người mẹ luôn mong muốn con mình phải vào được đại học?Câu 3. (1,0 điểm) Giải thích cụm từ “thừa thầy thiếu thợ”, tại sao nghịch lí đó lại diễn ra trong cuộc sốnghiện nay?Câu 4. (1,0 điểm) Anh/ chị có cùng quan điểm với người con qua câu nói: Con muốn tự mình quyết địnhtương lai và cuộc đời mình? Vì sao?II. LÀM VĂN (7,0 điểm)Câu 1. (2,0 điểm)Chọn nghề sai lầm là đặt cho mình một tương lai không thật sự vững chắc.Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên.Câu 2. (5,0 điểm)Có ý kiến cho rằng: Kim Lân là cây bút tiêu biểu có những khám phá về số phận và vẻ đẹp tâm hồncủa người nông dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.Anh/ chị hãy phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt , (Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo Dục2016) để làm sáng tỏ ý kiên trên. Từ đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo - Nam Cao(Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo Dục 2016) để thấy được sự gặp nhau ở tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn.GỢI Ý ĐÁP ÁNI. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)Câu 1. (0,5 điểm) Phong cách ngôn ngữ chính của đoạn trích trên: Sinh hoạtCâu 2. (0,5 điểm) Vì sao người mẹ luôn mong muốn con mình phải vào được đại học: vì mẹ yêu thươngcon, mong con đỗ đại học thì sau này mới có công việc ổn định, mới có thể sống thật tốt và làm chủ cuộc đờimình.Câu 3. (1,0 điểm) - Giải thích cụm từ “thừa thầy thiếu thợ”:+ Thừa thầy: là thừa lớp người được đào tạo có kiến thức, kinh nghiệm, truyền dạy cơ bản lí thuyết – lớpngười lao động trí óc.+ Thiếu thợ: là thiếu lớp người được đào tạo cơ bản thực hành – lớp người lao động chân tay.- Tại vì:+ Hiện nay, đa số mọi người đổ xô đi học đại học, ai cũng nghĩ học đại học sẽ dễ tìm việc làm nhẹ nhàngnhưng có thu nhập cao.+ Người đi học nghề rất ít, học nghề cơ hội việc làm không nhiều, làm việc nặng nhọc thu nhập không đượccao.Câu 4. (1,0 điểm) Cùng quan điểm với người con. Vì:+ Người con có bản lĩnh, đủ tuổi trưởng thành để tự quyết định cuộc đời của mình.+ Đây là một người con rất yêu thương mẹ và có những nhìn nhận thấu đáo về thực tế cuộc sống.II. LÀM VĂN (7,0 điểm)Câu 1.- Nêu luận điểm chính của đoạn văn: chọn nghề phù hợp, vững chắc cho tương lai.- Triển khai luận điểm:+ Nghề nghiệp là công việc gắn với cuộc đời của mỗi người. Vì vậy lựa chọn nghề là mối quan tâm hàngđầu của thanh niên (học sinh), nó ảnh hưởng đến đời sống tinh thần và vật chất của mỗi người.+ Nếu lựa chọn đúng sẽ có cơ hội phát huy năng lực của bản thân. Nếu lựa chọn sai là đặt cho mình mộttương lai không thật sự vững chắc. Vì vậy cần chủ động, sáng suốt khi đối diện với vấn đề quan trọng này.+ Còn nhiều bạn trẻ chọn nghề theo xu hướng thời thượng; chọn nghề không phù hợp với năng lực, tínhcách, sở thích của mình; chọn nghề không gắn với nhu cầu xã hội;... Vì thế dẫn đến hiện tượng “thừa thầythiếu thợ”, nhiều sinh viên ra trường không có việc làm, phải làm trái nghề...- Kết thúc:Mỗi bạn trẻ cần có ý thức, suy nghĩ nghiêm túc khi chọn nghề. Nhà nước cần có những định hướng, giảipháp hợp lí để đáp ứng nhu cầu thực tế.Câu 2.1. Giới thiệu chung:- Giới thiệu về tác giả Kim Lân, Nam Cao- Giới thiệu ý kiến và 2 nhân vật trong hai tác phẩm.2. Cụ thể:a. Giải thích ý kiến+ Kim Lân là cây bút truyện ngắn tiêu biểu đã phát hiện ra tình cảnh thê thảm của người nông dân trongnghèo, đói nhưng ở họ vẫn lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng.b. Phân tích, bình luận:* Khám phá riêng của Kim Lân về người nông dân qua nhân vật Tràng trong “Vợ nhặt” :+ Thân phận nghèo khó của Tràng (dân ngụ cư, nghèo túng không lấy nổi vợ, câu chuyện nhặt được vợ củaTràng và cảnh rước nàng dâu đã phơi bày tất cả sự nghèo đói và tình trạng thê thảm của thân phận conngười). Cảnh ngộ của Tràng cũng là tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm1945.+ Vẻ đẹp của Tràng :++ nhân hậu, thương người ( cưu mang, đón nhận Thị về làm vợ)++ khát khao hạnh phúc gia đình ( “nhặt” Thị về làm vợ, sự thay đổi ở Tràng trong buổi sáng hôm sau…)++ lạc quan, hướng về tương lai ( sự thay đổi của Tràng sau khi có vợ, hiểu rõ hơn về hình ảnh đoàn ngườicướp kho thóc của Nhật, hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng kết thúc tác phẩm)*Liên hệ với nhân vật Chí Phèo của Nam Cao trong “Chí Phèo”+ Sơ lược vài nét về nhân vật Chí Phèo: số phận, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, cái chết đầy bi kịch.+ Qua “Chí Phèo”, Nam Cao khái quát một hiện tượng xã hội phổ biến ở nông thôn Việt Nam trước Cáchmạng: một bộ phận người dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hoá, lưu manh hoá.*Nhận xét về tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn :- Hai nhà văn đã gặp nhau ở giá trị văn chương chân chính: tư tưởng nhân đạo.+ Tấm lòng yêu thương và sự đồng cảm với số phận của người nông dân.+ Phát hiện và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân trong những hoàn cảnh khổ cực, bithảm.+ Tố cáo, lên án mạnh mẽ xã hội đương thời.-> Kim Lân và Nam Cao là những cây bút tiêu biểu viết về tình cảnh người nông dân trước Cách mạngtháng Tám 1945.3. Đánh giá:- Kim Lân và Nam Cao là những cây bút tiêu biểu viết về tình cảnh người nông dân trước Cách mạng thángTám 1945. Với “Chí Phèo”, “Vợ nhặt” – tự những tác phẩm ấy đã nói lên giá trị của mình và với những giátrị đó, nó xứng đáng vào hàng ngũ những tác phẩm thành công nhất của văn học thời kì trước Cách mạng.- Sự gặp của hai nhà văn chứng minh nhân đạo là một nội dung xuyên suốt trong văn học Việt Nam.* Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tốbiểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêngsâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.SỞ GD VÀ ĐT BÌNH ĐỊNHKỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018Trường THPT Số 3 An NhơnBài thi: NGỮ VĂNThời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đềĐỀ THAM KHẢO 5I. ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:“ (1) Cuộc sống vốn đã phức tạp rồi, không cần phải trầm trọng hóa mọi thứ thêm nữa. Nếu bạn cóthể làm gì đó để đơn giản nó, hãy làm. Nếu không, hãy để mọi thứ được tự nhiên! Nếu bạn thèm hamberger,hãy ăn hamberger. Nếu bạn thấy mình béo quá, hãy giảm béo. Nếu bạn yêu ai đó, hãy nói với họ. Nếu bạnchưa tìm thấy đam mê thực sự, hãy thử nhiều công việc khác nhau cho đến khi tìm thấy nó. Nếu bạn thíchlàm nhiều việc, hãy làm tất cả, lần lượt từng việc một. Bạn thấy chứ? Mọi thứ không nghiêm trọng nhưchúng ta nghĩ. Chỉ có những ý nghĩ phức tạp mới khiến ta lo lắng. Hãy suy nghĩ đơn giản, làm những gìmình muốn (miễn là hợp pháp và không phương hại ai) và tận hưởng cuộc sống!(2) Niềm vui khi nhận điểm 9 sẽ sớm phai đi, nhưng lòng đố kị với kẻ được điểm 10 sẽ còn vương lạimãi trong tâm trí. Đó là chuyện muôn thuở. Ta thường thèm muốn nhiều hơn nhưng hiếm khi dừng lại đểnhận ra những gì chúng ta thực sự có. Chúng ta so sánh mình với người khác để thấy rằng hiện tại củachúng ta không đủ tốt. Và bằng cách đó, ta gây áp lực không cần thiết lên chính mình. Và đó là khởi nguồncủa mọi bi kịch.(Bình an nội tâm - Cân bằng cuộc sống, dẫn theo wallstreetenglish. edu.vn)Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?Câu 2. Nêu nội dungchínhcủa đoạn (1)?Câu 3. Theo anh/chị vì sao mọi người lại “Thường thèm muốn nhiều hơn nhưng hiếm khi dừng lại để nhậnra những gì chúng ta thực sự có”?Câu 4. Việc khao khát những điều tốt đẹp hơn và trân trọng những gì ta đang có, có mâu thuẫn lẫn nhau haykhông? Vì sao?II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm)Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của/chị về ý kiến được nêu trongphần đọc hiểu: “So sánh mình với người khác là ta đang gây áp lực cho chính mình ”.Câu 2. (5,0 điểm)Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài,Ngữ Văn 12, tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2006). Từ đó liên hệ với tâm trạng của nhân vật Chí Phèotrong buổi sáng hắn tỉnh dậy sau đêm gặp Thị Nở (Chí Phèo– Nam Cao, Ngữ Văn 11, tập 2, NXB Giáo DụcViệt Nam, 2006) để nhận xét về tình cảm nhân đạo của các nhà văn đối với người lao động nghèo trong xãhội cũ.GỢI Ý ĐÁP ÁNI. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)Câu 1. Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận. (0.5)Câu 2. Trong đoạn (1), tác giả nêu ra những điều bạn có thể muốn làm và khuyên ta làm điều đó ngay khi cóthể như ăn bánh hamberger, giảm béo, tìm kiếm đam mê,... (0.5)Câu 3. Mọi người “Thường thèm muốn nhiều hơn nhưng hiếm khi dừng lại để nhận ra những gì chúng tathực sự có”, bởi vì:- Con người luôn muốn điều tốt hơn nữa, không biết đủ, không bao giờ hoàn toàn thỏa mãn với hiện tại.(0.5)- Con người có bản chất so sánh, đứng núi này trông núi nọ,.... (0.5)Câu 4. HS nêu quan điểm cá nhân, làm rõ quan điểm.Sau đây là một vài gợi ý:- Khao khát những điều tốt đẹp và trân trọng những gì ta đang có không hề mâu thuẫn nhau, mà bổ sung chonhau (0.5)- Khao khát vươn lên là động lực hoàn thiện bản thân mình ở tương lai, còn trân trọng những gì mình đangcó là biết giá trị của những nổ lực trong quá khứ và thành quả ở hiện tại. (0.5)II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm)Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của/chị về ý kiến được nêu trongphần đọc hiểu: “So sánh mình với người khác là ta đang gây áp lực cho chính mình ”.1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: “So sánh mình với người khác là ta đang gây áp lực cho chínhmình”.2. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:* Câu mở đoạn: nêu vấn đề cần nghị luận:* Các câu phát triển đoạn:– Bàn luận:+ Mỗi người là môt cá thể độc lập, so sánh mình với bất kì ai đều là khập khiễng.+ So sánh mình với người khác một cách tiêu cực, dù là so sánh hơn hay kém, bản chất chính là sự đố kị.+ Nguyên nhân của sự so sánh có thể là: sự mặc cảm, tự ti về bản thân...+ So sánh mình với người khác có nhiều tác hại: gây áp lực cho bản thân, gây nhiều bi kịch,...+ Đôi khi trong cuộc sống, so sánh với người khác lại là động lực để chúng ta nổ lực phấn đấu.* Câu kết đoạn: Liên hệ, rút ra bài học.Câu 2. (5,0 điểm)Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài, Ngữ Văn12, tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2006). Từ đó liên hệ với tâm trạng của nhân vật Chí Phèo trong buổisáng hắn tỉnh dậy sau đêm gặp Thị Nở (Chí Phèo– Nam Cao, Ngữ Văn1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng APhủ -Tô Hoài). Từ đó liên hệ tới tâm trạng nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo– Nam Cao) để cảm nhận về giá trịnhân đạo của hai tác phẩm.2. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:a/ Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề cần nghị luậnb/ Thân bài:* Cảm nhận về diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân:- Trước đêm mùa xuân, do bị đày đoạ, áp chế, Mị trở thành một người phụ nữ “vô hồn”, mất hết ý thức vềthời gian, tuổi tác. Tuy nhiên, sức sống trong Mị chưa lụi tắt và nó sẽ trỗi dậy khi có điều kiện.- Do sự tác động của bối cảnh bên ngoài đối với Mị trong đêm mùa xuân nên sức sống trong Mị đã dần hồisinh-Mị nhớ lại thời xa xưa. Mị còn trẻ, Mị khao khát hạnh phúc, tình yêu-> tiếng sáo đã thức tỉnh Mị-Sự đối lập giữa hoàn cảnh đêm xuân, giữa thế giới được đánh thức với cuộc sống thực tại làm cho Mị muốngiải thoát khỏi cuộc sống tủi nhục bằng cái chết.- Mị lại thực hiện một sự giải thoát bằng một loạt các hành động thật bình thản và quyết liệt....(dẫn chứng)- A Sử đã dâp tắt mọi khát khao của Mị, nhưng A Sử chỉ trói được thể xác chứ không trói đươc tâm hồn Mị-> Tai Mị vẫn nghe tiếng sáo và Mị vùng bước đi quên cả cảnh ngộ thực tại của mình. Đây là tiền đề để sứcsống tiềm tàng của Mị trỗi dậy ở hành động cứu A Phủ và giải thoát bản thân.- Nghệ thuật: khắc hoạ thành công nhân vật qua diễn biến tâm lí và hành động.* Liên hệ tới tâm trạng nhân vật Chí Phèo trong buổi sáng tỉnh dậy:- Sau cuộc gặp gỡ đầy tình cờ với thị Nở trong đêm trăng ở vườn chuối cạnh bờ sông, cuộc đời Chí Phèonhư được lật sang một trang mới.- Sáng sớm hôm sau, hắn tỉnh dậy. Hắn bắt đầu cảm nhận được cuộc sống xung quanh mình và có nhữngcảm xúc của một con người.- Lần đầu tiên từ khi ra tù, Chí Phèo tỉnh rượu và nghe được những âm thanh quen thuộc của cuộc sống hằngngày xung quanh hắn... Những âm thanh ấy đã gợi nhớ trong hắn ước mơ giản dị từ thuở xa xưa, bản chấtngười trong hắn đang mơ hồ tỉnh dậy.- Qua đó, nhà văn thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với hoàn cảnh bi đát của người nông dântrong xã hội cũ, đồng thời khẳng định và tin tưởng vào bản chất lương thiện tốt đẹp của họ.* Suy nghĩ về giá trị nhân đạo của 2 tác phẩm– Ở cả hai tác phẩm đều thể hiện giá trị nhân đạo : Đó là sự phát hiện và ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp ởngười lao động; trân trọng, nâng niu khát vọng tốt đẹp của họ.– Tuy nhiên vì ra đời trước Cách mạng tháng Tám nên trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, tác giảchưa mở ra được con đường tươi sáng đối với các nhân vật. Khát vọng tốt đẹp ở người nông dân nghèokhông thể thực hiện. Còn ở truyện Vợ chồng A Phủ ra đời sau cách mạng Tháng Tám, nhà văn Tô Hoài đãgieo vào lòng người niềm tin vào tương lai tươi sáng của các nhận vật. Mị và A Phủ nên vợ nên chồng, thoátkhỏi số phận nô lệ, đến với cuộc sống tự do, hạnh phúcc/ Kết bài:– Tóm lại vấn đề đã nghị luận.– Liên hệ và nêu cảm nghĩ vẻ đẹp tâm hồn/ tình yêu thương con ngườiSỞ GD VÀ ĐT BÌNH ĐỊNHKỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018Trường THPT Số 3 An NhơnBài thi: NGỮ VĂNThời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đềĐỀ THAM KHẢO 6I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Tỉ phú Hồng Kông Y Pang-Lin vừa qua đời ở tuổi 93, để lại di chúc hiến toàn bộ tài sản trị giá khoảng2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện. Ông giải thích hành động của mình” “Nếu các con tôi giỏi hơn tôi thìchẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ hại cho chúng màthôi”. Y Pang-Lin không phải là người đầu tiên trên thế giới “keo kiệt” với con nhưng lại hào phóng với xãhội. Người giàu nhất thế giới – Bill Gates – từng tuyên bố sẽ chỉ để lại cho con 0,05% tổng tài sản kếch xùcủa mình. Báo chí hỏi tại sao như vậy, ông trả lời đại ý: Con tôi là con người, mà đã là con người thì phảitự kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội.Đã là con người thì phải lao động. Tại sao tôi phải cho con tiền?Nhưng cũng có người con sẵn sàng từ chối thứ mà “đời bố hi sinh” để “củng cố” cho mình. StephenCovey – người từng được tạp chí Time bầu chọn là 1 trong 25 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới, tác giảcuốn sách nổi tiếng Bảy thói quen để thành đạt – viết di chúc để lại tiền cho con và ra đi năm 2012. Cả chínngười con không ai nhận tiền. Họ lý giải rất giản dị rằng họ là những người bình thường và hoàn toàn cóthể tự lao động, tự kiếm sống được.Tương tự, tỉ phú Warren Buffett viết di chúc để lại 10% tài sản của mình cho con, còn lại là làm từthiện. Tuy nhiên, ba người con, dù không phải quá giàu có, cũng từ chối và dành luôn số tiền đó cho từthiện.[…]. Có người cho rằng, có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là đủ, cònkhông, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai thứ đó thì coi như chưa cho con gì cả. Hai thứ đólà : ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm.(Theo Nhật Huy, Không để lại tiền cho con, Dẫn theo http:/tuoitre.vn, ngày 10/5/2015)Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.Câu 2. Theo tác giả, vì sao những người cha tỉ phú như Pang-Lin, Bill Gates,… không muốn để lại nhiềucủa cải cho con?Câu 3. Anh/chị rút ra thông điệp gì từ văn bản trên?Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến được nêu ở đoạn cuối của văn bản “Có người cho rằng … để tựchịu trách nhiệm” không ? Vì sao ?II. LÀM VĂN (7,0 điểm)Câu 1 (2,0 điểm)Văn bản phần Đọc hiểu gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về tính tự lập của con người, nhất là tuổi trẻ. Hãyviết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ đó.Câu 2 (5,0 điểm)Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như ngườivừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào haicon mắt còn cay xè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mìnhcó cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọngàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong.Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lốiđi đã hót sạch.Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếngchổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rấtthấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã cómột gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồnvui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn cóbổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gìđể dự phần tu sửa lại căn nhà.Bà cụ Tứ chợt thấy con giai đã dậy, bà lão nhẹ nhàng bảo nàng dâu:- Anh ấy dậy rồi đấy. Con đi dọn cơm ăn chẳng muộn.- Vâng.Người đàn bà lẳng lặng đi vào bếp […][…] Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã. Đàn quạ trên những cây gạo cao chót vótngoài bãi chợ hôt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám bay vần trên nền trời như những đám mây đen.Người con dâu khẽ thở dài, thị nói lí nhí trong miệng:- Trống gì đấy, u nhỉ?- Trống thúc thuế đấy. Đằng thì nó bắt giồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất này không chắcđã sống qua được đâu các con ạ... - Bà lão ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bàkhóc.Người con dâu có vẻ lạ lắm, thị lầm bầm:- Ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à?Im lặng một lúc thị lại tiếp:- Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cảkho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy.Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi. Cái mặt to lớn bặm lại, khó đăm đăm. Miếng cám ngậm trong miệnghắn đã bã ra chát xít... Hắn đang nghĩ đến những người phá kho thóc Nhật.Tràng hỏi vội trong miếng ăn:- Việt Minh phải không?- Ừ, sao nhà biết?Tràng không trả lời. Trong ý nghĩ của hắn vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhauđi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm.Hôm ấy hắn láng máng nghe người ta nói họ là Việt Minh đấy. Họ đi cướp thóc đấy. Tràng khônghiểu gì sợ quá, kéo vội xe thóc của Liên đoàn tắt cánh động đi lối khác.À ra họ đi phá kho thóc chia cho người đói. Tự dưng hắn thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu.Ngoài đình tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập. Mẹ và vợ Tràng đã buông đũa đứng dậy.Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới...(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, trang 30 - 32)Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng trong đoạn trích trên. Liên hệ cách kếtthúc đoạn trích này (cũng là cách kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt) với cách kết thúc truyện ngắn Chí Phèo củaNam Cao (Sách Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, trang 154 - 155) để bình luận cáchnhìn của hai nhà văn về người nông dân trong xã hội cũ.GỢI Ý ĐÁP ÁNI. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)Câu 1. Phong cách ngôn ngữ báo chí/chính luận (0.5)Câu 2. Những người cha tỉ phú như Pang-Lin, Bill Gates,… không muốn để lại nhiều của cải cho con vì họquan niệm rằng:-Nếu con cái của họ tài giỏi, chúng sẽ tự kiếm được tiền. Nếu chúng kém cỏi thì của cải có sẵn chỉ làmhại chúng thôi (lười biếng, ỷ lại, sa vào tệ nạn xã hội,…) (0.5)- Lao động là trách nhiệm của mỗi con người, không chỉ để nuôi sống bản thân mà còn góp phần thúcđẩy xã hội. (0.5)Câu 3. Thông điệp của văn bản: con người, nhất là tuổi trẻ, phải có tính tự lập trong cuộc sống; phải tự mìnhlàm chủ cuộc sống của mình, không dựa dẫm vào người khác. (0.5)Câu 4. Học sinh tự lựa chọn câu trả lời (Đồng tình/ Không đồng tình) và phải có lí giải cụ thể, đúng hướng(không trái với đạo đức và pháp luật). (1.0)- Nếu thí sinh chọn cách trả lời đồng tình, có thể lí giải như sau:+Bởi ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm là hai phẩm chấtquan trọng để con người sống tự lập, làm chủ cuộc đời mình.+ Nếu con người, nhất là thanh niên, thiếu hai phẩm chất trên, chỉ dựa dẫm vào cha mẹ thì sẽ sinh ra lườibiếng, sa vào tệ nạn xã hội, và rồi cuối cùng tiền bạc cũng sẽ tiêu tan, cuộc sống thiếu bền vững.- Nếu thí sinh chọn cách trả lời không đồng tình thì phải có sự lí giải cụ thể, nhưng không trái với đạo đứcvà pháp luật.II. LÀM VĂN (7,0 điểm)Câu 1 (2,0 điểm)Văn bản phần Đọc hiểu gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về tính tự lập của con người, nhất là tuổi trẻ? Hãyviết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ đó.1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tính tự lập của con người2. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:Sau đây là định huớng cho nội dung đoạn văn:* Mở đoạn. Tính tự lập là một đức tính quan trọng, cần thiết đối với mỗi cá nhân đặc biệt là các bạn trẻ trongxã hội hiện đại.* Thân đoạn:- Thế nào là tính tự lập?Tính tự lập là không dựa dẫm vào người khác, sử dụng tài năng, bản lĩnh của cá nhân để làm chủ cuộc sốngcủa mình.- Tính tự lập có những biểu hiện cụ thể gì?Tính tự lập được thể hiện ở sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách, ý chínỗ lực vươn lên trong học tập và cuộc sống.+ Tự lập trong học tập: học tập không cần sự nhắc nhở của cha mẹ; có ý thức phấn đấu, vươn lên để đạtthành tích cao hơn,…+ Tự lập trong cuộc sống: Tự chăm lo cho bản thân, hoàn thành các công việc được giao phó, giúp đỡ nhữngngười xung quanh,…- Vì sao phải rèn luyện tính tự lập? (Ý nghĩa, tác dụng)+ Rèn luyện đức tính tự lập sẽ giúp cá nhân có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách đề đến thành công.+ Giúp chúng ta trưởng thành, bản lĩnh, vững vàng hơn trong cuộc sống.+ Đức tính tự lập giúp chúng ta làm chủ cuộc sống của chính mình.- Bàn luận, mở rộng vấn đề.+ Hiện nay, còn có rất nhiều bản trẻ có tính ỷ lại, thụ động không biết phấn đấu, vươn lên làm chủ cuộc sốngcủa bản thân. Đó là một thái độ đáng chê trách và lên án.+ Muốn có đức tính tự lập các bạn trẻ cần chủ động trong mọi việc, sẵn sàng hăng hái tham gia mọi hoạtđộng, kiên trì vượt qua mọi khó khăn, thử thách.*Kết đoạn (Thái độ của bản thân) Mỗi chúng ta cần tự rèn luyện cho mình đức tính tự lập. Đức tính nàychính là chìa khóa cho sự thành công của mỗi người.Câu 2 (5,0 điểm)1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận : Diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng trong đoạn trích Vợ nhặt củaKim Lân. Bình luận về cách nhìn nguời nông dân trong xã hội cũ qua cách kết thúc hai tác phẩm: Vợ nhặtvà Chí Phèo – Nam Cao,2. Triển khai vấn đề nghị luận:*Giới thiệu: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Kim Lân, truyện ngắn Vợ nhặt và nhân vật Tràng (sau khi lấyvợ)*Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng- Tóm tắt tình huống lấy vợ của Tràng- Tâm trạng của Tràng trong buổi sáng ngày đầu có vợ:+ Vẫn còn ngỡ ngàng+ Cảm động, hạnh phúc khi nhìn thấy cảnh cửa nhà thay đổi và cảnh mẹ cùng vợ quét tước sân vườn – mộtcảnh gia đình ấm áp trong ngày đói.+ Dự tính về cuộc sống tương lai, ý thức về trách nhiệm của mình với gia đình.+ Kết thúc là sự nhận hiểu về Việt Minh, về đoàn người đói đi phá kho thóc.- Qua nhân vật Tràng, Kim Lân khẳng định bản chất tốt đẹp, sức sống mạnh mẽ của con người Việt Nam :tình người cao đẹp, khát vọng sống và niềm hi vọng vào cuộc sống, vào tương lai.- Nghệ thuật miêu tả, khắc họa nhân vật:+Đặt nhân vật trong tình huống lạ, độc đáo.+ Miêu tả nội tâm sâu sắc, tinh tế.*Liên hệ kết thúc của truyện ngắn Chí Phèo và bình luận- Liên hệ nhân vật Chí Phèo+ Sau khi gặp thị Nở, Chí Phèo khát khao được hoàn lương, được chung sống với thị Nở; nhưng thị Nở từchối chung sống do bà cô ngăn cản.+ Chí Phèo đau khổ, tuyệt vọng, giết chết bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình.+ Nghe tin Chí Phèo chết, thị Nở nhìn nhanh xuống bụng và thấy thoáng hiện một cái lò gạch cũ.- Bình luận:+ Qua nhân vật Chí Phèo, Nam Cao phản ánh tình trạng bế tắc, tuyệt vọng của người nông dân bị áp bức bởibọn thống trị , họ bị cướp đoạt vĩnh viễn cuộc sống. Và đó cũng là cái nhìn bi quan của Nam Cao về sốphận của người nông dân trong xã hội cũ.+ Qua nhân vật Tràng, Kim Lân thể hiện cái nhìn lạc quan, hướng tới tương lai tươi sáng cho những ngườilao động nghèo khổ.+ Sự khác biệt về kết thúc của hai tác phẩm xuất phát từ hoàn cảnh xã hội khi hai tác phẩm ra đời. + Tuynhiên, cả hai tác phẩm đều thể hiện tinh thần nhân đạo của hai nhà văn.SỞ GD VÀ ĐT BÌNH ĐỊNHKỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018Trường THPT Số 3 An NhơnBài thi: NGỮ VĂNThời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đềĐỀ THAM KHẢO 7I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Không còn là cảnh báo, các chứng bệnh có liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội đang ngày càngphổ biến tại Việt Nam. Sự lệ thuộc quá nhiều vào Facebook, Youtube, Instagram hay Twitter đã khiến khôngít cư dân mạng, trong đó phần lớn là những người trẻ quay cuồng trong "thế giới ảo" mà quên rằng cuộcsống thực tại mới chính là cuộc sống đúng nghĩa của mình.Nhập viện vì "nghiện Facebook" đã trở thành một căn bệnh được các bác sĩ tại nhiều bệnh viện lớntrên cả nước xác nhận trong thời gian qua. Ðặc điểm chung của phần lớn người bệnh là thuộc lứa tuổithanh thiếu niên, ngại giao tiếp; biểu hiện cáu gắt khi không được tiếp xúc với Facebook; sức khỏe suygiảm…Trước khi bị coi là "một chất gây nghiện", Facebook đã là môi trường cho nhiều phát ngôn, hànhđộng bộc phát, không cẩn trọng, thiếu kiểm soát, thậm chí là hành vi phạm tội của một bộ phận thanh thiếuniên… Những thí dụ về tác hại xấu của Facebook với người dùng trẻ tuổi tại Việt Nam không hề hiếm. Gầnđây, có thể kể đến sự việc 10 thanh niên tại tỉnh Phú Thọ mang hung khí chặn xe ô-tô đang lưu hành trênđường cao tốc Nội Bài - Lào Cai để cướp tiền ngày 29-12-2017. Trong quá trình gây án, nhóm này khôngquên thực hiện video livestream (truyền trực tiếp) trên Facebook khoe "chiến tích". Với số tiền chiếm đoạtchỉ hơn 400.000 đồng cho thấy, dường như mục đích livestream của họ chỉ là thói háo danh trên mạng xãhội. Song bản án dành cho những thanh niên có tuổi đời chưa quá 20 nhận lại vì những phút giây bốc đồngcủa mình có thể sẽ không hề nhẹ... "Câu like" (lượt yêu thích) trên Facebook cũng được cho là nguyên nhânchính khiến một cô bé 13 tuổi tại Khánh Hòa đốt ngôi trường THCS mà mình đang học tập vào năm 2016...Từ một dịch vụ liên lạc, nhưng vì lợi nhuận không ít trang mạng xã hội đã không ngần ngại biếnkhách hàng nhất là giới trẻ... trở thành những con nghiện mạng xã hội cùng những căn bệnh thần kinhkhác, đồng thời trở thành mục tiêu của giới tội phạm và các tổ chức khủng bố. Tuy nhiên, cũng phải nhìnnhận rõ rằng, mạng xã hội hoàn toàn không xấu, mà còn có nhiều mặt tích cực. Vấn đề là sử dụng mạng xãhội sao cho hiệu quả, có mục đích rõ ràng nhằm phục vụ công việc hoặc cuộc sống phong phú của chínhmình chứ không phải trở nên lệ thuộc, bị thế giới "ảo" dắt mũi. Vì vậy, trước khi tính đến trách nhiệm củanhững dịch vụ truyền thông như Facebook hay Youtube, cư dân mạng, nhất là thế hệ trẻ phải biết tự bảo vệmình trước những cám dỗ từ mạng xã hội(Trích Tự bảo vệ trước cám dỗ từ mạng xã hội – Hải Bằng; Nguồn từ Báo Nhân dân - Điện tử, Thứ ba,13/2/2018)Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong văn bản? (0,5 đ)Câu 2: Theo tác giả, những người mắc căn bệnh “nghiện Facebook” có đặc điểm chung như thế nào? (0,5 đ)Câu 3: Vì sao nói Facebok cũng bị coi là “một chất gây nghiện”? (1,0 đ)Câu 4: Anh/chị có đồng tình với câu nói: “…dường như mục đích livestream của họ chỉ là thói háo danhtrên mạng xã hội. ”? (1,0 đ)II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)Câu 1: (2 điểm)Từ nội dung của văn bản phần Đọc - hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bàysuy nghĩ của bản thân trước hiện tượng một phần không nhỏ giới trẻ hiện nay “quay cuồng trong thế giớiảo”.Câu 2: (5 điểm)Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cứu A Phủ (Vợ chồng A Phủ - TôHoài, Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó liên hệ với hành động tự kết liễu đời mìnhcủa nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo - Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để thấyđược tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn.GỢI Ý ĐÁP ÁNI. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)Câu 1: Phương thức biểu đạt chính:Nghị luận (0,5 đ)Câu 2: Đặc điểm chung của những người mắc căn bệnh “nghiện Facebook” là: ngại giao tiếp; biểu hiện cáugắt khi không được tiếp xúc với Facebook; sức khỏe suy giảm… (0,5 đ)Câu 3: Facebok cũng bị coi là “một chất gây nghiện”, vì:- Facebook tạo ra một “thế giới ảo” với nhiều ứng dụng có sức hấp dẫn, lôi cuốn.- Là nơi người dùng có thể tự thể hiện mình, tự do phát ngôn, chia sẻ, …và có thể “sống ảo”.- Người dùng mất lí trí để kiểm soát độ đúng/sai của nội dung trên Facebook. (1,0 đ)Câu 4: Nêu rõ quan điểm đồng tình hay không đồng tình, lí giải hợp lí, thuyết phục về tình trạng nhiềuthanh thiếu niên có cái nhìn lệch lạc về cuộc sống từ những thông tin không lành mạnh trên Facebook. (1,0đ)II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)Câu 1: (2 điểm)Từ nội dung của văn bản phần Đọc - hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bàysuy nghĩ của bản thân trước hiện tượng một phần không nhỏ giới trẻ hiện nay “quay cuồng trong thế giớiảo”.1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: trách nhiệm của bản thân trước hiện tượng một phần không nhỏgiới trẻ hiện nay “quay cuồng trong thế giới ảo”2. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luậntheo nhiều cách nhưng cần làm rõ trách nhiệm của bản thân trước hiện tượng một phần không nhỏ giới trẻhiện nay “quay cuồng trong thế giới ảo”. Có thể theo hướng sau:- Mạng xã hội có mặt tốt nhưng là “thế giới ảo” - môi trường thuận lợi để cái xấu lan tràn.- Phần lớn giới trẻ hiện nay đều sử dụng Facebook và một bộ phận không nhỏ “quay cuồng trong thế giới ảođó. Những suy nghĩ, hành vi lệch lạc của họ trên mạng đã gây ra những cú sốc trong dư luận và tác động xấuđến cuộc sống của bản thân và mọi người.- Nêu cao trách nhiệm khi sử dụng mạng xã hội: khai thác mặt tích cực; biết chọn lọc thông tin lành mạnh,có ích, tỉnh táo tránh mọi cám dỗ từ nóCâu 2: (5 điểm)Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: diễn biến tâm trạng và hạnh động Mị trong đêm cứu A Phủ và liên hệhành động tự kết liễu đời mình của Chí PhèoTriển khai vấn đề nghị luận:Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, đoạn trích Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)- Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị:Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau:+ Về nội dung:- Từ vô cảm đến đồng cảm trước cảnh A Phủ bị trói- Nhận thức rõ sự độc ác và bất công do cha con thống lí gây ra- Hành động cứu người với suy nghĩ chấp nhận sự hi sinh về mình- Vùng chạy theo A Phủ, tự giải thoát cuộc đời mìnhTừ đó tác giả ca ngợi sức sống mãnh liệt, khát vọng tự do và khả năng cách mạng của nhân dân lao độngTây Bắc+ Về nghệ thuật: tạo tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn; miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, hợp lí* Tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn.- Hành động của nhân vật: Hành động Chí Phèo là tuyệt vọng, bế tắc, không lối thoát; Hành động của Mị(dù tự phát nhưng đó là hành động có quá trình) quyết liệt, dũng cảm và tự mình giải thoát số phận nô lệ, trởthành người tự do.- Ngòi bút nhân đạo của hai nhà văn+ Giống nhau: Niềm đồng cảm sâu sắc đối với những người lao động nghèo, lương thiện bị tước đoạt quyềnsống; Bóc trần bản chất tàn bạo, độc ác của bè lũ TDPK; ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, niềm khao khát sốnglương thiện, tự do của những con người nghèo khổ ấy.+ Khác nhau:. Nhà văn Nam Cao có cái nhìn bế tắc trước số phận của nhân vật mình – Chí Phèo đã chết, dù trong đauđớn nhưng chưa hết, vì sẽ có những thân phận như Chí Phèo ra đời và sống kiếp quẩn quanh bên “cái lògạch cũ”. Bế tắc của Nam Cao cũng là bế tắc của cả thế hệ nhà văn lúc bấy giờ.. Nhà văn Tô Hoài sáng tác truyện Vợ chồng A Phủ dưới ánh sáng cách mạng, được tư tưởng cách mạng dẫnđường, bản thân nhà văn từng theo chân bộ đội tham gia chiến dịch giải phóng vùng Tây Bắc, vì vậy ông cócái nhìn tiến bộ hơn so với các nhà văn hiện thực trước cách mạng tháng Tám. Đó là nhà văn phát hiện khảnăng cách mạng của những con người nghèo khổ.------------HẾT----------Đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2018Đề 15Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đềPhần 1, Đọc hiểu ( 3 điểm )Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:“Hài hước cũng phải học,học để thưởng thức được cái hài,học để diễn được cái hài.Chính khách nhiều nướcphải thuê thầy riêng đến nhà dạy cách pha trò hài hước.Hài để làm cho việc tuyên truyền được vui vẻ tựnhiên đậm đà ý nhị.Hài để tấn công đối thủ cũng đang đi vận động tuyên truyền lấy phiếu cử tri. Hài để dấbóng về sân đối phương .Hài để gỡ bí trong tình huống trớ trêu khó xử.Lúc ấy mà mặt khó dăm dăm thì chắcchắn sẽ liệt, sẽ mất điểm.Chính khách khi nói một câu hóm hỉnh chưa chắc đã thực lòng nói,diễn đấy. Nghệ sĩ nhân dân đấy nghệ sĩưu tú đấy. Nhưng cái hóm hỉnh hài hước ấy thuyết phục được cử tri và công chúng ,vậy là đạt được mụcđích. Cao hơn cả diễn nữa ,là mình có khả năng hiểu được cái hài ,thích cái hài, thấm được cái hài, mìnhcười được một cách tự nhiên ,pha trò một cách tự nhiên. Đấy là người được thiên phú . Một tiếng cười “bằng mười thang thuốc bổ”.(Trích Không biết cười – Hồ Anh Thái, Lang thang trong chữ, Nxb Trẻ , 2015, tr.56)Câu 1: Chủ đề của đoạn văn là gì ? Hãy đặt cho đoặn văn một tiêu đề mà anh /chị cảm thấy thích hợp.Câu 2: Tác giả đã nói về những tác dụng gì của cái hài và giọng điệu ra sao? Hãy liệt kê các yếu tố hìnhthức cho phép anh/chị nhận ra giọng điệu ấy.Câu 3: Trong đoạn văn , từ “ diễn” được tác giả dùng đến ba lần. Anh/chị hiểu như thế nào về hàm nghĩacuả từ này ?

Tài liệu liên quan

  • Bộ đề ôn thi  tốt nghiệp môn toán kèm đáp án Bộ đề ôn thi tốt nghiệp môn toán kèm đáp án
    • 32
    • 1
    • 7
  • Gián án bô đề ôn thi tốt nghiệp  môn toán 12 Gián án bô đề ôn thi tốt nghiệp môn toán 12
    • 48
    • 1
    • 3
  • ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN: NGỮ VĂN ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN: NGỮ VĂN
    • 100
    • 4
    • 3
  • Bộ đề ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn đầy đủ chi tiết Bộ đề ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn đầy đủ chi tiết
    • 22
    • 1
    • 1
  • Bí quyết ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn lớp 12 Bí quyết ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn lớp 12
    • 23
    • 919
    • 0
  • Đề c­­­ương ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn 12( GV-HS tham khảo) Đề c­­­ương ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn 12( GV-HS tham khảo)
    • 42
    • 2
    • 13
  • Bộ đề ôn thi Tốt nghiệp THPT năm học 2010 (có đáp án) Bộ đề ôn thi Tốt nghiệp THPT năm học 2010 (có đáp án)
    • 84
    • 786
    • 0
  • Bộ đề ôn thi tốt nghiệp môn vật lý năm 2011 doc Bộ đề ôn thi tốt nghiệp môn vật lý năm 2011 doc
    • 31
    • 756
    • 2
  • đề cương ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn đề cương ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn
    • 20
    • 789
    • 0
  • ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN 12 ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN 12
    • 56
    • 1
    • 5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(1.3 MB - 116 trang) - bộ đề ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn 2018 có đáp án chi tiết Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Cứ Bình Tĩnh Rồi Thì Trăng Sẽ Hiện