Bộ đề Thi Giữa Học Kì 1 Môn Ngữ Văn Lớp 8 Năm 2020 - Quà Tặng Tiny
Có thể bạn quan tâm
- Giáo Án
- Học Tập
- Lớp 1
- Lớp 2
- Lớp 3
- Lớp 4
- Lớp 5
- Lớp 6
- Lớp 7
- Lớp 8
- Lớp 9
- Lớp 10
- Lớp 11
- Lớp 12
- Sách Tham Khảo
- Sách Tham Khảo Lớp 1
- Sách Tham Khảo Lớp 2
- Sách Tham Khảo Lớp 3
- Sách Tham Khảo Lớp 4
- Sách Tham Khảo Lớp 5
- Sách Tham Khảo Lớp 6
- Sách Tham Khảo Lớp 7
- Sách Tham Khảo Lớp 8
- Sách Tham Khảo Lớp 9
- Sách Tham Khảo Lớp 10
- Sách Tham Khảo Lớp 11
- Sách Tham Khảo Lớp 12
- Ôn Thi
- Thi THPT Quốc Gia
- Địa Lý
- Giáo Dục Công Dân
- Hóa Học
- Lịch Sử
- Ngoại Ngữ
- Ngữ Văn
- Sinh Học
- Vật Lý
- Toán Học
- Sách Kinh Tế
- Sách Ngoại Ngữ
- Tiếng Nhật
- Tiếng Pháp
- Tiếng Trung
- Biểu mẫu
- Giáo dục – Đào tạo
- Sách Văn Học
- Sách Y Học
- Tài Liệu
- Thủ tục hành chính
- Việc làm – Nhân sự
- Y học
- Bộ đội – Quốc phòng – Thương binh
- Doanh nghiệp
- Giáo dục – Đào tạo
- Giao thông vận tải
- Hôn nhân – Gia đình
- Quyền Dân sự
- Tin Tức
- Tâm Lý & Kỹ Năng
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2020 – 2021, Mời các bạn học sinh và quý thầy cô giáo cùng tham khảo Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2020 – 2021 là tài liệu vô cùng hữu ích mà Tài Liệu Học Thi muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.
Tài liệu bao gồm 7 đề kiểm tra chất lượng giữa học kì I môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi giúp các em học sinh ôn tập các dạng bài tập Ngữ văn. Đồng thời giúp các thầy cô có thêm tài liệu tham khảo ra đề kiểm tra cho các em học sinh lớp 8. Nội dung chi tiết mời bạn đọc cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.
Xem Tắt
- 1 Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8
- 1.1 Ma trận kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn
- 1.2 Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn – Đề 1
- 1.3 Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn – Đề 2
- 1.4 Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn – Đề 3
- 1.5 Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn – Đề 4
- 1.6 Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn – Đề 5
- 2 Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8
- 2.1 Đáp án kiểm tra giữa học kì 1 Văn 8 – Đề 1
- 2.2 Đáp án kiểm tra giữa học kì 1 Văn 8 – Đề 2
- 2.3 Đáp án kiểm tra giữa học kì 1 Văn 8 – Đề 3
- 2.4 Đáp án kiểm tra giữa học kì 1 Văn 8 – Đề 4
- 2.5 Đáp án kiểm tra giữa học kì 1 Văn 8 – Đề 5
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8
Ma trận kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn
Mức độ Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Sáng tạo | Tổng cộng |
1. Đọc-hiểu
| – Nhớ tên tác phẩm, tác giả – Nhận biết được các từ thuộc trường từ vựng.
| – Hiểu được nội dung chính của đoạn trích. – Hiểu các phương thức biểu đạt và tác dụng của việc phối hợp các phương thức biểu đạt. |
|
|
|
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | 2 2,0 20% | 2 2,0 20% |
|
| 4 4,0 40% |
2. Tập làm văn
| Mở bài: Giới thiệu về việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.
| Kết bài: – Cảm nhận chung về việc làm của bản thân. – Liên hệ nêu mong ước, hứa hẹn.
| Thân bài: – Hoàn cảnh xảy ra sự việc. – Kể lại diễn biến sự việc – Thái độ của bố mẹ qua việc làm của em. – Suy nghĩ của bản thân về việc làm tốt. | Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, có tính sáng tạo.
|
|
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | 1/4 1,0 10% | 1/4 1,0 10% | 1/4 3,0 30% | 1/4 1,0 10% | 1 6,0 60% |
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | 2+ 1/4 3,0 30% | 2+ 1/4 3,0 30% | 1/4 3,0 30% | 1/4 1,0 10% | 5 10,0 100% |
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn – Đề 1
I. ĐỌC – HIỂU: (4,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“ Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc ? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”.
(Ngữ văn 8, tập một)
Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm)
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn ? (1,0 điểm)
Câu 3: Tìm các từ thuộc trường từ vựng chỉ “các bộ phận của cơ thể con người” có trong đoạn văn trên?. (1,0 điểm)
Câu 4: Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng phối kết hợp các phương thức biểu đạt nào ? Cho biết tác dụng của chúng? (1,0 điểm)
II. TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm):
Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn – Đề 2
I. Đọc hiểu( 3 điểm):
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Tôi trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều này lắng nghe hoa vải nở […].
Giấc ngủ nơi miền đồi đến nhẹ nhàng và dịu ngọt hương hoa. Tôi tỉnh dậy trước bình minh khi tiếng gà gáy vang, vỗ cánh phành phạch nhẩy từ những cành vải xuống. Bước ra sân nhà, phía trước tôi là sắc hoa ngàn ngạt như một dòng sữa chảy dài dưới ánh nắng. Hoa vải đã nở. Từng chùm hoa li ti, hân hoan kết lại với nhau thành dải đăng ten phủ lên khắp đồi cây. Hơi đất đồi sỏi cũng được ướp vào hương hoa vải, hòa quyện vào nhau tạo nên không gian bạt ngàn, trong lành trước những giọt sương còn vương trên nhánh cỏ may… Đừng dại dột chạy nhảy vô tư vào đồi vải bạt ngàn ấy. Với miền hoa của giấc mơ ngào ngạt này, chủ vườn đã gọi đàn ong yêu về thụ phấn cho vải và hút mật. Bao cánh ong vo ve thành bản hợp xướng cổ súy cho những cánh hoa nở rộn rã với đất trời.
( Trích Về quê vải, Thu Hà, Góc xanh khoảng trời Tr. 147, NXB Văn học, 2013)
Câu 1: Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên “ trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều” để làm gì?
Câu 2: Đoạn văn trên có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?
Câu 3: Tìm các từ láy có trong đoạn trích và cho biết tác dụng của chúng?
Câu 4: Qua đoạn văn trên, em hiểu gì về tình cảm của tác giả với miền đất được gọi là miền hoa của giấc mơ ngọt ngào?
II. Tập làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận theo cách qui nạp triển khai câu chủ đề : Mỗi người cần phải rèn luyện cho mình tính khiêm tốn.
Câu 3 (5 điểm)
Kỷ niệm đẹp nhất của em về tình bạn tuổi học trò.
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn – Đề 3
I. Đọc hiểu văn bản:
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
… “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…”.”.
(Nam Cao, Lão Hạc, Ngữ văn 8, tập 1)
Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2: Em hãy cho biết nội dung của đoạn trích.
Câu 3: Tìm các từ ngữ miêu tả về “cái chết dữ dội của” lão Hạc.
Câu 4: Kể tên các đoạn trích/ tác phẩm văn học Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 8 cùng giai đoạn sáng tác với truyện ngắn Lão Hạc (giai đoạn 1930 – 1945).
II. Tạo lập văn bản:
Câu 1: Viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) lí giải nguyên nhân cái chết của Lão Hạc?
Câu 2: Viết một bài văn nêu suy nghĩ của em về chi tiết chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn – Đề 4
Câu 1: (2 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”
a/ Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu nội dung chính của đoạn văn.
b/ Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng.
Câu 2 (1 điểm): Cho thông tin “An lau nhà’’. Hãy thêm tình thái từ để tạo một câu cầu khiến và môt câu nghi vấn.
Câu 3 (2 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) theo mô hình diễn dịch với nội dung: Nguyên nhân dẫn tới cái chết của lão Hạc.
Câu 4 : (5 điểm)
Em hãy nhập vai Xiu trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn OHen-ri kể lại quá trình hồi sinh của nhân vật Giôn-xi.
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn – Đề 5
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:
Ngọc trai nguyên chỉ là một hạt cát, một hạt bụi biển xâm lăng vào vỏ trai, lòng trai. Cái bụi bặm khách quan nơi rốn bể lẻn vào cửa trai. Trai xót lòng. Máu trai liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy cái hạt buốt sắc. Có những cơ thể trai đã chết ngay vì hạt cát từ đâu bên ngoài gieo vào giữa lòng mình (và vì trai chết nên cát bụi kia vẫn chỉ là hạt cát). Nhưng có những cơ thể trai vẫn sống, sống lấy máu, lấy rãi mình ra mà bao phủ lấy hạt đau, hạt xót. Tới một thời gian nào đó, hạt cát khối tình con, cộng với nước mắt hạch trai, đã trở thành lõi sáng của một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời.
Câu 1 (0,5đ): Thành quả sau những đau đớn mà ngọc trai phải chịu là gì?
Câu 2 (1đ): Khi bị những hạt cát xâm lăng, những chú trai đã có hành động gì?
Câu 3 (2,5đ): Viết một đoạn văn với chủ đề vươn lên trong cuộc sống.
II. Làm văn (6đ):
Đóng vai chị Dậu kể lại đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8
Đáp án kiểm tra giữa học kì 1 Văn 8 – Đề 1
I. ĐỌC- HIỂU: (4,0 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm)
– Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
+ Đoạn văn trên trích từ văn bản “Trong lòng mẹ” (Trích “Những ngày thơ ấu”).
+ Tác giả: Nguyên Hồng.
– Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ HS đạt 1/2 yêu cầu trên.
– Mức không đạt: (0 điểm)
+ HS trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 2: (1,0 điểm)
– Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
+ Nội dung chính: Cảm giác sướng cực điểm của bé Hồng khi gặp lại mẹ.
– Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ HS đạt 1/2 yêu cầu trên.
– Mức không đạt: (0 điểm)
+ HS trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 3: (1,0 điểm)
– Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
Các từ thuộc trường từ vựng chỉ “các bộ phận của cơ thể con người”: mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng
– Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ HS đạt 1/2 yêu cầu trên.
– Mức không đạt: (0 điểm)
+ HS trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 4: (1,0 điểm)
– Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
+ Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng phối kết hợp các phương thức biểu đạt: Tự sư + miêu tả + biểu cảm.
+ Tác dụng: Góp phần làm cho đoạn văn kể chuyện thêm sinh động, sâu sắc, giàu cảm xúc.
– Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ HS đạt 1/2 yêu cầu trên.
– Mức không đạt: (0 điểm)
+ HS trả lời sai hoặc không trả lời.
II. TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm)
— Tiêu chí về nội dung phần bài viết : (5.0 điểm)
1. Mở bài : (1,0 điểm)
Giới thiệu về việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.
– Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
+ Biết dẫn dắt, giới thiệu chung về sự việc hay, tạo ấn tượng, có tính sáng tạo.
– Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ Biết dẫn dắt, giới thiệu chung về sự việc nhưng chưa hay, chưa có tính sáng tạo.
– Mức không đạt: (0 điểm)
+ Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức hoặc không có mở bài.
2. Thân bài: (3,0 điểm)
– Mức đạt tối đa: (3,0 điểm )
+ Hoàn cảnh xảy ra sự việc.
+ Kể lại diễn biến sự việc theo một trình tự thời gian, không gian nhất định. Có sự việc khởi đầu, sự việc cao trào, đỉnh điểm, kết thúc. ( Chú ý kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm)
+ Thái độ của bố mẹ qua việc làm của em.
+ Suy nghĩ của bản thân về việc làm tốt.
– Mức chưa đạt tối đa: (0,điểm)
+ HS nêu được ½ các ý trên nhưng còn sơ sài .
– Mức không đạt: (0 điểm).
+ Lạc đề/sai cơ bản về các kiến thức hoặc không đề cập đến các ý trên.
3. Kết bài: (1,0 điểm)
– Mức đạt tối đa (1,0 điểm).
+ Cảm nhận chung về việc làm của bản thân.
+ Liên hệ nêu mong ước, hứa hẹn.
– Mức chưa đạt tối đa: (0, 5 – 2,5 điểm):
+ HS nêu được ½ các ý trên nhưng còn sơ sài
– Mức không đạt: (0 điểm)
+ Kết bài sai kiến thức hoặc không có kết bài.
— Các tiêu chí khác (1,0 điểm)
1. Hình thức: (0,5 điểm)
– Mức đạt tối đa:
+ Viết bài văn đủ bố cục 3 phần, các ý sắp xếp hợp lí, diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng.
– Mức không đạt: ( 0 điểm)
+ Không hoàn chỉnh bài viết, sai lỗi dùng từ, diễn đạt, không đảm bảo lỗi chính tả, chữ viết xấu.
2. Sáng tạo: (0,5 điểm)
– Mức đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ Có sự tìm tòi trong diễn đạt, dùng đa dạng các kiểu câu, sử dụng từ ngữ chọn lọc.
– Mức không đạt: (0 điểm)
+ Giáo viên không nhận ra được yêu cầu thể hiện trong bài , học sinh không làm bài.
* Lưu ý : Điểm toàn bài là điểm các câu cộng lại được làm tròn đến một chữ số thập phân.
Đáp án kiểm tra giữa học kì 1 Văn 8 – Đề 2
Phần | Câu | Yêu cầu | Điểm |
I. Đọc hiểu |
| Đoạn trích trong Về quê vải | 3,0đ |
| 1 | – Nhân vật” tôi” trong đoạn trích trên trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều lắng nghe hoa vải nở | 0,5đ |
| 2 | – Các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm | 0,5đ |
| 3 | – Các từ láy: chênh vênh, nhẹ nhàng, phành phạch, ngàn ngạt, li ti, dại dột, ngào ngạt, vo ve, rộn rã. – Tác dụng: diễn tả vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên và tình cảm của nhân vật tôi trước vẻ đẹp đó. | 0,5đ
0,5đ |
| 4 | Tình cảm của tác giả với miền hoa của giấc mơ ngọt ngào: yêu say, gắn bó tha thiết… | 1,0đ |
II. Tập làn văn | 1 | Tính khiêm tốn | 2,0đ |
|
| a.Về kỹ năng: – Biết trình bày đoạn văn theo cách qui nạp( câu chủ đề ở cuối đoạn văn) – Trình bày được suy nghĩ, quan điểm của mình bằng lập luận chặt chẽ và dẫn chứng, diễn đạt lưu loát. |
0,5đ |
|
| b. Nội dung nghị luận: một số gợi ý: – Khiêm tốn là thái độ nhún nhường, hòa nhã, đối lập với sự kiêu căng , tự phụ. – Lòng khiêm tốn có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống: Người có lòng khiêm tốn dễ gây được thiện cảm với người khác; khiêm tốn giúp con người nhận thức đúng về những hạn chế của mình để không ngừng học hỏi ,… – Nếu thiếu tính khiêm tốn con người dễ bị thất bại… – Khiêm tốn là một trong những đức tính tốt đẹp của đạo đức con người. – Mỗi người cần rèn tính khiêm tốn. |
1.5đ |
| 2 | Kỷ niệm đẹp nhất của em về tình bạn tuổi học trò. | 5,0đ |
| a. | Yêu cầu chung |
|
|
| Học sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm để tạo lập văn bản. bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. | 0,5đ |
| b. | Yêu cầu cụ thể. HS có thể triển khai bài viết theo nhiều cách . Dưới đay là một số gợi ý định hướng cho việc chấm bài. |
|
|
| * Mở bài. – Giới thiệu được kỷ niệm đẹp nhất về tình bạn. | 0,5đ |
|
| * Thân bài. Kể chi tiết về kỷ niệm. – Kỷ niệm đó gắn liền với thời gian, địa điểm nào? – Kỷ niệm đó gắn với ai? Với sự việc gì? – Sự việc ấy có diễn biến, kết quả ra sao? – Kỷ niệm ấy để lại trong em ấn tượng, suy nghĩ gì? (kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm) | 3,5đ |
|
| * Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân em về kỷ niệm, tình bạn tuổi học trò. | 0,5đ |
|
| Tổng điểm | 10,0đ |
Đáp án kiểm tra giữa học kì 1 Văn 8 – Đề 3
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
Đọc – hiểu | 1 | Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận. (Mỗi phương thức cho 0,25 điểm) | 1,0 |
2 | Miêu tả cái chết của lão Hạc và tâm tư của ông giáo. | 1,0 | |
3 | Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc; Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên; Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. | 0,5
| |
4 | Kể tên các văn bản, tác phẩm đã học: – Tôi đi học (Thanh Tịnh); – Trong lòng mẹ (Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng); – Tức nước vỡ bờ (Tắt đèn – Ngô Tất Tố). (Nêu đủ 3 VB/Tp cho 0,5 điểm; nêu 2 VB/TP cho 0,25 điểm; Nêu 1 VB/TP, khôn nêu hoặc nêu sai khôn cho điểm). | 0,5 | |
Phần Tạo lập văn bản | 1. | a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn b. Xác định đúng vấn đề nghị luận c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể trình bày theo hướng sau: – Tình cảnh nghèo khổ đói rách, túng quẫn đã đẩy Lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát. – Lão đã tự chọn cái chết để bảo toàn căn nhà, đồng tiền, mảnh vườn, đó là những vốn liếng cuối cùng lão để lại cho con. => Cái chết của Lão Hạc xuất phát từ lòng thương con âm thầm sâu sắc và lòng tự trọng đáng kính của lão. d. Sáng tạo: HS có thể có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV. (Trong khoảng 10 dòng nên GV chú ý cách triển khai nội dung đoạn văn của HS. Không “đếm ý” cho điểm; HS trình bày theo hướng khác nhưng hợp lí vẫn cho điểm). | 0,25 0,25 1,0
0,25
0,25 |
2 | a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, kết bài. | 0,25 | |
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. | 0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề: Viết bài văn nghị luận. Có thể trình bày theo hướng sau: – Chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. – Chiếc lá là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn -xi và Xiu đều không phát hiện ra. – Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. – Chiếc lá được vẽ trong điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt. – Cụ Bơ – men đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời. – Chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh. – Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con người. | 4.0 | ||
d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt. | 0,25 | ||
e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV. | 0,25 |
Đáp án kiểm tra giữa học kì 1 Văn 8 – Đề 4
Câu 1: (2 điểm)
a) Đoạn văn được trích trong tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. (0.5điểm)
– Nội dung chính của đoạn văn: Bộ mặt đau khổ, đáng thương của lão Hạc khi bán cậu vàng. (0,5đ)
b) Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh. (0,5đ)
– Từ tượng hình: móm mém
– Từ tượng thanh: hu hu
Tác dụng: Các từ tượng hình, tượng thanh làm nổi bật hình ảnh, dáng vẻ của lão Hạc – một lão nông già nua, khắc khổ, đang khóc thương khi lỡ đối xử tệ bạc với cậu vàng. (0,5đ)
Câu 2: (1 điểm) Thêm tình thái từ thích hợp trong câu “An lau nhà’’ để tạo câu cầu khiến và câu nghi vấn. (Mỗi câu đúng 0,5 điểm)
VD: – An lau nhà đi.
– An lau nhà chưa?
Câu 3: (2 điểm)
*Yêu cầu kĩ năng: (0,75 điểm )
– Đúng hình thức đoạn văn: Lùi vào đầu dòng, chữ đầu viết hoa, kết thúc xuống dòng. (0,25 điểm)
– Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, đủ hai thành phần chính, đứng ở đầu đoạn văn. (0,25đ)
– Diễn đạt lưu loát, đảm bảo số câu văn quy định. (0,25đ)
*Yêu cầu nội dung: (1,25đ)
– Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát, trừng phạt bản thân mình của lão Hạc. (0,25đ)
– Cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính. (0,25đ)
– Cái chết của lão Hạc giúp chúng ta nhận ra cái chế độ thực dân nửa phong kiến thối nát, cái chế độ thiếu tình người, đẩy người dân đặc biệt là nông dân đến bước đường cùng. (0,5đ)
– Qua đây, chúng ta thấy số phận cơ cực, đáng thương của người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng 8. (0,25đ)
Câu 4: (5 điểm)
a. Về hình thức: (1,0đ)
+ HS biết làm một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
+ Nhập vai Xiu để kể lại (Xưng tôi ngôi thứ 1)
+ Bài viết có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, có kỹ năng dựng đoạn, liên kết đoạn, hành văn lưu loát, có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố kể, miêu tả và biểu cảm.
b. Về nội dung: (4,0đ)
1. Mở bài: Giới thiêu được nhân vật tôi-người kể chuyện (chú ý h.s nhập vai nhân vật Xiu). Nêu được ND cần kể lại.
2. Thân bài:
* Nhân vật Xiu kể lại quá trình hồi sinh của Giôn- xi.
+ Xiu giới thiệu về h.c sống và tâm trạng của Giôn-xi khi chờ đợi cái chết.
– Xiu giới thiệu được h.c sống của Giôn-xi. (nghề nghiệp, tuổi tác, đặc biệt đang trong tình trạng bệnh tật và nghèo khó, có cụ Bơ-men là hàng xóm và cùng làm nghề họa sĩ)
– Tâm trạng của Giôn- xi khi chờ đợi cái chết như thế nào (chán nản, thẫn thờ chờ chiếc là thường xuân cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi lìa đời)
+ Xiu kể về tâm trạng của Giôn-xi khi hồi sinh nhờ chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ-men vẽ (Phần này yêu cầu kể chi tiết).
– Khi chiếc lá thường xuân vẫn còn đó trong một đêm mưa tuyết Giôn-xi đã bừng tỉnh và ngắm nhìn nó thật lâu, sau đó cô đã nói với Xiu những gì, cô muốn ăn, làm đẹp và đặc biệt là muốn vẽ: Giôn-xi đã thực sự hồi sinh. Cô đã vượt qua được cái chết, sự sống đã trở lại với Giôn-xi nhờ vào chiếc lá mỏng manh dẻo dai mà chính Giôn-xi đã nhận ra.
– Khi bác sĩ đến và khẳng định bệnh tình của Giôn-xi hoàn toàn vượt qua giai đoạn khó khăn
– Nhân vật tôi (Xiu) kể lại cho Giôn- xi nghe về sự hy sinh thầm lặng của cụ Bơ-men và khẳng định chiếc lá cuối cùng của cụ là một kiệt tác (chú ý các chi tiết MT và B.C trong phần này)
3. Kết bài: Nêu được cảm nghĩ về tình bạn trong sáng, về tình yêu thương, sự hy sinh giữa những con người nghèo khổ.
Đáp án kiểm tra giữa học kì 1 Văn 8 – Đề 5
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Câu 1 (0,5đ):
Thành quả sau những đau đớn mà ngọc trai phải chịu: một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời.
Câu 2 (1đ):
Khi bị những hạt cát xâm lăng, những chú trai đã có hành động: Máu trai liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy cái hạt buốt sắc. Có những chú trai không chịu được đau xót nên đã chết. Những cơ thể trai sống thì lấy máu, lấy rãi mình ra mà bao phủ lấy hạt đau, hạt xót.
Câu 3 (2đ):
– Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào các gợi ý sau:
Vươn lên trong cuộc sống là gì: là tinh thần tự lực, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để hướng đến những điều tốt đẹp.
Tại sao con người phải vươn lên trong cuộc sống: để vượt qua giới hạn của bản thân; để có được những điều tốt đẹp hơn,…
Bản thân cần làm gì: nỗ lực học tập, tích cực trau dồi đạo đức, rèn luyện tính kiên cường,…
II. Làm văn (6đ):
Dàn ý Đóng vai chị Dậu kể lại đoạn trích Tức nước vỡ bờ
1. Mở bài
Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
2. Thân bài
a. Bối cảnh
Không khí căng thẳng, nhộn nhịp của những ngày thu sưu thuế.
Hoàn cảnh gia đình: nghèo “nhất nhì trong hạng cùng đinh”, phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp sưu cho chồng và cho người em chồng đã mất.
Hành động: bán cái Tí – đứa con gái đầu lòng mới 7 tuổi cho nhà Nghị Quế và chăm sóc người chồng bị đánh.
b. Cuộc vùng dậy
Bối cảnh: chăm sóc chồng bị thương nặng, người nhà lí trưởng ùa tới đòi bắt chồng đi đánh dù anh mới bị chúng đánh bị thương nặng từ hôm qua vì thiếu sưu.
Hành động: ban đầu nói năng nhỏ nhẹ, van xin chúng đừng đánh, đừng bắt chồng mình đi. Lúc sau không thể chịu được sự hống hách, hách dịch của bọn cai lệ nên đã đánh trả chúng.
→ Những hành động bộc phát vì quá sức chịu đựng vừa thể hiện tình yêu thương sâu sắc dành cho chồng, vừa tố cáo tội ác của xã hội phong kiến.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
………………..
Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Liên Quan:
So sánh tiếng chim hót trong Chí Phèo và tiếng sáo thổi trong Vợ chồng A Phủ (Dàn ý + 2 mẫu) Bài văn mẫu Lớp 8: Bài viết số 2 (Đề 1 đến Đề 4) Sáng kiến kinh nghiệm: Lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy lớp 4, 5 Tags: Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2020 - 2021Đề kiểm tra giữa kì môn Ngữ văn lớp 8Đề kiểm tra giữa kỳ 1 lớp 8 môn Ngữ vănĐề thi môn Ngữ văn lớp 8 ADVERTISEMENTBài Viết Mới
Blog30 Lời chào hay khi vào nhóm Zalo mới nhất
by Tiny Edu 31 Tháng Ba, 2024 0Khi tham gia một nhóm trên Zalo, lời chào đầu tiên là cách tốt nhất để tạo ra sự ấn...
Read moreTừ các số 1,3,5 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có ba chữ số
3 Tháng Ba, 2022Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh ko xuất hiện ở đâu
3 Tháng Ba, 2022So sánh hơn của slim
3 Tháng Ba, 2022Laptop mini Phong Vũ
3 Tháng Ba, 2022Giải bài 41, 42, 43, 44 trang 83 sbt sinh học 9
3 Tháng Ba, 2022So sánh Manulife và Prudential
2 Tháng Ba, 2022Bitcoin leo lên trên 43k USD, các nhà phân tích cũng thấy
2 Tháng Ba, 2022Mức chất lượng là gì
2 Tháng Ba, 2022Autoplay on websites
2 Tháng Ba, 2022Phản hồi gần đây
- Tả cây cam mà em yêu thích (Dàn ý + 7 mẫu) - Tài Liệu Miễn Phí trong Tả một loại cây ăn quả mà em thích (Dàn ý + 70 Mẫu)
- Mẫu vở luyện viết chữ đẹp - Tài Liệu Miễn Phí trong Mẫu giấy 4 ô ly
- Bộ đề thi thử vào lớp 10 môn tiếng Anh năm 2018 - 2019 - Tài Liệu Miễn Phí trong Bộ đề thi thử vào lớp 10 môn Toán năm 2018 – 2019
- Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương (Lần 1) - Tài Liệu Miễn Phí trong Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh (Lần 1)
- Đoạn văn tiếng Anh về môn thể thao yêu thích (8 mẫu) - Tài Liệu Miễn Phí trong Đoạn văn tiếng Anh về ngày Tết
- Trang chủ
- Tin Tức
- Liên hệ
© 2021 Copyright - Quà Tặng Tiny
No Result View All Result- Giáo Án
- Học Tập
- Lớp 1
- Lớp 2
- Lớp 3
- Lớp 4
- Lớp 5
- Lớp 6
- Lớp 7
- Lớp 8
- Lớp 9
- Lớp 10
- Lớp 11
- Lớp 12
- Sách Tham Khảo
- Sách Tham Khảo Lớp 1
- Sách Tham Khảo Lớp 2
- Sách Tham Khảo Lớp 3
- Sách Tham Khảo Lớp 4
- Sách Tham Khảo Lớp 5
- Sách Tham Khảo Lớp 6
- Sách Tham Khảo Lớp 7
- Sách Tham Khảo Lớp 8
- Sách Tham Khảo Lớp 9
- Sách Tham Khảo Lớp 10
- Sách Tham Khảo Lớp 11
- Sách Tham Khảo Lớp 12
- Ôn Thi
- Thi THPT Quốc Gia
- Địa Lý
- Giáo Dục Công Dân
- Hóa Học
- Lịch Sử
- Ngoại Ngữ
- Ngữ Văn
- Sinh Học
- Vật Lý
- Toán Học
- Sách Kinh Tế
- Sách Ngoại Ngữ
- Tiếng Nhật
- Tiếng Pháp
- Tiếng Trung
- Biểu mẫu
- Giáo dục – Đào tạo
- Sách Văn Học
- Sách Y Học
- Tài Liệu
- Thủ tục hành chính
- Việc làm – Nhân sự
- Y học
- Bộ đội – Quốc phòng – Thương binh
- Doanh nghiệp
- Giáo dục – Đào tạo
- Giao thông vận tải
- Hôn nhân – Gia đình
- Quyền Dân sự
- Tin Tức
- Tâm Lý & Kỹ Năng
© 2021 Copyright - Quà Tặng Tiny
Từ khóa » đề Thi Văn Lớp 8 Năm 2021 Giữa Kì 1
-
Bộ Đề Thi Ngữ Văn Lớp 8 Giữa Kì 1 Năm 2021 - 2022 Có đáp án (4 đề)
-
Đề Thi Giữa Kì 1 Ngữ Văn Lớp 8 Có đáp án Năm 2021 (10 đề)
-
Bộ đề Thi Giữa Học Kì 1 Môn Ngữ Văn Lớp 8 Năm 2021
-
Bộ 30 Đề Thi Ngữ Văn Lớp 8 Giữa Kì 1 Năm 2022 - 2023 Có đáp án
-
Đề Thi Giữa Học Kì 1 Lớp 8 Môn Văn
-
Đề Thi Giữa Học Kì 1 Ngữ Văn Lớp 8 Năm 2021 - 2022 Có đáp án (4 đề)
-
Đề Thi Giữa Kì 1 Lớp 8 Môn Ngữ Văn Sở GD&ĐT Bắc Ninh Năm 2020
-
Đề Thi Giữa Học Kì 1 Lớp 8 Môn Ngữ Văn Năm 2021- 2022
-
Đề Thi Giữa Học Kì 1 Môn Ngữ Văn Lớp 8 Năm 2020-2021 Có đáp án
-
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN VĂN LỚP 8
-
10 đề Thi Giữa HK1 Môn Ngữ Văn 8 Năm 2021-2022 Có đáp án
-
Đề Thi Ngữ Văn Lớp 8 Giữa Học Kì 1 Năm 2021 Có Ma Trận (15 đề)
-
Đề Kiểm Tra Giữa Kì 1 Môn Văn Lớp 8
-
Đề Thi Giữa Học Kì 1 Lớp 8 Năm 2021 - 2022 - MarvelVietnam