Bộ đề Thi Học Kì 2 Lớp 3 Môn Tiếng Việt Năm Học 2018 - 2019

Bộ Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 có đáp án và ma trận đề thi gồm có 6 đề thi được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải, giúp quý thầy cô đánh giá chất lượng học tập cuối kì II, các em học sinh luyện tập kỹ năng đọc, viết, ôn tập chuẩn bị cho kì thi học kì 2 lớp 3 đạt kết quả cao. Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo.

Bộ đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt năm học 2018 - 2019

  • Ma trận kiến thức nội dung đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 1
  • Ma trận câu hỏi đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 1
  • Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 1
  • Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 1
  • Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 2
  • Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 2
  • Ma trận câu hỏi Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 3
  • Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 3
  • Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 3
  • Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 4
  • Ma trận câu hỏi đề kiểm tra Tiếng Việt lớp 3 - Đề 4
  • Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 4
  • Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 5
  • Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 6
  • Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 6

Ma trận kiến thức nội dung đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 1

Ma trận kiến thức nội dung đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3Ma trận kiến thức nội dung đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3

Ma trận câu hỏi đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 1

Ma trận kiến thức nội dung đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 1

A. KIỂM TRA ĐỌC

Đọc thầm bài “Cuộc chạy đua trong rừng” sách HDH Tiếng Việt 3 tập 2B trang 4. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau:

Câu 1. Muông thú trong rừng mở hội thi gì? M1

a. Hội thi sắc đẹp.

b. Hội thi hót hay.

c. Hội thi chạy.

d. Hội thi săn mồi.

Câu 2. Ngựa Con đã làm gì để chuẩn bị tham gia hội thi? M1

a. Chọn một huấn luyện viên thật giỏi.

b. Đến bác thợ rèn kiểm tra lại móng.

c. Nhờ Ngựa Cha chỉ bí quyết thi đấu.

d. Sửa soạn không biết chán, mải mê soi bóng mình dưới suối.

Câu 3. Chuyện gì đã xảy ra với Ngựa Con trong cuộc thi? M2

a. Một cái móng lung lay rồi rời hẳn ra.

b. Ngựa Con bị vấp té.

c. Ngựa Con bị gãy chân.

d. Ngựa Con không được thi .

Câu 4: Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi? M2

a. Vì Ngựa Con chạy chậm hơn các bạn.

b. Vì Ngựa Con bị té.

c. Vì Ngựa Con luyện tập quá sức.

d. Vì Ngựa Con chủ quan, không chuẩn bị chu đáo cho cuộc thi.

Câu 5. Câu chuyện này nói đến cuộc chạy đua của ai? M3

…………………………………………………………………………………

Câu 6: Qua câu chuyện này, em rút ra được bài học gì? M4

…………………………………………………………………………………

Câu 7. Câu nào dưới đây được viết theo mẫu: Ai là gì? M1

a. Ngựa Con tham gia hội thi chạy.

b. Ngựa Con là con vật chạy nhanh nhất

c. Chị em nhà Hươu sốt ruột gặm lá.

d. Ngựa Con không nghe lời cha.

Câu 8. Trong các câu sau, câu nào có sự vật được nhân hóa? M2

a. Ngựa Con mải mê soi bóng mình dưới suối

b. Ngựa Cha khuyên con.

c. Các vận động viên rần rần chuyển động.

d. Bác Quạ bay đi bay lại giữ trật tự.

Câu 9: Đặt câu theo mẫu Ai làm gì? Nói về Ngựa Con trong bài: M3

…………………………………………………………………………………

B. KIỂM TRA VIẾT

1. Chính tả: (4 điểm) Nghe – viết bài “Bác sĩ Y-éc-Xanh” sách HDH Tiếng Việt 3 tập 2B trang 47. (Đoạn viết: Bà khách ước ao …………………trí tưởng tượng của bà”.

2. Tập làm văn: (6 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (từ 6-8 câu) kể lại việc em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường theo gợi ý sau:

– Em đã làm việc gì?

– Em làm việc đó ở đâu?

– Em làm cùng với ai?

– Kết quả công việc ra sao?

– Sau khi làm việc đó, em cảm thấy thế nào?

Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 1

A. KIỂM TRA ĐỌC

Học sinh trả lời đúng 1 câu trắc nghiệm được 0,5 điểm, đúng 1 câu tự luận được 1 điểm.

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3

Câu 5. Câu chuyện nói về cuộc chạy đua của muông thú trong rừng.

Câu 6: Ngựa Con rút ra được bài học: Đừng bao giờ chủ quan cho dù đó là việc nhỏ nhất.

Câu 9: Ngựa Con mải mê soi mình dưới suối.

B. KIỂM TRA VIẾT

1. Chính tả: 4 điểm

– Viết đúng tốc độ: 1 điểm

– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ; 1 điểm

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

– Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

2. Tập làm văn

– Nội dung: 3 điểm

Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.

– Kĩ năng:

Viết đúng chính tả: 1 điểm

Dùng từ, đặt câu phù hợp: 1 điểm

Sáng tạo: 1 điểm.

Bài mẫu số 1:

Hôm ấy là một ngày đẹp trời lại là ngày nghỉ học, em cùng với Việt Hà rủ nhau ra công viên hóng mát. Tình cờ chúng em gặp được bốn bạn trai cùng lớp. Đó là Phát, Hoàng, Độ, Dũng. Sau khi dạo một vòng quanh công viên, chúng em lại ngồi đối diện nhau trên hai dãy ghế, ngắm nhìn cảnh vật xe cộ qua lại và kể cho nhau nghe những chuyện cười đọc được trang báo "Nhi Đồng" và "Khăn quàng đỏ". Cả bọn cười nói rôm rả. Bỗng, Độ phát hiện thấy dưới ghế ngồi có mấy ông chích (ống kim tiêm). Độ lấy que hất ra ngoài rồi nói: "Có lẽ đây là mấy ống chích của mấy người ghiền xì ke đây". Em suy nghĩ một lát rồi đề nghị: "Tụi mình về nhà lấy que gắp, rồi ra đây chúng mình đi khắp công viên gom lại bỏ vào thùng rác đi. Để thế này nguy hiểm lắm! Mọi người đều đồng ý. Sáng đó, chúng em gom được một bọc, ước chừng vài chục ống chích, đem bỏ vào thùng rác. Việc làm của chúng em tuy không lớn nhưng đứa nào đứa nấy đều cảm thấy vui, vì mình đã làm được một việc tốt, góp phần bảo vệ môi trường.

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 2

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (4 điểm):

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu: (6 điểm) (35 phút)

1. Đọc thầm và trả lời câu hỏi:

Ong Thợ

Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong gốc cây bỗng hóa rộn rịp. Ong thường thức dậy sớm, suốt ngày làm việc không chút nghỉ ngơi. Ong Thợ vừa thức giấc đã vội vàng bước ra khỏi tổ, cất cánh tung bay. Ở các vườn chung quanh, hoa đã biến thành quả. Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang. Ông mặt trời nhô lên cười. Hôm nào Ong Thợ cũng thấy ông mặt trời cười. Cái cười của ông hôm nay càng rạng rỡ. Ong Thợ càng lao thẳng về phía trước.

Chợt từ xa, một bóng đen xuất hiện. Đó là thằng Quạ Đen. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt. Nhưng Ong Thợ đã kịp lách mình. Thằng Quạ Đen đuổi theo nhưng không tài nào đuổi kịp. Đường bay của Ong Thợ trở lại thênh thang.

Theo Võ Quảng.

2. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Tổ ong mật nằm ở đâu?

A. Trên ngọn cây.

B. Trên vòm lá.

C. Trong gốc cây.

D. Trên cành cây.

Câu 2: Tại sao Ong Thợ không tìm mật ở những khu vườn chung quanh?

A. Vì ở các vườn chung quanh hoa đã biến thành quả.

B. Vì ở các vườn chung quanh có Quạ Đen.

C. Vì ở các vườn chung quanh hoa không có mật.

D. Vì Ong Thợ không thích kiếm mật ở vườn xung quanh.

Câu 3: Quạ Đen đuổi theo Ong Thợ để làm gì?

A. Để đi chơi cùng Ong Thợ.

B. Để đi lấy mật cùng Ong Thợ.

C. Để toan đớp nuốt Ong Thợ.

D. Để kết bạn với Ong Thợ.

Câu 4: Trong đoạn văn trên có những nhân vật nào?

A. Ong Thợ.

B. Quạ Đen, Ông mặt trời

C. Ong Thợ, Quạ Đen

D. Ong Thợ, Quạ Đen, Ông mặt trời

Câu 5: Ong Thợ đã làm gì để Quạ Đen không đuổi kịp?

A. Ong Thợ quay lại định đớp nuốt Quạ Đen.

B. Ong Thợ nhanh nhẹn lách mình tránh Quạ Đen.

C. Ong Thợ bay trên đường bay rộng thênh thang.

D. Ong Thợ bay về tổ.

Câu 6: Em có suy nghĩ gì về hành động, việc làm của Ong Thợ khi gặp Quạ Đen? Viết từ 1 câu nêu suy nghĩ của em:….…………………………………………………………………………………………..

Câu 7: Câu nào dưới đây có hình ảnh nhân hóa?

A. Ông mặt trời nhô lên cười.

B. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang.

C. Chợt từ xa, một bóng đen xuất hiện.

D. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt.

Câu 8: Trong câu “Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở.” Các từ chỉ sự vật trong câu trên là:

….…………………………………………………………………………………………..

Câu 9: Đặt một câu theo mẫu câu: Ai làm gì?….…………………………………………………………………………………………..

….…………………………………………………………………………………………..

B. Kiểm tra viết (10 điểm)

I. Chính tả - Nghe – viết (4 điểm) (15 phút)

Mùa thu trong trẻo

Trong hồ rộng, sen đang lụi tàn. Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần. Họa hoằn mới còn vài lá non xanh, nho nhỏ mọc xòe trên mặt nước. Gương sen to bằng miệng bát con, nghiêng như muốn soi chân trời. Tiếng cuốc kêu thưa thớt trong các lùm cây lau sậy ven hồ…

Nguyễn Văn Chương

….…………………………………………………………………………………………..

….…………………………………………………………………………………………..

….…………………………………………………………………………………………..

II . Tập làm văn (25 phút) (6 điểm)

Đề bài: Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.

Gợi ý:

  • Việc tốt em đã làm để bảo vệ môi trường là việc tốt gì?
  • Em đã làm việc tốt đó như thế nào?
  • Kết quả của công việc đó ra sao?
  • Cảm nghĩ của em sau khi làm việc tốt đó?

….…………………………………………………………………………………………..

….…………………………………………………………………………………………..

….…………………………………………………………………………………………..

….…………………………………………………………………………………………..

….…………………………………………………………………………………………..

Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 2

I. Kiểm tra đọc ( 10 điểm)

1. Đọc tiếng (4 điểm):

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc theo yêu cầu: 1 điểm

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

2. Đọc hiểu (6 điểm):

Câu 1: C: (0,5 điểm)

Câu 2: A: (0,5 điểm)

Câu 3: C: (0,5 điểm)

Câu 4: D: (0,5 điểm)

Câu 5: B: (1,0 điểm)

Câu 6: HS viết được 1 câu chính xác: 1,0 điểm

(Nếu viết có ý đúng: 0,5 điểm)

Ví dụ:

Ong Thợ rất dũng cảm và thông minh. / Ong Thợ rất nhanh trí và can đảm./...

Câu 7: A: (0,5 điểm)

Câu 8: Ong Thợ, bông hoa: 0,5 điểm; ( tìm đúng 1 từ: 0.25 điểm)

Câu 9. (1,0 điểm)

- HS đặt được câu theo đúng mẫu câu, đúng thể thức trình bày câu, (cuối câu có đặt dấu chấm); câu văn hay 1.0 điểm

II. Kiểm tra viết (10 điểm):

1. Chính tả: Nghe - viết (4 điểm)

+ Viết đủ bài: 1 điểm

+ Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

+ Viết đúng chính tả ( không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

+ Trình bày đúng quy đinh, viết sạch, đẹp: 1 điểm

2. Tập làm văn (6 điểm)

+ Nội dung (ý): 3 điểm

HS viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.

+ Kĩ năng: 3 điểm

Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm

Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm

Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm

- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, chữ viết có thể trừ điểm phù hợp.

Ma trận câu hỏi Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 3

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Cộng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu văn bản

Số câu

3

4

1

6 câu

Câu số

1, 2,3

4, 5, 6

9

2

Kiến thức Tiếng Việt

Số câu

1

1

3 câu

Câu số

7

8

Tổng số

TS câu

3

câu

4

câu

1

câu

1 câu

1 câu

9 câu

TS điểm

1

điểm

2 điểm

1

Điểm

1 điểm

1 điểm

6 điểm

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 3

Phần I: Kiểm tra đọc (10 điểm):

1. Đọc thành tiếng (4 điểm):

- Nội dung: Bốc thăm, đọc và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc.

+ Cuộc chạy đua trong rừng.

+ Buổi học thể dục.

+ Một mái nhà chung .

+ Bác sĩ Y - éc - xanh.

+ Cuốn sổ tay.

+ Mặt trời xanh của tôi.

+ Sự tích chú Cuội cung trăng.

- Thời lượng: Khoảng 70 tiếng/ phút.

2. Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi (6 điểm): 35 phút

Rừng cây trong nắng

Trong ánh nắng mặt trời vàng óng, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ. Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời chẳng khác gì những cây nến khổng lồ. Đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi hương tràm bị hun nóng dưới mặt trời. Tiếng chim không ngớt vang xa, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng. Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp, ta nghe thấy tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh. Chúng không ngớt bay đi, bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ.

Mùi hương ngòn ngọt, nhức đầu của những loài hoa rừng không tên đằm mình vào ánh nắng ban trưa. Mùi hương ấy khiến con người dễ sinh buồn ngủ. Người ta có thể sẵn sàng ngả lưng dưới bóng một cây nào đó rồi lơ mơ đưa mình vào một giấc ngủ chẳng đợi chờ…

Theo Đoàn Giỏi

Câu 1: Bài văn tả về các loài cây cối ở đâu?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Ở bãi biển

B. Ở trong rừng

C. Ở cánh đồng

Câu 2: Loài cây nào được nhắc đến trong bài?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Cây phi lao.

B. Cây liễu.

C. Cây tràm.

Câu 3: Rừng cây được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Buổi sáng sớm

B. Buổi trưa

C. Buổi chiều tối

Câu 4: Tác giả nghe được những âm thanh gì trong rừng?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Tiếng chim.

B. Tiếng côn trùng.

C. Cả hai ý trên.

Câu 5: Vì sao người ta dễ buồn ngủ khi đi trong rừng?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Vì rừng cây đẹp quá.

B. Vì khu rừng quá rộng lớn.

C. Vì mùi hương của những loài hoa rừng.

Câu 6: Bài văn này miêu tả cái gì?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Rừng cây.

B. Các loài vật.

C. Các loài côn trùng.

Câu 7: Câu nào dưới đây được viết theo mẫu câu “Ai thế nào”?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn.

B. Các loài côn trùng không ngớt bay đi, bay lại.

C. Người ta có thể ngả lưng dưới bóng một cây nào đó rồi lơ mơ ngủ.

Câu 8: Bài văn có mấy hình ảnh so sánh ? Đó là những hình ảnh nào?

……………………………………………………………………………………………

..............................................................................................................................

Câu 9: Em yêu thích hình ảnh nào trong bài văn? Vì sao?

……………………………………………………………………………………………

..............................................................................................................................

Phần II: Kiểm tra viết (10 điểm):

1. Chính tả (nghe - viết) (15 phút)

Đoạn 3 bài “Sự tích chú Cuội cung trăng” ( TV 3/ Tập 2/ Tr.132).

2. Tập làm văn: (25 phút)

Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 – 10 câu) kể về một việc làm tốt mà em đã làm để bảo vệ môi trường.

……………………………………………………………………………………………

..............................................................................................................................

……………………………………………………………………………………………

..............................................................................................................................

Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 3

Phần I:

1. Đọc thành tiếng (4 điểm):

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

2. Đọc hiểu:

Câu 1: B. Ở trong rừng (0,5 điểm)

Câu 2: C. Cây tràm. (0,5 điểm)

Câu 3: B. Buổi trưa (0,5 điểm)

Câu 4: C. Cả hai ý trên. (0,5 điểm)

Câu 5: C. Vì mùi hương của những loài hoa rừng. (0,5 điểm)

Câu 6: A. Rừng cây. (0,5 điểm)

Câu 7: A. Đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. (1 điểm)

Câu 8: Bài văn 2 hình ảnh so sánh. Đó là hình ảnh:

Hình ảnh 1: Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời chẳng khác gì những cây nến khổng lồ.

Hình ảnh 2: Đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn.

Câu 9: (1 điểm) Nêu được hình ảnh mình thích: 0, 5 điểm; Giải thích được lý do: 0, 5 điểm.

Phần II: (10đ)

1. Chính tả: 4 điểm

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm.

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm

2. Tập làm văn: 6 điểm

- Nội dung (ý) (3 điểm): Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.

- Kỹ năng (3 điểm):

+ Điểm tối đa cho kỹ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm.

+ Điểm tối đa cho kỹ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm

+ Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm.

Bài làm:

Em thấy việc bảo vệ môi trường rất cần thiết, vì mang lại sức khỏe cho mọi người chính vì vậy lớp em đã chọn công việc tổng vệ sinh lớp học. Vào chiều thứ sáu lớp em bắt đầu. Để làm việc tốt lớp em đã chuẩn bị khẩu trang, giẻ lau, chổi.... Cô giáo giao nhiệm vụ cho từng tổ, từng bạn rất chi tiết tỉ mỉ. Các bạn nam khỏe nên cô giáo giao nhiệm vụ kê bàn ghế, quét mạng nhện. Còn các bạn nữ thì làm công việc nhặt rác, lau bảng. Em được cô giáo phân công lau bảng. Đầu tiên em đi vò khăn rồi quay về lớp để lau bảng. Em lau từ bảng này đến bảng khác cho thật sạch để cô khen. Buổi lao động rất mệt nhưng lại thật vui, em nhìn mặt bạn nào cũng đỏ bừng, mồ hôi nhễ nhãi. Khi cô hiệu trưởng bước vào lớp em, cô rất khen làm cô chủ nhiệm rất vui lòng nên cả lớp em mỗi người được thưởng điểm. Chưa đầy một tiếng đồng hồ lớp em đã xong. Em rất tự hào về lớp học của mình.

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 4

A. Bài kiểm tra Đọc, Nghe và Nói – Kiến thức tiếng Việt (10 điểm – 35 phút)

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Cô giáo tự chọn cho học sinh đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 3, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Nhím con kết bạn

Trong một khu rừng nọ có một chú Nhím chỉ sống một mình, rất nhút nhát nên chú không quen biết bất kì một con vật nào khác sống trong rừng.

Vào một buổi sáng đẹp trời, nhím con đi kiếm quả để ăn. Bỗng một chú Sóc nhảy tới và nói:

Chào bạn! Tôi rất vui sướng được gặp bạn.

Nhím con bối rối nhìn Sóc, rồi quay đầu chạy chốn vào một bụi cây. Nó cuộn tròn người lại mà vẫn run vì sợ.

Ngày tháng trôi qua, những chiếc lá trên cây bắt đầu chuyển màu và rụng xuống. Nhím con quyết định phải mau chóng tìm một nơi an toàn và ấm áp để trú đông.

Trời ngày càng lạnh hơn. Một hôm nhím con đang đi tìm nơi trú đông thì trời đổ mưa. Nhím sợ hãi cắm đầu chạy.

Bỗng nó lao vào một đống lá. Nó chợt nhận ra sau đống lá là một cái hang “Chào bạn!”. Một giọng ngái ngủ của một chú nhím khác cất lên. Nhím con vô cùng ngạc nhiên.

Sau khi trấn tĩnh lại. Nhím con bẽn lẽn hỏi:

Tên bạn là gì?

Tôi là Nhím Nhí.

Nhím con run run nói: “Tôi xin lỗi bạn, tôi không biết đây là nhà bạn của bạn”.

Nhím nhí nói: “Không có hề gì. Thế bạn đã có nhà trú đông chưa? Tôi muốn mời bạn ở lại bới tôi qua mùa đông. Tôi ở đây một mình buồn lắm.

Nhím con rụt rè nhận lời và cảm ơn lòng tốt của bạn. Cả hai thu dọn và trang trí chỗ ở gọn đẹp.

Chúng rất vui vì không phải sống một mình trong mùa đông gió lạnh.

Trần Thị Ngọc Trâm

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

1. Vì sao Nhím con lại không quen biết bất kì loài vật nào trong rừng? (M1-0,5 điểm)

A. Vì Nhím xấu xí nên không ai chơi cùng.

B. Vì Nhím chỉ ở trong nhà, không ra ngoài bao giờ.

C. Vì Nhím sống một mình, không có ai thân thiết.

D. Vì Nhím nhút nhát, luôn rụt rè, sợ sệt.

2. Ba chi tiết nào dưới đây cho thấy Nhím con rất nhút nhát? (M1-0,5 điểm)

A. Khi được Sóc chào, Nhím chạy trốn vào bụi cây, cuộn tròn người lo sợ.

B. Mùa đông đến, Nhím mau chóng tìm một nơi an toàn và ấm áp để trú rét.

C. Thấy trời bỗng đổ mưa, Nhím sợ hãi cắm đầu chạy.

D. Nhím con đồng ý ở lại trú đông cùng với Nhím Nhí.

3. Vì sao Nhím Nhí mời Nhím con ở lại với mình qua mùa Đông? (M2-0,5 điểm)

A. Vì Nhím Nhí ở một mình rất buồn.

B. Vì Nhím Nhí biết Nhím con chưa có nhà trú đông.

C. Vì Nhím Nhí và Nhím con là bạn thân.

D. Vì Nhím Nhí biết Nhím con ở một mình rất buồn.

4. Nhím con cảm thấy như thế nào khi ở cùng Nhím Nhí? (M2-0,5 điểm)

A. Nhím con cảm thấy rất vui khi có bạn.

B. Nhím con cảm thấy yên tâm khi được bảo vệ.

C. Nhím con vẫn cảm thấy lo sợ.

D. Nhím con vẫn cảm thấy buồn lắm.

5. Câu chuyện cho em bài học gì? (M3-1,0 điểm)..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

6. Lớp học của em có một bạn mới từ trường khác chuyển đến. Để giúp bạn hoà nhập với các bạn trong lớp, em sẽ làm gì? (M4-1,0 điểm)..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

7. Dấu hai chấm trong đoạn văn sau dùng để làm gì? (M2-0,5 điểm)

Nhím con bẽn lẽn hỏi:

- Tên bạn là gì?

- Tôi là Nhím Nhí.

A. Báo hiệu lời giải thích cho một sự việc.

B. Báo hiệu lời nói của nhân vật.

C. Báo hiệu phần chú thích.

D. Báo hiệu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.

8. Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Vì sao” trong câu dưới đây. (M1-0,5 điểm)

“Nhím Con và Nhím Nhí rất vui vì chúng không phải sống một mình suốt mùa đông giá lạnh.”

9. Viết 1 câu sử dụng biện pháp nhân hoá để nói về: (M3-1,0 điểm)

a) Chiếc lá:

b) Bầu trời:

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

Ma trận câu hỏi đề kiểm tra Tiếng Việt lớp 3 - Đề 4

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu văn

bản

Số câu

2

2

1

1

6

Câu số

1-2

3-4

5

6

2

Kiến thức tiếng

Việt

Số câu

1

1

1

3

Câu số

7

8

9

Tổng số câu

3

2

1

2

1

9

B. Bài kiểm tra viết (10 điểm)

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)

Lao xao

Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xóa. Hoa dẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.

(Duy Khán)

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)

Kể về một ngày hội mà em đã chứng kiến hoặc tham gia.

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 4

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

1. Chọn câu trả lời D: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác D: 0 điểm

2. Chọn cả 3 câu trả lời A, B, C: 0,5 điểm; câu trả lời khác: 0 điểm

3. Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm

4. Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm

5. Gợi ý:

Cuộc sống cần phải có bạn bè để quan tâm, giúp đỡ nhau lúc khó khăn. Nếu chỉ sống một mình, xa rời đồng loại thì lúc nào cũng cảm thấy lo lắng, sợ hãi.

6. Gợi ý:

Để giúp bạn không bỡ ngỡ, rụt rè trước các bạn mới, em sẽ nói chuyện với bạn để bạn cởi mở hơn, rủ bạn tham gia các hoạt động của trường, lớp, các hoạt động ngoại khoá,…

7. Chọn câu trả lời B: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác B: 0 điểm

8. Trả lời đúng: 0,5 điểm; trả lời khác: 0 điểm

Gợi ý:

“Nhím Con và Nhím Nhí rất vui vì chúng không phải sống một mình suốt mùa đông giá lạnh.”

9.- Viết câu theo yêu cầu: 1,0 điểm (mỗi ý 0,5 điểm)

- Viết được câu theo yêu cầu nhưng sử dụng từ chưa chính xác: 0,5 điểm (mỗi ý 0,25 điểm)

- Không viết được câu: 0 điểm

Gợi ý:

a) Gió thu xào xạc, từng chiếc lá rủ nhau đánh võng xuống mặt đất.

b) Bầu trời đêm mặc chiếc áo sẫm đính chi chít những ngôi sao lấp lánh.

B. Kiểm tra viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

II. Tập làm văn (6 điểm)

Tham khảo:

Hàng năm, cứ sau Tết Nguyên Đán làng em lại mở lễ hội Đền Voi Phục. Hội được tổ chức tại sân đền, người từ tứ xứ về dự lễ hội đông như nước chảy, mọi người đều trong trang phục rất đẹp. Những người trong đội nghi thức mặc lễ phục truyền thống của làng. Không khí của lễ hội rất trang nghiêm và quang cảnh được trang hoàng rất đẹp với cờ ngũ sắc tung bay trước gió. Mở đầu là lễ dâng hương đọc văn tế, sau đó là lễ rước Thánh đi du xuân. Kiệu của Thánh đi đến đâu, trống giong cờ mở đến đó. Mọi người vừa đi theo kiệu Thánh vừa lễ. Trẻ con, người lớn thay phiên nhau chui qua kiệu Thánh để mong ước Thánh ban cho nhiều điều tốt lành cho cả năm. Có những lúc kiệu của Thánh tự nhiên quay vòng tròn, em nghe người lớn nói đó là những lúc Thánh vui. Em rất thích lúc được chui qua kiệu Thánh vừa vui lại vừa được Thánh phù hộ cho mạnh khỏe học giỏi, ngoan ngoãn. Lễ hội được diễn ra từ 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều thì kết thúc. Em rất thích được tham dự lễ hội truyền thống của làng. Đó cũng là nét đẹp truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc của quê hương.

(Sưu tầm)

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 5

Thời gian 40 phút

Điểm

Nhận xét của giáo viên

Đề bài:

I. ĐỌC:

A / Đọc thành tiếng : (6 điểm)

B/ Đọc thầm (4 điểm). Đọc thầm đoạn văn sau:

Về mùa xuân,khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau không phân biệt được thì cây gạo ngoài cổng chùa,lối vào chợ quê,bắt đầu bật ra những chiếc hoa đỏ hồng. Hoa gạo làm sáng bừng lên một góc trời quê, tiếng đàn sáo về ríu ran như một cái chợ vừa mở, như một lớp học vừa tan, như một buổi dân ca liên hoan sắp bắt đầu...Nghe nó mà xốn xang mãi không chán. Chúng chuyện trò râm ran, có lẽ mỗi con đều có câu chuyện riêng của mình, giữ mãi trong lòng nay mới được thổ lộ cùng bạn bè,nên ai cũng nói, ai cũng lắm lời, bất chấp bạn có lắng nghe hay không.

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Cây gạo nở hoa vào mùa nào?

A . Mùa xuân.

B . Mùa thu.

C . Mùa hè.

2. Những từ ngữ nào nói lên cây gạo làm thay đổi khung cảnh làng quê?

A. Bật ra những chiếc hoa đỏ hồng

B . Làm sáng bừng lên một góc trời quê

C . Tất cả những từ ngữ nêu trong 2 câu trả lời trên.

3 . Khi cây gạo ra hoa, loài chim nào về tụ họp đông vui?

A. Chim én

B. Chim sáo

C. Nhiều loài chim

4.Tiếng đàn chim về trò chuyện với nhau được tác giả so sánh với những gì?

A, Một cái chợ vừa mở.

B. Một lớp học vừa tan, như một buổi dân ca liên hoan sắp bắt đầu .

C. Tất cả những điều nêu trong 2 câu trả lời trên

II. Kiểm tra viết (10 điểm)

A/ Viết chính tả: (5 điểm)

Nhớ- viết: Chú ở bên Bác Hồ (2 khổ thơ đầu )

B. Tập làm văn: (5 điểm) Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu kể về việc tốt em đã làm để bảo vệ môi trường.

….…………………………………………………………

….…………………………………………………………

….…………………………………………………………

….…………………………………………………………

….…………………………………………………………

….…………………………………………………………

….…………………………………………………………

….…………………………………………………………

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 6

Điểm

Lời phê của giáo viên

A - Đọc thầm và làm bài tập:

Đọc thầm bài: «Cây gạo» (sách GK Tiếng Việt lớp 3, tập II, trang 144). Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào?

a. Tả cây gạo.

b. Tả chim.

c. Tả cả cây gạo và chim.

Câu 2: Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào?

a. Vào mùa hoa.

b. Vào mùa xuân.

c. Vào 2 mùa kế tiếp nhau .

Câu 3: Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?

a. 1 hình ảnh .

Đó là : ………………………………

b. 2 hình ảnh .

Đó là : ………….……………………

c. 3 hình ảnh .

Đó là : ……………………………….

Câu 4: Những sự vật nào trong đoạn văn trên được nhân hóa?

a. Chỉ có cây gạo được nhân hóa.

b. Chỉ có cây gạo và chim chóc được nhân hóa.

c. Cả cây gạo, chim chóc và con đò đều được nhân hóa.

Câu 5: Gạch chân bộ phận trả lời cho câu hỏi “bằng gì” trong câu văn sau:

Hằng ngày, Lan đi học bằng xe đạp.

II. Kiểm tra viết .

1 . Chính tả : Nghe – viết: Bài “Mưa” trong SGK Tiếng Việt 3 tập 2 trang 134.

2. Tập làm văn .

Đề bài : Viết một đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu, kể về một buổi lao động ở trường, lớp em.

….…………………………………………………………

….…………………………………………………………

….…………………………………………………………

….…………………………………………………………

….…………………………………………………………

….…………………………………………………………

….…………………………………………………………

….…………………………………………………………

Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 6

A. PHẦN ĐỌC.

I. Đọc thành tiếng (5 điểm)

- Giáo viên kiểm tra trong các tiết ôn tập (mỗi hôm kiểm tra từ 5-10 em).

- Giáo viên ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng, đánh số trang (các bài từ tuần 27 đến tuần 34) vào phiếu để học sinh bốc thăm. Học sinh đọc xong giáo viên nêu câu hỏi gắn với nội dung bài đọc để học sinh trả lời.

- Học sinh phát âm rõ, chính xác và trôi chảy, tốc độ khoảng 70 tiếng/1 phút. Biết ngắt nghỉ hơi sau dấu câu, giữa các cụm từ (4 điểm). Trả lời câu hỏi đúng 1 điểm.

- Nếu học sinh đọc không đạt các yêu cầu trên, giáo viên dựa vào khả năng của học sinh lớp mình mà chấm điểm cho phù hợp.

- Với những học sinh không đạt yêu cầu, giáo viên cho về nhà luyện đọc để kiểm tra lại

II. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm

- Câu 1: ý a - Câu 2: ý c

- Câu 3: ý c (3 hình ảnh)

1. Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ

2. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.

3. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh.

- Câu 4: ý b

- Câu 5: bằng xe đạp

B- PHẦN VIẾT

I. Chính tả: (Nghe - viết) Bài: MƯA (5 điểm )

(Viết: Ba khổ thơ đầu - TV 3 tập 2 trang 134)

- Viết đúng chính tả, trình bày đúng, sạch sẽ, chữ viết rõ ràng (5 điểm)

- Viết sai phụ âm đầu, vần, thanh, tiếng, mỗi lỗi sai trừ (0,25 điểm)

- Trình bày bài bẩn trừ (0,5 điểm)

II. Tập làm văn: - Học sinh viết thành một đoạn văn ngắn khoảng 7 đến 10 câu.

Giới thiệu được buổi lao động (1đ); Kể được các hoạt động của buổi lao động (3đ); Nêu được ích lợi hoặc cảm nghỉ của mình về buổi lao động (1đ). Tùy theo mức độ làm bài của HS giáo viên cho điểm phù hợp.

Bài mẫu:

Em thấy việc bảo vệ môi trường rất cần thiết, vì mang lại sức khỏe cho mọi người chính vì vậy lớp em đã chọn công việc tổng vệ sinh lớp học. Vào chiều thứ sáu lớp em bắt đầu. Để làm việc tốt lớp em đã chuẩn bị khẩu trang, giẻ lau, chổi.... Cô giáo giao nhiệm vụ cho từng tổ, từng bạn rất chi tiết tỉ mỉ. Các bạn nam khỏe nên cô giáo giao nhiệm vụ kê bàn ghế, quét mạng nhện. Còn các bạn nữ thì làm công việc nhặt rác, lau bảng. Em được cô giáo phân công lau bảng. Đầu tiên em đi vò khăn rồi quay về lớp để lau bảng. Em lau từ bảng này đến bảng khác cho thật sạch để cô khen. Buổi lao động rất mệt nhưng lại thật vui, em nhìn mặt bạn nào cũng đỏ bừng, mồ hôi nhễ nhãi. Khi cô hiệu trưởng bước vào lớp em, cô rất khen làm cô chủ nhiệm rất vui lòng nên cả lớp em mỗi người được thưởng điểm. Chưa đầy một tiếng đồng hồ lớp em đã xong. Em rất tự hào về lớp học của mình.

Tham khảo thêm các Đề thi môn Tiếng Việt lớp 3 khác:

  • Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 1
  • Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 2
  • Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 3

Ngoài Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 có đáp án năm 2018 - 2019 trên. Các em có thể tham khảo thêm nhiều đề thi hay và chất lượng, các dạng toán nâng cao hay và khó dành cho các em lớp 3 hoặc các bài tập nâng cao Tiếng Việt 3 và bài tập nâng cao Toán 3 mà Tìm Đáp Án đã đăng tải. Chúc các em học tốt!

Từ khóa » Những Hình ảnh So Sánh Trong Bài Rừng Cây Trong Nắng