Bộ đề Thi Học Kì 2 Lớp 4 Môn Tiếng Việt Năm 2019 - 2020 - Tìm đáp án
Có thể bạn quan tâm
Bộ đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2019 - 2020 bao gồm 4 đề thi Có đáp án chi tiết giúp các em học sinh ôn tập củng cố kiến thức các dạng bài tập ôn thi cuối học kì 2 đạt kết quả cao. Đồng thời đây là tài liệu chuẩn các mức độ đề thi giúp các thầy cô khi ra đề thi học kì 2 cho các em học sinh. Mời các em cùng các thầy cô tham khảo đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt này.
Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.
Bộ đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt
- Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Số 1
- Đáp án đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 - Số 1
- Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt - Số 2
- Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 - Số 2
- Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt - Số 3
- Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 - Số 3
- Đề thi cuối học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt mới
Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Số 1
A. KIỂM TRA ĐỌC – HIỂU (10 điểm)
I. Đọc, trả lời 1 câu hỏi (3đ, trong đó đọc 2đ, trả lời câu hỏi 1đ)
- Gọi HS đọc một trong các bài đã học ở Sách Tiếng Việt lớp 4, tập 2 (Từ tuần 21 đến tuần 34).
- GV đặt 1 câu hỏi ở bài, hoặc đoạn vừa đọc cho học sinh trả lời để kiểm tra kĩ năng đọc hiểu của các em.
II. Đọc - hiểu (20 phút - 7đ)
NHỮNG CHÚ CHÓ CON Ở CỬA HIỆU
Một cậu bé xuất hiện ở cửa hàng bán chó và hỏi người chủ cửa hàng: “Giá mỗi con chó là bao nhiêu vậy bác? ”
Người chủ cửa hàng trả lời: “Khoảng từ 30 tới 50 đô la một con . ”
Cậu bé rụt rè nói: “Cháu có thể xem chúng được không ạ?”
Người chủ cửa hàng mỉm cười rồi huýt sáo ra hiệu. Từ trong chiếc cũi, năm chú chó con bé xíu như năm cuộn len chạy ra, duy chỉ có một chú bị tụt lại phía sau khá xa. Ngay lập tức, cậu bé chú ý tới chú chó chậm chạp, hơi khập khiễng đó. Cậu liền hỏi: “Con chó này bị sao vậy bác?”
Ông chủ giải thích rằng nó bị tật ở khớp hông và nó sẽ bị khập khiễng suốt đời. Nghe thế, cậu bé tỏ ra xúc động: “Đó chính là con chó cháu muốn mua .”
Chủ cửa hàng nói: “Nếu cháu thực sự thích con chó đó, ta sẽ tặng cho cháu .Nhưng ta biết cháu sẽ không muốn mua nó đâu. ”
Gương mặt cậu bé thoáng buồn, cậu nhìn thẳng vào mắt ông chủ cửa hàng và nói: “Cháu không muốn bác tặng nó cho cháu đâu. Con chó đó cũng có giá trị như những con chó khác mà. Cháu sẽ trả bác đúng giá.Thực ra ngay bây giờ cháu chỉ có thể trả bác 2 đô la 37 xu thôi. Sau đó, mỗi tháng cháu sẽ trả dần bác 50 xu được không ạ? ”
- Bác bảo thật nhé, cháu không nên mua con chó đó! – Người chủ cửa hàng khuyên. – Nó không bao giờ có thể chạy nhảy và chơi đùa như những con chó khác được đâu.
Ông vừa dứt lời, cậu bé liền cúi xuống vén ống quần lên, để lộ ra cái chân trái tật nguyền, cong vẹo được đỡ bằng một thanh kim loại. Cậu ngước nhìn ông chủ cửa hàng và khẽ bảo: “Chính cháu cũng chẳng chạy nhảy được mà, và chú chó con này sẽ cần một ai đó hiểu và chơi với nó. ”
Đăn - Clát
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: Cậu bé khách hàng chú ý đến con chó nào?
A. Chú chó con lông trắng muốt.
B. Chú chó con bé xíu như cuộn len.
C. Chú chó con chậm chạp , hơi khập khiễng.
D. Chú chó con như năm cuộn len.
Câu 2: Vì sao cậu bé không muốn người bán hàng tặng con chó đó cho cậu?
A. Vì con chói đó bị tật ở chân.
B. Vì cậu cho rằng con chó đó cũng có giá trị ngang bằng những con chó mạnh khỏe khác trong cửa hàng.
C. Vì cậu không muốn mang ơn người bán hàng.
D. Vì con chó đó bị tật ở khớp hông và nó sẽ bị khập khiễng suốt đời.
Câu 3: Tại sao cậu lại mua con chó bị tật ở chân?
A. Vì cậu thấy thương hại con chó đó.
B. Vì con chó đó rẻ tiền nhất.
C. Vì con chó đó có hoàn cảnh giống như cậu, nên có thể chia sẻ được với nhau .
D. Vì con chó đó không bao giờ có thể chạy nhảy và chơi đùa như những con chó khác được.
Câu 4: Câu: “Bác bảo thật nhé, cháu không nên mua con chó đó! ” là loại câu gì?
A. Câu kể.
B. Câu cảm.
C. Câu khiến.
D. Câu hỏi.
Câu 5: Trong câu: “Gương mặt cậu bé thoáng buồn. ” bộ phận nào là chủ ngữ?
A. Gương mặt.
B. Gương mặt cậu bé.
C. Cậu bé.
D. Không có chủ ngữ.
Câu 6: Có những từ láy nào trong đoạn văn trên?
A. Rụt rè, chậm chạp, chạy nhảy.
B. Rụt rè, chậm chạp, khập khiễng.
C. Chậm chạp, khập khiễng, chạy nhảy.
D. Chậm chạp, chạy nhảy, long lanh.
Câu 7: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
Từ trong chiếc cũi, năm chú chó con bé xíu như năm cuộn len chạy ra.
Câu 8: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu sau: “Cậu bé đã rất vui vì có một người bạn mới”.
Câu 9: Đóng vai chủ cửa hàng nói một câu cảm khi thấy cậu bé là người khuyết tật. Viết câu cảm đó.
Câu 10: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? Viết câu trả lời của em.
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả (2 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh chép bài Nói ngược – sách Tiếng Việt tập 4 – Tập 2 (Tuần 34)
II. Tập làm văn:(8 điểm)
Đề bài: Em hãy tả một con vật nuôi trong gia đình em mà em thích nhất.
Đáp án đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 - Số 1
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (7 điểm)
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
C | B | C | C | B | B |
0,5 đ | 0,5 đ | 0,5 đ | 0,5đ | 0,5 đ | 0,5 đ |
Câu 7: 1đ
Từ trong chiếc cũi, năm chú chó con bé xíu như năm cuộn len // chạy ra.
TN CN VN
Câu 8: Thêm được đúng trạng ngữ chỉ thời gian 1đ
VD: Ngày hôm ấy, cậu bé đã rất vui vì có một người bạn mới.
Câu 9: Viết được câu cảm đúng ngữ pháp, đúng vai nhân vật chủ cửa hàng thể hiện thái độ cảm thông khích lệ, động viên, khen ngợi... 1đ
VD: Chà, cháu quả là cậu bé giàu tình cảm thật đấy!
Câu 10: Viết được câu văn thể hiện nội dung bài đúng ngữ pháp 1đ
VD: Bài văn khuyên mọi người hãy chia sẻ và đồng cảm với người khuyết tật.
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả (2 điểm)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng mẫu, đúng cỡ, đẹp, trình bày đúng hình thức bài chính tả : 2đ
Mỗi lỗi trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh ; không viết hoa đúng qui định) trừ : 0.2đ
*Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao – khoảng cách – kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn,...bị trừ 1 điểm toàn bài.
II. Tập làm văn: (8 điểm)
- Đảm bảo các yêu cầu sau:
Có đủ 3 phần của bài
- Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, có hình ảnh, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch. (5 điểm)
* Mở bài: 1,5 điểm
- Giới thiệu được con vật theo yêu cầu của đề bài .
* Thân bài: 5 điểm
- Tả bao quát về hình dáng con vật. 1 điểm
- Tả chi tiết các đặc điểm của con vật. 1 điểm
- Nêu được một số hoạt động của con vật đó. 2 điểm
- Biết sử dụng từ hợp lí kết hợp với các hình ảnh so sánh, nhân hóa ngữ phù hợp 1 điểm
Kết bài: 1,5 điểm: Nêu được ích lợi của con vật và tình cảm của bản thân đối với con vật đó
Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt - Số 2
A. Phần đọc
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG Thời gian: 1 phút
Học sinh đọc một đoạn văn thuộc một trong các bài sau và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.
1. Đường đi Sa Pa
(Đoạn từ “Buổi chiều … mùa thu.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 102)
2. Dòng sông mặc áo
(Đọc cả bài, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 118)
3. Ăng-co Vát
(Đoạn từ “Toàn bộ … từ các ngách.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 123)
4. Con chuồn chuồn nước
(Đoạn từ “Rồi đột nhiên … ngược xuôi.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 127)
II. Đọc thầm
BÀI ĐỌC THẦM
NGÀY LÀM VIỆC CỦA TÍ
Trời tờ mờ sáng, trong nhà còn tối om. Bố đã thức giấc. Tí cũng thức giấc, cựa mình. Bố bảo:
- Hôm nay, Tí đi chăn nghé nhá!
Năm nay, Tí chín tuổi. Tí là cậu bé học sinh trường làng. Từ trước đến nay, ở nhà, Tí chưa phải làm công việc gì. Thỉnh thoảng, bố sai đi lấy cái điếu cày hoặc u giao phải đuổi đàn gà đừng để nó vào buồng mổ thóc. Tí chưa chăn nghé bao giờ.
U lại nói tiếp:
- Con chăn cho giỏi, rồi hôm nào u đi chợ, u mua vở cho mà đi học.
Bố mở gióng dắt nghé ra. Bố dặn:
- Nhớ trông, đừng để nghé ăn mạ đấy.
- Vâng.
Tí cầm dây kéo, con nghé cứ chúi mũi xuống. Tí thót bụng, cố hết sức lôi con nghé ra cổng. Ra đến ngã ba, Tí dừng lại. Phía cổng làng, các cô chú xã viên kéo ra ùn ùn. Có người nhận ra Tí cất tiếng gọi:
- Đi nhanh lên, Tí ơi !
Mọi người quay nhìn, cười vang, đua nhau gọi Tí.
Tí chúm miệng cười lỏn lẻn. Phải đi cho kịp người ta chứ ! Tí dắt nghé men theo bờ ruộng còn con nghé ngoan ngoãn theo sau, bước đi lon ton trên bờ ruộng mấp mô. Cái bóng dáng Tí lũn cũn thấp tròn. Tí đội cái nón quá to đối với người, trông như cây nấm đang di động.
Theo Bùi Hiển
Chú thích:- U: mẹ (gọi theo nông thôn miền Bắc )
- Xã viên: nông dân làm việc trong hợp tác xã nông nghiệp.
- Nghé: con trâu còn nhỏ
Em đọc thầm bài “Ngày làm việc của Tí” rồi làm các bài tập sau:
(Em hãy đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng)
Câu 1. Sáng nay, bố giao cho Tí công việc gì?
lấy điếu cày cho bố □dắt nghé ra khỏi cổng □đi chăn nghé □đuổi gà ăn vụng thóc □
(Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống)
Câu 2. Mẹ bảo phần thưởng dành cho Tí sẽ là gì?
Mẹ mua cho Tí nhiều quà bánh. □Mẹ mua vở cho Tí đi học □
(Em hãy đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng nhất)
Câu 3. Nhìn Tý dắt nghé, mọi người đã làm gì?
Mọi người khuyên Tí quay về nhà. □Mọi người chạy đến dắt nghé giúp Tí. □Mọi người quay nhìn, cười vang đua nhau gọi Tí. □Mọi người thản nhiên nhìn Tí và không nói gì. □
Câu 4. Câu văn nào cho thấy bé Tý điều khiển được con nghé?
Câu 5. Nếu được bố mẹ tin tưởng giao một công viêc nhà mà em chưa làm bao giờ. Em sẽ ứng xử thế nào ?
………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….
(Em hãy đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng)
Câu 6. Chủ ngữ trong câu “Phía cổng làng, các cô chú xã viên kéo ra ùn ùn.” là:
Phía cổng làng □các cô chú □các cô chú xã viên □Phía cổng làng, các cô chú □
Câu 7. Hãy chuyển câu kể “Cái bóng dáng Tí lũn cũn thấp tròn.” thành câu cảm:
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
Câu 8. Nối câu kể ở cột A với tên kiểu câu phù hợp ở cột B
Câu 9. Tìm từ láy có trong đoạn văn “Tí chúm miệng cười…………….đang di động”.
Các từ láy là:
Câu 10. Hãy đặt một câu khiến có trạng ngữ để nhắc bạn giúp đỡ bố mẹ công việc nhà.
B. Phần viết
I. CHÍNH TẢ (Nghe - viết) Thời gian: 15 phút
Bài “Đàn ngan mới nở” (Sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 119)
Viết đầu bài và đoạn “Chúng có bộ lông … đằng trước.”
II. TẬP LÀM VĂN Thời gian: 40 phút
Đề bài: Quanh ta có nhiều con vật xinh xắn, dễ thương và có ích cho con người. Em hãy tả một con vật mà em thích nhất.
Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 - Số 2
A. Phần đọc
I. Đọc thành tiếng
Tiêu chuẩn cho điểm đọc | Điểm |
1. Đọc đúng tiếng, từ, rõ ràng | …… /1 đ |
2. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, cụm từ rõ nghĩa (lưu loát, mạch lạc) | ……/ 1 đ |
3. Đọc diễm cảm | …… / 1 đ |
4. Cường độ, tốc độ đọc | …… / 1 đ |
5. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu | …… / 1 đ |
Cộng | …… / 5 đ |
II. ĐỌC THẦM (5 điểm)
Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
1. đi chăn nghé
2. Thứ tự điền là: S - Đ
3. Mọi người quay nhìn, cười vang, đua nhau gọi Tí.
4. Tí dắt nghé men theo bờ ruộng còn con nghé ngoan ngoãn theo sau, bước đi lon ton trên bờ ruộng mấp mô.
Học sinh có thể diễn đạt bằng lời của mình như đảm bảo ý đúng, phù hợp.
5. Học sinh tự diễn đạt theo suy nghĩ của bản thân.
6. Chủ ngữ là; các cô chú xã viên
7. Gợi ý: A, cái bóng dáng Tí lũn cũn thấp tròn ngộ quá!
8.
Học sinh nối đúng cả ba ý được 0,5 điểm.
9. Các từ láy là: lỏn lẻn, ngoan ngoãn, lon ton, mấp mô, lũn cũn.
Học sinh tìm đúng 4 đến 5 từ láy được 0.5đ
10. Học sinh đặt được câu khiến đúng yêu cầu được 0,5 điểm.
Gợi ý: Ở nhà, bạn hãy giúp mẹ rủa chén nhé!
B. Phần viết
II. CHÍNH TẢ (5 điểm)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 5 điểm.
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định) bị trừ 0,5 điểm.
III. TẬP LÀM VĂN (5 điểm)
1. YÊU CẦU:
a. Thể loại: Miêu tả (con vật)
b. Nội dung:
Học sinh viết được bài văn tả một con vật mà em có dịp quan sát và yêu thích. Các chi tiết miêu tả phải phù hợp với đặc điểm của con vật, thể hiện rõ kĩ năng quan sát, miêu tả, lời văn sinh động, tự nhiên.
c. Hình thức:
- Bố cục rõ ràng, cân đối, đủ 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài.
- Dùng từ chính xác, hợp lí, viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả, biết dùng từ gợi tả, từ ngữ sinh động.
- Diễn đạt thành câu lưu loát.
- Trình bày bài làm rõ ràng, sạch sẽ.
2. BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 4,5 - 5: Bài làm hay, lời văn sinh động, giàu cảm xúc, thể hiện rõ kĩ năng quan sát, chọn lọc chi tiết làm nội bật đặc điểm của con vật. Hành văn tự nhiên, câu văn mạch lạc, trôi chảy, lỗi chung không đáng kể.
- Điểm 3,5 - 4: Học sinh thực hiện các yêu cầu ở mức độ khá; đôi chỗ còn thiếu tự nhiên, không quá 6 lỗi chung.
- Điểm 2,5 - 3: Các yêu cầu thể hiện ở mức trung bình, viết văn dưới dạng liệt kê các ý, câu văn chưa gọn gàng, ý lủng củng, nội dung sơ sài hoặc dàn trãi, đơn điệu, không quá 8 lỗi chung.
- Điểm 1,5 - 2: Bài làm bộc lộ nhiều sai sót, bố cục chưa đầy đủ, sắp xếp ý còn lộn xộn, diễn đạt lủng củng, vụng về, dùng từ không chính xác.
- Điểm 0,5 - 1: Viết lan man, lạc đề hoặc dở dang.
Lưu ý:
Giáo viên chấm điểm phù hợp với mức độ thể hiện trong bài làm của học sinh; khuyến khích những bài làm thể hiện sự sáng tạo, có kĩ năng làm bài văn tả con vật.
Trong quá trình chấm, GV ghi nhận và sửa lỗi cụ thể, giúp HS nhận biết những lỗi mình mắc phải và biết cách sửa các lỗi đó để có thể tự rút ra kinh nghiệm cho các bài làm tiếp theo.
Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt - Số 3
A. Phần đọc
I. Đọc thành tiếng (3 điểm) GV cho học sinh bắt thăm đọc và trả lời câu hỏi theo phiếu in sẵn (có hướng dẫn riêng)
II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm)
* Đọc thầm bài văn sau:
Ngụ ngôn về ngọn nến
Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt ở giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã đem lại ánh sáng cho cả căn phòng. Mọi người đều trầm trồ: “Ồ, nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất.”. Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lui bóng tối xung quanh.
Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình: “Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?”. Nghĩ rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi. Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm.
Mọi người trong phòng nhớn nhác bảo nhau: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một người đề nghị: “Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm đèn dầu”. Mò mẫm trong bóng tối ít phút, người ta tìm được một chiếc đèn dầu. Đèn dầu được thắp lên còn ngọn nến cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ.
Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa. Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi.
Bởi vì nó là ngọn nến.
(Theo nguồn Internet)
*Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng (Từ câu 1 đến câu 9) và làm theo yêu cầu.
Câu 1. (0,5 điểm) Vì sao khi được đốt sáng, ngọn nến rất vui sướng?
A. Vì khi đốt sáng, ngọn nến trở nên lung linh rất đẹp
B. Vì ngọn nến thấy ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã đem ánh sáng cho cả nhà, nó thấy mình có ích
C. Vì nó nhận ra mình có sức mạnh đẩy lùi, chiến thắng được cả bóng tối
Câu 2. (0,5 điểm) Vì sao ngọn nến lại nương theo gió để tắt đi không chiếu sáng nữa?
A. Vì khi cháy bị nóng quá, nến đau không chịu đựng được
B. Vì gió to, nến khó lòng chống chọi lại được
C. Vì nến sợ mình sẽ cháy hết, sẽ chịu thiệt thòi
Câu 3. (0,5 điểm) Ngọn nến có kết cục như thế nào?
A. Bị bỏ trong ngăn kéo, nằm buồn thiu, khó có dịp cháy sáng nữa
B. Được cắm trên một chiếc bánh sinh nhật
C. Được để trong hộp đồ khâu của bà dùng để chuốt cho săn chỉ
Câu 4. (0,5 điểm) Ngọn nến hiểu ra điều gì?
A. Ánh sáng của nến không thể so được với ánh sáng của đèn dầu
B. Là ngọn nến thì chỉ có thể được dùng khi mất điện
C. Hạnh phúc là được cháy sáng, sống có ích cho mọi người, dù sau đó có thể sẽ tan chảy đi
Câu 5. (0,5 điểm) Câu: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?” thuộc loại câu nào?
A. Câu kể
B. Câu hỏi
C. Câu cảm
D. Câu khiến
Câu 6. (0,5 điểm) Trong câu: “Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra lăn dài theo thân nến.”, bộ phận nào là vị ngữ?
A. đã bắt đầu chảy ra lăn dài theo thân nến
B. chảy ra lăn dài theo thân nến
C. lăn dài theo thân nến
Câu 7. (0,5 điểm) Từ “hạnh phúc” trong câu: “Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người.” thuộc từ loại nào?
A. Danh từ
B. Động từ
C. Tính từ
Câu 8. (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây gồm các từ trái nghĩa với từ “lạc quan”?
A. tin tưởng, phấn khởi, hi vọng
B. tin tưởng, chán đời, thất vọng
C. rầu rĩ, bi quan, chán chường
Câu 9. (1 điểm) Trong câu: “Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm trong bóng tối.” có mấy tính từ?
A. Một tính từ (Đó là: ........................................)
B. Hai tính từ (Đó là: .................................................................)
C. Ba tính từ (Đó là: ...................................................................................)
Câu 10. (1 điểm) Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Câu 11. (1 điểm) Thêm trạng ngữ vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau:
a) Trạng ngữ chỉ địa điểm:
.............................................................., nến đã được thắp lên.
b) Trạng ngữ chỉ thời gian:
..................................................................., nến được thắp lên.
B. Phần viết
I. Chính tả (2 điểm): Nghe viết - 15 phút
Cây gạo
Mùa xuân, cây gạo gọi các loài chim đến. Chim nhỏ ở những cành thấp hơn. Chúng bay ríu rít, giọng cao, giọng trầm, chuyện trò với nhau tưng bừng, nhộn nhịp, lại tranh cãi với nhau như họp chợ. Nhưng cây gạo chỉ là câu lạc bộ để các đàn chim nghỉ ngơi trong chốc lát, chuẩn bị cho những chuyến bay dài mà thôi. Chúng không bao giờ làm tổ trên cây gạo. Vì cây gạo mềm dẻo, niềm nở đón và tiễn những làn gió qua lại.
(Theo Lý Khắc Cung)
II. Tập làm văn (8 điểm) - 35 phút
Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Gia đình em có nuôi một con vật, hãy tả con vật đó.
Đề 2: Em đã từng được quan sát một con vật trong vườn thú, trong trang trại hay ở một nơi khác. Hãy tả con vật đó.
Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 - Số 3
A/ KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm : 1 điểm
+ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm (1 điểm)
+ Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm (0,5 điểm)
+ Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm (0 điểm)
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm
+ Đọc sai 2 đến 4 tiếng (0,5 điểm)
+ Đọc quá 2 phút, sai trên 5 tiếng (0 điểm)
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm
+ Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng (0,5 điểm)
+ Trả lời sai hoặc không trả lời được (0 điểm)
II. Đọc hiểu: (7 điểm)
Câu 10: (1 điểm) HS nêu được các ý sau:
- Không nên sống ích kỉ, ích kỉ là một thói xấu hay gặp và dễ mắc phải. Không nên chỉ vì cái ích kỉ của bản thân mà không nghĩ đến người khác vì đem lại hạnh phúc cho người khác cũng là mang lại hạnh phúc cho chính mình
. - Dù ở vị trí nào chúng ta cũng phải biết cống hiến toàn bộ khả năng của mình để trở thành người sống có ích cho mọi người. Có như thế con người mới không hối tiếc vì đã sống hoài, sống phí.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
Đáp án | B | C | A | C | B | A | A | C | B |
Điểm | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 1 điểm: mỏng manh, im lìm |
Câu 11: (1 điểm): HS đặt câu đúng yêu cầu, nội dung phù hợp mỗi phần được 0,5 điểm
B/ PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả (2 điểm)
- Bài viết tốc độ đạt yêu cầu (0,25 điểm)
- Chữ viết rõ ràng (0,25 điểm)
- Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ (0,25 điểm)
- Trình bày đúng quy định (0,25 điểm)
- Viết sạch, đẹp (0,25 điểm)
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : 1 điểm
2. Tập làm văn (8 điểm)
Bài viết rõ bố cục, đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài: 1 điểm
* Mở bài: (1 điểm) giới thiệu được con vật em yêu thích
* Thân bài: (4 điểm), trong đó:
- Nội dung : + Tả ngoại hình: 1 điểm
+ Tả các hoạt động: 1 điểm
- Kĩ năng : + Trình tự miêu tả hợp lí: 1 điểm
+ Diễn đạt câu trôi chảy 1 điểm
* Kết bài: (1 điểm) Nêu được tình cảm….
Bài viết có sáng tạo, có hình ảnh (1 điểm)
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, giáo viên vận dụng phù hợp để cho điểm học sinh
* Bài được 7,5 -> 8 điểm (điểm giỏi) phải là bài văn hay, không mắc lỗi chính tả.
(Nếu bài văn viết mắc từ 3 lỗi chính tả trở lên – không ghi điểm giỏi)
Lưu ý:
* Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang 10 điểm, không cho điểm 0, không cho điểm thập phân
- Khi chấm chính tả, GV cần gạch chân chữ viết sai. Lỗi do viết thiếu chữ GV ghi bổ sung các chữ còn thiếu bằng bút đỏ.
- Khi chấm TLV, cần gạch chân hoặc ghi kí hiệu lỗi về câu, từ, CT… Dựa vào hướng dẫn chấm, giáo viên cần có lời nhận xét cả bài chính tả và TLV. Lời nhận xét cần để HS hiểu lí do mình bị trừ điểm.
Đề thi cuối học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt mới
- Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019 - 2020
- Đề thi cuối học kì 2 lớp 4 môn Tiếng việt năm 2019 - 2020
- Đề thi cuối học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2019 - 2020 - Đề 2
- Đề thi cuối học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2019 - 2020 - Đề 3
Ngoài ra các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa, Tin học theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục và các dạng bài ôn tập môn Tiếng Việt 4, và môn Toán 4. Những đề thi này được Tìm Đáp Án sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 4 những đề ôn thi học kì 1 chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.
Từ khóa » Một Con Chó Hiền
-
Thi Môn Tiếng Việt Lớp 3 Học Kì 2: Những Chi Tiết Nào Nói Lên Cảnh ...
-
Đề Thi, đề Kiểm Tra Tiếng Việt 3 - Học Tốt
-
[PDF] LỚP 3 I. ĐỌC HIỂU MỘT CON CHÓ HIỀN Có Một Cô Gái Quê
-
Tìm Những Chi Tiết Trong Bài Một Con Chó Hiền Nói Lên Cảnh Ngộ Củ
-
Đề Thi Giữa Học Kì 2 Lớp 3 Môn Tiếng Việt Năm 2021-2022 - Đề 3
-
Em Hãy đặt Mình Vào Vai Phô-xơ, Kể Lại Chuyện "Một Con Chó Hiền"
-
Kể Lại Chuyện Một Con Chó Hiền | Văn Mẫu Lớp 3
-
I. ĐỌC HIỂUĐọc Thầm Bài Văn Sau:Một Con Chó HiềnCó Một ... - Hoc24
-
Điền Từ Thích Hợp Vào Chỗ Trống để Câu Văn Sau Có Hình ảnh So Sánh...
-
Trong Các Câu Sau đây, Câu Nào Thuộc Kiểu Câu Ai Thế Nào?A. Con ...
-
I. ĐỌC HIỂUĐọc Thầm Bài Văn Sau:Một Con Chó HiềnCó Một Cô ... - Olm
-
Top 10 Giống Chó Thân Thiện Nhất Với Gia đình Và Trẻ Nhỏ