Bộ đề Thi Học Kì 2 Môn Lịch Sử Lớp 7 Có đáp án Năm 2022

Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 có đáp án năm 2024Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diềuBài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Đề thi Lịch sử 7 cuối học kì 2 Sách mới

  • Đề thi học kì 2 Lịch sử 7 KNTT - Đề 1
  • Đề thi học kì 2 Lịch sử 7 KNTT - Đề 2
  • Đề thi học kì 2 Lịch sử 7 Kết nối tri thức - Đề 3

Bộ đề thi học kì 2 Lịch sử 7 sách mới do VnDoc tổng hợp và đăng tải sau đây. Bộ tài liệu bao gồm các đề thi khác nhau, là nguồn tài liệu hữu ích cho các em ôn tập và luyện đề trước kỳ thi chính thức. Mỗi đề thi đi kèm đáp án, sẽ giúp các em có thể so sánh, đối chiếu và tự đánh giá được năng lực làm bài của mình tới đâu. Chúc các em đạt điểm cao trong bài thi sắp tới của mình.

Đề thi học kì 2 Lịch sử 7 KNTT - Đề 1

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 điểm)

I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Hãy chọn đáp án đúng nhất (A/B/C/D) trong các câu sau rồi ghi vào bài làm.

Câu 1. Nhà Lý được thành lập năm bao nhiêu ?

A. 1008B. 1009C. 1010D. 1011

Câu 2. Về chính trị, nhà Trần tiếp tục củng cố chế độ:

A. quân chủ lập hiến. B. quân chủ đại nghị.C. phong kiến phân quyền.D. trung ương tập quyền.

Câu 3. Năm 1400, Hồ Quý Ly lập ra triều Hồ đặt tên nước là:

A. Đại Ngu.B. Đại Việt.C. Đại Cồ Việt.D. Việt Nam.

Câu 4. Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427), người đã cải trang làm Lê Lợi, phá vòng vây của quân Minh cứu chủ tướng là:

A. Lê Ngân.B. Lê Sát.C. Lê Lai.D. Trần Nguyên Hãn.

Câu 5. Chiến thắng kết thúc chiến tranh trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) là:

A. Ngọc Hồi – Đống Đa.B. Tốt Động, Chúc Động.C. Tân Bình, Thuận Hóa. D. Chi Lăng – Xương Giang.

Câu 6. Nhà Lê sơ (1428 – 1527) chia ruộng đất công làng xã cho nông dân thông qua chính sách:

A. quân điền.B. lộc điền.C. điền trang, thái ấp.D. thực ấp, thực phong.

Câu 7. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội nước ta thời Lê sơ (1428 – 1527) là:

A. nô tì.B. nông dân.C. thợ thủ công.D. thương nhân.

Câu 8. Ngành kinh tế chủ yếu của Chăm-pa là:

A. buôn bán đường biển.B. chăn nuôi du mục.C. sản xuất nông nghiệp. D. sản xuất thủ công nghiệp.

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm)

Vì sao nhà Lê sơ chú trọng phát triển giáo dục, khoa cử?

Câu 2. (1,0 điểm)

Hãy đánh giá vai trò của anh hùng dân tộc Lê Lợi đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Câu 3. (0,5 điểm)

Từ sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ đã để lại bài học gì cho công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc?

Xem đáp án trong file tải

Đề thi học kì 2 Lịch sử 7 KNTT - Đề 2

Khung ma trận

Chương/

chủ đề

Nội dung/

đơn vị kiếnthức

Mức độ kiểm tra, đánh giá

Tổng

% điểm

Nhận biết

(TNKQ)

Thông hiểu

(TL)

Vận dụng

(TL)

Vận dụng cao

(TL)

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Phân môn Lịch sử

Đại Việt thời Lý – Trần – Hồ (1009 - 1407)

- Đại Việt từ thế kỉ XIII đến đầu thế kỉ XV: thời Trần.

2 TN

5,0

- Nước Đại Ngu thời Hồ (1400 – 1407)

1TN

2,5

Khởi nghĩa Lam Sơn và Đại Việt thời Lê sơ (1418 – 1527)

- Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)

1TN

1TL

27,5

- Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527)

2TN

5,0

Vùng đất phía Nam Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

- Vương quốc Cham-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

1TN

1TL

7,5

Đô thị: Lịch sử và hiện tại

Đô thị: Lịch sử và hiện tại

1TN

2,5

Số câu

8TN

1TL

1TL

Tỉ lệ

20%

25%

5,0 %

50%

Phân môn Địa lý

Chủ đề….

Nội dung….

Nội dung…

Số câu

….

….

…..

……

Tỉ lệ

20%

15%

10%

5%

50%

Tổng hợp chung (LS; ĐL)

40%

30%

20%

10%

100%

Đề thi học kì 2 LSĐL 7

ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II

Môn: Lịch sử và Địa lý 7

(Thời gian làm bài 90 phút)

I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Hãy chọn phương án đúng cho các câu sau rồi ghi vào bài làm.

Câu 1. Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho ai?

A. Trần Thủ Độ.

B. Trần Quốc Toản.

C. Trần Quốc Tuấn.

D. Trần Cảnh.

Câu 2. Bộ luật thành văn được biên soạn dưới thời Trần (1226 - 1400) có tên là

A. Hình thư.

B. Quốc triều hình luật.

C. Hồng Đức.

D. Hoàng triều luật lệ.

Câu 3. Năm 1400, Hồ Quý Ly lập ra triều Hồ, đặt tên nước là

A. Đại Ngu.

B. Đại Việt.

C. Đại Cồ Việt.

D. Việt Nam.

Câu 4. Hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn là

A. trận Hạ Hồi và trận Ngọc Hồi – Đống Đa.

B. trận Rạch Gầm – Xoài Mút và trận Bạch Đằng.

C. trận Tây Kết và trận Đông Bộ Đầu.

D. trận Tốt Động – Chúc Động và trận Chi Lăng – Xương Giang.

Câu 5. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội nước ta thời Lê sơ (1428 – 1527) là

A. nô tì.

B. nông dân.

C. thương nhân.

D. thợ thủ công.

Câu 6. Dưới triều đại nào Nho giáo chiếm địa vị độc tôn, Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế?

A. Nhà Lý.

B. Nhà Trần.

C. Nhà Hồ.

D. Nhà Lê sơ.

Câu 7. Công trình kiến trúc nổi tiếng của người Chăm là

A. tháp Chăm.

B. chùa Một Cột.

C. Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

D. tháp Báo Thiên.

Câu 8. Tầng lớp nào có vai trò ngày càng to lớn trong các đô thị ở châu Âu thời trung đại?

A. Thương nhân

B. Thợ thủ công

C. Nông dân.

D. Quý tộc.

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (2,5 điểm)

Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

Câu 2. (0,5 điểm)

Từ kiến thức đã học về văn hóa Chăm – pa, em hãy viết một đoạn (khoảng 5 câu) giới thiệu về một công trình kiến trúc của người Chăm mà em yêu thích.

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II

Môn: Lịch sử và Địa lý 7

TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

D

B

A

D

B

D

A

A

TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Nội dung cần đạt

Điểm

Câu 1. Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

2,5

Nguyên nhân thắng lợi:

- Nhân dân ta luôn có truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí và quyết tâm giành lại độc lập dân tộc.

0,5

- Toàn dân đồng lòng đoàn kết chiến đấu, đóng góp của cải, lương thực, vũ khí, chịu nhiều gian khổ hi sinh.

0,5

- Do đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân như: Lê Lợi, Nguyễn Trãi,…

0,5

Ý nghĩa lịch sử:

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc có tính chất nhân dân rộng rãi.

0,5

- Chấm dứt hơn hai mươi năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục nền độc lập, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.

0,5

Câu 2. Từ kiến thức đã học về văn hóa Chăm – pa, em hãy viết một đoạn (khoảng 5 câu) giới thiệu về một công trình kiến trúc mà em yêu thích.

0,5

HS viết 1 đoạn ngắn gọn khoảng 5 câu giới thiệu về một công trình kiến trúc Chăm-pa (Gợi ý: Tên công trình, địa điểm, thời gian, giá trị)

0,5

Đề thi học kì 2 Lịch sử 7 Kết nối tri thức - Đề 3

I. PHẦN TNKQ (2.0 điểm). Em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1. “Hồi nhỏ, ông thường cùng trẻ con trong vùng chăn trâu, chơi trò tập trận, khiêng kiệu, lấy bông lau làm cờ” (Sách Lịch sử và địa lý 7 – Bộ kết nối tri thức trang 47), nhân vật nào được nhắc đến trong đoạn trích trên?

A. Ngô Quyền.

B. Đinh Bộ Lĩnh.

C. Lê Hoàn.

D. Trần Quốc Tuấn.

Câu 2. Năm 939, sau khi lên ngôi, Ngô Quyền đã xóa bỏ chức

A. Tiết độ sứ.

B. Đồn điền sứ.

C. Khuyến nông sứ.

D. Hà đê sứ.

Câu 3. Thời nhà Trần đã ban hành bộ luật có tên gọi là

A. Gia Long.

B. Hình thư.

C. Hồng Đức.

D. Quốc triều hình luật.

Câu 4. “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” là câu nói nổi tiếng của

A. Trần Quốc Tuấn.

B. Trần Thủ Độ.

C. Trần Khánh Dư.

D. Trần Quang Khải.

Câu 5. Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở

A. Tây Đô (Thanh Hóa).

B. Lam Kinh (Thanh Hóa).

C. Lam Sơn (Thanh Hóa).

D. Lũng Nhai (Thanh Hóa).

Câu 6. Tên gọi nước ta dưới thời nhà Hồ (1400- 1407) là

A. Đại Nam.

B. Đại Việt.

C. Đại Cồ Việt.

D. Đại Ngu.

Câu 7. Tôn giáo có vị trí quan trọng nhất ở Chămpa từ thế kỉ X - XVI là

A. Hin - đu giáo.

B. Phật giáo.

C. Hồi giáo.

D. Đạo giáo.

Câu 8. Thế kỉ XI, cảng biển lớn nhất nước Anh là

A. Boston.

B. Liverpool .

C. Luân Đôn.

D. Amsterdam.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3.0 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm)

Quan sát hình ảnh và đoạn tư liệu dưới đây em hãy cho biết: thời Lê việc dựng bia tiến sĩ có ý nghĩa gì? Hãy trình bày thành tựu giáo dục tiêu biểu thời Lê sơ.

“Đức Thái Tông văn hoàng đế mở mang thêm qui mô tập hợp hết anh hùng, đặt khoa thi chọn người giỏi, tiến cử bậc Nho gia chân chính để phụ giúp việc trị nước”…

“Đức Nhân Tông hoàng đế, theo khuôn phép cũ, nối dõi võ công, nêu cao văn trị, lấy đạo Nho tô điểm đời thịnh trị thái bình, đem lòng nhân vun bồi quốc mạch, cách tuyển chọn kẻ sĩ đều kính theo phép xưa”.

(Trích bài văn bia về Khoa thi Tiến sĩ năm Quý Mùi (1463) tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội)Câu 2. (1, 5 điểm)

Em hãy đánh giá ngắn gọn công lao của Trần Quốc Tuấn đối với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. Ba lần chống quân xâm lược Mông – Nguyên thắng lợi đã để lại cho chúng ta bài học gì đối với công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Xem đáp án trong file tải về

Bộ đề thi cuối học kì 2 Lịch sử và Địa lí 6 năm 2024

  • Bộ Đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí 7 Sách mới
  • Bộ Đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo
  • Đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - Đề 1
  • Đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - Đề 2
  • Đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - Đề 3
  • Đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - Đề 4
  • Bộ Đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức
  • Bộ Đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều

Từ khóa » đề Cương Lịch Sử Lớp 7 Học Kì 2