Bộ đề Thi Học Sinh Giỏi Môn Ngữ Văn Lớp 6 Theo Cấu Trúc Mới

Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 6 theo cấu trúc mớiĐề thi HSG lớp 6 môn Văn Tải về Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 6

  • Đề thi HSG môn Văn lớp 6 - Đề số 1
  • Đề thi HSG môn Văn lớp 6 - Đề số 2
  • Đề thi HSG môn Văn lớp 6 - Đề số 3
  • Đề thi HSG môn Văn lớp 6 - Đề số 4
  • Đề thi HSG môn Văn lớp 6 - Đề số 5
  • Đề thi HSG môn Văn lớp 6 - Đề số 6

Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 6 theo cấu trúc mới được biên soạn theo cấu trúc mới giúp các em nắm được nội dung kiểm tra chuẩn bị cho các bài thi HSG lớp 6. Đây là tài liệu hay cho các em học sinh làm quen với nhiều dạng đề khác nhau, chuẩn bị cho kì thi học sinh giỏi Ngữ văn 6 sắp tới. Mời các bạn tải về để xem trọn bộ tài liệu trong file tải.

Đề thi HSG môn Văn lớp 6 - Đề số 1

I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

MẸ

Con về thăm mẹ chiều mưa,

Mới hay nhà dột gió lùa bốn bên.

Giọt mưa sợi thẳng, sợi xiên.

Cứ nhằm vào mẹ những đêm trắng trời.

Con đi đánh giặc một đời,

Mà không che nổi một nơi mẹ nằm.

(Tô Hoàn)

Câu 1: Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ. (1,0 điểm)

Câu 2: Các hình ảnh “nhà dột”, “gió lùa bốn bên”, “những đêm trắng trời” diễn tả điều gì? (1,0 điểm)

Câu 3: Hai câu cuối thể hiện nỗi niềm gì của người con? (2,0 điểm)

Câu 4: Bài thơ muốn gửi đến người đọc thông điệp gì? (2,0 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (14,0 điểm)

Câu 1. (4,0 điểm)

Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) về tình mẫu tử thiêng liêng được gợi ra trong phần đọc hiểu.

Câu 2. (10,0 điểm)

Tâm sự của bức tường mới xây trong trường bị các bạn học sinh vẽ bậy và phá hỏng.

Đáp án Đề thi HSG môn Văn lớp 6 - Đề số 1

Phần

NỘI DUNG

Điểm

I

1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ là: biểu cảm

- Thể thơ: lục bát

1,0

2. Các hình ảnh “nhà dột”, “gió lùa bốn bên”, “những đêm trắng trời” diễn tả cuộc sống gian lao, vất vả, khó nhọc của người mẹ.

1,0

3. Nỗi niềm của người con được thể hiện ở hai câu cuối đó là:

- Tình yêu vô bờ bến của người con dành cho mẹ.

- Nỗi xót xa, day dứt, ân hận đậm chất nhân văn về tình đời, tình người.

2,0

4. Học sinh có thể đưa ra quan điểm cá nhân của mình từ đó đưa ra luận điểm để bảo vệ cho quan điểm riêng đó. Có thể dựa vào những gợi ý dưới đây

- Sự mất mát, nỗi đau của người mẹ thời hậu chiến.

- Thái độ, lòng biết ơn đối với sự hi sinh cao cả của người mẹ.

- Cần đem lại hạnh phúc, ấm no cho con người khi đất nước độc lập.

2,0

II

Câu 1

. Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội. Có thể viết đoạn văn như sau:

a. Mở đoạn : Giới thiệu vấn đề

- Dẫn dắt vào bài bằng các tình cảm cao quý trong cuộc sống của mỗi người: tình cảm gia đình, tình anh em, tình cảm bạn bè, tình yêu quê hương, đất nước…

- Nhấn mạnh tình mẫu tử là tình cảm có vị trí đặc biệt quan trọng

b. Thân đoạn :

-Theo nghĩa của từ thì “mẫu” là mẹ, “tử” có nghĩa là con, theo nguyên nghĩa thì “mẫu tử” có nghĩa là mẹ con. Nhưng thông thường người ta nói đến tình mẫu tử là nói đến tình cảm yêu thương, che chở, bảo vệ… của người mẹ dành cho con.

- Tình mẫu tử là tình cảm có vị trí đặc biệt và thiêng liêng trong lòng mỗi người bởi:

Đó là tình cảm đầu tiên mà mỗi người sinh ra đều cảm nhận được và sẽ gắn bó với nó trong suốt cuộc đời: từ khi mẹ mang nặng đẻ đau, nâng đỡ con khi chập chững vào đời, sánh bước cùng con qua từng nấc thang của cuộc đời. Cuộc đời của người con cũng chính là cuốn nhật ký của người mẹ.

- Là tình cảm mang tính cao cả: mẹ, là người bao dung ta trong mọi hoàn cảnh, là nơi cho ta nương tựa mỗi lần vấp ngã, là nơi để ta gửi gắm những điều thầm kín, là nguồn động lực giúp ta vững vàng trong giông tố.

Tình mẫu tử cũng là tình cảm tự nhiên và mang tính trách nhiệm (lấy dẫn chứng thực tế)

Tình mẫu tử có cội rễ sâu xa từ lòng nhân ái – truyền thống đạo lí của dân tộc ta hàng nghìn đời nay (dẫn chứng)

- Nếu được sống trong tình mẫu tử thì con người ta sẽ vô cùng hạnh phúc, còn nếu thiếu thốn tình mẫu tử thì sẽ là người chịu thiệt thòi và bất hạnh (dẫn chứng).

- Tình mẫu tử có thể soi sáng con đường cho mỗi người, giúp con người thức tỉnh khi lầm đường lạc lối, sống tốt hơn và sống có trách nhiệm hơn.

- Phê phán những hành động đi ngược lại với đạo lí: mẹ bỏ rơi con hay con đối xử không tốt với mẹ, bỏ mặc mẹ

- Tình mẫu tử là tình cảm vô cùng bao la, rộng lớn và vĩ đại, mẹ là người đã suốt đời hi sinh vì con. Chính vì thế con cái cần biết trân trọng những tình cảm đó và phải sống làm sao để xứng đáng với tình cảm đó.

- Không ngừng nỗ lực học tập, tu dưỡng đạo đức, trở thành con người có ích cho xã hội để đền đáp lại những tình cảm cao cả mà mẹ dành cho ta. Bởi điều mà mỗi người mẹ mong muốn chỉ là con mình khôn lớn nên người.

- Không được có những hành động trái với đạo làm con như vô lễ, bất kính với mẹ, đối xử không tốt với mẹ, hay hơn cả là sử dụng bạo lực, bỏ rơi mẹ của mình. Đây như một tội ác không thể tha thứ được.

c. Kết đoạn: Kết thúc vấn đề:

Tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất đối với mỗi người. Cần trân trọng tình cảm ấy, sống làm sao cho thật xứng đáng với công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Như lời Phật răn dạy “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc – đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không”.

4,0

Câu 2

. Đảm bảo cấu trúc một bài văn: Có đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Có thể viết bài văn theo định hướng sau :

a. Mở bài: Bức tường tư giới thiệu về mình.

b. Thân bài:

- Bức tường kể về mình khi mới được xây: Đẹp, trắng tinh, mịn màng, luôn kiêu hãnh, thường phơi mình trong nắng sớm, tô đẹp cho ngôi trường,..

- Tâm sự của bức tường về cuộc sống mới ở trong trường

- Tình cảm, sự gắn bó của bức tường với mọi người đặc biệt là học sinh.

- Tâm sự đau buồn của bức tường khi bị một số bạn học sinh nghịch dại vẽ bậy khiến bức tường bẩn, khoác trên mình chiếc áo với những hình thù quái dị.

c. Kết bài:

- Ước mơ của bức tường.

- Lời nhắc nhở các bạn học sinh.

- Liên hệ thực tế, rút ra bài học cho bản thân.

10,0

Đề thi HSG môn Văn lớp 6 - Đề số 2

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi

Cả nhà đi học

Đưa con đến lớp mỗi ngàyNhư con mẹ cũng "thưa thầy", "chào cô"Chiều qua bố đón tình cờCon nghe bố cũng "chào cô", "thưa thầy"...

Cả nhà đi học, vui thay!Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhàHèn chi mười điểm hôm quaNhà mình như thể được... ba điểm mười.

(Cao Xuân Sơn)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2 (1,0 điểm): Em bé trong bài thơ reo lên: “Cả nhà đi học, vui thay!” vì phát hiện ra điều gì?

Câu 3 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ đầu bài thơ.

Câu 4 (2,0 điểm): Qua khổ thơ thứ hai trong bài thơ trên, em cảm nhận được niềm vui đi học của cả nhà như thế nào?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm):

Từ việc hiểu nội dung bài thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) miêu tả hình ảnh mẹ hoặc bố khi em được điểm tốt.

Câu 2 (10,0 điểm): Cho bài thơ sau:

Đàn chim se sẻHót trên cánh đồngBạn ơi biết khôngHè về rồi đó

Chiều nay bạn gióMang nồm về đâyÔi mới đẹp thay!Phượng hồng mở mắt

Dòng sông trong vắtTrườn lên bãi xaMột chuyến đò quaMang theo lũ bướm

Cánh diều bay lượnThênh thang lúa đồngBạn ơi thích không?Hè về rồi đó

(Nguyễn Lãm Thắng, Hè về)

Dựa vào ý bài thơ trên và tên của bài thơ, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành một bài văn miêu tả.

Đề thi HSG môn Văn lớp 6 - Đề số 3

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi

Dù giáp mặt cùng biển rộng

Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

Lá xanh mỗi lần trôi xuống

Bỗng … nhớ một vùng núi non …

(Cửa sông - Quang Huy)

Câu 1 (1,0 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.

Câu 2 (1,0 điểm): Khổ thơ gợi cho em liên tưởng tới câu tục ngữ nào?

Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên

Câu 4 (2,0 điểm): Qua đoạn thơ, em thấy cửa sông có những tình cảm, cảm xúc nào? Tình cảm ấy có gì đáng quý và đáng trân trọng?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm):

Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) kể về những nghĩa cử cao đẹp của lòng biết ơn.

Câu 2 (10,0 điểm): Đọc bài thơ sau

BUỔI SÁNG

Biển giấu mặt trờiSáng ra mới thảQuả cầu bằng lửaBay trên sóng xanh.

Trời như lồng bànÚp lên đồng lúaNhốt cả bầy chimĐang còn mê ngủ.

Cỏ non sương đêmTrổ đầy lưỡi mácNắng như sợi mềmXâu từng chuỗi ngọc.

Đất vươn vai thởThành khói lan a đàTrời hừng bếp lửaXóm làng hiện ra.

(Lam Giang)

Dựa vào nội dung bài thơ trên và tên của bài thơ, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành một bài văn miêu tả.

Đề thi HSG môn Văn lớp 6 - Đề số 4

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc kĩ đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu bên dưới

... Đi qua thời ấu thơBao điều bay đi mấtChỉ còn trong đời thậtTiếng người nói với conHạnh phúc khó khăn hơnMọi điều con đã thấyNhưng là con giành lấyTừ hai bàn tay con.

(“Sang năm con lên bảy” - Vũ Đình Minh)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của đoạn thơ trên.

Câu 2 (1,0 điểm): Từ “Đi” trong câu thơ “Đi qua thời ấu thơ” được hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ có trong đoạn thơ mà em thích nhất ?

Câu 4 (2,0 điểm): Qua đoạn thơ người cha muốn nói với con điều gì khi con lớn lên và từ giã thời thơ ấu?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm):

Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) để trả lời câu hỏi: Em sẽ trả lời cha như thế nào khi có người cha dặn dò mình như thế?

Câu 2 (10,0 điểm):

Câu chuyện của nàng tiên xuân kể về thiên nhiên, con người mỗi khi Tết đến xuân về

Đề thi HSG môn Văn lớp 6 - Đề số 5

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi

Ru hoa, mẹ hát theo mùa

Cái hoa khép mở tựa hồ mắt con

Mẹ quen chân lấm tay bùn

Lấy đâu hoa quế, hoa hồng mà ru.

Dẫu yêu hoa mận, hoa mơ,

Cái liềm kéo áo, cái bừa níu chân.

Ba cữ rét mấy tuần xuân

Mẹ đem hoa lúa kết thành lời ru.

Sen mùa hạ, cúc mùa thu

Hoa đồng cỏ nội, bốn mùa gọi con.

(Trích Ru hoa –Ngô Văn Phú – NXB Hội nhà văn 2007, trang 113)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của đoạn thơ trên

Câu 2 (1,0 điểm): Hãy chỉ ra những từ ngữ gợi lên hình ảnh tảo tần, vất vả sớm hôm của người mẹ có trong đoạn thơ trên.

Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ chính và phân tích tác dụng biện pháp tu từ đó trong câu thơ:

Dẫu yêu hoa mận, hoa mơ,

Cái liềm kéo áo, cái bừa níu chân.

Câu 4 (2,0 điểm): Nội dung của đoạn thơ trên là gì?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm):

Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trả lời câu hỏi: Lời hát ru có ý nghĩa gì đối với em?

Câu 2 (10,0 điểm): Cho bài thơ sau:

LÀNG QUÊ

Nông thôn thay đổi mới rồi Đường làng sạch đẹp khắp nơi rộn ràngNhà nhà xây mới khang trangLoa đài tiếng hát âm vang đêm ngàyMọi người gắng sức ra tay Thi đua lao động hăng say cần cùĐến mùa hoa quả bội thuCả làng vui vẻ cười đùa thật vuiMong sao tất cả khắp nơi Nông thôn thay đổi cho đời tươi hơn.

(Đồng Tâm)

Dựa vào ý bài thơ trên và tên của bài thơ, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành một bài văn kể về ước mơ đổi mới của quê hương em.

Đề thi HSG môn Văn lớp 6 - Đề số 6

I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)

Đọc hai đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới

Con bắt gặp mùa xuânTrong vòng tay của mẹƯớc chi vòng tay ấyÔm hoài tuổi thơ con

(Vòng tay mùa xuân, Hoàng Như Mai)

Ánh mắt bố thân thươngRọi sáng tâm hồn béVà trong bầu sữa mẹXuân ngọt ngào dòng hương

(Mùa xuân của bé, Lâm Thị Quỳnh Anh)

Câu 1. (1 điểm): Hai đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Nêu phương thức biểu đạt của hai đoạn thơ đó?

Câu 2. (1 điểm): Hai đoạn thơ có điểm gì chung về nội dung.

Câu 3. (2 điểm): Từ “xuân” trong hai đoạn thơ được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nêu ý nghĩa của từ “xuân” trong hai đoạn thơ?

Câu 4. (2 điểm): Theo em từ hai đoạn thơ, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc điều gì?

II. PHẦN LÀM VĂN (14,0 điểm)

Câu 1. (4 điểm) Em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau:

Ước chi vòng tay ấyÔm hoài tuổi thơ con.

(Vòng tay mùa xuân, Hoàng Như Mai)

Câu 2. (10 điểm)

Một buổi sáng, em đi đến trường sớm để tưới nước cho bồn hoa trước lớp. Một cây hoa đang ủ rũ vì bị ai đó vặt lá, bẻ cành, làm rụng hết cánh hoa. Em nghe như nó thủ thỉ kể về chuyện đó. Hãy kể lại câu chuyện buồn của hoa.

GỢI Ý LÀM BÀI

I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)

Câu 1

Hai đoạn thơ được viết theo thể thơ năm chữ.

Phương thức biểu đạt của hai đoạn thơ là biểu cảm.

Câu 2

Điểm chung trong nội dung của hai đoạn thơ: bộc lộ được niềm hạnh phúc lớn lao của mỗi người con khi được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ.

Câu 3

– Từ “xuân” trong hai đoạn thơ được dùng theo nghĩa chuyển.

– Ý nghĩa của từ “xuân” trong hai đoạn thơ:

+Xuân (đoạn 1): là tình yêu thương của mẹ đối với tuổi thơ của bé. Bé ước mãi được ở trong vòng tay yêu thương, ấm áp ấy.

+Xuân (đoạn 2): dòng sữa mẹ ấm áp là mùa xuân nuôi bé lớn với nghĩa đầy đủ nhất cả về vật chất và tinh thần.

Câu 4

HS có thể trả lời bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải hướng tới giải quyết những điều gửi gắm của tác giả. Dưới đây là một số gợi ý

– Tình cảm của cha mẹ dành cho con cái là thiêng liêng, cao đẹp.

– Mỗi người con cảm thấy hạnh phúc, sung sướng khi được sống trong vòng tay yêu thương, ấm áp nghĩa tình của cha mẹ.– Mỗi chúng ta cần có ý thức trân quý, xây dựng gia đình hạnh phúc….

II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)

Câu 1. (4,0 điểm)

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ

*Yêu cầu chung

– Đảm bảo thể thức của một đoạn văn.

– Xác định đúng nội dung: Mong ước được sống trong tình mẹ.

* Yêu cầu cụ thể

– Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn: HS có nhiều cách cảm nhận khác nhau nhưng cần đảm bảo nội dung sau:

+ Hai câu thơ thể hiện mong muốn ngây thơ, hồn nhiên được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ. Đó là mong ước giản dị được mẹ ôm, được mẹ vỗ về…

+ Đó là cách “làm nũng” đáng yêu vô cùng, thể hiện tình cảm trong sáng của trẻ thơ. Được sống trong tình mẹ là niềm hạnh phúc và mong ước của mỗi người.

– Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.

– Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Câu 2. (10 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự (kể chuyện tưởng tượng: Bố cục ba phần, trình bày các sự việc rõ ràng, trình tự hợp lý; biết xây dựng nhân vật, cốt truyện; ngôi kể phù hợp(ngôi thứ nhất); lời kể tự nhiên, sinh động.

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Cây hoa kể lại chuyện buồn của mình cho em nghe khi nó bị ai đó bẻ cành, vặt lá, bị rụng hết cánh hoa.

c. Triển khai hợp lý nội dung câu chuyện: Vận dụng tốt các yếu tố kể, tả, biểu cảm để có thể viết hoàn chỉnh bài văn theo yêu cầu sau

*Mở bài: Giới thiệu nhân vật, tình huống truyện

*Thân bài:

– Cây hoa tự giới thiệu về bản thân: đẹp, hoàn hảo, đang khoe sắc, tỏa hương làm đẹp cho ngôi trường, được nhiều bạn học sinh chú ý, khen ngợi. Nó cảm thấy hãnh diện, tự hào.

– Cây hoa kể chuyện bị bẻ cành, vặt lá, bị rụng hết cánh hoa (kết hợp kể, tả biểu cảm)

– Cây hoa đau đớn, xót xa khi mình bị tổn thương và cảm thấy rất buồn trước hành vi phá hoại môi trường, hủy hoại cây xanh (kết hợp kể, tả biểu cảm)

– Lời nhắc nhở và mong muốn của cây với những học sinh (nói riêng) và con người (nói chung)

*Kết bài:

Suy nghĩ của người kể và lời nhắn gửi tới mọi người.

d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, hấp dẫn, đan xen được lời kể của nhân vật và cảm xúc, suy nghĩ của người lắng nghe, có suy nghĩ riêng, cách truyền đạt riêng về thông điệp nhắn gửi.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng việt.

...................................

Ngoài Đề thi học sinh giỏi lớp 6 môn Ngữ Văn mới nhất trên, các em học sinh tham khảo các đề thi học sinh giỏi lớp 6 các môn khác tại chuyên mục Đề thi học sinh giỏi lớp 6 trên VnDoc nhé.

Từ khóa » đề Thi Hs Giỏi Văn 6 Cấp Trường