Bộ đề Thi Vào Lớp 6 Môn Tiếng Việt Năm 2022 - 2023 Có đáp án

Bộ đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt năm 2024 - 2025 Có đáp ánĐề thi tuyển sinh lớp 6 môn Tiếng ViệtBài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

06 Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt Có đáp án

  • Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt Đề 1
  • Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt Đề 2
  • Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt Đề 3
  • Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt Đề 4
  • Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt Đề 5
  • Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt Đề 6
  • Cấu trúc đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt
  • Các đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt khác

Bộ đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt năm 2024 - 2025 Có đáp án chi tiết cho từng đề thi, giúp cho các em học sinh cùng các bậc phụ huynh tham khảo và tải về.

  • Bộ đề thi vào lớp 6 môn Toán
  • Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Anh
  • Bộ đề thi tiếng Anh vào lớp 6

Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt Đề 1

Phần 1. Trắc nghiệm (2 điểm)

Xuân về

Thong thả dân gian nghỉ việc đồngLúa thì con gái mượt như nhungĐầy vườn hoa bưởi hoa cam rụngNgào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.

Trên đường cát mịn một đôi côYếm đỏ khăn thâm trảy hội chùaGậy trúc dắt bà già tóc bạcTay lần tràng hạt miệng nam mô.

(theo Nguyễn Bính)

1. (0,25 điểm) Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì?

A. Thơ bảy chữ

B. Thơ tám chữ

C. Thơ lục bát

D. Thơ năm chữ

2. (0,25 điểm) Bài thơ miêu tả khung cảnh vào thời điểm nào trong năm?

A. Khi mùa đông về

B. Khi mùa xuân về

C. Khi mùa hè về

D. Khi mùa thu về

3. (0,25 điểm) Trong vườn, các loài hoa nào đã rơi rụng?

A. Hoa bưởi, hoa mai

B. Hoa mai, hoa đào

C. Hoa đào, hoa cam

D. Hoa cam, hoa bưởi

4. (0,25 điểm) Bài thơ có sử dụng bao nhiêu từ láy?

A. 1 từ

B. 2 từ

C. 3 từ

D. 4 từ

5. (0,25 điểm) Câu thơ “Gậy trúc dắt bà già tóc bạc” đã sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Nhân hóa

D. Hoán dụ

6. (0,25 điểm) Em hiểu cụm từ “việc đồng” nghĩa là gì?

A. Công việc ngoài đồng ruộng

B. Công việc ở trong bếp

C. Công việc ở trên sông hồ

D. Công việc ở trong vườn

7. (0,25 điểm) Từ nào đồng nghĩa với từ in đậm trong câu thơ “Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng”?

A. Thoang thoảng

B. Mờ nhạt

C. Nồng nàn

D. Nhạt nhòa

8. (0,25 điểm) Em hiểu “lúa thì con gái” nghĩa là gì?

A. Tên giống lúa này là “con gái”

B. Lúa có ngoại hình giống người con gái

C. Lúa đang ở thời điểm tươi xanh, tràn đầy sức sống nhất

D. Lúa đã chín vàng ươm, đẹp như mái tóc người con gái

Phần 2. Tự luận (8 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

Cho đoạn văn sau:

(1) Thường thường, vào khoảng đó, trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. (2) Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ra ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. (3) Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. (4) Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.

(theo Vũ Bằng)

a. Em hãy phân tích cấu tạo các câu (1), (3) và cho biết các câu đó thuộc kiểu câu gì?

b. Em hãy chỉ ra các hình ảnh so sánh có xuất hiện trong đoạn văn trên. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh.

Câu 2. (1 điểm)

a. Em hãy tìm 3 tính từ từ chỉ phẩm chất của người học sinh.

b. Chọn 1 trong các từ vừa tìm được và đặt thành 1 câu ghép.

Câu 3. (1 điểm)

Em hãy viết tiếp để hoàn thành các câu ghép sau:

a. …………………………. nhưng chú mèo vẫn ngủ say bên đống tro bếp.

b. Trời mưa ngày càng to hơn ………………………….

Câu 4. (4 điểm)

Em hãy viết bài văn miêu tả lại một loại quả mà em yêu thích nhất vào mùa hè.

Đáp án Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt Đề 1

Phần 1. Trắc nghiệm

1. A

2. B

3. D

4. B

5. C

6. A

7. C

8. C

Phần 2. Tự luận

Câu 1.

a.

(1) Thường thường, vào khoảng đó,// trời/ đã hết nồm//, mưa xuân/ bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ.

  • TN: thường thường, vào khoảng đó
  • CN1: trời - VN1: đã hết nồm
  • CN2: mưa xuân - VN2: bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ.

→ Câu ghép

(3) Trên giàn hoa lí/, vài con ong/ siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa.

  • TN: trên giàn hoa lí
  • CN: vài con ong
  • VN: siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa

→ Câu đơn

b.

  • Hình ảnh so sánh có trong đoạn văn: nền trời đùng đục như màu pha lê mờ, làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.
  • Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh: giúp cho câu văn, hình ảnh trở nên chân thực, sống động và hấp dẫn hơn, giúp cho người đọc dễ liên tưởng, tưởng tượng ra màu của nền trời đùng đục, màu hồng hồng của ánh sáng buổi sớm.

Câu 2.

Gợi ý:

a. Tính từ chỉ phẩm chất của người học sinh: chăm chỉ, cần cù, siêng năng, ngoan ngoãn, hiền lành, trung thực, tự tin, sáng tạo, kiên trì, lười biếng, lười nhác…

b. HS tham khảo các câu sau:

  • Linh là một học sinh giỏi vì cậu ấy vừa chăm chỉ lại vừa thông minh.
  • Suốt 1 tháng nay, Hùng luôn kiên trì dậy sớm tập thể dục, nhờ thế cậu ấy đã khỏe mạnh hơn rất nhiều.

Câu 3.

Gợi ý:

a. Mặt trời đã lên đến đỉnh rồi, nhưng chú mèo vẫn ngủ say bên đống tro bếp.

b. Trời mưa ngày càng to hơn nên các bác thợ xây phải ngồi lại trú mưa dưới mái hiên nhà em.

Câu 4.

Bài làm:

Trước sân nhà em có một cây ổi già rất sai trái. Quanh năm lúc nào nhà em cũng có ổi để ăn. Dù vậy, em vẫn thấy ổi rất ngon và ăn mãi cũng không hề chán.

Quả lúc còn nhỏ, chỉ lớn bằng hạt ngọc trai, màu xanh sẫm, nằm ở dưới nhụy hoa. Khi cánh hoa rụng hết, quả chính thức hiện diện dưới ánh mắt người khác. Theo thời gian, quả ổi sẽ lớn dần lên. Quả nhỏ thì chỉ lớn chừng quả trứng gà, còn quả lớn nhất cũng phải như cái chén ăn cơm. Không chỉ có kích thước không đồng đều, hình dáng của trái ổi cũng thế. Có trái thì tròn xoe như trái bóng chày, có trái lại có hình quả hồ lô, có quả thì thon dài như trái mướp mini. Đặc biệt, trên bề mặt trái ổi thường lác đác xuất hiện các đốm nhỏ màu nâu đen. Dù vậy, nó cũng chẳng chút nào ảnh hưởng đến ruột quả.

Quả ổi có vỏ rất mỏng, dính liền vào phần thịt quả không thể bóc được. Như là vỏ của củ khoai tây. Khi lớn lên, vỏ của quả ổi mỏng dần và màu cũng nhạt dần đi. Chuyển từ màu xanh sẫm sang màu xanh non, vàng xanh. Tuy nhiên, theo cách truyền thống, người ta thường phân biệt ổi chín bằng cách dùng móng tay bấm lên vỏ. Nếu mềm, móng bấm vào dễ dàng thì nghĩa là ổi đã chín. Khác với chuối, na sau khi hái vào có thể ủ cho chín thêm. Trái ổi nếu đã hái xuống cây thì không thể chín nữa, vì thế người ta thường rất kĩ khi hái ổi.

Những trái ổi chín khi bổ ra sẽ thấy phần thịt quả bên trong chia thành hai phần. Phần thứ nhất ngoài cùng, bám sát vào lớp vỏ ăn giòn và ngọt, nó chiếm khoảng một phần ba thịt quả. Còn lại ở bên trong là phần ruột quả mềm, ngọt lịm có lẫn với những hạt nhỏ màu vàng cam. Ổi chín không chỉ ăn trực tiếp, mà người ta còn đem đi làm mứt, ngâm nước đường đều rất ngon.

Em thích trái ổi lắm. Chiều chiều, em đều dành thời gian ra vườn tưới nước cho cây ổi để cây có thể khỏe mạnh, cho ra càng thêm nhiều trái.

Tham khảo các bài văn mẫu tại đây: Tả một loại trái cây mà em thích

Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt Đề 2

Phần 1: Đọc hiểu

Sông Hương

Sông Hương có chiều dài tới tận 80km, riêng đoạn chảy qua Huế từ Bằng Lãng đến cửa Thuận An dài 30km. Đoạn sông chảy qua Huế uốn lượn như sự sắp đặt của tự nhiên nhằm tôn tạo thêm vẻ kiều diễm cho thành phố Huế. Sông Hương là quà tặng vô giá mà tạo hóa đã dành riêng cho miền đất này. Con sông này là yếu tố có tính quyết định để người xưa chọn Huế làm kinh đô - là nơi hội tụ của cảnh quan và di sản văn hóa.

Từ ngã ba Bằng Lãng, sông Hương chảy nhẹ nhàng, chậm rãi qua các làng mạc trù phú của vùng ngoại vi Huế, đi sâu vào giữa lòng thành phố, rồi tiếp tục uốn lượn qua các miền quê ở hạ lưu trước khi đổ ra biển. Thành quách, lầu xá, những công trình kiến trúc hai bên bờ soi hình bóng xuống dòng sông, đẹp tựa như bức tranh phong thủy hữu tình. Người ta thường ví dòng sông Hương duyên dáng như cô gái Huế e ấp nụ cười dưới vành nón lá. Màu trắng bạc của sông càng tô điểm hơn khi chiếc cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương.

[...] Sông Hương dẫn đường xuôi dòng nước đưa du khách đến thăm vẻ đẹp miệt vườn Vỹ Dạ với vườn hoa thảm cỏ xanh mướt. Còn gì tuyệt vời hơn khi được ngược dòng lên Thiên Mụ thả hồn phiêu diêu theo tiếng chuông chùa văng vẳng. Từ chùa, bạn có thể ngắm toàn diện sắc đẹp của Hương giang như chiếc áo thiếu nữ mấy lần đổi thay màu sắc trong ngày.

Câu 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

1. Dòng sông Hương chảy qua Huế bao nhiêu km? (0,5 điểm)

A. 40km

B. 80km

C. 30km

D. 60km

2. Sông Hương chảy qua những nơi nào trước khi đổ ra biển? (0, 5 điểm)

A. Từ ngã ba Bằng Lãng chảy qua trung tâm thành phố Huế rồi chảy ra biển.

B. Từ ngoại ô thành phố Huế, chảy qua các miền quê ở hạ lưu rồi chảy ra biển.

C. Từ ngã ba Bằng Lãng chảy qua các huyện của Huế, qua các khu rừng rậm rồi chảy ra biển.

D. Từ ngã ba Bằng Lãng chảy qua các làng mạc trù phú ở ngoại vi Huế, đi sâu vào giữa lòng thành phố, chảy qua các miền quê ở hạ lưu rồi đổ ra biển.

3. Cây cầu nào được bắc ngang qua sông Hương? (0,5 điểm)

A. Cầu Tràng Tiền

B. Cầu Nhật Lệ

C. Cầu Rồng

D. Cầu Phú Mỹ

Câu 2: Em hãy gạch chân dưới từ Hán Việt có trong câu sau và giải nghĩa nó (1 điểm):

“Từ chùa, bạn có thể ngắm toàn diện sắc đẹp của Hương giang như chiếc áo thiếu nữ mấy lần đổi thay màu sắc trong ngày”.

Câu 3: Em hãy gạch chân dưới quan hệ từ có trong câu sau (0,5 điểm):

“Từ ngã ba Bằng Lãng, sông Hương chảy nhẹ nhàng, chậm rãi qua các làng mạc trù phú của vùng ngoại vi Huế, đi sâu vào giữa lòng thành phố, rồi tiếp tục uốn lượn qua các miền quê ở hạ lưu trước khi đổ ra biển”.

Phần 2: Luyện từ và câu

Câu 1: (1 điểm)

a. Em hãy tìm 3 cặp từ trái nghĩa về chủ đề con người.

b. Chọn 1 trong 3 cặp từ vừa tìm được và đặt câu.

Câu 2: Em hãy liệt kê các nghĩa của từ “đậu” trong câu dưới đây (1 điểm):

Một chú ruồi đang đậu trên rổ đậu đỏ mà mẹ em chuẩn bị để nấu xôi mừng chị gái thi đậu đại học.

Câu 3: Em hãy điền thêm vế câu còn lại để tạo nên các câu ghép (1 điểm)

a. Hễ trời mưa to _______________________________________________________

b. __________________________________________ thì em đã được đi bơi với bạn.

Phần 3: Tập làm văn (4 điểm)

Em hãy tả một người bạn thân của mình.

Đáp án Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt Đề 2

Phần 1: Đọc hiểu

Câu 1:

1. C

2. D

3. A

Câu 2:

- Gạch chân dưới từ Hán Việt: “Từ chùa, bạn có thể ngắm toàn diện sắc đẹp của Hương giang như chiếc áo thiếu nữ mấy lần đổi thay màu sắc trong ngày”.

→ Giải nghĩa: “giang” có nghĩa là dòng sông.

Câu 3:

- Gạch chân dưới quan hệ từ: “Từ ngã ba Bằng Lãng, sông Hương chảy nhẹ nhàng, chậm rãi qua các làng mạc trù phú của vùng ngoại vi Huế, đi sâu vào giữa lòng thành phố, rồi tiếp tục uốn lượn qua các miền quê ở hạ lưu trước khi đổ ra biển”.

Phần 2: Luyện từ và câu

Câu 1:

a. 3 cặp từ trái nghĩa về con người: hiền lành - độc ác, chăm chỉ - lười biếng, cao - thấp, béo - gầy…

b. Đặt câu:

- Ví dụ: Cô Tấm rất chăm chỉ và hiền lành, còn Cám thì lười biếng và độc ác.

Câu 2:

Nghĩa của các từ “đậu”:

- Từ “đậu” thứ nhất: là động từ, chỉ hành động hạ cánh, đáp xuống của chú ruồi.

- Từ “đậu” thứ hai: là danh từ, chỉ một loại thực vật.

- Từ “đậu” thứ ba: là động, chỉ đã đạt được một kết quả tốt.

Câu 3:

a. Hễ trời mưa to thì mực nước sông lại dâng lên cao.

b. Nếu trời không mưa to thì em đã được đi bơi với bạn.

Phần 3: Tập làm văn

Dàn ý chi tiết:

1. Mở bài

- Giới thiệu về người bạn thân mà em muốn tả.

2. Thân bài

- Tả khái quát:

+ Bạn ấy có biệt danh là gì? Năm nay bao nhiêu tuổi? Đang học ở đâu?

+ Bạn ấy có chiều cao, cân nặng khoảng bao nhiêu? Thân hình như thế nào?

- Tả chi tiết:

+ Tả các bộ phận tiêu biểu, làm em ấn tượng ở bạn ấy (mái tóc, màu da, khuôn mặt, đôi mắt, bàn tay…)

+ Bạn ấy thường mặc trang phục như thế nào?

+ Sở thích, thần tượng, môn học… yêu thích và chán ghét của bạn ấy là gì?

+ Bạn ấy có tính cách như thế nào? (nêu dẫn chứng cụ thể)

- Kể một kỷ niệm đặc biệt giữa em và bạn ấy.

3. Kết bài

- Tình cảm của em dành cho bạn ấy.

- Em mong muốn tình bạn của cả 2 sẽ như thế nào?

Mẫu:

Em có một người bạn vô cùng thân thiết, đã chơi với em từ khi còn rất nhỏ. Cậu ấy là Phương Nam - một chàng trai hiền lành, tốt bụng.

Bất kì ai gặp Phương Nam ở lần đầu tiên, cũng sẽ ấn tượng ngay với vẻ ngoài chất phác của cậu ấy. Nam cao khoảng 1m6, với nước da rám nắng khỏe khoắn. Nhờ thường chơi đá bóng và đi bơi, nên cậu ấy có dáng người rắn rỏi, mạnh mẽ. Cậu ấy cũng khỏe lắm. Mấy việc bưng bê bàn ghế trong các hoạt động tập thể, lúc nào cũng có mặt Nam xông xáo tham gia.

Khuôn mặt của Phương Nam trông rất điển trai. Cậu ấy có hàng lông mày rậm, đôi mắt đen, sáng lên niềm tự tin và vui vẻ. Đặc biệt, cậu ấy có nụ cười tươi lắm. Khi cười, Nam nheo hết cả mắt lại, khoe hàm răng trắng bóc và cái lúm đồng tiền xinh xinh bên má trái. Ai cũng khen Nam cười lên trông vừa hiền lành lại đáng yêu. Nụ cười đó truyền đến cho mọi người niềm vui và nhiệt huyết. Không chỉ vậy, Nam còn là người rất vui tính và dí dỏm. Vậy nên ở đâu có cậu ấy, là bầu không khí sẽ trở nên náo nhiệt ngay.

Phương Nam là một học sinh năng nổ, nhưng cậu ấy không phải là một học sinh giỏi. Các môn học cậu ấy luôn chỉ đạt điểm ở mức khá. Tuy nhiên, cậu ấy vẫn học tập rất chăm chỉ và chịu khó. Chẳng bao giờ cậu ấy bỏ không làm bài tập hay không học bài cũ cả. Tinh thần ấy khiến Nam được thầy cô và bạn bè quan tâm và yêu quý. Bản thân em cũng rất nể phục Nam ở điểm đó. Vì vậy, chiều nào em và cậu ấy cũng ngồi học bài cùng với nhau. Em sẽ chỉ cho Nam những bài tập mà cậu ấy thắc mắc. Sau đó, Nam sẽ cùng em đi chơi thể thao. Vừa bước vào sân, thì ngay lập tức, cậu ấy sẽ trở thành một vận động viên tự tin và tỏa sáng hết mình.

Tình bạn của em và Nam đến nay đã kéo dài được gần sáu năm rồi. Cũng có những lúc chúng em giận nhau, chẳng nói chuyện với nhau. Nhưng rồi sau tất cả, chúng em lại làm hòa, lại thân thiết hơn xưa. Em tin rằng, dù ra sao, em và Phương Nam vẫn sẽ mãi là những người bạn tri kỉ của nhau.

>> Xem thêm: Văn tả bạn thân lớp 5 (183 mẫu)

Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt Đề 3

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM

Đọc đoạn trích trong bài “Mùa thảo quả” của Ma Văn Kháng rồi trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu cho bên dưới:

“(1) Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. (2) Gió thơm. (3) Cây cỏ thơm. (4) Đất trời thơm. (5) Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.”

Lưu ý: Học sinh chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi.

Câu 1. Từ nào sau đây không phải từ phép tổng hợp?

A. Ngọt lựng.

B. Thôn xóm.

C. Cây cỏ.

D. Đất trời.

Câu 2. Từ nào sau đây là từ láy?

A. Ủ ấp.

B. Lướt thướt.

C. Cây cỏ.

Câu 3. Các động từ có trong câu văn số (1) của đoạn trích: “Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San” là:

A. Bay, quyến, đi, rải.

B. Bay, quyến, rải, vào.

C. Bay, đi, rải, đưa.

D. Bay, quyến, rải, đưa.

Câu 4. Trong câu văn số (1): “: “Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San” có mấy tính từ?

A. 1

B. 2.

C. 3

D. 4

Câu 5. Từ “lướt thướt” trong câu “Gió tây lướt thướt bay qua rừng…” cho em hiểu điều gì về ngọn gió tây?

A. Ngọn gió tây thổi mạnh

B. Ngọn gió tây mang theo nhiều hơi nước.

C. Ngọn gió tây nhẹ nhàng, kéo dài.

D. Ngọn gió tây rất khô và nóng.

Câu 6. Từ nào sau đây không thể thay thế cho từ “quyến” trong câu văn số (1) “Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San” của đoạn trích?

A Mang.

B. Đem.

C. Rủ.

D. Đuổi.

Câu 7. Câu văn số (1) “Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San” trong đoạn trích có mấy vị ngữ?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 8. Chủ ngữ của câu “Hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn” là:

A. “Hương thơm”.

B. “Hương thơm đậm

C. “Nếp áo”.

D. “Nếp khăn”.

Câu 9. Xét theo mục đích nói, câu văn số (3) “Cây cỏ thơm.” của đoạn trích thuộc kiểu câu gì?

A. Trần thuật.

B. Nghi vấn.

C. Cầu khiến.

D. Cảm thán.

Câu 10. Ý nào sau đây không phải là tác dụng của việc lặp lại từ “thơm” trong các câu số “(2) Gió thơm. (3) Cây cỏ thơm. (4) Đất trời thơm”?

A. Liên kết câu (3), (4) với câu (2).

B. Nhấn mạnh hương thơm của thảo quả trải khắp không gian.

C. Làm cho câu ngắn gọn hơn.

PHẦN II. TỰ LUẬN

Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh ngôi nhà trong đoạn thơ sau:

Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc

Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng

Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong

Là bức tranh còn nguyên màu vôi gạch.

(Trích Về ngôi nhà đang xây, Đồng Xuân Lan)

Đáp án Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 3

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

B

D

C

C

D

D

B

A

C

PHẦN II. TỰ LUẬN

1. Yêu cầu về hình thức:

- Học sinh thực hiện đúng yêu cầu hình thức đoạn văn (không xuống dòng), đầu đoạn văn viết lùi 1-2 xăng-ti-mét

- Dung lượng: đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu đề bài (10-12 câu)

- Không mắc các lỗi: chính tả, diễn đạt.

2. Yêu cầu về nội dung: Đoạn văn cảm thụ cần làm nổi bật được đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ:

- Biện pháp nhân hoá:

+ Nhân hoá hình ảnh ngôi nhà: “tựa vào nền trời”: ngôi nhà như một người khổng lồ đang “tựa” mình vào nền trời sẫm biếc. >> cảnh vật hiện lên thân thiện, chan hoà với nhau.

+ Ngôi nhà đứng nghỉ ngơi sau một ngày vất vả, “thở” ra mùi vôi vữa nồng hăng.

Ngôi nhà như một con người, có hành động, có trạng thái (mệt mỏi)

- Biện pháp nghệ thuật so sánh: “Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong”, “Là bức tranh còn nguyên màu vôi vạch”: ngôi nhà hiện lên có vần, có điệu, có màu sắc, đường nét… à ngôi nhà là một công trình nghệ thuật.

Đoạn thơ cho ta cảm nhận được nét đặc sắc, độc đáo trong cách ví von, liên tưởng, so sánh của tác giả về hình ảnh ngôi nhà đang xây.

Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt Đề 4

Bài 1.

1. Điền vào chỗ trống để hoàn thành các khái niệm sau:

a) Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng…………………..

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

b) Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có…………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………

2. Dựa theo nghĩa của tiếng truyền, xếp các từ sau thành hai nhóm: truyền thống, truyền bá, truyền tin, truyền nghề

a) Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau).

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

b) Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết.

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

c) Tìm một câu tục ngữ thể hiện đạo lí tốt đẹp của ông cha ta

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Bài 02.

Trái đất trẻ của bạn trẻ năm châu

Vàng, trắng, đen… dù da khác màu

Ta là nụ, là hoa của đất

Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc

Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!

Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!

(Bài ca về trái đất – Định Hải)

a) Từ ta trong đoạn thơ dùng để chỉ ai? Từ đó thuộc từ loại nào?

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

b) Đặt một câu có chứa từ đồng âm với từ sắc có trong đoạn thơ.

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

c) Đoạn thơ trên sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

d) Em hãy nêu ý nghĩa của việc lặp lại câu cảm ở cuối đoạn thơ.

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Bài 03.

1/ Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng.

2/ Nét duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sông nước, cái rạng rỡ của đất trời. 3/ Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh.

4/ Đất trời Hạ Long bốn mùa sáng nắng.

5/ Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời.

6/ Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.

7/ Núi non, sóng nước tươi đẹp của Hạ Long là một bộ phận của non sông Việt Nam gấm vóc mà nhân dân ta đời nọ tiếp đời kia mãi mãi giữ gìn.

(Vịnh Hạ Long – theo Thi Sảnh)

a) Chỉ rõ phép liên kết và từ ngữ có tác dụng liên kết trong các câu văn 3, 4, 5, 6.

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

b) Ghi lại các tính từ trong câu văn số 6. Việc đặt các tính từ gần nhau trong một câu văn có tác dụng gì trong việc miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên Hạ Long? Đó là vẻ đẹp như thế nào?

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

c) Câu văn số 5 là câu đơn hay câu ghép? Chép lại và xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu văn đó.

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Bài 04.

Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.

Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè… như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!”. Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.

a) Bài văn trên có tên là gì? Của tác giả nào?

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

b) Em hãy giải nghĩa từ khát vọng.

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

c) Vì sao tác giả lại nói Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều? Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì về trò chơi thả diều của trẻ thơ?

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

d) Em hãy kể một số trò chơi dân gian của tuổi thơ mà em thích.

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Bài 05.

Hãy viết một bài văn diễn tả khát vọng về nghề nghiệp của em trong tương lai.

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Đáp án Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt Đề 4

Bài 1

a) Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

b) Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.

2/

a) Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau): truyền thống, truyền nghề.

b) Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết: truyền bá, truyền tin.

c) Uống nước nhớ nguồn/Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/…

Bài 2

a) Từ ta trong đoạn thơ dùng để chỉ con người nói chung và trẻ em khắp năm châu nói riêng.

Ta là đại từ.

b) Đặt câu với từ sắc có nghĩa là dấu thanh.

c) Đoạn thơ trên sử dụng những biện pháp nghệ thuật:

– Nhân hóa: Trái đất trẻ

– So sánh: Ta là nụ, là hoa của đất.

– Điệp ngữ: Hai câu cuối

d) Ý nghĩa của việc lặp lại câu cảm ở cuối đoạn thơ:

– Khẳng định tầm quan trọng của con người, nhất là trẻ em trên trái đất(từ quý, thơm).

– Khẳng định mọi người không kê tôn giáo, chủng tộc, màu da đều là tinh túy của trời đất (người ta là hoa đất) nên đều có vẻ đẹp riêng đều đáng quý, đáng trân trọng.

– Kêu gọi tinh thần đoàn kết, hữu nghị giữa các đất nước, các châu lục với nhau.

Bài 3

a) Phép liên kết và từ ngữ có tác dụng liên kết trong các câu văn 3, 4, 5, 6

– Liên kết các câu trong bài bằng phép lặp: Hạ Long, bốn mùa, màu xanh

– Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thê từ ngữ: (màu xanh) ấy

b)

– Các tính từ ở câu văn số 6: trường cửu, bát ngát, trẻ trung, phơi phới.

– Tác dụng của việc đặt các tính từ gần nhau: nhấn mạnh và làm tăng lên vẻ đẹp tồn tại mãi mãi, trẻ trung, tràn đầy sức sống của Hạ Long.

c) Câu đơn.

CN: Bốn mùa Hạ Long

VN: mang trên mình môt màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời.

Bài 4

a) Bài văn trên có tên là Cánh diều tuổi thơ của tác giả Tạ Duy Anh.

b) Khát vọng: Điều mong muốn, đòi hỏi rất mạnh mẽ.

c)

– Tác giả nói: Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều vì cánh diều đã khơi gợi những ước mơ đẹp đẽ và bay bổng cho tuổi thơ của tác giả, làm cho tuổi thơ của ông có thêm nhiều niềm vui và những kỉ niệm đáng nhớ.

– Điều đó gợi cho em suy nghĩ về trò chơi thả diều của trẻ thơ:

+ Đây là trò chơi thân thuộc, găn bó với trẻ thơ.

+ Đối với trẻ em ở nông thôn, trò chơi này giúp các em xua tan những mệt nhọc vất vả trong công việc hàng ngày,đồng thời mang đến cho các em niềm tin, ước mơ tốt đẹp.

d) Em hãy kể một số trò chơi dân gian của tuổi thơ mà em thích: Thả đỉa ba ba, Trốn tìm, Trồng nụ trồng hoa, Thả diều, Trọi dế, Ô ăn quan, Nhảy dây…

Bài 5

– Đoạn văn cần nêu rõ các ý:

+ Đó là nghề gì?

+ Điều gì khiến em có mong muốn mạnh mẽ để làm nghề đó?

+ Em hiểu biết gì về nghề đó? Nghề đó cần ở em những đức tính gì?

+ Để sau này làm được nghề đó, bây giờ em có những hành động cụ thể nào?

– Đoạn văn diễn đạt với bố cục chặt chẽ; câu văn đúng ngữ pháp; từ dùng đúng, hay.

Lưu ý:

Bài văn gây ấn tượng sâu sắc khi nói rõ được mong muốn mạnh mẽ (khát vọng) khiến học sinh chọn nghề mình sẽ làm trong tương lai.

Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt Đề 5

BÀI 01 (3,5 điểm)

1/ Các từ ngữ được in đậm trong mỗi nhóm dưới đây có đặc điểm chung gì?

a) mênh mông, lộp độp, mềm mại, rào rào:……………………………………

b) nhi đồng, trẻ em, thiếu nhi, con trẻ:…………………………………………..

c) cánh buồm, cánh chim, cánh diều, cánh quạt: ……………………………..

d) đồng nội, đồng hành, đồng tiền, trống đồng: ……………………………….

2/ Thuyền ta chầm chậm vào

Ba Bể Núi dựng cheo leo, hồ lặng im

Lá rừng với gió ngân se sẽ

Họa tiếng lòng ta với tiếng chim.

(Theo Hoàng Trung Thông)

Danh từ:…………………………………………………………………………………..

Động từ:…………………………………………………………………………………..

Đại từ:…………………………………………………………………………………….

Tính từ:……………………………………………………………………………………

Quan hệ từ……………………………………………………………………………….

b/ Từ họa trong câu thơ Họa tiếng lòng ta với tiếng chim có nghĩa là gì?

BÀI 02 (4 điểm)

Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi là một đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.

Chiếc áo sờn vải của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo Xinh Xinh, trông rất oách của tôi.

[…] Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba…

[…] Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc quần âu phục cũ của ba.

(Theo Phạm Lê Hải Châu)

1/ Ghi lại các từ láy có trong phần văn bản trên ………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

2/ Chỉ ra phép liên kết câu có trong hai câu đầu của văn bản trên: ………

……………………………………………………………………………………………….

3/ Chủ ngữ trong câu Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.

Là:……………………………………………………………………………………………

4/ Theo em, dấu ba chấm (…) nằm ở cuối câu Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba… thể hiện tình cảm của nhân vật tôi như thế nào?

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

BÀI 03 (3 điểm)

… Đi qua thời ấu thơ

Bao điều bay đi mất

Chỉ còn trong đời thật

Tiếng người nói với con

Hạnh phúc khó khăn hơn

Mọi điều con đã thấy

Nhưng là con giành lấy

Từ hai bàn tay con.

(Theo Vũ Đình Mạnh)

1/ Giải nghĩa từ bay trong đoạn thơ trên và cho biết từ này mang nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

2/ Đoạn thơ trên là lời tâm sự của ai với người con? Em hiểu như thế nào về ý thơ Hạnh phúc khó khăn hơn?

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

BÀI 04 (4.5 điểm)

Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật, tiên độ trì.

[…] Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn truyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

[…] Tôi nghe truyện cổ thầm thì

Lời ông cha dạy cũng vì đời sau.

1/ Những đoạn thơ trên nằm trong bài thơ………………………………..

của tác giả ……………………………………………………………………………

2/ Bài thơ trên gợi cho em nhớ tới những truyện cổ Việt Nam nào?

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

3/ Câu thơ Ở hiền thì lại gặp hiền gợi cho em nghĩ tới câu tục ngữ nào?

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

4/ Từ những đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn diễn tả cảm nhận về bài thơ và ý nghĩa của việc đọc truyện cổ nước mình.

Đáp án Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt Đề 5

Bài 1. (3.5 điểm)

1. Các từ ngữ được in đậm trong mỗi nhóm dưới đây có đặc điểm chung: (1 điểm)

a. mênh mông, lộp độp, mềm mại, rào rào – Từ láy (0.25 đ)

b. nhi đồng, trẻ em, thiếu nhi, con trẻ – Từ ghép đồng nghĩa (0.25 đ)

c. cánh buồm, cánh chim, cánh diều, cánh quạt – Từ nhiều. nghĩa (0.25 đ)

d. đồng nội, đồng hành, đồng tiền, trống đồng – Từ đồng âm (0 25 đ)

2. a. Phân loại các từ có trong đoạn thơ: (2 điểm)

Danh từ: thuyền, Ba Bể, núi, hồ, lá rừng, gió, tiếng lòng, tiếng chim (0.5 đ)

(4 từ đúng được 0.25 đ)

Động từ: vào, dựng, ngân, họa (0.5 đ)

(2 từ đúng được 0.25 đ)

Tính từ: chầm chậm, cheo leo, lặng im, se sẽ (0.5 đ)

(2 từ đúng được 0.25 đ)

Đại từ: ta (0.25 đ)

Quan hệ từ: với (0.25 đ)

b. Từ họa trong câu thơ Họa tiếng lòng ta với tiếng chim có nghĩa là hòa chung (hòa vào) một nhịp, hưởng ứng. (0.5 điểm)

Bài 2. (4 điểm)

1. Các từ láy có trong văn bản: xinh xinh, mạnh mẽ, ấm áp, chững chạc (1 điểm)

(1 từ đúng được 0.25 đ)

2. Các phép liên kết câu có trong hai câu đầu của văn bản: phép thế. (0.5 điểm)

3. Chủ ngữ trong câu “Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.” là: Đó (0.5 điểm)

4. Gợi ý trả lời: (2 điểm)

Trong câu văn Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba…, dấu ba chấm thể hiện:

– Tình cảm yêu thương của cha dành cho con và nỗi xúc động nghẹn ngào của con không thể diễn đạt hết bằng lời. (1 điểm – nếu học sinh trả lời thành hai ý riêng, mỗi ý cho 0.5 điểm)

– Hơi ấm từ chiếc áo và lồng ngực ấm áp của ba như truyền sang cho con mãi mãi. (0.5 đ)

– Hình ảnh người cha mạnh mẽ luôn là niềm tự hào in đậm trong trái tim của người con. (0.5 đ)

Bài 3. (3 điểm)

1. Giải nghĩa từ bay: đi qua/ trôi qua/ biến mất / lùi dần vào quá khứ. (0.5 đ)

Từ bay trong đoạn thơ mang nghĩa chuyển. (0.5 đ)

2. Gợi ý trả lời: (2 điểm)

– Đoạn thơ là lời tâm sự của người cha đối với con. (0.5 đ)

– Ý thơ Hạnh phúc khó khăn hơn học sinh có thể hiểu:

+ Thời ấu thơ, trẻ em được sống trong thế giới thần tiên đẹp đẽ… trong sự yêu thương bao bọc của mọi người. (0.5 đ)

+ Đi qua thời ấu thơ, cuộc sống đời thực có nhiều thử thách, hạnh phúc có được phải do chính hai bàn tay con tạo dựng nên (lao động, ý chí, nghị lực, niềm tin.) (1 đ – nếu học sinh trả lời thành hai ý riêng, mỗi ý cho 0.5 đ)

* Khuyến khích những học sinh có ý thức phát hiện những đặc điểm nghệ thuật của văn bản.

Bài 4. (4.5 điểm)

1. Bài thơ Truyện cổ nước mình (0.25 đ)

Tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ (0.25 đ)

2. Bài thơ trên gợi cho em nhớ tới những truyện cổ Việt Nam: Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Cây khế,… (Học sinh tìm đúng 01 truyện được 0.25 đ/ tối đa được 0.5 đ cho 02 truyện)

3. Câu tục ngữ: Ở hiền gặp lành. (0.5 đ)

4. Gợi ý trả lời: (3 điểm)

  • Học sinh cảm nhận được niềm tự hào của tác giả về kho tàng truyện cổ Việt Nam. (0.5 đ)
  • Học sinh cảm nhận được những bài học ý nghĩa từ truyện cổ: phẩm chất tốt đẹp, lời răn dạy quý báu của cha ông truyền cho đời sau. (1 đ – nếu học sinh trả lời thành hai ý riêng, mỗi ý cho 0.5 đ)
  • Việc đọc truyện cổ có ý nghĩa: giúp cho người đọc hình dung được cuộc sống của cha ông ngày xưa (0.5 đ), hiểu và làm theo lời khuyên dạy quý báu của cha ông. (0.5 đ)

* Hình thức yêu cầu: (0.5 đ)

  • Đoạn văn bám sát yêu cầu của đề bài, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt lưu loát, trôi chảy.
  • Học sinh có ý thức phát hiện những đặc điểm nghệ thuật của văn bản (thể thơ, giọng điệu, biện pháp nghệ thuật…)

Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt Đề 6

Phần 1. Trắc nghiệm (2 điểm)

Chiếc rổ may

Thuở bé nhiều hôm tôi bỏ chơiCảm thương đứng ngó mẹ tôi ngồiVá bên chiếc rổ mùi thơm cũNhư tấm lòng thơm của mẹ tôi.

Lơ thơ chỉ rối sợi con con;Những cái kim hư, hột nút mònTằn tiện để dành trong lọ nhỏ;Vải lành gói ghém mấy khoanh tròn…

(theo Tế Hanh)

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

1. (0,25 điểm) Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì?

A. Thơ năm chữ

B. Thơ sáu chữ

C. Thơ bảy chữ

D. Thơ tám chữ

2. (0,25 điểm) Nhiều hôm nhân vật trữ tình đã bỏ chơi để làm gì?

A. Để học bài

B. Để ngủ trưa

C. Để nấu cơm

D. Để xem mẹ

3. (0,25 điểm) Những từ nào sau đây được dùng để miêu tả đặc điểm của các dụng cụ may vá của mẹ?

A. Hư, mòn

B. Cảm thương

C. Lơ thơ

D. Tằn tiện

4. (0,25 điểm) Đâu là cặp từ trái nghĩa đã xuất hiện ở trong bài thơ?

A. Cũ - mới

B. Thơm - thối

C. Hư - lành

D. Bé - lớn

5. (0,25 điểm) Bài thơ có sử dụng tất cả bao nhiêu từ láy?

A. 2 từ láy

B. 3 từ láy

C. 4 từ láy

D. 5 từ láy

6. (0,25 điểm) Hai câu thơ dưới đây đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

“Vá bên chiếc rổ mùi thơm cũNhư tấm lòng thơm của mẹ tôi.”

A. Nhân hóa

B. Ẩn dụ

C. Hoán dụ

D. So sánh

7. (0,25 điểm) Chủ ngữ của câu thơ “Thuở bé nhiều hôm tôi bỏ chơi” là gì?

A. Thuở bé

B. Nhiều hôm

C. Nhiều hôm tôi

D. Tôi

8. (0,25 điểm) Từ nào đồng nghĩa với từ in đậm trong câu “Cảm thương đứng ngó mẹ tôi ngồi”?

A. nghĩ

B. nhìn

C. ngủ

D. ngóng

Phần 2. Tự luận (8 điểm)

Câu 1. (1 điểm)

Cho câu văn sau:

Cứ mỗi lần chúng tôi reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi là hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền.

(theo Ai-ma-tốp)

a. Em hãy phân tích cấu tạo của câu văn trên.

b. Câu văn trên đã sử dụng biện pháp tu từ nào, hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 2. (0.5 điểm)

Viết tiếp vế câu còn lại vào chỗ trống để hoàn thành các câu ghép sau:

a. Chú gà trống dậy từ sớm, cất tiếng gáy gọi ông mặt trời, ……………….

b. ………………. nên em đành phải đi bộ đến trường một mình..

Câu 3. (0,5 điểm)

Cho câu văn sau:

Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.

(theo Nguyên Hồng)

Em hãy phân tích cấu tạo của câu văn trên và cho biết đó là kiểu câu gì?

Câu 4. (1 điểm)

Cho đoạn thơ sau:

Quê hương tôi có con sông xanh biếcNước gương trong soi tóc những hàng treTâm hồn tôi là một buổi trưa hèToả nắng xuống lòng sông lấp loáng...

(theo Tế Hanh)

a. Em hãy tìm các từ láy có trong đoạn thơ.

b. Đặt 1 câu ghép có sử dụng 1 trong các từ láy em vừa tìm được, có sử dụng cặp quan hệ từ theo quan hệ điều kiện - kết quả.

Câu 5. (5 điểm)

Em hãy miêu tả một cuốn sách mà mình yêu thích nhất.

Hướng dẫn trả lời:

Phần 1. Trắc nghiệm

1. C

2. D

3. A

4. C

5. B

6. D

7. D

8. B

Phần 2. Tự luận

Câu 1.

a.

Cứ mỗi lần/ chúng tôi/ reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi// (là) hai cây phong/ khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền.

  • TN: cứ mỗi lần
  • CN1: chúng tôi - VN1: reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi
  • QHT: là
  • CN2: hai cây phong - VN2: khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền.

b.

  • Câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
  • So sánh hành động cây phong nghiêng ngả đung đưa với hành động chào mời (giống nhau về hình thức)
  • Tác dụng: giúp hình ảnh câu văn trở nên sống động, hấp dẫn, giúp người đọc dễ liên tưởng, tưởng tượng ra hình ảnh hai cây phong to lớn đang đung đưa cành lá ở trên ngọn đồi lớn, giống như những cánh tay đang vẫy chào.

Câu 2.

Gợi ý:

a. Chú gà trống dậy từ sớm, cất tiếng gáy gọi ông mặt trời, mọi người cũng dần thức dậy đón chào ngày mới.

b. Hôm nay, bạn Hoa bị ốm nên em đành phải đi bộ đến trường một mình..

Câu 3.

Tôi/ ngồi trên đệm xe//, đùi/ áp đùi mẹ tôi//, đầu/ ngả vào cánh tay mẹ tôi//, tôi/ thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.

  • CN1: tôi - VN1: ngồi trên đệm xe
  • CN2: đùi - VN2: áp đùi mẹ tôi
  • CN3: đầu - VN3: ngả vào cánh tay mẹ tôi
  • CN4: tôi - VN4: thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng mơn man khắp da thịt.

→ Đây là câu ghép có bốn cụm chủ vị, được phân tách với nhau bằng dấu phẩy.

Câu 4.

a. Từ láy: lấp loáng

b. Gợi ý đặt câu:

  • Cô Trà bật dãy đen bên bờ hồ lên, khiến mặt hồ lấp loáng các vệt sáng màu vàng cam ấp áp.
  • Những ô cửa kính lấp loáng những mảng màu sặc sỡ làm cho cái Na mải nhìn mà quên cả ăn kem.

Cấu trúc đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt

Tùy thuộc vào chương trình học và mức độ của từng trường để ra đề thi. Dưới đây là 1 cấu trúc đề thi các em học sinh cùng các thầy cô tham khảo

PhầnNội dung kiến thứcĐiểm

Đọc hiểu văn bản

- Ngữ liệu: văn bản, nghệ thuật.

- Tiêu chí lựa chọn:

+ 01 đoạn trích.

+ Dung lượng: 20 đến 50 chữ. Tương đương với 1 đoạn văn hoặc 1 khổ thơ học sinh được học trong chương trình.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của văn bản.

- Liên hệ những điều học được với bản thân và thực tế.

1

1

- Xác định, giải thích được hình ảnh, nhân vật, chi tiết nghệ thuật... có ý nghĩa trong văn bản.
Tiếng ViệtHiểu và sử dụng được từ ngữ, câu, phép liên kết, biện pháp tu từ... đã học.1
- Vận dụng các kiến thức đã học về từ, câu, phép liên kết, biện pháp tu từ vào việc nhận xét đúng sai, sửa lỗi, viết đoạn....2
Làm văn

Làm bài văn hoàn chỉnh thuộc một trong các kiểu: viết thư, kể chuyện, miêu tả

5
Tổng số10

* Chú ý:

- Tỉ lệ điểm ở các mức độ: Thông hiểu: 30%; Vận dụng: 70%.

- Các câu (bài) trong đề KTĐGNL học sinh dự tuyển sinh vào lớp 6 không trùng lặp với các đề KTĐGNL đã công bố trong 3 năm gần đây

>> Chi tiết: Cấu trúc đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt 

Các đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt khác

  • Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành 
  • Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt - Trường THCS Nguyễn Tri Phương
  • Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Trần Mai Ninh, Thanh Hóa 
  • Đề thi minh họa vào lớp 6 môn Tiếng việt trường M.V.Lômônôxốp

Từ khóa » đề Thi Lên Lớp 6 Môn Tiếng Việt