Bộ đề Thi Vật Lý Lớp 7 Học Kì 1 Năm Học 2021 - 2022

Bộ đề thi Vật lý lớp 7 học kì 1 năm học 2021 - 2022Đề thi Vật lý lớp 7 học kì 1 có đáp ánBài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Bộ Đề thi học kì 1 Vật lý 7 có đáp án năm 2021

  • A. Tài liệu ôn tập học kì 1 môn Vật lý 7 
  • B. Một số đề thi Vật lý lớp 7 học kì 1 năm học 2021 - 2022
  • C. Đề thi học kì 1 môn Vật lý 7
    • Đề thi vật lý lớp 7 học kì 1 - Đề số 1
    • Đáp án Đề thi vật lý lớp 7 học kì 1 - Đề số 1
    • Đề thi vật lý lớp 7 học kì 1 - Đề số 2
    • Đáp án đề thi vật lý lớp 7 học kì 1 - Đề số 2
    • Đề thi vật lý lớp 7 học kì 1 - Đề số 3
    • Đáp án đề thi vật lý lớp 7 học kì 1 - Đề số 3

Bộ đề thi Vật lý lớp 7 học kì 1 năm học 2021 - 2022 là bộ đề thi môn Vật lý mới nhất trên VnDoc.com. Bộ đề kiểm tra môn Vật lý 7 bao gồm 4 đề thi khác nhau có đáp án đi kèm, là tài liệu hữu ích cho các thầy cô tham khảo ra đề và các em học sinh ôn luyện, chuẩn bị cho bài thi sắp tới đạt kết quả cao. Mời các bạn tải về để xem toàn bộ 4 đề và đáp án trong bộ đề của chúng tôi.

A. Tài liệu ôn tập học kì 1 môn Vật lý 7 

  • Đề cương ôn tập vật lý 7 học kì 1 năm học 2021
  • Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

B. Một số đề thi Vật lý lớp 7 học kì 1 năm học 2021 - 2022

  • Bộ đề thi Vật lý lớp 7 học kì 1 năm học 2021 - 2022
  • Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý 7 học kì 1 có đáp án
  • Đề thi Vật lý lớp 7 học kì 1 năm học 2021 - 2022
  • Bộ đề thi học kì 1 lớp 7 môn Vật lý năm học 2020 - 2021

C. Đề thi học kì 1 môn Vật lý 7

Đề thi vật lý lớp 7 học kì 1 - Đề số 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6 điểm)

Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi.

Câu 1. Trong một phòng hoàn toàn đóng kín bằng cửa kính, ta có thể nhìn thấy đồ vật trong phòng khi:

A. Ban đêm, bật đèn, có ánh trăng, nhưng nhắm mắt.

B. Ban đêm, bật đèn, không có ánh trăng, nhưng nhắm mắt.

C. Ban đêm, không bật đèn, không có ánh trăng, nhưng mở mắt.

D. Ban ngày, không bật đèn, mở mắt.

Câu 2. Trong trường hợp nào dưới đây, ánh sáng truyền theo phương thẳng?

A. Trong môi trường trong suốt.

B. Đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.

C. Trong môi trường đồng tính.

D. Trong môi trường trong suốt và đồng tính.

Câu 3. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực?

A. Mặt Trời ngừng phát ra ánh sáng.

B. Mặt Trời bỗng nhiên biến mất.

C. Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được mặt đất.

D. Người quan sát đứng ở nửa sau Trái Đất, không được Mặt Trời chiếu sáng.

Câu 4. Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 40o. Góc tới có giá trị nào sau đây?

A. 20o

B. 80o

C. 40o

D. 60o

Câu 5. Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng một khoảng d cho một ảnh S’ cách gương một khoảng d’. So sánh d và d’.

A. d = d’

B. d > d’

C. d < d’

D. Không so sánh được.

Câu 6. Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ có tính chất nào dưới đây?

A. Song song

B. Hội tụ

C. Phân kì

D. Không truyền theo đường thẳng

Câu 7. Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống. Vật nào đã phát ra âm đó?

A. Tay bác bảo vệ gõ trống.

B. Dùi trống.

C. Mặt trống.

D. Không khí xung quanh trống.

Câu 8. Vật nào sau đây dao động với tần số lớn nhất?

A. Trong 1 giây, dây đàn thực hiện được 200 dao động.

B. Trong 1 phút, con lắc thực hiện được 3000 dao động.

C. Trong 5 giây, mặt trống thực hiện được 500 dao động.

D. Trong 20 giây, dây chun thực hiện được 1200 dao động.

Câu 9. Vật phát ra âm to hơn khi nào?

A. Khi vật dao động nhanh hơn.

B. Khi vật dao động mạnh hơn.

C. Khi tần số dao động lớn hơn.

D. Cả 3 trường hợp trên.

Câu 10. Vận tốc truyền âm trong các môi trường tăng dần theo thứ tự nào sau đây?

A. Rắn, lỏng, khí.

B. Khí, rắn, lỏng.

C. Lỏng, khí, rắn.

D. Khí, lỏng, rắn.

Câu 11. Vật nào dưới đây phản xạ âm kém?

A. Đệm cao su.

B. Mặt đá hoa.

C. Mặt gương.

D. Thép.

Câu 12. Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn?

A. Tiếng xình xịch của bánh tàu hỏa đang chạy.

B. Tiếng sấm rền.

C. Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài.

D. Tiếng sóng biển ầm ầm.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (4 điểm)

Câu 13. Trên ô tô, xe máy người ta thường lắp một gương lồi ở phía trước người lái xe để quan sát ở phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm như thế có lợi gì?

Câu 14. Em phải đứng cách xa núi ít nhất bao nhiêu, để tại đó, em nghe được tiếng vang tiếng nói của mình ? Biết rằng vận tốc truyền của âm trong không khí là 340 m/s.

Câu 15. Cho một điểm sáng S đặt trước gương phẳng.

a. Vẽ ảnh S’ của S tạo bởi gương (dựa vào tính chất của ảnh).

b. Vẽ một tia tới SI cho một tia phản xạ đi qua một điểm A ở trước gương.

Đề thi học kì 1 Vật lý 7

Đáp án Đề thi vật lý lớp 7 học kì 1 - Đề số 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu đúng được 1 điểm)

1D2D3C4A5A6B
7C8A9B10D11A12C

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 13: (1 điểm) Trên ô tô, xe máy người ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía trước người lái xe để quan sát ở phía sau mà không lắp một gương phẳng vì gương cầu lồi có vùng nhìn thấy rộng hơn giúp cho người lái xe quan sát vùng phía sau xe được một khoảng rộng hơn.

Câu 14: (1.5 điểm) Để có tiếng vang trong không khí, thời gian kể từ khi âm phát ra đến khi nhận được âm phản xạ tối thiểu phải bằng (1/15)giây. Trong khoảng thời gian (1/15)giây, âm đi được một quãng đường là :

s = v.t = 340. (1/15) = 22,7 (m)

Vậy để nghe được tiếng vang tiếng nói của mình, phải đứng cách núi ít nhất:

d = 22,7 : 2 = 11,35 (m)

Câu 15: (1.5 điểm)

a. Vẽ SS’ vuông góc với gương cắt gương tại H sao cho SH = HS’.

b. Các tia phản xạ kéo dài đều đi qua ảnh S’. Vẽ S’A cắt gương ở I. SI là tia tới cho tia phản xạ IA đi qua A.

Đề thi vật lý lớp 7 học kì 1 - Đề số 2

I. TRẮC NGHIỆM

Điền chữ cái đứng trước đáp án mà con chọn vào bảng sau: (5 điểm)

Câu 1: Vì sao ta nhìn thấy một vật?

A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật

B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật

C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta

D. Vì vật được chiếu sáng

Câu 2: Vật nào sau đây không phải là vật sáng?

A. Bông hoa dưới ánh nắng mặt trời.

B. Con mèo dưới ánh nắng mặt trời.

C. Con người dưới ánh nắng mặt trời.

D. Bảng đen dưới ánh nắng mặt trời

Câu 3: Trong một môi trường trong suốt và đồng tính thì ánh sáng:

A. Luôn truyền theo đường gấp khúc

B. Luôn truyền theo đường thẳng

C. Luôn truyền theo đường cong

D. Có thể truyền theo đường cong hoặc đường gấp khúc

Câu 4: Góc phản xạ luôn:

A. Lớn hơn góc tới

B. Nhỏ hơn góc tới

C. Bằng góc tới.

D. Lúc lớn hơn, lúc nhỏ hơn góc tới

Câu 5: Cho góc tới bằng 600. Góc phản xạ có giá trị

A. 600

B. 400

C. 300

D. 200

Câu 6: Chọn câu trả lời đúng:

A. Ảnh của vật qua gương phẳng lớn hơn vật

B. Ảnh của vật qua gương phẳng nhỏ hơn vật

C. Ảnh của vật qua gương phẳng bằng vật

D. Ảnh của vật qua gương phẳng có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật

Câu 7: Một ngọn nến đặt vuông góc trước một gương phẳng và cách mặt gương 16cm.

Ảnh của ngọn nến cách gương:

A. 14 cm

B. 8cm

C. 16 cm

D. 20cm

Câu 8: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là:

A. Ảnh ảo, không hứng được trên màn.

B. Ảnh thật, hứng được trên màn

C. Ảnh ảo, hứng được trên màn.

D. Ảnh thật, không hứng được trên màn

Câu 9: Ảnh tạo bởi gương cầu lồi là:

A. ảnh ảo lớn hơn vật

B. ảnh thật nhỏ hơn vật

C. ảnh thật lớn hơn vật

D. ảnh ảo nhỏ hơn vật

Câu 10: Tại sao ở các góc đường có khúc cua hẹp người ta lại lắp các loại gương cầu lồi mà không dùng các gương phẳng?

A. Vì các gương cầu lồi cho ảnh rõ nét hơn

B. Vì các gương cầu lồi cho ảnh lớn hơn vật

C. Vì các gương cầu lồi giá thành rẻ hơn gương phẳng

D. Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn gương phẳng có cùng kích thước

Câu 11: Nguồn âm của cây đàn ghi – ta là:

A. Dây đàn

B. Hộp đàn

C. Ngón tay gảy đàn

D. Lớp không khí bị nén bên trong hộp đàn

Câu 12 : Hộp đàn ghi ta có tác dụng gì là chủ yếu?

A. Để tạo kiểu dáng cho đàn

B. Để khuếch đại âm do dây đàn phát ra

C. Để người nhạc sĩ có chỗ tì khi đánh đàn

D. Để người nghệ sĩ có thể vỗ vào hộp đàn khi cần thiết.

Câu 13: Nguồn âm của cây sáo trúc là:

A. Các lỗ sáo

B. Miệng người thổi sáo

C. Lớp không khí trong ống sáo

D. Lớp không khí ngoài ống sáo

Câu 14: Khi trời mưa ta thường thấy tiếng sấm bao giờ cũng xuất hiện sau ánh chớp. Điều này được lí giải là:

A. Khi hai đám mây va chạm nhau sẽ sinh ra tia chớp sau đó mới sinh ra tiếng động, do vậy mà ta nghe thấy tiếng sấm sau khi thấy tia chớp

B. Do vận tốc ánh sáng lớn hơn vận tốc âm thanh

C. Do vận tốc âm thanh lớn hơn vận tốc ánh sáng

D. Do mắt ta nhìn được từ rất xa còn âm thanh thì chỉ đến gần tai mới nghe được

Câu 15: Khi nói một vật dao động với tần số 70Hz có nghĩa là:

A. Trong 1 phút vật thực hiện 70 dao động.

B. Trong 1 giờ vật thực hiện 70 dao động.

C. Trong 70 giây vật thực hiện 1 dao động.

D. Trong 1 giây vật thực hiện 70 dao động.

Câu 16: Ta nghe được những âm có tần số

A. từ 200 Hz đến 20.000 Hz

B. từ 20 Hz đến 20.000 Hz.

C. từ 2 Hz đến 2000 Hz.

D. từ 2 Hz đến 20.000 Hz.

Câu 17: Âm phản xạ là:

A. Âm dội lại khi gặp vật chắn

B. Âm đi xuyên qua vật chắn

C. Âm đi vòng qua vật chắn

D. Các loại âm trên

Câu 18: Chọn đáp án đúng

A. Tiếng vang là âm dội lại khi gặp một vật chắn

B. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cùng một lúc với âm phát ra

C. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm phát ra 1 khoảng thời gian nhỏ hơn 1/15 giây

D. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm phát ra 1 khoảng ít nhất là 1/15 giây

Câu 19: Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt?

A. Miếng xốp

B. Đệm cao su

C. Rèm nhung

D. Cửa kính

Câu 20: Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn?

A. Tiếng sấm rền

B. Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài

C. Tiếng xình xịch của bánh tàu hỏa đang chạy

D. Tiếng sóng biển ầm ầm

Câu 21: Đánh dấu (Đ) vào câu trả lời đúng, và (S) vào câu trả lời sai: (1đ)

1. Âm thanh chỉ truyền được trong chất khí2. Nước không truyền được âm3. Âm truyền trong gỗ nhanh hơn trong không khí4. Một miếng gỗ phản xạ âm tốt hơn đệm cao su

Câu 21: Đánh dấu (Đ) vào câu trả lời đúng, và (S) vào câu trả lời sai: (1đ)

1. Âm thanh chỉ truyền được trong chất khí

2. Nước không truyền được âm

3. Âm truyền trong gỗ nhanh hơn trong không khí

4. Một miếng gỗ phản xạ âm tốt hơn đệm cao su

Câu 22: Chọn từ thích hợp trong những từ sau để vào chỗ trống:

(tần số, biên độ dao động, Hz, dB, trầm, bổng, to, nhỏ)

1. Độ lệch xa nhất so với vị trí cân bằng gọi là……………………………….

2. Đơn vị đo độ to của âm là…………………….

3. Âm càng…………………………thì biên độ dao động càng lớn.

4. Âm càng………………………….thì biên độ dao động càng nhỏ.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. a) Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. Có thể áp dụng định luật phản xạ ánh sáng cho gương cầu lồi và gương cầu lõm được không? Tại sao?

b) Em hãy nêu ngắn gọn các cách để vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng?

Câu 2. Em hãy quan sát chiếc trống khi đánh, và cho biết tại sao trống lại phát ra được âm thanh?

Câu 3. Tần số là gì? Đơn vị? Khi nào một vật phát ra âm cao (bổng) âm thấp (trầm).

Đáp án đề thi vật lý lớp 7 học kì 1 - Đề số 2

I. TRẮC NGHIỆM - Mỗi câu trả lời đúng 0,25đ

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

C

D

B

C

A

C

C

A

D

D

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

A

B

C

B

D

B

A

D

D

B

Câu 21: Mỗi ý đúng 0,25đ

1. Âm thanh chỉ truyền được trong chất khí

S

2. Nước không truyền được âm

S

3. Âm truyền trong gỗ nhanh hơn trong không khí

Đ

4. Một miếng gỗ phản xạ âm tốt hơn đệm cao su

Đ

Câu 22: Mỗi từ điền đúng 0,25đ

1. Độ lệch xa nhất so với vị trí cân bằng gọi là biên độ dao động

2. Đơn vị đo độ to của âm là dB

3. Âm càng, to thì biên độ dao động càng lớn.

4. Âm càng nhỏ thì biên độ dao động càng nhỏ.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Định luật phản xạ ánh sáng:

- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương ở điểm tới.

- Góc phản xạ bằng góc tới.

+ Có thể áp dụng định luật phản xạ ánh sáng cho gương cầu lồi và gương cầu lõm được với điều kiện cho từng điểm một trên gương.

b) Nêu ngắn gọn các cách để vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

+ Ta chia vật thành nhiều điểm A, B, C...

+ Vẽ ảnh A’ của A đối xứng với A qua gương, B' của B đối xứng với B qua gương...

+ Nối các điểm lại ta có ảnh của vật.

Câu 2. Trống phát được âm thanh là do mặt da trống dao động khi bị đánh.

Câu 3.Tần số là số lần dao động được trong một giây.

- Đơn vị: Héc (Hz)

- Vật phát ra âm càng cao (bổng) khi tần số dao động càng lớn.

- Vật phát ra âm càng thấp (trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.

Đề thi vật lý lớp 7 học kì 1 - Đề số 3

Câu 1 (3 điểm)

a) Âm truyền được qua những môi trường nào? So sánh vận tốc truyền âm trong những môi trường đó.

b) Quan sát một người đang gảy đàn ghi ta, hãy cho biết chi tiết nào của đàn đã phát ra âm thanh?

Câu 2 (3 điểm):

a. Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng .

b. Nêu 2 ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế.

c. Một vật AB đặt trước gương phẳng và cách gương một khoảng 15cm. Di chuyển vật AB ra xa gương một đoạn 5cm. Ảnh A'B' của AB sẽ cách AB một khoảng bằng bao nhiêu ?

Câu 3 (2 điểm): Một ống thép dài 150m. Một học sinh dùng búa gõ vào một đầu ống thì một em khác đặt tai ở đầu kia của ống nghe được 2 tiếng gõ. Tiếng nọ cách tiếng kia 0,415s.

a. Giải thích vì sao gõ một tiếng mà đầu kia lại nghe được 2 tiếng?

b.Tính vận tốc âm truyền trong không khí? Biết vận tốc âm trong ống thép là 6000m/s.

Câu 4 (2 điểm): Một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng. Góc tạo bởi vật và gương phẳng bằng 600.

a. Hãy vẽ ảnh của vật AB tạo bởi gương phẳng.

b. Tính số đo góc tới.

Bộ đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý 7

Đáp án đề thi vật lý lớp 7 học kì 1 - Đề số 3

Câu 1 (3 điểm)

a.

- Âm truyền được qua 3 môi trường rắn , lỏng , khí

- Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn nhất, vận tốc truyền âm trong chất khí là nhỏ nhất.

b. Dây đàn dao đông phát ra âm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2 (3 điểm)

a. Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

b. Ứng dụng:

-Trồng cây thẳng hàng

- Lớp trưởng so thẳng hàng

c. Ảnh A'B' của AB sẽ cách AB một khoảng bằng 40cm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 3 (2 điểm)

a. Do âm truyền trong thép nhanh hơn trong không khí, nên tiếng gõ truyền theo ống thép đến tai trước, sau đó tiếng gõ đó truyền đi trong không khí đến tai sau;

b. Gọi v1 là vận tốc âm trong không khí, v2 là vận tốc âm trong thép.

Do âm truyền trong thép nhanh hơn trong không khí nên:

Bộ đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý 7

Từ đây ta tìm được v1 = 341 m/s;

1 điểm

1 điểm

Câu 4: (2đ )

a. Vẽ đúng ảnh A'B' của AB qua gương

Bộ đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý 7

b. Tính được số đo góc tới là 300

1 điểm

1 điểm

--------------------

Để có thể hoàn thành tốt bài kiểm tra cuối học kì 1 Vật lý 7, các bạn học sinh cần nắm chắc kiến thức các chương đã học. Từ đó vận dụng giải các dạng câu hỏi bài tập liên quan đến các chương. Cũng như bổ sung luyện giải các đề, để rèn luyện kĩ năng cũng như thao tác làm một bài kiểm tra tốt nhất.

Mời các bạn tải về để xem toàn bộ 4 đề và đáp án tại file tải của Bộ đề thi Vật lý lớp 7 học kì 1 năm học 2021 - 2022. Ngoài ra, mời các em tham khảo thêm các môn Toán, Sinh, Văn, Sử... và các bài tập SGK môn Vật lý 7, bài tập SBT môn Vật lý 7 được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Bộ đề thi Vật lý lớp 7 học kì 1 năm học 2021 - 2022. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Vật lý 7, Giải bài tập Vật lý lớp 7, Giải bài tập Vật Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Từ khóa » đề Vật Lý Lớp 7 Học Kì 1