Bộ Dụng Cụ Sơ Cứu

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin này không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn và kết luận từ chuyên gia y tế, hướng dẫn điều trị khẩn cấp hoặc quy trình đào tạo sơ cứu chính thức. Không sử dụng thông tin này để chẩn đoán hoặc xây dựng kế hoạch điều trị cho bất kỳ vấn đề sức khỏe hoặc bệnh lý nào mà chưa tham vấn trực tiếp với chuyên gia y tế. Nếu bạn đang ở trong một tình trạng y tế khẩn cấp hoặc đe dọa đến tính mạng, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ các cơ sở y tế ngay lập tức.

Bộ dụng cụ sơ cứu có thể giúp bạn xử lý hiệu quả những vết thương thông thường hoặc nguy hiểm. Bạn nên trang bị ít nhất một bộ sơ cứu tại nhà và một bộ trong xe hơi (nếu có), đặt nó ở nơi bạn có thể dễ dàng tìm và lấy nhưng phải đảm bảo để xa tầm tay trẻ em. Nếu bạn cảm thấy những đứa trẻ nhà mình đã đủ tuổi để hiểu được công dụng của bộ dụng cụ sơ cứu, hãy cho chúng biết nơi bạn cất nó.

(Nguồn: Quick and dirty tips)

Bạn có thể mua bộ sơ cứu ở nhà thuốc hoặc tự mình trang bị. Bạn cũng có thể tự thiết kế bộ sơ cứu tùy thuộc vào nhu cầu sinh hoạt của mình.

🧰Bộ dụng cụ cơ bản bao gồm:

  • Băng dính cứu thương
  • Băng đàn hồi
  • Băng cá nhân và butterfly bandage (một loại băng cá nhân có hình cánh bướm, giúp che kín vết thương) với nhiều kích cỡ khác nhau.
  • Vải gạc và cuộn băng gạc vô trùng với nhiều kích cỡ khác nhau
  • Gạc băng mắt (Eye shield or pad)
  • Băng tam giác y tế
  • Dụng cụ nẹp ngón tay bằng nhôm (Aluminum finger split)
  • Túi chườm lạnh đa năng
  • Bông gòn và tăm bông
  • Một vài cặp bao tay y tế
  • Băng keo
  • Sáp dưỡng ẩm hoặc các loại gel bôi trơn khác
  • Túi nhựa nhiều kích cỡ
  • Ghim băng nhiều kích cỡ
  • Kéo và nhíp
  • Xà phòng hoặc nước rửa tay diệt khuẩn
  • Antibiotic ointment (thuốc bôi để sơ cứu vết thương chống nhiễm trùng)
  • Dung dịch (thuốc) sát trùng và khăn ướt
  • Dung dịch rửa mắt
  • Nhiệt kế
  • Ống bơm hút mũi và các ống bơm rửa vết thương
  • Thiết bị, mặt nạ thở
  • Ống tiêm, cốc và muỗng y tế
  • Cẩm nang sơ cứu

💊Thuốc

  • Gel lô hội/nha đam
  • Thuốc trị dị ứng, rôm sảy
  • Thuốc chống tiêu chảy
  • Thuốc nhuận tràng
  • Thuốc kháng Histamin như diphenhydramine
  • Thuốc giảm đau, như acetaminophen (Tylenol,...), ibuprofen (Advil, Motrin IB,...) và aspirin (không bao giờ cho trẻ sử dụng aspirin)
  • Kem Hydrocortisone (kem bôi chống viêm)
  • Thuốc ho và cảm lạnh
  • Máy tiêm epinephrine tự động, nếu được bác sĩ kê toa

🆘Vật dụng trong trường hợp khẩn cấp

  • Số điện thoại cấp cứu 115, số điện thoại cấp cứu của bệnh viện địa phương, thông tin liên lạc với bác sĩ.
  • Sổ khám bệnh của mỗi thành viên trong gia đình
  • Một đèn pin nhỏ không thấm nước và pin dự phòng
  • Diêm hoặc hộp quẹt không thấm nước
  • Sổ tay nhỏ, và viết không thấm nước
  • Khăn phủ
  • Điện thoại di động với bộ sạc năng lượng mặt trời
  • Kem chống nắng
  • Thuốc diệt côn trùng
  • Còi

✔️Kiểm tra bộ dụng cụ sơ cứu

  • Kiểm tra bộ dụng cụ sơ cứu thường xuyên để đảm bảo pin trong đèn pin còn có thể sử dụng và thay đi những thứ đã quá hạn hay dùng hết.
  • Nên tham gia một khóa học sơ cứu.
  • Nên cân nhắc cho con bạn đi học một khóa sơ cứu phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

Biên dịch bởi Wellcare (Nguồn: Mayo Clinic) - 13-07-2022

Từ khóa » Các Dụng Cụ Băng Bó Vết Thương