Bọ Gai Hại Lúa | Sâu Hại & Dịch Bệnh - Plantix

Bọ gai hại lúaThư việnSâu hại và Dịch bệnhBọ gai hại lúa

Lúa nước

Share on social media Bọ gai hại lúa

Dicladispa armigera

Sâu bọ

Chữa cho cây trồng

Chụp ảnh

Xem chẩn đoán

Lấy thuốc

Sử dụng ứng dụng Plantix

Tóm lại

  • Các vệt hay mảng trắng chạy song song dọc theo trục chính của lá.
  • Các mảng trắng có hình dạng không đều.
  • Lá héo.
  • Bọ có gai, hình hơi vuông, màu xanh dương sẫm hoặc hơi đen.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồngLúa nước

Lúa nước

Triệu chứng

Bọ trưởng thành ăn bên ngoài biểu bì lá ở mặt trên, gây ra triệu chứng đặc trưng là các dải trắng chạy song song dọc theo trục chính của lá. Trong trường hợp nhiễm nặng, ngay cả các gân lá cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng xuất hiện các vết trắng lớn. Bọ trưởng thành thường xuất hiện trên các lá bị tổn thương, phần lớn ở mặt trên của lá. Ấu trùng ăn các mô màu xanh giữa hai lớp biểu bì của lá, đào hang dọc theo gân lá và gây ra các mảng trắng. Chúng ta có thể được nhìn thấy được chúng khi soi lá bị nhiễm bệnh dưới ánh sáng hoặc lướt dọc ngón tay theo đường hang. Các lớp bị nhiễm bọ khô đi, khiến cánh đồng có vẻ bạc trắng. Nhìn từ xa, các cánh đồng bị nhiễm bọ nặng trông như bị cháy bạc.

Các khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Biện pháp kiểm soát sinh học đối với loại bọ này vẫn còn đang nằm trong phạm vi nghiên cứu. Ấu trùng của loài Eulophus femoralis ký sinh đã được đưa vào sử dụng tại Bangladesh và India, có thể giảm được mức độ nghiêm trọng do bọ gai hại lúa gây ra tại các khu vực ấy. Việc bảo vệ các loài thiên địch bản địa cũng giữ một vai trò quan trọng trong công tác kiểm soát loài bọ hại này. Ví dụ, có một số loài ong bắp cày nhỏ tấn công trứng và ấu trùng bọ gai, hoặc một loài bọ sát thủ ăn thịt bọ gai trưởng thành. Ngoài ra, còn có ba mầm bệnh từ nấm phát triển trên cơ thể bọ gai trưởng thành.

Kiểm soát hóa học

Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Trong các trường hợp nhiễm nặng, có thể sử dụng các loại hóa chất khác nhau có chứa các hoạt chất sau đây để khống chế số lượng của bọ: chlorpyriphos, malathion, cypermethrin, fenthoate.

Nguyên nhân gây bệnh

Thiệt hại nêu trên xuất phát từ bọ trưởng thành và ấu trùng của loài bọ gai hại lúa có tên khoa học là Dicladispa armigera. Bọ trưởng thành nạo mặt trên của phiến lá để lộ ra lớp biểu bì bên dưới. Chúng đẻ trứng bên trong các khe nhỏ của lá mềm, thường là ở chóp lá. Ấu trùng bọ có dạng dẹt, màu vàng ngả trắng. Chúng ăn bên trong mô lá bằng cách đào hang dọc theo trục lá, và sau đó phát triển thành nhộng bên trong lá. Bọ trưởng thành có hình dạng hơi vuông vắn, có chiều dài và chiều rộng độ 3-5 mm. Chúng có màu xanh sẫm hay đen, với các gai phủ khắp thân. Cỏ dại mọc đầy, bón quá nhiều phân, mưa lớn và độ ẩm tương đối cao là điều kiện thuận lợi cho quá trình nhiễm loại bọ gai hại lúa này.

Biện pháp Phòng ngừa

  • Không có giống lúa đề kháng hiệu quả đối với loài bọ này.
  • Áp dụng khoảng cách cấy mạ hẹp hơn với mật độ lá phủ dày hơn có thể chịu đựng được số lượng bọ nhiều hơn.
  • Trồng sớm trong vụ mùa để tránh đỉnh điểm phát triển số lượng quần thể của bọ.
  • Cắt đỉnh chồi để ngăn bọ đẻ trứng.
  • Thu thập bọ trưởng thành bằng vợt lưới vào lúc sáng sớm khi bọ ít di chuyển.
  • Loại bỏ bất cứ loài cỏ dại nào ra khỏi cánh đồng chưa canh tác.
  • Các lá và chồi đã bị nhiễm bọ cần được cắt và đốt bỏ, hay chôn bọ dưới bùn.
  • Tránh bón phân đạm quá nhiều ở những cánh đồng bị nhiễm bọ.
  • Áp dụng luân canh để phá vỡ vòng đời của loài bọ bệnh này.

Chia sẻ

Tải xuống Plantix

Từ khóa » Bọ Gai Hại Lúa