Bộ Giao Thông Vận Tải đề Xuất Mua Lại 7 Dự án BOT Giao Thông

Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đô thị

Đô thị 24h

Giao thông

Quy hoạch - Xây dựng

Môi trường

Bộ Giao thông Vận tải đề xuất mua lại 7 dự án BOT giao thông - Ảnh 1
 Trạm thu phí Bờ Đậu thuộc dự án Thái Nguyên - Chợ Mới. Ảnh: TN
Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị sử dụng nguồn từ Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023 để xử lý một số dự án BOT đã hoàn thành, đưa vào khai thác nhưng chưa thể tổ chức thu phí. Hoặc, đang thu phí nhưng thường xuyên xảy ra mất an ninh trật tự mà chưa có giải pháp hữu hiệu để đảm bảo quyền thu phí cho doanh nghiệp BOT hoặc Nhà nước thay đổi vị trí trạm, hình thành tuyến đường song hành không thu phí.Cụ thể, với 7 dự án BOT không thu phí hoàn vốn được do những nguyên nhân khác nhau, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Nhà nước sử dụng 9.427 tỷ đồng từ Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023 hoàn trả cho doanh nghiệp BOT.Bộ Giao thông Vận tải cho biết nếu không hoàn trả sớm trong năm 2021-2022, kinh phí mua lại bảy dự án BOT sẽ tiếp tục tăng lên theo thời gian do các doanh nghiệp BOT tiếp tục phải chi trả lãi vay.Danh sách 7 công trình BOT dự kiến được mua lại gồm: Dự án BOT cải tạo nâng cấp Quốc lộ 3 và đường cao tốc Thái Nguyên-Chợ Mới (trạm Bờ Đậu - chưa thu phí) 3.097 tỷ đồng.Dự án BOT xây dựng mới Quốc lộ 26 qua Ninh Hòa và nâng cấp một số đoạn Quốc lộ 26 qua Khánh Hòa, Đắk Lắk (trạm Ninh Xuân) 550 tỷ đồng.Dự án BOT nâng cấp Quốc lộ 91 và 91B tại Cần Thơ (trạm T2) 587 tỷ đồng. Dự án BOT cầu Thái Hà nối hai tỉnh Thái Bình, Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình (trạm cầu Thái Hà) 1.466 tỷ đồng.Dự án BOT xây dựng Quốc lộ 1 tránh phía Đông và phía Tây thành phố Thanh Hóa (trạm Bỉm Sơn - đã dừng thu phí) 741 tỷ đồng.Dự án BOT nâng cấp mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn km 1.738 đến km 1.736 (trạm thu phí km 1.747) 706 tỷ đồng.Dự án BOT xây dựng các hầm Đèo Cả, Cù Mông và Hải Vân 2 (không được thu phí tại trạm La Sơn-Túy Loan như phương án tài chính) 2.280 tỷ đồng.Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải cũng đề xuất để triển khai các dự án: Gồm dự án ODA (dự án WB6 kênh nối Đáy - Ninh Cơ) cần được chuyển đổi sang sử dụng nguồn trong nước (do hết hạn Hiệp định vay vốn) bổ sung vốn để hoàn thành vào cuối năm 2022.Đồng thời, thanh toán nghĩa vụ của Nhà nước cho nhà đầu tư 1 dự án BOT với số tiền 41 tỉ đồng. Đây là dự án nâng cấp, mở rộng tuyến QL30 từ Km1+200-Km34+230 qua địa bàn 2 tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp đã dừng theo Nghị quyết số 437 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Quy định mới về nồng độ cồn và bằng lái xe năm 2025
Tăng mức xử phạt vi phạm giao thông, tạo sức răn đe
Ngày hội chăm sóc xe máy tại Hà Nội
Khởi động dự án xây dựng hầm qua núi Cù Hin nối Nha Trang  -Cam Lâm
Nổ mìn xử lý khối đá “treo” trên đường Nha Trang đi sân bay Cam Ranh
Bồi thường đất cho người dân thế nào để ngang bằng giá thị trường?
Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Phở Hà Nội
Khai mạc Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - châu Á 2024
Miền Bắc sắp đón không khí lạnh rất mạnh, Hà Nội thấp nhất 12 độ C
Miền Bắc sắp đón không khí lạnh rất mạnh, Hà Nội thấp nhất 12 độ C
[“Tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội” - hiện thực khát vọng vươn mình] Bài 1: Như một “lời hiệu triệu”

Từ khóa » Bộ Gtvt đề Xuất Dùng 9.427 Tỷ đồng để Mua Lại 7 Dự án Bot Giao Thông