Bộ GTVT "xin" Dùng Vốn Nhà Nước Mua Lại Dự án BOT "vỡ ... - ETime
Có thể bạn quan tâm
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể cho biết, năm 2018 Bộ GTVT đã phối hợp với các bộ, ngành và địa phương thực hiện rà soát tổng thể các trạm thu phí BOT, nhận diện và phân loại những vướng mắc, bất cập của trạm thu phí/dự án BOT nhằm xây dựng các giải pháp xử lý phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trạm thu phí/dự án BOT, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người sử dụng dịch vụ.
Bộ GTVT nêu vướng mắc, bất cập tại các dự án BOT giao thông
Đối với khó khăn vướng mắc về doanh thu thu phí BOT, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nêu: Do đặc thù các dự án BOT giao thông có tổng mức đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài đến trên 20 năm. Chính vì vậy, các số liệu dự báo về nhu cầu vận tải chỉ đảm bảo ở mức độ chính xác nhất định; đặc biệt khi phía nhà nước điều chỉnh chính sách pháp luật, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch của các địa phương… sẽ tác động rất lớn đến doanh thu và hiệu quả tài chính của các dự án BOT.
Trong khi toàn bộ các dự án BOT giao thông chưa được áp dụng cơ chế chia sẻ rủi ro nên thường rất khó khăn, thậm chí dẫn đến phá sản doanh nghiệp và gây nợ xấu lên các tổ chức tín dụng khi dự án BOT bị sụt giảm doanh thu.
Theo kết quả rà soát, trong tổng số 70 dự án, đến nay có 54 dự án đang tổ chức thu phí hoàn vốn, các dự án còn lại chưa được thu phí hoặc đang dừng thu phí để quyết toán và thanh lý hợp đồng.
Trong tổng số 54 dự án đang thu phí, 41/54 dự án có số thu thấp hơn so với số thu dự kiến tại hợp đồng dự án, trong đó 19 dự án có mức thu đạt dưới 70%, cá biệt có 3 dự án có doanh thu chỉ đạt dưới 30% so với phương án tài chính, gây phá vỡ phương án tài chính, gồm: Dự án BOT đầu tư xây dựng cầu Thái Hà nối hai tỉnh Thái Bình và Hà Nam; Dự án BOT nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn Km1738+148 - Km1763+610 tỉnh Đắk Lắk; Dự án xây dựng cầu đường sắt Bình Lợi.
Có 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sụt giảm doanh thu được Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đề cập trong báo cáo.
Thứ nhất, nhóm nguyên nhân xuất phát từ phía cơ quan nhà nước.
Theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016, Bộ Giao thông vận tải và doanh nghiệp BOT thực hiện giảm giá vé cho các phương tiện lân cận trạm thu phí và giảm giá vé cho phương tiện nhóm 4, 5.
Đồng thời, chưa tăng phí theo lộ trình trong hợp đồng BOT (theo hợp đồng BOT các dự án dự kiến sau ba năm sẽ xem xét điều chỉnh tăng phí một lần, tuy nhiên trong khoảng 7 năm gần đây doanh nghiệp chưa được tăng phí theo lộ trình).
Dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM chậm tiến độ: Bộ GTVT chỉ rõ khó khăn
Hai là, nhóm nguyên nhân do hoàn cảnh thay đổi, không lường trước được bao gồm: Lưu lượng xe qua trạm thu phí ở một số tuyến thấp hơn so với dự báo, trong đó có nguyên nhân xuất phát từ việc hình thành các tuyến đường song hành, đường ngang gần khu vực trạm thu phí dẫn đến các phương tiện tránh trạm thu phí và việc thực hiện quy hoạch; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội không đạt như dự báo;
Ảnh hưởng, tác động của đại dịch Covid-19 dẫn đến doanh thu giảm, đặc biệt phải dừng thu phí để bảo đảm cách ly, phòng chống dịch;
Sự gia tăng các phương tiện sử dụng vé tháng/quý/năm và các phương tiện qua trạm thu phí nhiều lần trong ngày (có phương tiện qua trạm thu phí đến trên 10 lượt trong ngày) nhưng chỉ phải trả phí 01 lần.
Bộ GTVT "xin" dùng vốn nhà nước mua lại dự án BOT "vỡ" phương án tài chính, đề xuất tăng phí
Đối với vướng mắc về doanh thu, Bộ GTVT tăng phí BOT theo hợp đồng. Hiện Bộ GTVT đang chỉ đạo các cơ quan rà soát, đánh giá cụ thể điều kiện của từng dự án BOT và đề xuất lộ trình tăng phí phù hợp, vừa tháo gỡ khó khăn cho Doanh nghiệp BOT nhưng không gây tác động nhiều đến chi phí vận chuyển hàng hóa và chính sách điều tiết nền kinh tế của Nhà nước. Trên cơ sở đó, Bộ này sẽ quyết định theo thẩm quyền và sớm triển khai thực hiện.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng đề nghị cấp có thẩm quyền cho phép các tổ chức tín dụng được tái cơ cấu khoản nợ, khoanh nhóm nợ đối với một số khoản vay tín dụng đầu tư BOT có nguy cơ phát sinh nợ xấu do sụt giảm doanh thu.
Riêng đối với 3 dự án BOT phương án tài chính bị phá vỡ (gồm 02 dự án có doanh thu quá thấp là Dự án BOT đầu tư xây dựng cầu Thái Hà, Dự án BOT nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh tỉnh Đắk Lắk) và 01 dự án không thể triển khai thu phí (Dự án xây dựng cầu đường sắt Bình Lợi ). Bộ Giao thông vận tải kiến nghị cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng vốn nhà nước thanh toán chi phí đầu tư để chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
Ngoài ra, hiện này còn 3 dự án BOT khác tiềm ẩn nguy cơ phát sinh phá vỡ phương án tài chính, cần sự hỗ trợ từ phía nhà nước, theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể.
Cụ thể: Dự án BOT Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, đến nay Bộ Giao thông vận tải và địa phương đã thống nhất giải pháp xử lý bất cập nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro.
Dự án BOT cải tạo Quốc lộ 26, hiện nay tình hình thu phí cơ bản ổn định; tuy nhiên dự kiến sẽ bị phân lưu và sụt giảm doanh thu sau khi đưa cao tốc Khánh Hòa - Buôn Mê Thuột vào khai thác.
Dự án BOT cầu Văn Lang kết nối Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ với huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, theo số liệu báo cáo của Nhà đầu tư, doanh thu hiện nay đạt khoảng 30% so với hợp đồng.
"Đối với các dự án này, Bộ Giao thông vận tải đang tiếp tục đánh giá kỹ lưỡng để đề xuất giải pháp phù hợp", tư lệnh ngành giao thông nhấn mạnh.
Dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM chậm tiến độ: Bộ GTVT chỉ rõ khó khăn 07/06/2022 10:02
Trùng tu cầu Long Biên: Đã đến lúc Hà Nội và Bộ GTVT cần ngồi lại với nhau 04/06/2022 07:38
Bộ GTVT tìm phương án trùng tu tổng thể cầu Long Biên đang bị xuống cấp nghiêm trọng 02/06/2022 08:06
Từ khóa » Bộ Gtvt đề Xuất Tăng Phí Bot
-
Bộ GTVT đề Xuất Tăng Phí Theo Hợp đồng Cho Một Số Dự án BOT
-
Đề Xuất Tăng Phí BOT Gây Bức Xúc
-
Bộ GTVT đề Xuất Tăng Phí 'cứu' Doanh Nghiệp BOT - Báo Thanh Niên
-
Bộ GTVT Dựa Vào đâu Mà đề Nghị Tăng Phí BOT?
-
Doanh Nghiệp Vận Tải Phản đối đề Xuất Tăng Phí BOT để "cứu" Nhà ...
-
Bộ GTVT đề Xuất Tăng Phí để 'cứu' Doanh Nghiệp BOT - Xã Hội - Zing
-
Phí BOT: Doanh Nghiệp Vận Tải Muốn Giảm, Bộ GTVT Lại đề Nghị Tăng
-
Bộ GTVT đề Nghị Tăng Giá Dù DN Vận Tải Than Khổ, Kêu Cứu Xin Giảm ...
-
Bộ GTVT đề Xuất Tăng Phí BOT: Đừng Thêm Củi Vào Lò đang Cháy
-
Bộ GTVT đề Xuất Dùng 9.427 Tỷ đồng để Mua Lại 7 Dự án BOT Giao ...
-
Đề Xuất Tăng Phí BOT: Doanh Nghiệp Vận Tải Và Nhà đầu Tư Nói Gì?
-
Đề Xuất Tăng Phí BOT: Bộ GTVT đang Bảo Vệ Quyền Lợi Của Ai?
-
Bộ Giao Thông Vận Tải đề Nghị Tăng Phí BOT
-
Lại đề Xuất Tăng Phí BOT Theo Lộ Trình - Vietnamnet
-
Bộ GTVT đề Xuất Chi 9.427 Tỉ để Xóa 7 Trạm BOT - PLO
-
Bộ GTVT đề Xuất Nhà Nước Bù Tiền Một Số Dự án BOT - PLO
-
Đề Xuất 'tăng Phí Cứu Doanh Nghiệp BOT': Thủ Tướng Yêu Cầu Bộ ...